Chương 8. Ngôi sao xa xăm
Câu hỏi thứ nhất
Khi bản thân cuộc sống đang thoả mãn thế, phúc lạc thế, thì cái gì làm cho con người thành khổ?
Cuộc sống là việc tràn ngập, cuộc sống là phúc lạc, nhưng con người đã đánh mất tiếp xúc với cuộc sống. Con người đã trở nên quá tự ý thức. Việc tự ý thức đó hoạt động như rào chắn, và người ta vẫn còn sống, vậy mà không sống động thực sự. Tự ý thức là bệnh tật.
Chim chóc hạnh phúc, cây cối hạnh phúc, mây và sông hạnh phúc, nhưng chúng không tự ý thức. Chúng đơn giản hạnh phúc. Chúng không biết rằng chúng hạnh phúc.
Phật là hạnh phúc, Krishna là hạnh phúc, Christ là hạnh phúc, nhưng họ là tâm thức thuần khiết. Họ là hạnh phúc, nhưng họ không biết rằng họ là hạnh phúc.
Có sự tương tự giữa tự nhiên vô ý thức và con người siêu ý thức. Tự nhiên vô ý thức không có cái ngã, con người siêu ý thức cũng không có cái ngã. Con người ở ngay giữa. Con người không còn là con vật, không còn là cây cối, không còn là tảng đá, và chưa là vị phật. Việc treo ở giữa là khổ.
Mới hôm nọ một người tìm kiếm từ phương Tây đã viết cho tôi bức thư nói: 'Osho ơi, tôi không muốn trở thành sannyasin. Tôi không muốn trở thành siêu phàm - Phật hay Christ. Tôi đơn giản muốn trở thành con người thôi. Xin giúp tôi trở thành mỗi con người thôi.'
Bây giờ, điều này cũng quá tham vọng, và là điều không thể được. Chỉ là con người là điều không thể được. Cố hiểu điều đó đi. Bởi vì điều đó nghĩa là bạn đang nói 'Để tôi vẫn còn là quá trình này, để tôi ở giữa đi.' Con người không phải là trạng thái, con người chỉ là quá trình. Chẳng hạn nếu đứa trẻ nói, 'Con không muốn thành thanh niên đâu, con không muốn thành người già đâu. Để con vẫn là đứa trẻ,' có được không?
Nó đã trong việc trở thành thanh niên rồi, nó đang trên đường. Tuổi thơấu không phải là trạng thái. Bạn không thể vẫn còn trong nó, bạn không thể bám lấy nó được. Nó là quá trình. Thời thơ ấu đang trôi qua, thời thanh niên đang tới. Và thời thanh niên cũng trôi qua như vậy. Dù bạn có cố gắng vất vả thế nào để vẫn còn trẻ trung, nỗ lực của bạn mang định mệnh thất bại, bởi vì thời thanh niên đã chuyển vào tuổi già.
Bạn yêu cầu chỉ là con người. Bạn yêu cầu điều không thể được. Bạn quá tham vọng rồi. Bạn có thể trở thành vị phật. Điều đó đơn giản hơn. Bạn có thể trở thành thượng đế, điều đó đơn giản hơn. Nhưng yêu cầu rằng bạn sẽ vẫn còn là con người lại là điều không thể được. Bởi vì nhân loại chỉ là bước chuyển thôi, là cuộc hành trình, cuộc du hành, cuộc hành hương. Nó là quá trình, không phải là trạng thái. Bạn không thể vẫn còn là con người được. Nếu bạn cố gắng vất vả để vẫn còn là con người, bạn sẽ trở thành phi con người. Bạn sẽ bắt đầu sa ngã. Nếu bạn không tiến lên trước, bạn sẽ bắt đầu tụt lại sau. Nhưng bạn sẽ phải đi đâu đó. Bạn không thể vẫn còn tĩnh tại được.
Là con người đơn giản nghĩa là trên con đường của việc là thượng đế chứ không gì khác. Thượng đế là mục đích. Là con người là cuộc hành trình, con đường. Con đường không bao giờ có thể là thường hằng, nó không thể trở thành vĩnh hằng được. Bằng không nó sẽ rất mệt mỏi. Mục đích sẽ không bao giờ tới cả, và bạn sẽ chỉ trên cuộc hành trình, trên cuộc hành trình, trên cuộc hành trình.
Hi vọng tức là con người. Nhưng hi vọng nghĩa là hi vọng để vượt ra ngoài. Hi vọng nghĩa là ham muốn vượt ra ngoài. Hi vọng nghĩa là hi vọng vượt qua, siêu việt lên. Đây mới thực là trạng thái của con người rằng con người bao giờ cũng vượt qua, đi lên... đâu đó khác là mục đích.
Người đã hỏi điều này phải là người hay. Thực tế, đã sẵn sàng cho tính chất sannyas - nhưng người đó không hiểu điều mình nói.
Con người khổ bởi vì con người phải khổ. Điều đó không có gì là lỗi của bạn cả, không có gì giống như bạn đang trong lỗi lầm nào đó. Là con người là mang tính khổ, bởi vì là con người là đang ở giữa không ở đây không ở kia... treo ở tình trạng lấp lửng. Đau khổ nảy sinh bởi vì sự căng thẳng.
Nhà này bị mất - ngôi nhà nơi chim chóc vẫn hót vang, con vật vẫn đi lại, cây cối vẫn nở hoa - khu vườn Địa đàng. Ngôi nhà đó bị mất. Adam đã bị biến mất. Adam đã trở thành con người.
Khi Adam còn ở trong vườn Địa đàng anh ta là con vật; anh ta đã không phải là Adam, anh ta đã không phải là con người. Thượng đế đã tống anh ta ra khỏi vườn. Chính việc đuổi ra đó trở thành loài người.
Con người bị đuổi khỏi nhà này để cho con người có thể tìm kiếm nhà khác - lớn hơn, cao hơn, sâu sắc hơn, vĩ đại hơn. Nhà này bị mất. Có nỗi buồn. Con người muốn trở thành con vật. Rất khó quên vườn Địa đàng đó; nó đẹp thế. Và có những khoảnh khắc chúng ta trở thành tựa như con vật - trong giận dữ sâu sắc, trong bạo hành, trong chiến tranh, chúng ta trở thành tựa như con vật. Đó là thích thú của giận dữ.
Sao bạn cảm thấy hả lòng hả dạ thế trong giận dữ? Sao bạn cảm thấy năng lượng xô tới thế để phá huỷ cái gì đó? Sao trong thời chiến mọi người lại trông rạng ngời hơn, lành mạnh hơn, sắc bén hơn, thông minh hơn? - cứ dường như cuộc sống không còn là sự chán chường nữa. Điều gì đã xảy ra? Con người sa ngã xuống. Cho dù vài ngày, vài tháng, con người lại là con vật. Thế thì người đó không biết tới luật pháp, thế thì người đó không biết tới nhân loại, thế thì người đó không biết tới thượng đế. Thế thì người đó đơn giản đi... vứt bỏ tự ý thức của mình, trở thành vô ý thức; kẻ giết người, sát hại, hãm hiếp - mọi thứ đều được phép trong chiến tranh.
Đó là lí do tại sao con người cần chiến tranh liên tục. Sau mỗi mười năm lại cần tới một cuộc chiến tranh lớn, và chiến tranh nhỏ phải được tiếp diễn liên tục. Bằng không sẽ khó cho con người sống.
Con người trở thành người say, trở thành người nghiện ma tuý. Qua thuốc hoá chất, con người cố gắng giành lấy ngôi nhà bị mất, thiên đường bị mất. Khi bạn dưới ảnh hưởng của LSD, bạn quay trở lại trong vườn Địa đàng - từ cửa sau; LSD là cửa sau của vườn Địa đàng. Cuộc sống lại dường như phiêu diêu, mầu sắc; cây cối lại trông chói sáng như chúng phải đã được Adam và Eve nhìn thấy, như chúng phải đã được con chim cúc cu và con hổ và con khỉ nhìn thấy ngay bây giờ. Mầu lục có sự chói sáng trong nó. Mọi thứ đều trông đẹp thế. Bạn không còn là con người nữa. Bạn đã tụt lùi lại. Bạn đã buộc bản thể mình tụt lùi lại. Do đó sự hấp dẫn vô cùng mới tồn tại cho nước giải khát có cồn.
Ngay từ chính lúc ban đầu của lịch sử con người, con người đã từng dùng ma tuý. Vào thời Vedas họ đã gọi nó là soma, bây giờ họ gọi nó là LSD. Nhưng nó không phải là thứ khác. Đôi khi nó là ganja, bhang, bây giờ nó là marijuana và những thứ khác, nhưng nó vẫn là cùng trò chơi cũ.
Về mặt hoá chất có thể tụt lùi lại, nhưng bạn không thể thực sự đi lùi được. Không có đường đi lùi; thời gian không cho phép điều đó. Người ta phải đi tiếp.
Bạn không thể đi ngược lại theo thời gian được. Bánh răng ngược không tồn tại. Khi Ford làm chiếc xe hơi đầu tiên,đã không có bánh răng ngược. Chỉ mãi về sau họ mới nghĩ rằng rất khó quay trở về nhà. Bạn phải lấy chỗ rẽ dài, nhiều dặm không cần thiết; thế rồi bạn mới có thể về nhà. Thế rồi bánh răng ngược được thêm vào như một ý nghĩ muộn mằn. Nhưng vào thời xưa, thượng đế lại chưa thêm vào báng răng ngược; bạn không thể đi ngược được.
Con người đã mơ ước về điều đó, đã mơ màng viển vông về điều đó. Đã có những chuyện viễn tưởng khoa học mà trong đó con người có thể đi ngược lại thời gian. H. G. Wells có một ý tưởng về máy thời gian. Hừ? bạn ngồi trong cái máy đó và bạn ấn vào bánh răng ngược và bạn bắt đầu đi ngược về trước. Bạn là thanh niên, bạn trở thành trẻ con, rồi bạn trở thành đứa trẻ mới sinh, rồi bạn trong bụng mẹ. Bạn bắt đầu đi ngược. Nhưng chẳng máy thời gian nào tồn tại cả. Nó chỉ tồn tại trong tâm trí nhà thơ, trong mơ màng viển vông mà thôi.
Đi ngược lại là không thể được. Chỉ có một khả năng thôi - tiến lên trước.
Con người phải vẫn còn trong khổ sở. Chỉ có hai con đường - hoặc làm cho việc đi ngược thành có thể, hoặc đi vượt ra ngoài nhân loại. Nhân loại là cây cầu. Bạn không thể làm nhà trên nó được. Nó phải được đi qua. Nó không định dành cho sống ở đó.
Khi hoàng đế Mông Cổ người Mô ha mét giáo Akbar, làm ra một thành phố đặc biệt, Fatehpur Sikari, ông ta yêu cầu những người trí huệ tìm ra cái gì đó, câu châm ngôn để đặt lên đỉnh cây cầu nối thành này với thế giới. Họ đã nhìn, họ đã tìm và họ thấy lời của Jesus. Nó không tồn tại trong Kinh Thánh; nó phải đã tới từ nguồn khác nào đó, từ Sufis. Có nhiều người Sufis ở triều đình của Akbar. Câu châm ngôn là: Thế giới này giống như cây cầu - đừng làm nhà bạn trên nó. Câu châm ngôn này vẫn còn đó trên cây cầu này. Đó là cách nó vậy đấy.
Nhân loại là cây cầu. Đừng cố gắng chỉ là con người, bằng không bạn sẽ trở thành phi con người. Thử trở thành siêu nhân; đó là cách duy nhất để là con người. Thử trở thành thượng đế; đó là cách duy nhất để là con người. Không có cách khác. Có mục đích ở đâu đó trên các vì sao, chỉ thế thì bạn mới lớn lên.
Và con người là một hiện tượng phát triển, một quá trình. Nếu bạn không có mục đích nào, trưởng thành dừng lại. Thế thì bạn bị mắc kẹt, thế thì bạn trở thành tù đọng và cũ rích. Đó là điều đã xảy ra cho hàng triệu người trên thế giới này. Cứ nhìn vào khuôn mặt họ mà xem - họ trông như những kẻ sống dở chết dở, cứ dường như họ đang ngủ hay đang bị đánh thuốc ngủ, đờ ra.
Điều gì đang xảy ra cho trái tim của những người này? Họ không biểu lộ tươi tắn nào, sống động nào, không trào ra cuộc sống, không ngọn lửa... đờ đẫn. Điều gì đang xảy ra cho họ? Họ đã bỏ lỡ cái gì đó. Họ đang bỏ lỡ cái gì đó. Họ không làm cái mà họ đã được làm ra để làm, họ không hoàn thành định mệnh đáng phải được hoàn thành.
Con người ở đây là để trở thành siêu nhân. Để siêu nhân là mục đích của bạn đi. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng là con người, và thoải mái.
Bạn càng biến đổi thành siêu nhân, bạn sẽ càng thấy mình không khổ, không trong lo âu. Nụ chẳng mấy chốc sắp tới, sẽ có hân hoan vô cùng. Chẳng mấy chốc sẽ có nở hoa. Bạn có thể chờ đợi, bạn có thể hi vọng, bạn có thể mơ mộng.
Khi bạn không đi đâu cả, khi bạn đang cố gắng chỉ là con người thôi, thế thì dòng sông đã dừng chảy. Thế thì dòng sông không đi tới đại dương. Bởi vì đi tới đại dương nghĩa là có ham muốn trở thành đại dương. Bằng không thì sao phải đi tới đại dương? Đi tới đại dương nghĩa là hội nhập vào trong đại dương, trở thành đại dương.
Thượng đế là mục đích. Bạn có thể là con người chỉ nếu bạn cứ làm mọi nỗ lực, mọi nỗ lực có thể có để trở thành điều thiêng liêng. Trong chính những nỗ lực đó, tính con người của bạn sẽ bắt đầu sáng lên. Trong chính những nỗ lực đó, bạn sẽ trở nên sống động.
Khi bản thân cuộc sống là sự đáp ứng thế...
Cuộc sống đang đáp ứng, nhưng bạn không trong tiếp xúc với cuộc sống. Mối tiếp xúc cũ bị mất rồi, mối tiếp xúc mới vẫn chưa được tạo ra. Bạn đang trong chuyển biến, do đó bạn đờ đẫn thế, do đó cuộc sống có vẻ tẻ nhạt thế, buồn bã, đáng chán thế - thậm chí còn vô ích nữa.
Jean-Paul Sartre nói: Con người là niềm đam mê vô dụng - niềm đam mê vô tích sự, bất lực, làm ồn ào không cần thiết về cuộc sống, và chẳng có gì trong nó cả... vô nghĩa là cuộc sống. Bạn càng trở nên bị khép kín trong cái ngã của mình, cuộc sống càng trở nên vô nghĩa. Thế thì bạn khổ. Thế thì khổ có cái giá phải trả nào đó.
Khi bạn hạnh phúc bạn là bình thường, bởi vì hạnh phúc chính là tự nhiên. Khổ mới trở thành phi thường. Chẳng có gì đặc biệt trong hạnh phúc cả - cây cối hạnh phúc, chim chóc hạnh phúc, con vật hạnh phúc, trẻ con hạnh phúc. Cái gì đặc biệt trong đó nào? Đó chỉ là điều thông thường trong sự tồn tại. Sự tồn tại được làm từ chất liệu được gọi là hạnh phúc. Nhìn xem! - bạn không thể thấy những cây này sao?... hạnh phúc thế. Bạn không thể thấy chim chóc đang hót sao?... hạnh phúc thế. Hạnh phúc chẳng có gì đặc biệt trong nó cả. Hạnh phúc là điều rất bình thường.
Là phúc lạc chính là tuyệt đối bình thường. Cái ngã, bản ngã, không cho phép điều đó. Đó là lí do tại sao mọi người nói quá nhiều về khổ của họ. Họ trở nên đặc biệt chỉ bởi việc nói về những khổ sở của mình. Mọi người cứ nói về bệnh tật của họ, đau đầu của họ, đau dạ dầy, cái này cái nọ của họ. Tất cả mọi người đều bị chứng nghi bệnh theo cách này khác. Và nếu ai đó không tin vào khổ của bạn, bạn cảm thấy bị tổn thương. Nếu ai đó thông cảm với bạn và tin vào khổ của bạn - ngay cả trong lời nói phóng đại của bạn về điều đó - bạn cảm thấy rất sung sướng. Đây là cái gì đó ngu xuẩn, nhưng phải được hiểu.
Khổ làm cho bạn thành đặc biệt. Khổ làm cho bạn bản ngã nhiều hơn. Người khổ có thể có bản ngã được tập trung nhiều hơn người hạnh phúc. Người hạnh phúc thực sự không thể có bản ngã được, bởi vì một người trở nên hạnh phúc chỉ khi không có bản ngã. Càng nhiều vô ngã, càng nhiều hạnh phúc; càng nhiều hạnh phúc, càng nhiều vô ngã. Bạn tan biến vào trong hạnh phúc. Bạn không thể tồn tại cùng với hạnh phúc được; bạn chỉ tồn tại khi có khổ. Trong hạnh phúc có tan biến.
Bạn đã bao giờ thấy khoảnh khắc hạnh phúc nào không? có quan sát nó không? Trong hạnh phúc, bạn không có. Khi bạn đang trong tình yêu, bạn không có. Nếu tình yêu đã tạo ra chỗ trú ngụ của nó trong lòng bạn, cho dù vài khoảnh khắc thôi, bạn không có. Khi bạn thấy mặt trời lên đẹp, hay đêm đầy trăng, hay cái hồ im lặng, hay bông sen, bỗng nhiên bạn không có. Khi có cái đẹp, bạn không có. Khi có tình yêu, bạn không có.
Nghe ai đó, nếu bạn cảm thấy chân lí, bạn đơn giản biến mất trong khoảnh khắc đó. Bạn không có, chân lí hiện hữu. Bất kì khi nào có cái gì đó của cõi bên kia, bạn đều không có; bạn phải tạo ra không gian cho nó chứ. Bạn chỉ có khi có khổ sở. Bạn chỉ có khi có dối trá. Bạn chỉ có khi có cái gì đó sai. Bạn chỉ có khi giầy không vừa.
Khi giầy vừa hoàn hảo, bạn không có. Khi giầy vừa hoàn hảo bạn quên mất chân, bạn quên mất giầy. Khi không có đau đầu thì không có đầu. Nếu bạn muốn cảm thấy đầu mình, bạn sẽ cần đau đầu, đó là cách duy nhất.
Có đấy là khổ. Hạnh phúc là không có đấy. Đó là lí do tại sao Phật nói không có cái ngã. Ông ấy đang tạo ra con đường cho bạn trở nên tuyệt đối phúc lạc. Ông ấy đang nói sẽ không có cái ngã để cho bạn có thể vứt bỏ nó. Dễ dàng vứt bỏ cái gì đó khi nó không có. Dễ dàng vứt bỏ cái gì đó khi bạn hiểu rằng nó không có, nó chỉ là tưởng tượng.
Một hôm Mulla Nasruddin kể cho bạn trong quán rượu về gia đình mình. 'Chín thằng nhóc,' anh ta nói, 'và tất cả đều tốt ngoại trừ mỗi Abdul. Nó đã học đọc.'
Bây giờ khi một người học đọc, khó khăn nảy sinh; bây giờ cái ngã đang nảy sinh. Ở thôn làng, mọi người hạnh phúc hơn. Họ gần con vật hơn trong các thành phố lớn - họ còn ở xa xôi. Trong các xã hội nguyên thuỷ, các thổ dân còn hạnh phúc hơn. Họ gần với cây cối và tự nhiên hơn ở London, Tokyo, Bombay, New York. Cây cối đã biến mất, chỉ có các con đường trải nhựa - tuyệt đối giả dối - các toà nhà bê tông, toàn nhân tạo.
Thực tế, nếu bỗng nhiên ai đó từ không gian bên ngoài mà tới Bombay, New York, Tokyo, London, người đó sẽ không tìm thấy dấu hiệu nào của thượng đế ở đó. Tất cả đều nhân tạo. Nhìn vào Tokyo hay Bombay, người ta sẽ nghĩ con người đã làm ra thế giới này. Những toà nhà bê tông này, những con đường trải nhựa này, công nghệ này - tất cả đều nhân tạo. Bạn càng đi xa hơn khỏi tự nhiên, bạn càng đi xa hơn khỏi hạnh phúc... bạn ngày càng học nhiều để đọc.
Thượng đế đã đuổi Adam bởi vì anh ta đã ăn từ cây tri thức - anh ta đã bắt đầu học đọc. Ngài đã tống anh ta ra - anh ta đã trở nên thông thái. Con người nhất định sẽ khổ hơn nếu con người thông thái hơn. Khổ này bao giờ cũng theo đích xác tỉ lệ với thông thái của bạn.
Thông thái không phải là biết. Biết mang tính hồn nhiên; thông thái mang tính tinh ranh. Rất khó cho người có giáo dục không tinh ranh. Điều đó gần như là không thể được, bởi vì toàn thể việc huấn luyện là để tinh ranh. Huấn luyện là về logic, không về tình yêu. Và huấn luyện là vì hoài nghi, không vì tin cậy. Và huấn luyện là để mang tính nghi ngờ, không để mang tính tin cậy. Và huấn luyện là ở chỗ mọi người đều cố gắng lừa bạn, cho nên hãy nhận biết. Và trước khi ai đó khác cố gắng lừa bạn, hãy lừa đi - bởi vì đó là cách duy nhất để được bảo vệ.
Machiavelli nói: cách tốt nhất để tự bảo vệ mình là hung hăng. Bạn thấy đấy, tất cả các chính phủ trên thế giới đều gọi tổ chức quân sự của mình, quân đội, là 'quốc phòng'. Họ tất cả đều là cách bố trí để tấn công - họ gọi nó là 'quốc phòng'. Ngay cả Hitler cũng đã gọi quân đội của mình là 'quốc phòng'. Trong suốt nhiều thời đại không ai đã từng nói, 'Tôi tấn công đấy.' Họ nói, 'Chúng ta phòng thủ.' Họ tất cả đều theo Machiavelli. Họ tất cả đều kính trọng Mahavira, Mohammed, Moses, và họ tất cả đều theo Machiavelli. Khi có liên quan tới kính trọng, đi tới đền chùa, đọc Kinh Thánh. Nhưng khi có liên quan tới cuộc sống thực tế, đọc Hoàng tử, đọc Machiavelli, đọc Chanakya.
Ở Delhi, thủ đô của Ấn Độ nơi các chính khách sống, họ gọi nó là Chanakya Puri - thành phố của Machiavelli. Chanak là người Ấn Độ tương ứng với Machiavelli, thậm chí còn nguy hiểm hơn Machiavelli. Một người càng trở nên được giáo dục, càng mang tính chất Machiavelli nhiều hơn, tinh ranh.
Khi cuốn sách Hoàng tử của Machiavelli được xuất bản, ông ấy cho rằng tất cả các vua chúa châu Âu sẽ mời ông ấy, và ông ấy sẽ được tôn lên vị trí cao như cố vấn cho vua nào đó. Nhưng chẳng ai mời ông ấy cả. Cuốn sách được đọc, cuốn sách được theo, nhưng không ai mời Machiavelli cả. Ông ấy ngạc nhiên. Ông ấy dò hỏi. Thế rồi ông ấy đi tới biết rằng đọc cuốn sách của ông ấy họ đã trở nên sợ ông ấy. Ông ấy tinh ranh đến mức trao cho ông ấy địa vị quan trọng là nguy hiểm. Nếu ông ấy mà theo cuốn sách của mình, ông ấy sẽ phá huỷ, ông ấy sẽ lật đổ nhà vua. Chẳng chóng thì chầy ông ấy sẽ trở thành vua. Ông ấy đã sống cuộc sống của người nghèo, ông ấy không bao giờ có thể đi vào bất kì địa vị quyền lực nào.
Giáo dục làm bạn thành tinh ranh hơn. Tất nhiên, giáo dục làm cho bạn khổ hơn. Mang tính tôn giáo là lau sạch tất cả những cái vô nghĩa này. Mang tính tôn giáo nghĩa là học cách tháo dỡ, cách hoàn tác giáo dục bản thân bạn lần nữa. Bất kì cái gì thế giới đã huấn luyện bạn, bạn đều phải tháo dỡ nó ra. Bằng không bạn đang bị bắt giữ. Con người khổ bởi vì con người bị mắc vào mạng lưới riêng của mình. Con người phải thoát ra khỏi nó - và chỉ ngôi sao xa xăm mới có ích.
Có thể không có thượng đế. Tôi không lo nghĩ về nó. Nhưng bạn cần thượng đế, ngôi sao xa xăm để đi tới. Có thể đến lúc bạn đạt tới đó thì bạn sẽ không tìm thấy thượng đế đâu, nhưng bạn sẽ trở thành thượng đế vào lúc đó. Đạt tới ngôi sao đó, bạn sẽ trưởng thành.
Con người bị khổ bởi vì con người đã học thủ đoạn để khổ. Bản ngã là cơ sở của nó. Con người khổ bởi vì phúc lạc, hạnh phúc, là sẵn có hiển nhiên thế - điều đó tạo ra rắc rối.
Lần đầu tiên tôi gặp Mulla Nasruddin đã xảy ra như thế này: tôi thấy anh ấy đang câu cá trên hồ. Tôi chưa nghe nói về anh ấy. Tôi quan sát anh ấy. Hàng giờ trôi qua, chẳng được con cá nào. Tôi hỏi anh ấy, 'Anh làm gì ở đây thế này? Ngay cạnh đó là một cái hồ khác, mà anh không biết à? - có nhiều cá ở đó lắm.'
Anh ta nói, 'Tôi biết chứ. Có nhiều cá trong cái hồ đó tới mức thậm chí chúng khó mà bơi được. Hồ đầy những cá.'
'Nhưng thế thì sao anh lại vẫn ngồi đây? Tôi chẳng thấy con cá nào cả.'
Anh ấy nói, ‘Đó là lí do tại sao tôi lại ngồi đây. Phỏng có ích gì mà đi câu cá ở cái hồ kia? Bất kì kẻ ngốc nào cũng có thể làm được điều đó. Câu cá ở đây mới là cái gì đó chứ!'
Bản ngã cứ đi câu cá ở cái hồ không có cá. Điều hiển nhiên, điều sẵn có, không mang tính hấp dẫn. Đó là lí do tại sao chúng ta bỏ lỡ thượng đế. Thượng đế là có sẵn, thượng đế là chính xung quanh bạn. Ngài là chính bầu khí quyển mà chúng ta đang thở vào thở ra. Ngài chính là cuộc sống của chúng ta. Ngài là đại dương mà trong đó chúng ta sống, được sinh ra, và sẽ tan biến đi. Nhưng ngài gần thế, không khoảng cách. Làm sao cảm thấy ngài?
Quan sát điều đó trong cuộc sống riêng của bạn đi. Bất kì cái gì bạn có cũng đều làm mất mối quan tâm với bạn. Bạn có ngôi nhà đẹp. Nó đẹp chỉ cho hàng xóm của bạn thôi, không đẹp cho bạn. Bạn có chiếc xe đẹp. Nó là đẹp chỉ cho người khác những người không có xe, nó không đẹp cho bạn. Bạn có người đàn bà đẹp hay người đàn ông đẹp - điều đó không tạo ra hấp dẫn gì. Bạn có nó, thế là đủ. Mọi người bị hấp dẫn chỉ vào cái họ không có. Cái không tồn tại mới hấp dẫn.
Tôi đã nghe:
'Này, Ramon,' Mulla Nasruddin nói, khi họ gặp nhau trên phố một ngày nào đó, 'tớ có ý định hỏi cậu đôi điều.'
'Hỏi đi, Mulla,' bạn anh ta nói.
'Vợ tớ là một loại phẳng tẹt. Thực tế khi cô ấy cởi thắt lưng của cô ấy ra vào ban đêm cô ấy là một giọt nước lớn. Vợ cậu có giống thế không?' Nasruddin hỏi.
'À, không. Vợ tớ có thân hình lộng lẫy. Thực tế cô ấy thon thả thế cô ấy không mặc đồ lót nào, và cô ấy mới thực là cừ khôi,' Ramon đáp.
'Được,' Nasruddin tiếp tục, 'vợ tớ xấu thế, cô ấy sơn phết khuôn mặt mình vào lúc đi ngủ bằng kem và phấn. Vợ cậu có làm điều đó không?'
'À, không. Vợ tớ không cần kem phấn gì cả, và tóc cô ấy mới tuyệt chứ,' người bạn đáp.
'Này, Ramon, tớ chỉ còn một câu hỏi nữa. Làm sao mà cậu lại săn đuổi được vợ cậu?' Nasruddin hỏi.
Đó là cách thức của bản ngã - bao giờ cũng săn đuổi vợ của ai đó khác, bao giờ cũng săn đuổi cái gì đó mà bạn không có. Một khi bạn có rồi, mọi mối quan tâm mất đi.
Cho nên người bản ngã vẫn còn khổ, bởi vì để hạnh phúc người ta phải hạnh phúc với cái người ta có. Bạn không thể hạnh phúc với cái bạn không có; bạn chỉ có thể bất hạnh với cái đó. Bạn có thể hạnh phúc chỉ với cái bạn có. Làm sao bạn có thể hạnh phúc với cái mà bạn không có? Và bản ngã bao giờ cũng quan tâm chỉ với cái mà bạn không có.
Bạn có mười nghìn ru pi - bản ngã không còn quan tâm tới nó nữa. Nó quan tâm tới hai mươi nghìn. Đến lúc bạn có hai mươi nghìn, nó không còn quan tâm tới điều đó nữa. Nó chỉ quan tâm tới ba mươi nghìn. Và cứ thế, cứ thế... điều đó cứ tiếp diễn.
Bản ngã chỉ cho bạn mục đích, nhưng bất kì khi nào những mục đích đó tới, nó lại không cho phép bạn mở hội. Người ta trở nên ngày một khổ hơn! Khi cuộc sống trôi qua, chúng ta cứ thu thập lấy khổ, chúng ta cứ chồng chất khổ. Và rất khó để nhận ra điều này - rằng bạn là nguyên nhân cho khổ của riêng mình; điều đó chống lại bản ngã. Cho nên bạn đổ trách nhiệm lên người khác.
Nếu bạn khổ bạn nghĩ xã hội là như vậy, cha mẹ bạn đã sai. Nếu bạn nghe những người theo Freud, họ sẽ nói điều đó là vì cha mẹ bạn, huấn luyện của cha mẹ bạn. Nếu bạn nghe những người theo Marx, họ sẽ nói đấy là vì cấu trúc xã hội, vì xã hội. Nếu bạn nghe theo các chính khách, họ nói bởi vì đó là kiểu chính phủ sai. Nếu bạn nghe các nhà giáo dục, họ nói bởi vì kiểu giáo dục nào đó khác là cần.
Không ai nói rằng bạn chịu trách nhiệm cả - trách nhiệm được đổ lên người khác. Thế thì không thể nào hạnh phúc được, bởi vì nếu người khác đang làm cho bạn khổ, thế thì hạnh phúc là ở ngoài bạn rồi - trừ phi toàn thế giới thay đổi theo bạn.
Bây giờ khó mà chọn được cha mẹ bạn. Điều đó đã xảy ra rồi. Làm gì đây?
Ai đó hỏi Mark Twain, 'Người ta cần cái gì để được thực sự hạnh phúc?'
Ông ấy nói, 'Điều đầu tiên là ở chỗ người ta phải chọn cha mẹ cho đúng.'
Bây giờ điều đó là không thể được, nó đã xảy ra rồi. Bạn không thể chọn được cha mẹ mình bây giờ. Người ta phải chọn xã hội đúng. Nhưng bạn bao giờ cũng trong xã hội rồi. Bạn không chọn nó. Bạn bao giờ cũng ở giữa nó rồi. Và nếu bạn muốn tạo ra nó cho ham muốn của trái tim mình, toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài. Và điều đó sẽ không bao giờ thay đổi được bởi vì nó là hiện tượng lớn thế, và bạn lại tí hon thế.
Niềm hi vọng duy nhất của bất kì biến đổi nào là ở chỗ bạn có thể thay đổi bản thân mình. Đó là niềm hi vọng duy nhất, không có hi vọng khác.
Nhưng bản ngã không muốn nhận trách nhiệm. Nó cứ đổ trách nhiệm lên người khác. Trong việc đổ trách nhiệm lên người khác, bạn đang ném đi tự do của mình nữa, nhớ lấy. Chịu trách nhiệm là được tự do. Trao trách nhiệm cho ai đó khác là thành tù nhân.
Đó là quan điểm tôn giáo. Tôn giáo nói bạn chịu trách nhiệm. Đó là lí do tại sao Marx chống lại tôn giáo nhiều thế. Lập luận của ông ấy là rõ ràng. Ông ấy biết điều đó rất rõ - rằng hoặc tôn giáo có thể tồn tại trên thế giới hoặc chủ nghĩa cộng sản. Cả hai không thể cùng tồn tại. Và ông ấy phải: cả hai không thể cùng tồn tại được. Tôi cũng đồng ý với ông ấy.
Chọn lựa của chúng tôi là khác nhau. Tôi muốn tôn giáo tồn tại, ông ấy muốn chủ nghĩa cộng sản tồn tại, nhưng chúng tôi đồng ý rằng cả hai không thể cùng tồn tại được. Bởi vì toàn thể quan điểm của chủ nghĩa cộng sản là ở chỗ người khác chịu trách nhiệm cho khổ của bạn. Và quan điểm tôn giáo là ở chỗ ngoại trừ bạn, không ai khác chịu trách nhiệm cả. Người cộng sản nói cách mạng xã hội là cần cho thế giới hạnh phúc. Người tôn giáo nói cách mạng cá nhân là cần để là con người hạnh phúc.
Thế giới này không bao giờ sẽ hạnh phúc, nó chưa bao giờ như vậy, và nó không bao giờ sẽ như vậy. Thế giới này nhất định là bất hạnh, chỉ cá nhân mới có thể hạnh phúc được. Nó là cái gì đó cá nhân.
Nó cần có ý thức để hạnh phúc. Nó cần sự mãnh liệt để hạnh phúc. Nó cần nhận biết để hạnh phúc. Thế giới không bao giờ có thể hạnh phúc được bởi vì nó không có nhận biết. Xã hội không có linh hồn, chỉ con người mới có. Nhưng rất khó cho bản ngã chấp nhận điều này.
Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin làm cho cuộc sống thành rất khó khăn cho các bạn đồng liêu của mình vì anh ta tin anh ta không thể nào sai lầm được. Chung cuộc một trong các công nhân của anh ta nói toạc ra. 'Nasruddin,' anh ta nói, 'anh có chắc chắn không sai tất cả mọi lần không?'
'Có một lần tôi sai,' Mulla thú nhận.
'Khi nào thì có điều đó?' người công nhân ngạc nhiên hỏi. Anh ta không thể nào tin nổi rằng Nasruddin lại đã thú nhận rằng anh ta đã sai, cho dù một lần. Anh ta không thể nào tin được vào tai mình. Anh ta nói, 'Khi nào thì có điều đó?'
'Một lần thôi,' Mulla Nasruddin nhớ lại, 'khi tôi nghĩ tôi là sai, nhưng thực sự thì không.'
Bản ngã cực kì mang tính phòng thủ. Bản ngã không bao giờ sai, do đó bạn mới khổ. Bản ngã bao giờ cũng không thể sai được, do đó bạn mới khổ.
Bắt đầu nhìn vào những lỗ hổng đi. Làm cho bản ngã của bạn có thể sai - và nó sẽ rơi rụng và biến mất. Đừng hỗ trợ cho nó, bằng không bạn đang hỗ trợ cho khổ riêng của mình đấy. Nhưng chúng ta cứ hỗ trợ cho nó. Theo cách tốt, theo cách xấu, chúng ta cứ hỗ trợ cho nó.
Bạn gọi ai đó là người tốt, người đạo đức, người rất đáng kính. Người đó có hỗ trợ và ủng hộ riêng của mình cho bản ngã mình. Người đó cứ đi tới đền chùa mọi ngày, tới nhà thờ, đọc Kinh Thánh hay Gita, tuân theo luật lệ của xã hội. Nhưng người đó đang cố gắng tìm chỗ ủng hộ cho bản ngã của mình - người đó là người tôn giáo, người đáng kính, người đạo đức.
Thế rồi có ai đó khác người không bao giờ tuân theo qui tắc của xã hội - không bao giờ đi nhà thờ. Bất kì khi nào người đó tìm ra cơ hội để phá vỡ mọi luật lệ, người đó đều thích thú việc đó. Người đó tận hưởng một loại bản ngã khác - bản ngã của tội đồ, bản ngã của người vô đạo đức. Người đó nói, 'Tôi không quan tâm.' Nhưng cả hai đều đang tìm sự hỗ trợ cho cùng một điều khổ. Cả hai sẽ trong khổ sở.
Khi Muldoon bước đi trên phố, anh ta cấu véo người đàn bà lạ đằng sau, ném gạch vào tủ kính cửa hiệu đồ châu báu, và chửi rủa một bà già đáng thương. 'Điều đó là đủ rồi!' anh ta tự nhủ mình. 'Khi mình đi xưng tội mình sẽ có đủ điều để nói.'
Ngay cả khi mọi người đi xưng tội, họ cũng không muốn thú nhận những tội nhỏ - chúng không xứng đáng để xưng tội. Đây là kinh nghiệm của nhiều tu sĩ thuộc nhiều tôn giáo - rằng mọi người phóng đại tội lỗi của mình lên. Khi họ tới xưng tội, họ nói quá lên. Họ có thể đã giết một con kiến và họ nghĩ họ đã giết con voi. Họ phóng đại lên, bởi vì làm những điều nhỏ bé thế không thoả mãn cho bản ngã.
Con đường của bản ngã rất tinh vi. Nếu bạn vào nhà tù và bạn nghe câu chuyện của những người bị giam ở đó, bạn sẽ ngạc nhiên. Họ tất cả đều ba hoa rằng họ đã làm nhiều vụ cướp thế, và họ đã giết nhiều người thế. Họ có thể chưa làm chút nào, nhưng ở đó - đó là cách thức của bản ngã. Thế rồi bạn khổ, và thế rồi bạn trở nên lo nghĩ. Tại sao? Bạn tạo ra rào chắn giữa bạn và cuộc sống. Bản ngã không là gì ngoài rào chắn.
Khi tôi nói vứt bỏ bản ngã tôi ngụ ý vứt bỏ tất cả mọi lằn ranh. Bạn không tách rời khỏi cuộc sống, bạn là một phần của nó... Giống như sóng, bạn là một phần của đại dương. Bạn không tách rời chút nào. Là thánh nhân bạn không tách rời, là tội nhân bạn cũng không tách rời. Bạn không tách rời chút nào. Bạn là một với cuộc sống. Bạn không phụ thuộc vào cuộc sống, bạn không độc lập với cuộc sống - bạn là liên thuộc.
Khi bạn hiểu rằng chúng ta tất cả đều liên thuộc, được nối với nhau... Cuộc sống là một; chúng ta chỉ là biểu hiện của nó... thế thì bạn bắt đầu trở nên phúc lạc. Thế thì không ai có thể ngăn cản được bạn khỏi phúc lạc.
Phúc lạc là rất hiển nhiên. Phúc lạc là rất gần gũi. Phúc lạc là tự nhiên và gần gũi tới mức tâm trí có xu hướng quên mất nó. Mọi đứa trẻ được sinh ra đều trong trạng thái phúc lạc, và mọi người - gần như mọi người - đều chết đi trong khổ vô cùng. Chỉ hiếm khi mới có ai đó - một Phật, một Jesus - chết đi trong trạng thái phúc lạc. Điều gì xảy ra? Điều gì đi sai?
Khi đứa trẻ được sinh ra nó không tách rời. Khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ nó là một phần của người mẹ, nó không tồn tại tách biệt. Thế rồi nó được sinh ra - thế nữa nó vẫn còn là một phần của người mẹ. Nó được người mẹ nuôi dưỡng. Thế rồi nó cứ quanh quẩn bên mẹ. Thế rồi, dần dần, nó lớn lên.
Việc lớn lên này có thể có hai kiểu. Nếu nó lớn lên như người bình thường lớn lên, thế thì nó lớn lên trong bản ngã, nó trở thành cứng rắn, nó tụ tập vỏ cứng quanh bản thân mình, và điều đó sẽ làm cho nó khổ. Đó không phải là con đường đúng để lớn lên. Cái gì đó đã chua ra, cái gì đó đã đi sai.
Với tôi, nếu người mẹ mang tính tôn giáo, nếu người cha mang tính tôn giáo, nếu gia đình mang tính tôn giáo... và khi tôi nói tính tôn giáo, tôi không ngụ ý rằng họ là người Ki tô giáo hay Mô ha mét giáo hay Jaina giáo hay Phật giáo - cái đó chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả. Thực tế, tất cả những điều này chưa bao giờ cho phép tôn giáo tiến hoá. Nếu đứa trẻ bị ép buộc vào một giáo điều, vào một ý thức hệ giáo điều, thế thì bản ngã sẽ tụ lại, thế thì bản ngã sẽ trở thành người Ki tô giáo, và bản ngã sẽ chống lại người Hindu và chống lại người Mô ha mét giáo. Thế thì bản ngã sẽ trở thành người Hindu, và sẽ chống lại người Ki tô giáo và chống lại người Mô ha mét giáo.
Nhưng nếu ngôi nhà thực sự mang tính tôn giáo - với tôn giáo tôi ngụ ý tính thiền, yêu thương - chúng giúp cho đứa trẻ hiện hữu, nhưng dầu vậy không có bản ngã. Chúng giúp cho đứa trẻ càng ngày càng cảm thấy sự gần gũi, sự thống nhất đang tồn tại. Đứa trẻ phải được giúp đỡ; đứa trẻ bất lực, nó không biết nó ở đâu, nó không biết nó đang đi đâu. Nếu nó được yêu và có nhịp điệu thiền trong gia đình và gia đình rung động với im lặng, hiểu biết, thì đứa trẻ sẽ bắt đầu lớn lên theo cách hữu cơ hơn. Nó sẽ không cảm thấy mình tách rời, nó sẽ bắt đầu học cách trở thành một phần.
Điều đó đã không xảy ra. Tôi không bảo bạn có mối ác cảm nào về nó - nhưng bạn có thể làm điều đó ngay bây giờ. Bạn có thể dừng giúp đỡ bản ngã mình và bạn có thể bắt đầu vứt bỏ gánh nặng này. Làm thành vấn đề là không bỏ lỡ cơ hội nào khi bạn có thể cảm thấy là một với bất kì cái gì. Nếu đó là đêm trăng, cảm thấy là một với đêm trăng. Cho phép tuôn chảy... chảy cùng nó, nhảy múa, ca hát... và vứt bỏ bản ngã của bạn.
Không có gì tốt hơn nhảy múa để vứt bỏ bản ngã; do đó tôi nhấn mạnh rằng tất cả các thiền nhân nên nhảy múa. Bởi vì nếu bạn thực sự đi vào trong cơn xoáy lốc, nếu bạn thực sự là luồng năng lượng xoáy lốc, nếu bạn thực sự trong điệu vũ, vũ công bị mất đi. Trong điệu vũ, vũ công bao giờ cũng mất đi. Nếu nó không mất đi thế thì bạn không nhảy múa đâu. Thế thì bạn có thể trình diễn, thế thì bạn có thể thao tác, thế thì bạn có thể làm bài tập thân thể, nhưng bạn không nhảy múa.
Nhảy múa nghĩa là mất hút thế, say sưa thế - và tận hưởng năng lượng được tạo ra bởi điệu vũ. Dần dần bạn sẽ thấy thân thể mình không còn cứng nhắc như nó đã vậy trước đây. Dần dần bạn sẽ thấy rằng bạn đang tan ra; biên giới đang mất đi sắc nét của nó, nó đang trở nên mơ hồ hơn một chút. Bạn không thể cảm thấy đích xác nơi nào bạn chấm dứt và nơi nào thế giới bắt đầu. Vũ công đang ở trong cơn xoáy lốc thế, người đó trở thành sự rung động tới mức toàn thể cuộc sống đều được cảm thấy như một nhịp điệu.
Cho nên bất kì khi nào bạn có thể tìm ra thời gian, nơi chốn, tình huống... bạn đang trong tình yêu với ai đó; đừng bỏ lỡ cơ hội này. Đừng nói điều vô nghĩa, đừng mang bản ngã của bạn vào và ba hoa. Vứt cái đó đi! Tình yêu là điều thiêng liêng vô cùng, thượng đế đã gõ cửa nhà bạn. Mất hút đi. Cầm tay người đàn bà của bạn, hay người đàn ông của bạn, hay với người bạn của bạn. Mất hút! Hát cùng nhau, hay nhảy múa cùng nhau - nhưng mất đi. Hay ngồi cùng nhau - nhưng mất đi! Và cảm thấy rằng bạn không còn là cá nhân nữa. Ngồi bên cạnh cái cây, mất hút.
Đó là cách điều đó đã xảy ra cho Phật. Trong khoảnh khắc đó cây bồ đề và Phật trở thành một. Trong năm trăm năm sau Phật, tượng của Phật đã không được xây dựng. Thay vì vậy, chỉ có bức tranh cây bồ đề là được thờ. Điều đó cực kì hay. Những người đó phải đã hiểu ra. Chỉ cây bồ đề là được thờ. Trong đền chùa Phật giáo chỉ một biểu tượng về cây bồ đề. Bởi vì trong khoảnh khắc đó Phật hoàn toàn biến mất. Ông ấy không có đó, chỉ cây bồ đề có đó. Ông ấy đã hoàn toàn mất hút.
Biến mất, bạn xuất hiện. Không hiện hữu là cách thức của bản thể thực của bạn.
Và điều này có thể xảy ra trong cuộc sống bình thường. Bạn không cần đi lên Himalaya hay tới tu viện. Có hàng triệu cơ hội trong cuộc sống bình thường, hàng triệu tình huống quan trọng nơi điều này có thể xảy ra. Bạn chỉ phải có chút ít tính quan sát và chút ít dũng cảm để sử dụng chúng. Một khi bạn bắt đầu dùng chúng, ngày càng nhiều tình huống hơn sẽ tới. Chúng bao giờ cũng tới, nhưng bạn không nhận biết cho nên bạn bỏ lỡ chúng.
Ngồi trên bãi biển tắm nắng, tan chảy với mặt trời. Đó là một kinh nghiệm năng lượng. Bỗng nhiên bạn thấy mình không là gì ngoài năng lượng mặt trời. Tan chảy và gặp gỡ với mặt trời, người Hindu đã đi tới thờ mặt trời. Họ nói, 'Mặt trời là thượng đế.' Họ nói, 'Mặt trăng là thượng đế.' Họ đã thờ cây là đấng thiêng liêng. Họ đã thờ sông, núi.
Điều đó rất có ý nghĩa. Bất kì chỗ nào điều đó xảy ra là họ đã gặp thượng đế... ngồi bên cạnh dòng sông, nghe âm nhạc hay của dòng sông, thấy những hình mẫu đẹp của gợn sóng, nếu họ được tan chảy, tan biến, dòng sông trở thành thượng đế. Điều đó đã xảy ra ở đó. Ngồi trên núi đơn độc, họ đã tan biến và biến mất - núi đó trở thành thượng đế của họ.
Thượng đế tới bạn trong hàng triệu cách thức, nhưng bản ngã của bạn chưa bao giờ cho phép bạn thấy ngài. Và ngài tới theo cách thông thường đến mức bạn bỏ lỡ. Ngài chưa bao giờ tới như một quốc vương với đám rước lớn, với đoàn tuỳ tùng lớn và ồn ào nhộn nhịp. Ngài chưa bao giờ tới như thế. Chỉ những người ngu mới làm điều đó. Thượng đế tới rất im lặng - ngài chưa bao giờ tới mà hò hét, ngài tới bằng thì thào. Bạn sẽ phải rất im lặng để hiểu thông điệp của ngài. Đó là tiếng thì thào tình yêu. Và con người có khuynh hướng quên mất cái tự nhiên.
Tôi đã nghe một chuyện đùa rất hay:
Một người Mĩ rất ngây thơ tới Paris và lâm vào cuộc tranh luận với một người Do Thái Pháp về số lượng cách làm tình.
'Có sáu mươi chín cách làm tình, thưa tôn ông,' người Do Thái Pháp nói.
'Tôi nghĩ chỉ có một thôi - đàn ông ở trên đàn bà,' người Mĩ nói.
Người Do Thái xin lỗi, 'Thưa tôn ông,' ông ta nói, 'Tôi rất tiếc. Tôi đã tính lầm. Có bẩy mươi cách làm tình.'
Bây giờ điều đơn giản nhất, điều tự nhiên nhất, tâm trí có xu hướng quên mất. Tâm trí bao giờ cũng quan tâm tới cái gì đó ngoại lệ - bởi vì đó là mối quan tâm của bản ngã. Bản ngã không quan tâm tới cái thông thường - mà thượng đế lại rất thông thường. Bản ngã không quan tâm tới cái đơn giản - mà thượng đế lại rất đơn giản. Bản ngã không quan tâm tới cái ở gần - mà thượng đế lại rất gần. Đó là cách bạn cứ bỏ lỡ phúc lạc và bạn trở nên khổ.
Vấn đề là tuỳ ở bạn thay đổi nó. Đó là chọn lựa của bạn. Từng khoảnh khắc của cuộc sống đều đem bạn tới hai phương án: bị khổ hay được hạnh phúc. Điều đó tuỳ thuộc vào chọn lựa của bạn. Bất kì điều gì bạn chọn bạn sẽ trở thành nó.
Người ta kể về nhà huyền môn sufi, Bayazid, rằng ông ấy là con người cực kì hạnh phúc, gần như cực lạc. Không ai đã bao giờ thấy ông ấy bất hạnh, không ai đã bao giờ thấy ông ấy buồn bã, không ai đã bao giờ thấy ông ấy làm điều gì như càu nhàu, như phàn nàn. Bất kì cái gì có đó - và ông ấy hạnh phúc. Điều đó không phải bao giờ cũng tốt đâu, điều đó không phải bao giờ cũng đúng cho người khác. Đôi khi không có thức ăn, nhưng ông ấy vẫn hạnh phúc. Đôi khi trong vài ngày ông ấy sẽ sống mà không có thức ăn, nhưng ông ấy vẫn hạnh phúc. Đôi khi không có quần áo, nhưng ông ấy vẫn hạnh phúc. Đôi khi ông ấy phải ngủ dưới trời, nhưng ông ấy vẫn hạnh phúc. Hạnh phúc của ông ấy vẫn còn không bị quấy rối. Nó là vô điều kiện.
Người ta cứ hỏi đi hỏi lại ông ấy, nhưng ông ấy cười và chẳng bao giờ nói. Khi ông ấy sắp chết ai đó hỏi, 'Bayazid, bây giờ ông cho chúng tôi chìa khoá của ông, bí mật của ông. Ông chẳng mấy chốc sẽ ra đi. Bí mật của ông là gì?'
Ông ấy nói, 'Chẳng có gì như bí mật cả. Đó là điều đơn giản. Mọi sáng khi tôi mở mắt ra, Thượng đế cho tôi hai phương án. Ông ấy nói, "Bayazid, con muốn hạnh phúc hay bất hạnh?"
Tôi nói, "Nhưng thưa Thượng đế, con muốn hạnh phúc." Và tôi chọn hạnh phúc và tôi vẫn còn hạnh phúc. Đó là chọn lựa đơn giản, không có bí mật.'
Bạn thử điều đó đi. Mọi sáng khi bạn thức dậy, điều đầu tiên, quyết định. Nếu bạn quyết định là bất hạnh, chẳng có gì sai trong điều đó. Đấy là quyết định của bạn. Nhưng thế thì bám lấy nó: vẫn còn bất hạnh dù bất kì điều gì xảy ra. Cho dù bạn có được sổ xố, cũng đừng lo nghĩ - vẫn còn bất hạnh. Cho dù bạn có được chọn làm thủ tướng hay tổng thống, vẫn còn bất hạnh, bám lấy chọn lựa của bạn. Và thế thì bạn sẽ thấy - bạn có thể vẫn còn bất hạnh nếu bạn chọn. Cùng điều đó là đúng với hạnh phúc nữa. Nếu bạn chọn, bạn có thể vẫn còn hạnh phúc.
Ngày bạn quyết định rằng chính quyết định của bạn tạo ra hạnh phúc hay bất hạnh, bạn đã nắm cuộc sống trong tay mình - bạn đã trở thành người chủ. Bây giờ bạn sẽ không bao giờ nói rằng ai đó khác đang làm cho bạn bất hạnh. Đó là tuyên bố của sự nô lệ.
Phật đi ngang qua. Vài người tụ tập và họ xúc phạm ông ấy nhiều lắm. Ông ấy lắng nghe họ rất chăm chú, rất đáng yêu. Khi họ chấm dứt, ông ấy nói, 'Nếu các ông đã nói tất cả những điều các ông muốn nói rồi, ta có thể đi bây giờ được chứ? - bởi vì ta phải tới làng bên cạnh đúng lúc mặt trời lặn. Nếu các ông vẫn còn cái gì đó cần nói thêm nữa thì ta sẽ quay lại sau vài ngày; các ông có thể nói với ta vào lúc đó.' Nhưng ông ấy tuyệt đối không bị quấy rối, im lặng của ông ấy vẫn còn như cũ, hạnh phúc của ông ấy vẫn còn như cũ, rung động của ông ấy vẫn còn như cũ.
Những người đó thấy phân vân khó hiểu. Họ nói, 'Ông không giận chúng tôi sao? Chúng tôi đã xúc phạm ông, chúng tôi đã chửi tên cúng cơm của ông.'
Phật nói, 'Các ông phải vẫn còn phân vân khó hiểu thôi. Các ông tới chậm chút ít rồi. Các ông đáng phải tới sớm quãng mười năm trước - thế thì các ông chắc đã thành công trong việc làm rối ta. Thế thì ta không phải là người chủ riêng của mình. Bây giờ, xúc phạm ta là tự do của các ông, nhận nó hay không là tự do của ta. Ta không nhận nó. Các ông xúc phạm ta, đúng. Đó là quyết định của các ông. Ta tự do để nhận nó hay không nhận nó, và ta nói ta không nhận nó. Các ông sẽ làm gì với nó đây? Ta cũng bị phân vân - bởi vì ở làng trước mọi người đã mang bánh kẹo tới, và ta đã nói rằng ta không cần chúng, cho nên họ phải đem về. Ta hỏi các ông, họ phải làm gì với đống bánh kẹo đó?'
Những người đó nói, 'Họ phải đã phân phát chúng ở trong làng hay tự họ phải đã ăn chúng.'
Phật nói, 'Bây giờ nghĩ về các ông đi. Các ông tới với những lời xúc phạm này và ta nói, "Đủ rồi. Ta đã được kết thúc với điều này. Chẳng có gì làm cả." Các ông sẽ làm gì? Các ông sẽ phải đem chúng về. Ta cũng rất tiếc cho các ông.'
Đó là quyết định của bạn. Cuộc sống là quyết định của bạn, là tự do của bạn. Đó là lí do tại sao tôi gọi các sannyasin của mình là 'swami'. 'Swami' nghĩa là người chủ. Đó chỉ là một chỉ báo rằng từ khoảnh khắc này bạn sẽ cố gắng nhiều hơn để là người chủ chứ không là nô lệ.
Câu hỏi thứ hai
Thầy nói với việc chỉ hiện hữu ở đây ngay bây giờ là tất cả mọi điều chúng ta cần để biết tới chân lí. Sao tôi thấy điều đó lại là điều khó làm nhất vậy? Và nếu tôi làm điều đó, ai ở đây?
Chân lí ở đây - bạn chẳng có gì để làm cho nó cả; bạn chỉ phải hiện hữu. Chân lí đã có đó rồi. Bạn không định phát minh ra nó, bạn chỉ phải phát hiện ra nó. Cho dù từ đó là không đúng, bởi vì chân lí không bị che đậy - bản thể bạn bị che đậy.
Cứ dường như mặt trời đã mọc nhưng bạn vẫn ngồi với mắt nhắm. Mặt trời không bị che phủ, chỉ mắt bạn bị che phủ. Mở mắt ra và ánh sáng có đó. Nếu bạn trong bóng tối thì đó là vì bạn đang giữ cho mắt mình khép kín.
Khi tôi nói hiện hữu, tôi ngụ ý cởi mở. Tôi ngụ ý đừng cố gắng là cái gì đó khác. Bởi vì trong chính nỗ lực là ai đó khác bạn sẽ bị kéo căng, bạn sẽ bị căng thẳng, bạn sẽ bị dồn nén, và bạn sẽ vẫn còn bị khép kín. Bạn chỉ có thể cởi mở khi bạn chấp nhận bất kì điều gì bạn đang là.
Nếu hoa hồng cố gắng là hoa sen, sẽ không có khả năng nào cho nó là hoa hồng được. Toàn thể nỗ lực sẽ làm cho nó căng thẳng thế. Hoa hồng là hoa hồng; đó là lí do tại sao nó nở ra và trở thành hoa hồng. Không có vấn đề về nó. Đừng cố gắng là cái gì đó khác hơn cái bạn đang là. Đừng cố gắng trở thành lí tưởng nào đó. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói chỉ hiện hữu.
Hiện hữu là trạng thái của việc mở ra vô cùng, của im lặng mênh mông, không ham muốn, không nỗ lực. Bạn chỉ ở đây, hiện diện. Bạn chỉ là sự hiện diện. Trong hiện diện đó tất cả đều xảy ra - bởi vì trong hiện diện đó bạn tỉnh táo tới mức không cái gì đi vòng qua bạn được. Trong im lặng đó bạn bắt đầu nghe thấy thượng đế, bạn bắt đầu thấy thượng đế. Trong im lặng đó tầm nhìn mở ra, cánh cửa của cái không biết mở ra. Bí ẩn là rõ ràng. Nhưng bạn phải ở trong trạng thái đó. Đó là điều thiền tất cả chỉ là về việc hiện hữu mà thôi.
Bạn hỏi: Thầy nói với việc chỉ hiện hữu ở đây ngay bây giờ là tất cả mọi điều chúng ta cần để biết tới chân lí...
Vâng, tôi nhắc lại điều đó lần nữa.
Sao tôi thấy điều đó lại là điều khó làm nhất vậy? Bởi vì toàn thể cuộc sống của bạn đã từng huấn luyện bản thân bạn phải là ai đó khác. Toàn thể cuộc sống của bạn đã từng mang ý thức hệ nào đó trong đầu. Điều đó đã trở thành hình mẫu máy móc. Bạn muốn đẹp hơn, bạn muốn thông minh hơn, bạn muốn thế này, bạn muốn thế nọ. Bạn đang mang chính trị lớn trong mình, bạn tham vọng - tham vọng đó làm cho bạn căng thẳng.
Nhớ lấy, đây là hai chiều của cuộc sống: mang tính chính trị hay mang tính tôn giáo. Mang tính chính trị nghĩa là cạnh tranh, vật lộn, đấu tranh; bạn phải chứng minh rằng bạn là ai đó. Đó là lí do tại sao tất cả các chính khách đều ngu xuẩn, theo cách tinh tế. Họ phải vậy.
Tôi đã nghe:
Mulla Nasruddin và vợ anh ta trìu mến nhìn vào cái nôi con mình. 'Anh nghĩ nó sẽ thành chính khách,' Mulla nói.
'À, làm sao anh có thể nói được điều đó?' cô vợ hỏi.
'Thế này, nó nói nhiều điều có vẻ hay và tuyệt đối chẳng ngụ ý gì còn hơn bất kì người nào khác mà anh đã từng thấy. Nó sẽ là chính khách đấy.'
Chính khách là đống lộn xộn. Ông ta bao giờ cũng cố gắng chứng minh rằng ông ta là ai đó. Điều đó ngụ ý rằng ông ta phải chịu phức cảm tự ti. Mọi chính khách đều phải chịu phức cảm tự ti. Trong một thế giới tốt hơn họ sẽ không ở các thủ đô, họ sẽ ở trên các tràng kỉ tâm lí. Họ nên được đưa vào nhà thương điên. Người điên cũng không nguy hiểm đến thế; họ chưa bao giờ làm điều gì sai.
Bạn đã bao giờ nghe nói về người điên nào làm điều gì sai như Adolf Hitler hay Josef Stalin hay Tamerlane hay Genghis Khan, hay Mao Trạch Đông? Người điên chưa bao giờ làm điều gì sai cả. Nhưng các chính khách... Chính nỗ lực của họ để chứng tỏ rằng 'Tôi là ai đó' lại chỉ ra rằng đâu bên dưới họ đang chịu đựng chứng tự ti - họ cảm thấy họ không là ai cả. Họ phải chứng minh và biểu diễn. Họ cảm thấy họ không là ai cả nếu họ không ở vị trí quyền lực lớn. Họ cho rằng họ không là ai cả nếu họ không có quyền để nghiền nát, để phá huỷ mọi người. Đây là phức cảm tự ti sâu sắc đang đi tìm kiếm được là cao siêu.
Người tôn giáo là người được thoả mãn vô cùng; người nói, 'Tôi đây - không có nhu cầu biểu diễn, không có nhu cầu chứng minh.' Người tôn giáo là người nói, 'Cuộc sống hiện hữu và tôi hiện hữu. Sao lại không tận hưởng? sao không vui sướng trong nó? sao không mở hội?' Người tôn giáo là người nói, 'Thượng đế hiện hữu và tôi hiện hữu. Bây giờ sao không cầm tay ngài và nhảy múa? có chút ít tham dự? để có cực thích sâu sắc giữa bạn và sự tồn tại.'
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói: ở đây bây giờ. Đây là thời gian duy nhất để hiện hữu - không có thời gian khác. Và đây là chỗ duy nhất để hiện hữu - không có chỗ khác. Tất cả mọi điều đã từng xảy ra đều đã xảy ra chỉ trong bây giờ và ở đây. Bây giờ là thời gian duy nhất và ở đây là không gian duy nhất. Đừng nghĩ tới rồi thì và ở kia.
Chính khách nghĩ tới rồi thì và ở kia. Ông ta nói, 'Vâng, một ngày nào đó tôi sẽ tận hưởng. Nhưng đợi đã, cứ để tôi thu xếp trước đã.' Ông ấy chuẩn bị. Ông ấy là người điên trong việc chuẩn bị. Ông ấy cứ chuẩn bị, ông ấy cứ chuẩn bị hoài.
Tôi đã nghe nói về một người sưu tập hàng triệu cuốn sách. Người đó không có thời gian để đọc bởi vì việc sưu tập chiếm quá nhiều thời gian. Người đó sưu tập và sưu tập - thư viện của người đó trở thành thư viện tốt nhất thế giới - nhưng người đó lại chẳng đọc gì. Thế rồi cái chết của người đó tới, và bác sĩ nói, 'Ông sẽ không sống hơn được một tuần đâu.'
Ông ta nói, 'Nhưng điều này là không công bằng! Trong cả đời mình tôi đã từng sưu tập và chờ đợi rằng một ngày nào đó tôi sẽ về hưu và đọc, nhưng bây giờ lại không có thời gian. Phải làm gì?'
Ai đó gợi ý, 'Ông có thể thuê các học giả. Họ có thể đọc tất cả sách và dưới dạng tóm tắt, trước khi ông chết, họ có thể trao cho ông ý chính.' Thế là các học giả được tập hợp lại, họ đọc tất cả các sách, và họ chuẩn bị các chú thích ngắn, nhưng dầu vậy nó vẫn là một thứ quá lớn. Lần nữa nó lại giống như cuốn Kinh Thánh; và người này sắp chết.
Vào ngày thứ bẩy họ đem tới cuốn sách. Ông ta nói, 'Các ông có điên không đấy? Không còn thời gian nữa! làm cho nó ngắn hơn!'
Đến tối họ lại tới. Họ đã làm ngắn nó lại chỉ một đoạn, nhưng người này đã vô ý thức rồi. Thế là họ nói, 'Đợi đã! Chúng tôi đã làm ngắn nó rồi!' Nhưng người này không có đó, ông ta đã rơi lại vào vô thức. Ông ta đã chết mà không tận hưởng được một cuốn sách.
Đừng cho rằng đây chỉ là chuyện ngụ ngôn. Đây là câu chuyện của hàng triệu người đấy. Bạn cứ sưu tập. Tôi đã thấy người giầu tích trữ tiền, chẳng bao giờ tận hưởng nó. Ngay cả người nghèo đôi khi cũng không nghèo đến thế. Người giầu là rất nghèo, họ chưa bao giờ tận hưởng cả. Họ nói, 'Thêm chút nữa đi. Để chúng tôi tích trữ cho đủ trước hết đã.' Nhưng chẳng bao giờ đủ cả, không bao giờ có thể đủ được. Tâm trí không bao giờ nói 'đủ'. Nó nói 'thêm chút nữa đi, thêm chút nữa đi, thêm chút nữa đi'. Nó cứ đòi hỏi ngày một nhiều. Nó là kẻ đòi hỏi điên cuồng.
Bạn có thể tích trữ tiền; điều đó sẽ không làm cho bạn giầu - trừ phi bạn tận hưởng nó. Bạn có thể có hàng triệu cuốn sách; điều đó sẽ không làm cho bạn thành có học thức - trừ phi bạn tận hưởng chúng. Bạn có thể có nhiều hoa; điều đó sẽ không cho bạn cảm giác về cái đẹp - trừ phi bạn nhảy múa với chúng trong không khí, trong gió, trong mưa... trừ phi bạn có chút ít nhảy múa với chúng.
Cuộc sống hiện hữu, thượng đế hiện hữu, phúc lạc hiện hữu. Thượng đế không bao giờ trong thời quá khứ: bạn không thể nói 'thượng đế đã có'. Thượng đế không bao giờ trong thời tương lai: bạn không thể nói 'thượng đế sẽ có'. Thượng đế chỉ có trong thời hiện tại - thượng đế hiện hữu, cuộc sống hiện hữu, chân lí hiện hữu. Bây giờ bạn cũng hiện hữu. Ngay lập tức sẽ có gặp gỡ. Ngay lập tức bạn sẽ đối diện với ông ấy, bạn sẽ đương đầu với ông ấy. Thậm chí không cần phải phí hoài một phần giây.
Nhưng tôi biết khó khăn của bạn. Tất cả cuộc sống của bạn đã từng được huấn luyện và bạn đã tự huấn luyện mình vì cái gì đó chẳng bao giờ xảy ra. Bạn không sẵn sàng cho cái đang đó; bạn bao giờ cũng sẵn sàng cho cái phải có. Bạn đang chịu chứng bệnh có tên là 'phải'.
Từ chính thời thơấu người mẹ, người bố, xã hội, nền giáo dục, tu sĩ, chính khách - họ bao giờ cũng nói, 'Bạn phải giống thế này'. Không ai nói, 'Bạn đã đấy rồi - hân hoan đi!' Ngoại trừ đôi khi một Jesus tới với mọi người và nói, 'Hân hoan đi! Thượng đế đang đó!'
Bạn bao giờ cũng được bảo trở thành cái gì đó, chứng tỏ cái gì đó - rằng bạn xứng đáng; tranh đấu, tham vọng. Và tất nhiên không bằng lòng của bạn về điều đó ở sâu bên dưới, nhưng dầu vậy bạn vẫn phải tuân theo nó bởi vì bạn không biết cái gì khác có thể được làm. Bạn chưa bao giờ bắt gặp một người đơn giản nói, 'Hân hoan đi!' Lời nói đó đã trở nên gần như vắng bóng trên thế giới này - thế giới của nhân loại, thế giới của con người. Bạn không bằng lòng, nhưng dầu vậy bạn vẫn cứ làm.
Mọi người tới tôi và họ nói, 'Chúng tôi không bằng lòng với kỉ luật, chúng tôi không bằng lòng với ai đó nói cho chúng tôi "Làm điều này!"' Và liền một hơi tiếp, họ hỏi tôi, 'Osho ơi, bảo chúng tôi, chúng tôi phải làm gì?' Bây giờ phải làm gì với những người này. Họ không bằng lòng, họ nói, ai đó bảo cho họ, và dầu vậy họ đã tới tôi để hỏi, 'Osho ơi, phải làm gì đây?'
Bạn đã được huấn luyện, cho nên bạn cứ không bằng lòng. Bạn không muốn tuân theo, dầu vậy bạn vẫn cứ hỏi 'phải làm gì? phải theo cái gì? theo ai? đi đâu? lí tưởng là gì?' Bạn chưa bao giờ được dạy rằng bạn mang tính nguyên thuỷ, bạn không cần là bản sao. Thói quen có thể trở thành thâm căn cố đế tới mức ngay cả khi bạn muốn nổi dậy, bạn lại muốn ai đó dạy cho bạn cách nổi dậy.
Chuyện xảy ra:
Có lần Mulla Nasruddin đánh mất niềm tin của mình, và trở thành kẻ vô thần ngoan cố. Bây giờ điều đó là rất khó cho người Mô ha mét giáo, rất khó, nhưng anh ta đã trở thành người vô thần. Cương lĩnh mới của anh ta là - anh ta tới tôi và anh ta nói, 'Đây là cương lĩnh mới của tôi: Không có thượng đế - và Mohammed là nhà tiên tri về ông ấy.'
Thói quen cũ đấy - Mohammed phải là nhà tiên tri dù thượng đế có hay không.
Bạn tới tôi và nói, 'Chúng tôi không bằng lòng với kỉ luật... và Osho ơi, nói cho chúng tôi phải làm gì.' Mohammed là nhà tiên tri của bạn và không có thượng đế đấy. Bây giờ nếu bạn bao giờ cũng trong xung đột, điều đó hiểu thực đơn giản.
Chuyện xảy ra:
Hai cậu bé bẩy tuổi đang xem phim. Một đứa trong chúng khịt mũi to. Người đàn bàn bên cạnh chung cuộc đã khuyên nó xì mũi, với giọng cáu kỉnh. Đứa trẻ lại khịt mũi nữa.
'Cậu tốt hơn cả là làm điều bác ấy nói đi,' bạn nó khuyên. 'Nói cho cùng, bác ấy cũng không phải là mẹ cậu.'
Nghe điều nó nói: 'Nói cho cùng, bác ấy cũng không phải là mẹ cậu. Cậu tốt hơn cả là làm điều bác ấy nói đi!' Ai bận tâm nghe mẹ? Ai bận tâm nghe bố? Người ta đơn giản giả vờ nghe thôi. Nhưng dầu vậy, ngay cả trong giả vờ đó, chất độc đang đi vào bạn.
Bạn bao giờ cũng được dạy không là chính bản thân mình - là ai đó khác. Là một Phật, là một Krishna, là một Jesus - đừng bao giờ là bản thân mình. Nhưng bạn có quan sát không? Jesus không bao giờ được lặp lại, không bao giờ có lần nữa. Phật không bao giờ được lặp lại, Krishna không bao giờ được lặp lại. Thượng đế là đấng sáng tạo nguyên bản thế, ông ấy không bao giờ lặp lại, ông ấy bao giờ cũng tạo ra người mới. Ông ấy tạo ra con người cho trái đất bằng sinh linh mới. Ông ấy không trông đợi bạn trở thành ai đó khác, ông ấy nhìn vào bạn để trở thành bạn.
Một nhà tu khổ hạnh Hassid, Joshua, sắp chết. Ai đó nói, 'Joshua ơi, ông có hoà hợp với Moses không?' Ông ta là người Do Thái, người Hassid. Joshua mở mắt ra và ông ấy nói, 'Chấm dứt điều vô nghĩa đi. Thế là đủ rồi! Sao tôi lại phải hoà hợp với Moses? Thực tế, tôi đã lo lắng sâu sắc rằng khi tôi tới trước thượng đế - mà chẳng mấy chốc tôi sẽ hiện diện trước ông ấy - ông ấy sẽ không hỏi tôi, "Joshua, sao con không giống Moses?" Ông ấy sẽ hỏi tôi, "Joshua, sao con không là Joshua?" Đó là rắc rối của tôi. Tôi đã bỏ lỡ bản thể mình. Cố gắng để là ai đó khác, tôi đã bỏ lỡ mục đích của mình.'
Bạn chỉ có thể là bản thân mình thôi, bạn không bao giờ có thể là bất kì ai khác. Bạn là con người nguyên bản, bạn không phải là bản sao. Khi tôi nói hiện hữu, tôi ngụ ý chỉ là bản thân mình, yêu lấy bản thân mình, chấp nhận bản thân mình. Đừng cứ phủ nhận, đừng cứ ghét bản thân mình. Nếu bạn ghét bản thân mình, bạn sẽ không bao giờ có khả năng yêu bất kì ai khác. Yêu lấy bản thân mình, tôi nói với bạn. Tôi nói kính trọng bản thân mình. Hạnh phúc rằng bạn là cái bạn đang là. Cám ơn thượng đế về bản thể bạn, cách ông ấy đã làm ra bạn. Đừng phàn nàn.
Đó là điều tôi ngụ ý bởi chiều hướng tôn giáo. Đừng mang tính chính trị, đừng tham vọng, đừng mang tính cạnh tranh. Bạn một mình như bạn. Như bạn, bạn là người duy nhất. Bạn là vô song. Đừng ngu xuẩn, đừng mang tính cạnh tranh.
Một chính khách ở bữa tiệc cốc tai nói với Mulla Nasruddin, 'Tôi nghe thấy anh dùng từ "thằng ngốc". Tôi hi vọng là anh không ám chỉ tôi?'
'Đừng kiêu ngạo thế,' Mulla nói, 'cứ dường như không có thằng ngốc nào khác trên thế giới này.'
Tôi nhớ tới một chuyện đùa khác. Có một trường hợp, một chính khách đi kiện một người ra toà. Ông ta nói, 'Trong khách sạn, người này đã gọi tôi là thằng ngốc.' Mulla Nasruddin có đó để hỗ trợ cho chính khách này. 'Vâng, ông ấy đúng đấy, người này đã gọi ông ấy là thằng ngốc.'
Ở Ấn Độ các nhà lãnh đạo, các nhà lãnh đạo chính trị, đều được gọi là netaji. Có thời đó đã là một từ tôn kính. Vào những ngày của cuộc đấu tranh vì tự do, trước năm 1947, netaji, người lãnh đạo, đã là một từ rất tôn kính. Thế rồi nó bị suy đồi đi. Bây giờ nó đã đi ra cống rãnh. Bây giờ gọi ai đó là 'netaji' tức là sỉ nhục người đó. Bây giờ netaji nghĩa là kẻ lừa gạt nào đó, kẻ giả dối, thằng cha tinh ranh.
Ai đó đã gọi netaji, người lãnh đạo, là thằng ngốc. Quan toà hỏi Mulla Nasruddin, 'trong khách sạn có biết bao nhiêu người - làm sao anh có thể nói rằng người này đã gọi netaji là thằng ngốc? Đã có biết bao nhiêu người - người đó có thể đã gọi ai đó khác là thằng ngốc chứ. Làm sao anh có thể chứng minh được điều đó?'
Nasruddin nói, 'Điều đó tuyệt đối có thể được chứng minh. Đã có gần hai trăm người ở khách sạn đó, tôi biết điều đó, nhưng người này đã gọi netaji là thằng ngốc.'
Quan toà nói, 'Anh nói cho chúng tôi - bằng chứng của anh là gì?'
Mulla Nasruddin nói, 'Bởi vì không có thằng ngốc khác hiện diện vào lúc đó.'
Đừng ngu xuẩn. Là bản thân mình và bạn sẽ là thông minh. Đó là điều tôi ngụ ý. Nếu bạn chỉ là bản thân mình thôi, bạn sẽ là người thông minh. Nếu bạn là bản thân mình, chấp nhận bản thân mình một cách toàn bộ - không chỉ chấp nhận mà còn đón chào, hạnh phúc, biết ơn được là cái bạn đang là - thông minh của bạn sẽ bắt đầu nở hoa. Nếu bạn cạnh tranh, bạn sẽ trở nên ngu xuẩn, bạn sẽ trở nên tầm thường - bởi vì bạn sẽ đi ngược lại tự nhiên. Nếu bạn cạnh tranh và bạn cố gắng trở thành ai đó khác, bạn sẽ phá huỷ tính tự phát bên trong của mình. Đó chính là ngu xuẩn đấy. Bạn sẽ bị chậm tiến.
Mang tính tôn giáo, đừng bao giờ mang tính chính trị. Và khi tôi nói đừng bao giờ mang tính chính trị, tôi không chỉ ngụ ý đừng là thành viên của đảng phái chính trị; với chính trị tôi ngụ ý đừng tham vọng. Mọi tham vọng đều là chính trị, mọi đấu tranh điều đầu tiên đều là chính trị. Tâm trí không đấu tranh, không xung đột mới mang tính tôn giáo. Chỉ hiện hữu.
Bạn đã không được dạy điều đó, tôi biết. Bây giờ khó để dỡ bỏ những thói quen cũ - nhưng chúng có thể được dỡ bỏ. Bất kì điều gì được học cũng đều có thể được dỡ bỏ. Điều đó là khó, nhưng không phải là không thể được.
Thầy nói với việc chỉ hiện hữu ở đây ngay bây giờ là tất cả mọi điều chúng ta cần để biết tới chân lí. Sao tôi thấy điều đó lại là điều khó làm nhất vậy? Mọi người đều thấy điều đó, bởi vì toàn thể việc huấn luyện của bạn đi ngược lại điều đó, tất cả các thói quen của bạn đi ngược lại điều đó. Nó là vất vả, khó khăn, nhưng không phải là không thể được. Và một khi bạn hiểu ra vấn đề, nó sẽ trở thành dễ dàng. Và một khi bạn cho phép bản tính của bạn được tuôn chảy, được hiện hữu, nó sẽ trở thành điều dễ nhất trên thế giới.
Thực tế, là ai đó khác mới là điều gian nan nhất. Cần có nỗ lực vô cùng để là ai đó khác. Thế nữa, thất bại vẫn là chắc chắn. Người ta không bao giờ thành công trong việc là ai đó khác. Điều đó là khổ. Đó là lí do tại sao lại có nhiều thất bại thế khắp xung quanh. Bạn không thấy nhiều thất bại thế trong cây cối trong chim chóc, trong con vật đâu, bởi vì chúng không mang tính chính trị.
Hay đôi khi trong một Phật, Mahavira, Moses, Mohammed, bạn thấy việc nở hoa của bản tính tự nhiên... tự phát, như con vật, hồn nhiên. Chỉ hiện hữu
- thượng đế đã có đó chờ đợi bạn rồi. Bình thản chút ít đi; đừng vội vàng thế để đi đâu đó khác. Đừng bỏ lỡ khoảnh khắc này, khoảnh khắc phúc lạc vô cùng này - vui sướng trong nó. Hân hoan! Và để cho niềm vui của bạn là lời cầu nguyện của bạn. Và để chỉ tĩnh lặng, im lặng, chỉ hiện hữu, là việc thiền của bạn... và thượng đế sẽ xô tới bạn.
Không ai cần tìm kiếm thượng đế, thượng đế đang tìm bạn. Bạn chỉ cần im lặng, yên tĩnh, để cho ngài có thể tìm thấy bạn. Bạn đang xô đi, chạy đi, còn thượng đế lại cố gắng tìm bạn. Nhưng bạn chẳng bao giờ được tìm thấy, bởi vì bạn không bao giờ trong hiện tại. Tâm trí tham vọng sống trong tương lai, tâm trí tôn giáo sống trong hiện tại. Tâm trí tôn giáo không biết tới thời gian khác. Thời gian duy nhất của ngài là bây giờ, không gian duy nhất của ngài là ở đây. Bây giờ-ở đây! - để điều đó là câu mật chú của bạn.
Nếu bạn bỏ lỡ bây giờ, bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ. Nếu bạn bỏ lỡ ở đây, bạn sẽ bỏ lỡ ở kia. Để bây giờ-ở đây là toàn thể mật chú của bạn. Nếu đây không phải là mật chú của bạn thế thì thượng đế là không ở đâu cả.
Swami Ram thường hay kể một câu chuyện đơn giản về một người vô thần. Người đó là một giáo sư, một người có học, rất logic, và người đó rất chống lại thượng đế. Người đó đã viết trên tường nhà mình một câu nhỏ để phủ nhận thượng đế: thượng đế là nowhere (không ở đâu cả). Thế rồi một đứa trẻ được sinh ra cho người đó, một đứa trẻ nhỏ, và đứa trẻ này học đọc. 'Nowhere' là một từ quá lớn với nó, cho nên nó chia từ đó thành hai. Nó đọc 'Thượng đế là'...'nowhere' nó không thể đọc được; nó là từ quá lớn, cho nên nó đọc, 'Thượng đế là now-here (bây giờ-ở đây).'
Là đứa trẻđó đi. Thượng đế là bây giờ-ở đây. Nếu bạn không là đứa trẻ đó, thế thì thượng đế là không đâu cả. Vâng, Jesus là phải khi ông ấy nói 'Chỉ những người như trẻ nhỏ, chỉ họ mới có khả năng đi vào trong vương quốc của thượng đế của ta.'
Xem Chương 9 – Quay về Mục lục Tập 2