Chương 6. Cuộc sống là cơ hội


Người đã đạt tới cái một với Brahman, thực tại tuyệt đối, trong khi sống, sẽ vẫn còn như vậy ngay cả sau khi rời bỏ thân thể. Do đó, hỡi người hồn nhiên, trở nên tỉnh thức tránh mọi chọn lựa nhị nguyên.
Khi người ta thấy linh hồn bất nhị qua nirvikalpa samadhi - thức tỉnh vô chọn lựa - đó là khoảnh khắc khi cái nút dốt nát trong tim tan biến hoàn toàn.
Củng cố cái ta, vứt bỏ cái tôi, vân vân, tồn tại cùng dửng dưng với chúng, giống như ấm nước và quần áo, vân vân. Mọi danh hiệu - từ Brahma, đấng sáng tạo, tới tảng đá - đều là giả. Do đó, chỉ bắt rễ trong linh hồn, thấy linh hồn riêng của mình ở mọi nơi.
Bản thân tôi là Brahman - đấng sáng tạo; bản thân tôi là Vishnu - đấng duy trì; bản thân tôi là Shiva - đấng huỷ diệt; bản thân tôi là Indra - thủ lĩnh của tất cả các thần; bản thân tôi là vũ trụ này, và bản thân tôi là tất cả.
Không có gì khác hơn bản thân tôi.
Bất kì cái gì đáng đạt tới trong cuộc đời đều có thể đạt được chỉ trong cuộc sống. Nhưng nhiều người cứ đợi cho đến sau cái chết. Nhiều người nghĩ rằng làm sao có thể đạt tới được chân lí, điều thiêng liêng, giải thoát trong khi vẫn còn trong thân thể, trong cuộc sống, trong thế giới này? Tuy nhiên, điều không thể đạt tới được trong cuộc sống chẳng lúc nào có thể đạt tới được.
Sống là cơ hội để đạt tới, dù bạn dùng nó cho việc nhặt sỏi đá hay để đạt tới điều thiêng liêng. Sống là cơ hội hoàn toàn trung lập. Sống không bảo bạn phải đạt tới cái gì. Nếu bạn nhặt sỏi đá, tích luỹ những thứ vô giá trị, hay phí hoài cuộc đời mình trong việc làm tăng thêm và thổi phồng bản ngã, cuộc sống không ngăn cản bạn làm điều như vậy. Hay bạn có thể cống hiến cả đời để đạt tới chân lí, cái ta và chiều sâu tối thượng của cuộc đời; như thế nữa cuộc sống cũng không phản đối việc làm của bạn như vậy.
Cuộc sống đơn thuần là cơ hội trung lập - bạn có thể dùng nó tuỳ thích. Nhưng nhiều người đã thu xếp để tự lừa dối mình. Họ nghĩ, “Sống là để dành cho những hoan lạc trần thế.” Họ đã tạo ra những phân chia thế này: “Sống là để dành cho bhoga, mê đắm.” Nhưng thế rồi duy nhất chết còn lại cho yoga, hợp nhất với điều thiêng liêng. Nhưng chết không phải là cơ hội. Để điều này được hiểu đúng. Chết là chấm dứt mọi cơ hội.
Nghĩa của chết là gì? Nghĩa của nó là ở chỗ bây giờ không còn cơ hội nào nữa. Sống là cơ hội, chết là chấm dứt cơ hội. Cho nên không có gì đạt được qua chết, bởi vì để đạt tới được cái gì đó, phải có quãng cách cơ hội.
Nhưng chúng ta đã phân chia: chúng ta nói sống là để dành cho mê đắm. Nhưng khi cuộc sống cạn kiệt đi thì sao?... thế thì yoga. Chúng ta đã tạo ra đủ loại chuyện rằng bạn có thể thì thào vào tai người hấp hối vào thời điểm chết - khi người đó thậm chí không có khả năng nghe. Khi người sống không nghe, làm sao người chết hay hấp hối nghe được câu mật chú gayatri, hay trích dẫn tên điều thiêng liêng, hay tụng “Rama, Rama”?
Người đã không thể nghe được câu mật chú gayatri trong cả đời mình, và cho dù người đó có nghe người đó cũng không lắng nghe, và thậm chí nếu người đó có lắng nghe thì người đó cũng không hiểu thấu được... Người đó vào thời điểm chết - khi tất cả các giác quan đều sụp đổ; khi mắt sẽ không thấy, tai sẽ không nghe, tay sẽ không sờ được; khi cuộc sống đang biến vào cội nguồn của của nó - sẽ có khả năng nghe được gayatri sao? Không, người đó sẽ không có khả năng nghe đâu. Nhưng thế thì tại sao người ta cứ thì thào mãi những điều như thế vào tai người đó? Có bí mật trong đó. Người đang hấp hối đó không có khả năng nghe thấy điều gì, nhưng người đang sống, người đang thì thào điều đó vào tai người đó, ở dưới bảo đảm rằng vào thời điểm chết của họ ai đó sẽ thì thào điều đó cho họ, và mục đích sẽ được đạt tới. Cho nên họ đã bịa ra những câu chuyện loại này.
Những người không trung thực này đã bịa ra các câu chuyện. Người ta kể: một người sắp chết và người đó có đứa con có tên là Narayana, một trong các tên của thần, và người đó réo to “Narayana” để gọi nó. Nghe thấy điều này, thần Narayana, đang trên trời, bị lầm tưởng. Ông ta nghĩ rằng ông ta đã được nhớ tới. Người sắp chết gọi con mình, có lẽ để khuyên đứa con trong những khoảnh khắc cuối cùng cách buôn bán chợ đen hay cách tăng gấp đôi số tiền! Nhưng vì hiểu lầm của thần Narayana nên người chết được lên trời. Bản thân người đó cũng ngạc nhiên làm sao mình lại tới được đấy. Nhưng việc người đó thốt ra tên của Narayana vào thời điểm chết đã tạo ra phép màu. Không, những điều như thế không thể được xoay xở rẻ rúng đến thế. Và một Narayana dễ dàng bị lừa dối đến thế thì cũng chỉ là một Narayana hư huyễn mà thôi.
Lừa dối không có tác dụng trong cuộc sống thực; đấy là một vấn đề khác mà bạn có thể an ủi cho tâm trí mình với những ý tưởng như thế.
Chết là kết thúc của cơ hội. Hiểu nghĩa này cho đúng.
Chết không phải là cơ hội khác để làm cái gì đó.
Chết là kết thúc của mọi cơ hội; bạn sẽ không có khả năng làm gì nữa. Đơn giản là không có cách nào để làm bất kì cái gì trong cái chết. Làm nghĩa là sống, cho nên bất kì cái gì dự định làm đều phải được làm trong cuộc sống.
Trong kinh này một số từ hay đã được dùng.
Người đã đạt tới cái một với Brahman, thực tại tuyệt đối, trong khi còn sống, sẽ vẫn còn như vậy sau khi rời khỏi thân thể.
Chỉ người nào đã biết bản thân mình trong cuộc sống sẽ còn như Brahman, người tối thượng, khi thân thể người đó bị vứt bỏ. Ai đó đã tin tưởng trong cả đời rằng người đó là thân thể đều sẽ trở thành vô thức khi chết đi - người đó sẽ ra đi hoàn toàn vô ý thức. Rất ít người chết có ý thức. Chết xảy ra trong một kiểu giấc ngủ, trong trạng thái vô ý thức. Bạn không ý thức trong khi chết, bằng không bạn sẽ có khả năng nhớ được lần chết trước của mình. Bất kì cái gì xảy ra trong vô thức đều không còn lại trong kí ức. Đó là lí do tại sao mọi người không biết rằng họ đã từng được sinh ra nhiều lần và họ đã chết đi nhiều lần, bởi vì bất kì khi nào họ chết họ đều vô ý thức. Và bất kì ai chết trong vô thức được sinh ra trong vô thức, bởi vì sinh và tử là hai cực của cũng một điều. Một người chết ở đây, đó là một đầu của hiện tượng; thế rồi cùng người đó đi vào bụng mẹ ở đâu đó, đó là đầu kia. Chết và sinh là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Người chết vô ý thức được sinh ra vô ý thức. Do đó bạn thậm chí không biết rằng bạn đã chết trước đây. Bạn cũng không biết về sinh của bạn. Tin tức về sinh của bạn được trao cho bạn qua người khác. Nếu không ai nói cho bạn rằng bạn đã được sinh ra, bạn sẽ không có hồi tưởng gì của riêng bạn về việc bạn được sinh ra. Điều đó rất thú vị. Điều bạn được sinh ra là xác định - bạn có thể đã chết trước đó hay không, nhưng sự kiện là bây giờ bạn được sinh ra là xác định. Nhưng bạn thậm chí không có bất kì kí ức gì về điều này. Cả điều này nữa bạn cũng được nghe từ bố mẹ bạn, từ người khác.
Tin tức về sự ra đời của riêng bạn là tin đồn tới bạn, bạn không có bất kì bằng chứng nào về nó. Không có kí ức nào về nó trong ý thức của bạn. Cái gì có thể là lí do cho điều đó? Bạn đã được sinh ra; việc sinh là biến cố lớn, và bạn không có tri thức nào về biến cố lớn lao này cả.
Nhớ lấy, người không biết gì về sinh thành của mình sẽ gặp khó khăn lớn để biết về cái chết của người đó trong khi đang hấp hối. Chúng được liên nối. Chết đã xảy ra nhiều lần, nhưng bạn đã chết trong vô thức. Gạt cái chết sang một bên đã; bạn ngày nào cũng ngủ, hiện tượng ngủ xảy ra hàng ngày, nhưng bạn có biết rằng ngay trước khi giấc ngủ kéo đến bạn đang mất dần ý thức của mình không? Bạn có nhận biết gì về việc đương đầu với giấc ngủ không? Khi giấc ngủ hạ xuống, bạn có khả năng thấy nó hạ xuống không? Cho tới điểm ngủ bạn còn có khả năng chú ý đến bất kì điều gì; bạn vẫn còn tỉnh thức, giấc ngủ chưa buông xuống. Và khoảnh khắc giấc ngủ choàng xuống bạn mất. Chính lúc giấc ngủ hạ xuống bạn mất ý thức.
Khi bạn không có khả năng nhận biết ngay trong giấc ngủ, làm sao bạn sẽ còn nhận biết trong chết? Chết là giấc ngủ rất sâu, giấc ngủ say nhất: rất khó vẫn còn nhận biết trong nó. Bạn sẽ chết vô ý thức. Và trong vô ý thức đó, bất kì ai đọc lại câu mật chú gayatri, bất kì ai tụng câu “Rama, Rama,” bạn sẽ không biết gì về điều ấy cả. Và vô ý thức này thực ra là cần thiết.
Người được tự do khỏi vô ý thức này chỉ là người đã trở nên tự do khỏi đồng nhất mình với thân thể. Tại sao? Nếu bác sĩ phẫu thuật đang mổ dạ dầy cho bạn, ông ta sẽ phải làm cho bạn thành vô ý thức bởi vì nếu bạn còn ý thức thì sẽ thấy rất đau đến mức bạn không thể chịu đựng nổi. Bạn sẽ kêu thét, la hét và vùng vẫy, và như thế thì không thể nào tiến hành ca mổ được. Cái đau sẽ nhiều đến mức bạn thậm chí phát điên, tâm trí bạn sẽ không bao giờ trở lại bình thường nữa. Đó là lí do tại sao bác sĩ phẫu thuật phải cho gây mê trước và làm cho bạn vô ý thức, rồi mới tiến hành phẫu thuật. Cơ thể bạn bị mổ ra, nhưng rồi bạn đâu có biết. Và bởi vì bạn không biết, bạn không cảm thấy đau.
Hiểu điều này cho đúng. Đau không được kinh nghiệm thấy bởi vì cái đau, nó được kinh nghiệm thấy bởi vì việc biết. Khi bác sĩ phẫu thuật tiến hành ca mổ, đau có đó, nhưng khác biệt duy nhất là ở chỗ bạn không biết về nó. Bác sĩ phẫu thuật sẽ mổ bạn ra và cắt bỏ đi những bộ phận không cần thiết, nhưng bạn sẽ không biết về nó. Bạn sẽ biết về cái đau chỉ khi bạn thu lại được ý thức. Và khi bạn biết, bạn sẽ kinh nghiệm thấy cái đau xảy ra. Trong vô thức, thậm chí nếu hết chi nọ đến chi kia bị cắt đi - bạn bị cắt thành từng mảnh - bạn sẽ không biết.
Tuy nhiên, bác sĩ giải phẫu tiến hành ca mổ nhỏ, trong khi chết là ca mổ rất lớn. Không ca mổ nào lớn hơn cái chết. Bác sĩ giải phẫu đơn thuần cắt đi một hay hai chi, nhưng cái chết phải cắt đi và phân tách bạn với thân thể bạn. Bạn không thể được có ý thức trong ca mổ lớn đến thế, do đó cái chết mãi mãi dùng cơn mê tự nhiên. Ngay khi cái chết lại gần bạn đã rơi vào vô thức. Trong vô ý thức đó, cuộc giải phẫu lớn nhất thế giới xảy ra, việc phân tách thân thể bạn khỏi linh hồn bạn.
Nhưng một người có thể chết mà không trở nên vô ý thức. Tự nhiên cho phép một người chết có ý thức, người đã đi tới biết rằng mình không phải là thân thể. Tại sao? - bởi vì, khi thân thể bi cắt rời, người đó không đồng nhất với thân thể. Người đó tiếp tục theo dõi từ một khoảng cách. Người đó có thể theo dõi từ một khoảng cách bởi vì người đó biết rằng cái gì đó khác đang bị cắt: “mình không bị cắt, mình đang theo dõi nó, mình chỉ là nhân chứng.” Bất kì khi nào nhận biết như vậy trở nên được kết tinh, tự nhiên trao cho người đó cơ hội được chết có ý thức. Nhưng điều này xảy ra ở giai đoạn muộn hơn nhiều. Trước hết người ta phải học ngủ có ý thức, và điều đó cũng đến sau; trước nữa người ta phải học có ý thức trong khi còn tỉnh thức.
Người có ý thức trong khi tỉnh thức dần sẽ học cách ngủ có ý thức. Người sống có ý thức một ngày nào đó chết có ý thức. Người chết có ý thức có khả năng biết rằng người đó đã trở thành một với Brahman, thực tại tối thượng. Nhưng trước hết người ta phải biết điều này trong ý thức ẩn náu bên trong thân thể riêng của mình. Thế thì một ngày nào đó cái bình bên ngoài cũng vỡ và bầu trời bên trong hội nhập với bầu trời bao la.
Người chết có ý thức sẽ trải qua những kinh nghiệm tuyệt diệu. Chết dường như không phải là kẻ thù với người đó, chết tựa như bạn người đó. Chết dường như là thống nhất vĩ đại với điều thiêng liêng, với cái bao la. Người chết có ý thức cũng có thể nhận sinh thành mới một cách có ý thức. Người được sinh ra có ý thức, cuộc sống của người đó hoàn toàn khác bởi vì người đó không lặp lại cùng những việc mà người đó đã lặp đi lặp lại nhiều lần trước đây. Tất cả những cái đó trở thành ngớ ngẩn và vô nghĩa đối với người đó. Cuộc sống người đó trở thành cái gì đó mới mẻ, cuộc sống người đó đi vào chiều hướng mới. Và chứng kiến của người đó vẫn tiếp tục; người đã là nhân chứng vào lúc sinh thành, người đã là nhân chứng vào lúc chết trước đây, người đó vẫn còn là nhân chứng trong suốt cuộc đời mình.
Vậy chỉ trong một lần chết bạn có thể chết hoàn toàn có ý thức, và chỉ trong một lần sinh bạn có thể hoàn toàn có ý thức; từ sau đó vòng sinh tử dừng lại. Từ sau đó bạn sẽ biến mất khỏi thế giới thân thể. Bởi hiện tượng biến mất này mà ở Ấn Độ chúng ta đã phát minh ra một từ rất hay: kaivalya. Đây là một từ kì diệu. Kaivalya nghĩa là “Tôi một mình. Chỉ tôi và không có gì khác; chỉ tôi, chỉ tâm thức, chỉ linh hồn này, không gì khác; chỉ có người quan sát, chỉ có nhân chứng, không gì khác. Tất cả những cái khác chỉ là trò chơi, tất cả những cái khác chỉ là mơ. Chân lí duy nhất là tâm thức chứng kiến. Người thấy duy nhất là chân lí, cái được thấy không phải là chân lí.” Kaivalya là tên đặt cho kinh nghiệm này.
Hiểu điều này thêm một chút. Bạn là đứa trẻ, thế rồi bạn trở thành thanh niên, và thế rồi bạn trở thành già. Tuổi thơ trôi qua và tuổi thanh xuân tới, tuổi thanh xuân qua đi và tuổi già tới. Điều này có nghĩa là bạn không gì ngoài sự thay đổi thường xuyên. Tuổi thơ, tuổi thanh xuân, tuổi già đều không còn lại - mọi thứ đều thay đổi. Nhưng có cái gì đó bên trong bạn không thay đổi không? Bạn khổ, thế rồi bạn trở nên hạnh phúc; bạn hạnh phúc thế rồi bạn trở nên khổ; bạn an bình thế rồi bạn bất ổn; bạn bất ổn thế rồi bạn trở nên an bình - mọi thứ đều thay đổi. Bạn giầu, bạn trở thành nghèo; bạn nghèo, bạn trở thành giầu - mọi thứ đều thay đổi. Nhưng có một cái gì bên trong bạn không thay đổi không?
Nếu không có cái như vậy bên trong bạn, thế thì bạn đơn giản không có đó chút nào. Thế thì cái gì là nghĩa của hiện hữu của bạn ở đó? Vậy thế thì ai sẽ xâu chuỗi tuổi thơ của bạn, tuổi thanh xuân của bạn và tuổi già của bạn, giống như dây hạt cườm? Vòng hạt cườm là một vòng cổ chỉ khi các hạt cườm của nó được xâu chuỗi với nhau. Nếu không có sợi dây bên trong để xâu chuỗi chúng lại mà chỉ có các hạt cườm thôi, thế thì không chỉ không có vòng hạt mà mọi hạt cườm cũng tản mát hết.
Tuổi thơ của bạn có đó tựa như một hạt cườm, tuổi thanh xuân của bạn có đó như một hạt cườm, tuổi già của bạn có đó như một hạt cườm - nhưng sợi dây để xâu chuỗi chúng lại với nhau đâu? Nhân tố liên tục đó ở đâu? Và nhân tố liên tục đó là chân lí. Tất cả những cái khác đều thay đổi. Định nghĩa của Ấn Độ là ở chỗ bất kì cái gì thay đổi, chúng ta đều gọi nó là mơ. Để điều này được hiểu đúng.
Chúng ta có định nghĩa riêng của mình về từ mơ. Bất kì cái gì thay đổi, chúng ta gọi nó là mơ, còn cái gì không bao giờ thay đổi, chúng ta gọi nó là chân lí. Cho nên tuổi thơ trôi qua tựa mơ; tuổi thanh xuân trôi qua tựa mơ; hạnh phúc tới rồi đi, bất hạnh tới rồi đi; hệt như mơ tan biến, mọi thứ cứ biến mất. Do đó những người thấy của Ấn Độ nói, đó là mơ bao la trải khắp quanh bạn.
Có hai kiểu mơ. Một kiểu là mơ cá nhân của bạn, mơ bạn thấy khi ngủ trong đêm. Kiểu kia là mơ chung bạn thấy trong khi đang tỉnh thức ban ngày. Nhưng không có khác biệt giữa hai kiểu này, bởi vì chúng cả hai đều vẫn đang thay đổi. Mơ ban đêm bị thành giả bởi sáng hôm sau, còn mơ cuộc đời bị thành giả bởi cái chết. Một thời điểm tới khi tất cả những cái đã được chứng kiến trở thành vô dụng. Thế thì có chân lí nào không? Nhưng ngay cả để tồn tại mơ hẳn phải có cơ sở của chân lí. Ngay cả để có thay đổi cũng phải có cơ sở nào đó không thay đổi; bằng không thì không thể có thay đổi được. Cơ sở đó là ở đâu? Nó nằm bên trong chúng ta. Kinh của hiền nhân này nói: chứng kiến là cơ sở.
Bạn đã thấy tuổi thơ của mình; tuổi thơ đã thay đổi nhưng người thấy bên trong bạn là không đổi. Thế rồi tuổi thanh xuân tới và bạn thấy nó; thế rồi tuổi thanh xuân cũng qua đi nhưng người thấy nó là không đổi. Đó chính là cùng người thấy người đã thấy tuổi thơ, người đã thấy tuổi thanh xuân, người đã thấy tuổi già; người đã thấy việc sinh, người đã thấy cái chết; người đã thấy hạnh phúc, người đã thấy bất hạnh; người đã thấy thành công và thất bại. Mọi thứ đều thay đổi, duy nhất một người cứ thấy, người cứ kinh nghiệm mọi thứ là không thay đổi. Chính người thấy này là cái chúng ta gọi là linh hồn; đó là chân lí. Biết được người này, cái không thay đổi, chính là kaivalya.
Kaivalya được kinh nghiệm vào ngày một người, với việc tách bản thân mình ra khỏi mọi mơ, tách bản thân người đó ra khỏi mọi hạt cườm, đi tới biết bản thân mình là sợi dây luồn qua tất cả chúng. Cái ngày người đó đi tới biết rằng, “Tâm thức không ngưng này, tâm linh chứng kiến này, đây là điều tôi là; tôi chỉ là tâm thức này”... khi việc nhận ra như thế trở thành kinh nghiệm được kết tinh - không phải là ý nghĩ mà là kinh nghiệm, không phải là lời nói mà là nhận ra - chúng ta gọi người như thế là người đã đạt tới kaivalaya. Người đó đã biết cái một đáng biết, người đó đã đạt tới cái một đáng đạt tới. Và trong việc đạt tới cái một một mình đó người ta đạt tới mọi thứ; và trong khi đánh mất cái một một mình đó, người ta đánh mất mọi thứ.
Chúng ta cố gắng nắm bắt các giấc mơ, nhưng ngay trước khi ta nắm được chúng, chúng bị mất đi và nắm tay của chúng ta còn trống rỗng. Trong đêm chúng ta đã thấy rằng mình là hoàng đế; sáng hôm sau tay chúng ta trống rỗng. Trong cuộc đời chúng ta thấy mình đã trở thành cái này, chúng ta thấy mình trở thành cái kia; vào lúc chết tay chúng ta trống rỗng. Bất kì ai ta đã nắm giữ như của riêng mình - bất kì ai ta đã nắm giữ trong nắm tay mình - họ đều biến mất tựa như không khí trong nắm tay vậy. Tay nắm lại và không khí biến mất khỏi nắm tay. Mọi thứ đều chứng tỏ là mơ.
Nhớ lấy, chính nghĩa của chúng ta về “mơ” chỉ là thế này, rằng bất kì khi nào có thay đổi đều không có chân lí. Cái gì là cái không thay đổi và thống nhất? Bạn cứ đi tìm trong thế giới này và bạn sẽ thấy rằng không đâu có chân lí không thay đổi, thống nhất cả. Chỉ khi bạn tìm kiếm vào bên trong bản thân mình bạn sẽ thấy trong người quan sát cái liên tục đó, cái toàn vẹn đó mà là thống nhất. Cái đó được gọi là kaivalya. Nếu bạn biết cái một đó trong khi sống, thế thì vào lúc chết, lúc vứt bỏ thân thể, cái một với Brahman, thực tại tuyệt đối, được kinh nghiệm.
Do đó, hỡi người hồn nhiên! trở nên tỉnh thức tránh tất cả những chọn lựa nhị nguyên.
Làm sao chúng ta sẽ có khả năng biết về cái một này? Quá trình là: tránh mọi vikalpa, mọi chọn lựa trong nhị nguyên. Từ vikalpa này cũng đáng hiểu. Vikalpa nghĩa là mọi thứ có cái đối lập của chúng - mọi cái đối lập đó là vikalpa. Chẳng hạn, hạnh phúc: đối lập của nó là bất hạnh.
Nếu bạn muốn hạnh phúc, bạn cũng sẽ nhận bất hạnh. Bạn sẽ phải mang nó. Đó là cái giá người ta phải trả vì hạnh phúc. Nếu bạn muốn yêu, bạn cũng sẽ phải đương đầu với ghét nữa, đó là cái giá. Nếu bạn muốn thành công, thất bại cũng sẽ đến trên con đường của bạn; nó là cái bóng của thành công, nó đi cùng với thành công. Vikalpa nghĩa là thế giới nhị nguyên, nơi mọi thứ đều có hai phần; bạn ham muốn phần này và bạn nhất định bị vướng vào phần kia nữa. Không có cách nào được cứu khỏi tình huống này.
Cách duy nhất để được cứu khỏi nó là vứt bỏ cả hai, trở thành vô chọn lựa. Điều đó nghĩa là bất kì khi nào có nhị nguyên, đừng chọn lựa, bỏ mọi chọn lựa. Hiểu điều này thêm chút nữa, bởi vì chính vấn đề này đưa người ta đi rất sâu. Bất kì khi nào có khả năng của hai - bất kì khi nào..! Nếu bạn muốn an bình, bạn sẽ tiếp tục bị mắc vào bất ổn. Điều này có chút khó hiểu. Chúng ta có thể hiểu được tính nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, kính trọng và bất kính; nhưng tôi nói cả an bình và bất ổn nữa. Nó là cùng một sự vật, vấn đề nhị nguyên. Không chỉ điều này: nếu bạn muốn giải thoát bạn sẽ cứ rơi vào tù túng bởi vì nhị nguyên là như nhau ở đây nữa, các cái đối lập đang đối diện với nhau ở đây nữa; khả năng chọn lựa là như nhau. Cho nên một người nói người đó muốn giải thoát, người đó sẽ bị sập bẫy.
Giải thoát đến với người không chọn lựa giữa những cái nhị nguyên; an bình thuộc về người không chọn lựa giữa những cái nhị nguyên - người không yêu cầu an bình. Người nói, “An bình hay rối loạn, tôi không định chọn giữa hai thứ này” - người như vậy trở thành an bình. Hoa của tình yêu nở trong cuộc đời của người không chọn lựa yêu chống lại ghét, người nói, “Tôi không muốn cả yêu lẫn ghét, tôi dửng dưng với cả hai; tôi xin được tha thứ cho cả hai, tôi không muốn xen vào cái nào trong hai điều này.” Hoa của tình yêu nở trong cuộc đời của người như vậy.
Bất kì khi nào có nhị nguyên, bất kì khi nào có vikalpa - tuỳ chọn - bất kì khi nào có khả năng chọn lựa, đừng chọn. Nhưng chúng ta bao giờ cũng chọn! Và chúng ta không có khả năng hiểu được rằng chọn lựa của chúng ta chính là vướng mắc. Khi bạn chọn hạnh phúc, bạn cũng đã chọn bất hạnh rồi, bất hạnh đã tới rồi, bất hạnh cũng đã bước vào cửa nhà bạn rồi. Tại sao?
Hiểu quá trình này đi. Tôi ham muốn hạnh phúc - ham muốn này ngụ ý nhiều điều. Một, nó ngụ ý rằng bây giờ tôi bất hạnh. Chỉ người bất hạnh mới muốn hạnh phúc. Tại sao người hạnh phúc ham muốn hạnh phúc? Chúng ta chỉ đòi hỏi cái mà chúng ta không có, chúng ta không đòi hỏi cái chúng ta đã có. Đó là lí do tại sao không ai đòi hỏi bất hạnh, bởi vì mọi người đều đã có nó. Người ta đòi hỏi hạnh phúc bởi vì người ta không có nó. Cho nên ngày bạn nói bạn muốn hạnh phúc ít nhất bạn đã làm một điều rõ ràng - rằng bạn đang bất hạnh.
Thứ hai là, với bất kì hạnh phúc nào bạn đang đòi hỏi, nếu bạn không đạt được nó, bạn sẽ trượt sâu thêm vào bất hạnh - và không có gì đảm bảo đạt được hạnh phúc này. Và nếu bạn quả có đạt được nó, dầu vậy bạn vẫn sẽ trượt vào trong bất hạnh bởi vì bây giờ bạn đã đi tới biết bao nhiêu mơ ước bạn đã dựng lên xung quanh nó mà chẳng cái nào trong chúng được đáp ứng.
Mọi hạnh phúc đều dường như ở xa xa, trong tương lai, nhưng khi bạn tới gần hơn nó biến mất. Chừng nào mà hạnh phúc còn chưa là của bạn, nó còn là hạnh phúc; khi nó trở thành của bạn, nó biến thành bất hạnh. Hạnh phúc là ở nơi xa xa. Hạnh phúc không có trong các vật, nó ở trong khoảng cách, nó ở trong hi vọng của bạn, nó ở trong chờ đợi của bạn. Khi nó tới, hay khi nó tới gần hơn, nó bắt đầu biến mất, và ngay lúc nó ở trong tay bạn, nó trở thành bất hạnh.
Không hạnh phúc không bất hạnh nào là có cố hữu trong bất kì cái gì. Khoảng cách càng lớn, hạnh phúc dường như càng lớn; khi nó lại gần hơn, bất hạnh lớn hơn. Đây là cái bẫy rất phức tạp. Bất kì cái gì chúng ta đem lại gần, bất hạnh bắt đầu tràn lan ra từ nó. Chúng ta càng đòi hỏi hạnh phúc... Một, bạn sẽ không nhận được nó, bởi vì chẳng có gì được nhận bằng việc đòi hỏi; và khi bạn không nhận được nó, bạn sẽ thất vọng. Hai, cho dù bạn có nhận được nó, bạn cũng sẽ đương đầu với thất bại, và trống rỗng sẽ bao quanh bạn, rằng mọi nỗ lực của bạn đã biến thành vô tích sự, không có gì thực sự được đạt tới; người ta hối hả, lao động vất vả và tất cả những cái nhận được là như thế này sao? Cái dường như lấp lánh thế từ khoảng cách xa... Bất kì âm nhạc nào nghe từ xa đều có vẻ tinh tú.
Nếu bạn chọn lựa bạn sẽ trở nên dính líu trong thế gian. Thế gian là trong chọn lựa, giải thoát là trong vô chọn lựa. Chỉ đừng chọn thôi! Khi hạnh phúc đến, chấp nhận nó; khi bất hạnh đến, chấp nhận nó. Nhưng đừng có chọn lựa nào bên trong đó rằng, “Tôi muốn cái này.” Người không đưa ra bất kì nhu cầu nào trong thế giới này sẽ trở thành tự do với thế giới này. Để điều này chìm sâu hơn một chút vào bạn đi. Người không yêu cầu điều gì từ thế giới này không thể bị mắc bẫy bởi thế giới. Nếu bạn yêu cầu bất kì điều gì từ thế giới này, bạn sẽ bị mắc bẫy. Nếu bạn nhận được điều bạn yêu cầu từ thế giới, bạn bị mắc bẫy. Nếu bạn không nhận nó, thế nữa bạn cũng bị mắc bẫy. Bạn bị mắc bẫy bởi chính việc hỏi; điều đó không liên quan đến việc được nó hay không được nó.
Người câu cá gắn mồi vào lưỡi câu. Chỉ với điều đó cá sẽ thấy an toàn với lưỡi câu mà thường nó không há mồm chút nào. Cá há mồm là bị mắc câu. Cá há mồm vì mồi; không cá nào ngu đần há mồm vì lưỡi câu. Mọi cá sẽ há mồm vì mồi, và đó là lí do tại sao người câu cá chỉ ngồi đợi sau khi thả cần câu xuống nước. Cá bị mắc bẫy bởi mồi.
Mọi người đều muốn hạnh phúc, và lưỡi câu của bất hạnh đi ra từ hạnh phúc. Mọi người đều ham muốn kính trọng, và lưỡi câu của bất kính xuất hiện ra từ chính sự kính trọng. Mọi người đều muốn được an bình, và chính an bình trở thành rối loạn. Nghĩ về con cá không chọn lựa cái gì trong hai điều - mồi và lưỡi câu; nó chỉ dửng dưng bơi qua mồi này. Không thể nào bắt được con cá này.
Sống trong thế giới giống như con cá này không chọn lựa, không đòi hỏi gì. Thế thì không thể có tù túng cho bạn được, bạn không thể bị mắc bẫy được.
Trở thành sannyasin có nghĩa là từ bỏ mọi chọn lựa các tuỳ chọn. Cho nên nhớ lấy, tính chất sannyas không phải là chọn lựa chống lại thế giới. Và những người đã cho sannyas ý nghĩa chống lại thế giới sẽ vẫn còn bị vướng mắc trong thế giới.
Có những người nói, “Sannyas là chống lại thế giới; và chúng tôi đang trong thế giới - làm sao chúng tôi có thể nhận tính chất sannyas được? Chúng tôi sẽ nhận tính chất sannyas khi chúng tôi từ bỏ thế giới này.” Sannyas của họ cũng là nhị nguyên. Sannyas và thế giới đối với họ là hai phía, đối lập. Họ nói rằng nếu họ chọn thế giới, làm sao họ có thể chọn tính chất sannyas được? Hay nếu họ chọn tính chất sannyas, làm sao họ cũng có thể chọn thế giới được? Nếu tính chất sannyas là nhị nguyên, thế thì mọi ý nghĩa của sannyas đều mất. Chính nghĩa của sannyas là trở thành bất nhị. Bây giờ chúng ta không chọn lựa! Bất kì cái gì xảy ra đều được chấp nhận, cái gì không xảy ra là không được yêu cầu. Trạng thái con người như thế là sannyas. Thế thì bạn có thể là một sannyasin ở bất kì đâu. Thế thì sannyas là trạng thái con người, không phải là một chọn lựa phương án.
Bản kinh này nói:
Do đó, hỡi người hồn nhiên! tỉnh thức để tránh tất cả chọn lựa nhị nguyên.
Tỉnh thức chỉ xảy ra khi người ta trở nên tránh mọi chọn lựa trong nhị nguyên:


Khi người ta thấy linh hồn bất nhị qua chứng ngộ nirvikalpa - tỉnh thức vô chọn lựa - đó là khoảnh khắc cái nút dốt nát trong tim tan biến hoàn toàn.
Có hai kiểu tỉnh thức. Một là savikalpa samadhi, tỉnh thức có chọn lựa. Đó là tỉnh thức nhân danh. Savikalpa samadhi - tỉnh thức có chọn lựa - nghĩa là ai đó chọn trở nên an bình. Hiểu điều này cho đúng.
Thường đây là điều mọi người chọn lựa trước hết. Khi người ta quá bị tổn thương bởi thế giới họ trở nên rối trí, bất ổn và thế rồi họ nghĩ đạt tới an bình qua thiền. Họ chọn an bình chống lại rối loạn. Họ bắt đầu tìm an bình qua thiền, nhưng sâu bên trong an bình này vẫn còn che giấu khuôn mặt của bất ổn. Phương án đó bao giờ cũng hiện diện đấy, bởi vì ngay chỗ đầu tiên bạn đã chọn an bình chống lại rối loạn. Bạn không thể tự do với cái đối lập của cái bạn đã chọn; nó sẽ vẫn còn hiện diện. Nhiều nhất điều có thể xảy ra là ở chỗ phía bạn đã chọn có thể trèo lên đỉnh còn phía bạn không chọn có thể vẫn còn tại đáy - nhưng nó không thể bị phá huỷ.
Chọn lựa không bao giờ có thể đưa người ta ra khỏi nhị nguyên; nhị nguyên vẫn còn đó. Bạn có thể chọn, nhưng bởi vì chính sự kiện chọn lựa đó cái đối lập của nó vẫn còn hiện diện. Cho nên bạn thậm chí có thể trở nên an bình, nhưng an bình của bạn sẽ chỉ trên bề mặt. Việc an bình của bạn sẽ chỉ trên bề mặt và rối loạn sẽ vẫn còn ẩn kín bên trong. Và bạn bao giờ cũng sẽ sợ hãi rối loạn bùng phát vào bất kì khoảnh khắc nào. Hạt mầm của rối loạn vẫn còn đấy và nỗi sợ việc nhú ra của nó ra cũng sẽ vẫn còn.
Đây là lí do tại sao mọi người chạy khỏi thế giới, bởi vì trong thế giới họ sợ rối loạn vẫn đang còn ẩn kín bên trong họ, điều rất có thể bùng phát vào bất kì khoảnh khắc nào nếu ai đó gợi nó ra một chút. Người trốn chạy hướng về rừng sâu không phải là chạy khỏi bạn đâu, người đó đang chạy khỏi rối loạn ẩn kín bên trong bản thân mình. Nếu người đó dường như chạy xa khỏi bạn, đấy chỉ là vì nỗi sợ rằng bạn có thể khơi ra tầng rối loạn bên trong của người đó. Chồng trốn vào rừng sâu không phải là để trốn khỏi vợ mình mà là để trốn khỏi vô dục mà người đó đã áp đặt lên bản thân mình. Dục tính vẫn còn ẩn náu bên trong người đó, bởi vì bất kì ai hiểu về vô dục là chống lại dục tính đều không thể được tự do với hạt mầm của dục tính. Người chọn lựa sẽ vẫn còn bị buộc vào cái đối lập.
Chính ý nghĩa của chọn lựa là ở chỗ chúng ta đang chọn chống lại cái gì đó. Và bất kì cái gì chúng ta đã chọn chống lại sẽ tiếp tục theo đuổi chúng ta. Bất kì cái gì chúng ta đã bố trí trên bề mặt, phía dưới nó vẫn hiện diện cái chống lại cái chúng ta đã chọn - bởi vì cái đó nữa cũng là một phần của nó.
Thực ra chúng ta đã phân chia cuộc sống ra làm hai phần - một phần chúng ta đã chọn, phần kia chúng ta không chọn - trong khi chúng cả hai là những phần toàn vẹn. Phần chúng ta không chọn sẽ đi đâu? Nó vẫn còn lại với chúng ta. Và thế rồi bạn sẽ sợ rằng nếu bạn ở cùng với mọi người, nếu bạn có gia đình, có doanh nghiệp, và ở trong chợ, phần đang ẩn kín trong bạn sẽ bật ra ngay khi ai đó hơi mò vào. Do đó, chạy đi! Chạy thật xa tới chỗ không ai có thể làm cho bạn thấy điều đang ẩn kín bên trong. Nhưng điều đó sẽ không phá huỷ nó. Người ta có thể sống trên Himalaya hàng nghìn năm, nhưng ngày người đó quay lại chợ người đó sẽ thấy rằng cả nghìn năm đó đã bị phí hoài. Phố chợ lại sẽ gợi ra điều bị giấu kín bên trong và nó sẽ đi ra chỗ trống.
Tỉnh thức chọn lựa nghĩa là bạn đã trở thành im lặng bằng chọn lựa.
Tỉnh thức vô chọn lựa nghĩa là bạn đã vứt bỏ mọi chọn lựa. Chỉ tỉnh thức vô chọn lựa - điều có nghĩa là bạn không phân chia mọi sự vật thành hai phần - là tỉnh thức. Tỉnh thức có chọn lựa không gì khác hơn là lừa dối về tỉnh thức. Nhưng người ta trước hết đến với tỉnh thức có chọn lựa; người ta chọn sannyas vì bị thất vọng bởi thế giới. Điều đó là tự nhiên, vì bị đau khổ bởi thế giới mà người ta chọn tính chất sannyas.
Điều thứ hai sẽ xảy ra chỉ khi người ta trở nên mệt mỏi vì tính chất sannyas, khi người ta sẽ kinh nghiệm rằng giống như bất kì hai điều đối lập nào, sannyas và thế giới cũng là hai phần của cùng một bản giao hưởng. Cái ngày mà mà người ta sẽ vứt bỏ chọn lựa là như vậy. Ngày đó sannyas thực sẽ nở hoa. Ngày đó người ta sẽ không chọn lựa. Ngày đó người ta sẽ vứt bỏ chọn lựa như vậy. Ngày đó người ta sẽ hiểu, “Trong chọn lựa là thế giới, và do đó tôi không chọn thêm nữa. Bây giờ bất kì cái gì xảy ra, tôi chấp nhận nó; bất kì cái gì không xảy ra, tôi không bận tâm về nó. Bây giờ tôi sẵn lòng - trong bất kì cách thức nào sự tồn tại chăm nom tới tôi, tôi đều sẵn lòng... Bây giờ không còn tiếng nói của tôi về bất kì cái gì ngược với sự tồn tại. Bây giờ nếu bất hạnh tới, điều đúng đang xảy ra. Nếu hạnh phúc tới, điều đúng đang xảy ra. Bây giờ tôi không tách bản thân mình và nói rằng nó phải xảy ra chỉ theo cách nào đó. Bây giờ tôi không có mong đợi, đòi hỏi và phàn nàn của riêng tôi. Tôi đã từ bỏ phàn nàn.”
Cái ngày người ta từ bỏ phàn nàn tỉnh thức vô chọn lựa xảy ra. Ngày đó sẽ không còn tù túng cho bạn trong thế giới này. Cho dù toàn bộ thế giới trở thành giam cầm và nó thiết chặt bản thân nó xung quanh cơ thể bạn tựa như con bạch tuộc, sẽ không có tù túng, bởi vì bạn chấp nhận cả điều ấy; nó là được.
Nếu ai đó đặt cùm vào tay tôi, nhớ cái cùm đó không phải là xiềng xích bởi vì người đặt nó vào tay tôi tin nó là vậy; nó là tù túng chỉ nếu tôi tin nó là tù túng. Nó có thể là tù túng chỉ nếu tôi tin nó là như vậy - điều đó tất cả tuỳ thuộc vào niềm tin của tôi. Tôi có thể đưa tay ra và yêu cầu đặt cùm vào tay tôi.
Có một biến cố rất thú vị và đẹp đẽ trong cuộc đời của Ramakrishna. Từ ngay tuổi thơ Ramakrishna đã là người có tâm trí hướng về điều thiêng liêng. Cậu bé khó về được nhà nếu phải đi ngang qua ngôi đền. Nó sẽ nhảy múa ở đó, nằm dài trên bậc thềm ngôi đền, và nếu ai đó thốt ra tên của Rama, nó sẽ vào trạng thái kiểu như mê. Cho nên mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng đứa trẻ này sẽ không sống được cuộc sống trần tục, không có hi vọng nào như thế cả.
Tuy nhiên, trách nhiệm của bố mẹ là khi cậu bé đến tuổi phải hỏi nó liệu nó có muốn lấy vợ không. Họ hỏi cậu thanh niên, “Rama” - tên thật, tên cúng cơm của cậu là Gadadhar - “con sẽ lấy vợ chứ?” Họ cứ tưởng rằng Ramakrishna sẽ từ chối. Nhưng Ramakrishna sung sướng với câu hỏi đó và nói, “Lấy vợ là gì và nó giống cái gì vậy? Con chắc chắn sẽ làm điều đó!” Bố mẹ sửng sốt giật lùi. Họ cứ tưởng rằng đứa con mang bản tính của một sannyasin và rằng nó sẽ không muốn lấy vợ, nhưng cái gì thế này? Họ bắt đầu đi tìm cô dâu.
Một cô dâu được chọn; cô ta thật trẻ theo độ tuổi, cô ấy còn trẻ hơn Ramakrishna tám đến mười tuổi. Ramakrishna tới gặp cô gái và mọi người trong gia đình cũng đi cùng. Mẹ Ramakrishna đã đặt ba ru pi trong túi cậu để phòng khi cậu cần tới cho việc gì đó, mặc dầu làng của cô dâu cũng không xa lắm. Ramakrishna được cho mặc quần áo mới và tề chỉnh cho cơ hội này. Khi tới làng cô dâu, cậu thấy cô gái; cô ấy rất đáng yêu. Ramakrishna đặt ba đồng ru pi lên chân cô gái và chạm vào chân cô. Mọi người thấy điều đó xảy ra đều rất lấy làm bối rối và nói, “Cháu điên hay sao? Cô ấy sắp làm vợ cháu, mà cháu chạm chân cô ấy! Mà tại sao cháu đã đưa cho cô ấy ba đồng ru pi kia?”
Ramkrishna nói, “Cô ấy trông đáng yêu như mẹ cháu.” Ramakrishna chỉ biết một tình yêu, tình yêu của người mẹ. Cậu ta nói, “Cô ấy đáng yêu đến thế, hệt như mẹ cháu! Cháu sẽ gọi cô ấy là ‘mẹ’. Có gì khác biệt nếu cô ấy cũng là người vợ?”
Sau này khi họ đã cưới nhau, nhưng Ramakrishna bao giờ cũng gọi Sharda là ‘Mẹ’ và ông ấy vẫn tiếp tục chạm vào chân cô ấy. Và khi ngày kỉ niệm nữ thần đức mẹ Kali tới, Ramakrishna sẽ đặt Sharda lên ngai và thờ cô ấy. Ông ấy sẽ nói, “Khi có một người mẹ sống, cần gì thần tượng.” Có vợ không phải là tù túng; ông ấy không bao giờ nhìn cô ấy như tù túng. Ông ấy chìa tay ra và nhận lấy cái cùm.
Mọi thứ đều phụ thuộc vào thái độ của bạn. Bất hạnh là bất hạnh bởi vì bạn bác bỏ nó và bạn ham muốn hạnh phúc. Bất hạnh là vì bạn ham muốn cái đối lập của nó, bằng không bất hạnh là gì? Bất hạnh bị che giấu trong đòi hỏi của bạn về cái đối lập. Bất ổn là gì? Bất ổn là vì bạn ham muốn an bình. Thế giới của chúng ta nằm trong chọn lựa của chúng ta.
Kinh này nói: Bất kì ai trở thành vô chọn lựa đều thấy linh hồn bất nhị bởi vì người không chọn lựa trong thế giới bên ngoài - không hạnh phúc không bất hạnh, không yêu không ghét, không thế giới không giải thoát, không vật chất không Thượng đế - người đơn giản không chọn lựa, người mà mọi chọn lựa đã dừng lại, người đó lập tức đạt tới bên trong bản thân mình.
Người đạt tới vô chọn lựa thấy được linh hồn, và thế thì cái nút dốt nát trong tim hoàn toàn bị phá huỷ.
Củng cố cái ta, vứt bỏ cái ngã, vân vân, tồn tại cùng dửng dưng với chúng, như bình và quần áo, vân vân.
Hiểu từ udasin này đi, dửng dưng. Udasin, dửng dưng, không có nghĩa là udas, buồn. Udasin nghĩa là sống không bận tâm, sống không mục đích. Từ udasin đã gây nhiều tai hại. Có một phái những sannyasin dửng dưng, họ vẫn còn trong cái buồn tự áp đặt bởi vì họ nghĩ udasinata, dửng dưng, nghĩa là udasi, buồn.
Dửng dưng không có liên quan gì tới buồn; mối quan hệ chỉ ở âm thanh của các từ. Dửng dưng nghĩa là, “Tôi giữ không chọn lựa. Bất kì cái gì xảy ra, để cho nó xảy ra. Không phải là udasi, buồn, mà là udasinata, dửng dưng. Tất cả đều tốt, bất kì cái gì xảy ra cũng đều tốt cả.” Cũng tựa như người ta sống trong một ngôi nhà - thí dụ lấy trong kinh này là bình, quần áo, của cải, vân vân trong ngôi nhà - và người ta cứ đi vào đi ra thoải mái trong nhà. Nếu cái bình nằm đâu đó nó nằm ở đâu đó, người ta không cần chú ý tới nó. Nếu quần áo đang treo trong nhà, chúng cứ việc treo ở đó; người ta đi qua những thứ đó, người ta không cần để ý đặc biệt đến chúng.
Tương tự, bên trong chúng ta bản ngã của chúng ta treo đó, cùng với bất hạnh, hạnh phúc, đau khổ và lo âu, kí ức về hạnh phúc và bất hạnh - tất cả chúng đều nằm đó bên trong ta. Những thứ này giống như đồ vật trong nhà - bình, xoong nồi, quần áo, vân vân. Đi qua chúng theo cách tất cả đều tốt đẹp; bất kì cái gì có đó đều tốt. Không cần để ý đến chúng, không cần chọn lựa từ chúng, không cần bị hấp dẫn vào điều này và bị đẩy ra từ điều khác - đấy là ý nghĩa của dửng dưng.
Người dửng dưng rất vui nhộn, không buồn. Nhưng nhớ trong tâm ý nghĩa của vui nhộn. Vui nhộn nghĩa là bây giờ không có gì quấy rối người đó, và do đó đoá hoa bên trong bắt đầu nở; bây giờ không cái gì làm bận tâm người đó, do đó người đó còn trong phúc lạc bên trong bản thân mình.
Nếu bạn buộc áp đặt buồn lên chính mình, bạn sẽ không bao giờ có khả năng vui nhộn được. Người ta phải trở nên dửng dưng. Thử điều đó bằng cách thực nghiệm...
Bạn đang bước đi trên đường: quyết định vẫn còn dửng dưng với mọi thứ bạn bắt gặp trong năm phút. Thế thì ngôi nhà nào đẹp, ngôi nhà nào không đẹp, tất cả đều như nhau. Thế thì bất kì ai đi ngang qua - dù người ấy là giầu có hay nghèo khó, người ấy là người đáng kính hay bất hảo, người ấy là người lãnh đạo chính trị hay kẻ cắp - dù người ấy là bất kì ai, bạn không liên quan gì tới điều đó. Đàn bà đẹp đi ngang qua, đàn ông đẹp trai đi ngang qua, bộ quần áo của ai đó thanh nhã - bạn không quan tâm tới cái gì trong những chuyện này. Bước đi trên đường trong năm phút dường như nó là trống rỗng toàn bộ, hoặc bạn đi qua khu rừng rậm và không có gì hấp dẫn bạn. Thử điều này đi - vẫn còn dửng dưng - và bạn sẽ lập tức để ý rằng con đường đã mất hết mọi nghĩa. Nghĩa của nó là trong gắn bó bên trong của bạn.
Trong một kí sự Vidyasagar đã viết ông ấy đã nói rằng một buổi tối ông ấy đi dạo và đã thấy một quí ông Mô ha mét giáo đang bước phía trước mình. Ông này nữa ngày nào cũng đi dạo. Bỗng nhiên một người hầu chạy tới - Vidyasagar đang bước ngay đằng sau - và nói với ông bạn Mô ha mét giáo, “Thưa ông Sahib! Nhà ông bị cháy, xin ông về nhanh.” Mir Sahib đáp, "Tôi đang về đây." Nhưng ông ta vẫn bước đi theo nhịp cũ; cùng chuyển động chân, cùng các bước thong thả - không có gì thay đổi trong ông ta. Nghe tin cháy nhà, ngay cả tốc độ đi của Vidyasagar cũng thay đổi, nhịp thở của ông ấy trở nên nhanh hơn. Nhưng Mir Sahib vẫn tiếp tục bước theo cùng cách dửng dưng.
Người hầu cảm thấy phân vân, người đó lại nói to hơn một chút, “Ông không nghe thấy à? Nhà ông cháy đấy!” Mir Sahib nói, “Tôi đã nghe rồi,” và ông ta lại tiếp tục bước theo cùng cách thức hờ hững.
Vidyasagar đi lên trước và nói, “Ông đang làm gì vậy? Ông có hiểu điều người hầu nói không, rằng nhà ông bị cháy đấy?” Mir Sahib nói với Vidyasagar, “Được thôi, nhưng tôi làm được gì bây giờ sau khi nhà bị cháy? Tại sao tôi phải làm hỏng cuộc đi dạo của mình? Và tôi có một cơ hội này - nếu tôi có thể tiến hành cuộc đi dạo không bị ngăn cản bởi sự kiện nhà tôi cháy, tôi sẽ có hương vị của dừng dưng. Ngôi nhà đang cháy, được rồi, nhưng tôi sẽ bước theo cùng cách như tôi đã bước trước khi ngôi nhà bị cháy. Nếu tôi đổi dáng đi dù chỉ hơi chút, đó sẽ là thay đổi trong tâm thức tôi... cho nên điều đó là ổn thoả.” Và Mir Sahib vẫn tiếp tục bước theo cùng cách.
Vidyasagar đã viết thêm rằng ông ấy và người hầu của ông Sahib chạy về phía ngôi nhà cháy, bỏ mặc ông Sahib với việc đi dạo của ông ấy. “Chúng tôi thấy rất khó chịu và khi tới nhà chúng tôi đã giúp dập tắt ngọn lửa.” Và Vidyasagar nói ông ấy không thể nào ngủ ngon được đêm hôm đó. Nhưng với thái độ bình thản của Mir Sahib mà ông ấy đã thấy ngày hôm đó, rất rõ ràng là Mir Sahib phải ngủ an bình đêm ấy nữa. Đã có khác biệt nào ở đấy? Một người có bước đi không khác biệt - làm sao có thể có khác biệt nào trong giấc ngủ của ông ấy được?
Dửng dưng nghĩa là thái độ trung lập. Bất kì cái gì đang xảy ra cũng đều được, đều được chấp nhận; có trạng thái của như vậy, không có chọn lựa bất kì kiểu nào. Bất ổn không bị sinh ra bởi sự kiện rằng ngôi nhà bị cháy. Cố hiểu điều đó: bất ổn sinh ra bởi mong đợi rằng, “Nhà mình đáng không bị cháy được.” Có mong đợi ẩn kín rằng nhà của bạn phải không bị cháy. Bạn thậm chí có thể không biết về nó, nó bị giấu kín trong tâm trí vô thức rằng nhà bạn phải không bị cháy. Cho nên khi ngôi nhà bị cháy, mong đợi bên trong đó bị tan tành và điều đó làm đảo lộn bước đi của bạn, điều đó làm đảo lộn tâm thức của bạn. Nhưng những người không có mong đợi về bất kì loại nào, và bất kì điều gì xảy ra họ không có thái độ và sự nhất quyết chống lại nó, tâm thức của họ không bị đảo lộn. Sự không dao động của tâm thức này chính là udasinata, dửng dưng.


Mọi danh hiệu - từ Brahma, đấng sáng tạo, tới tảng đá - đều là giả. Do đó, được bắt rễ chỉ trong linh hồn, thấy linh hồn riêng của ông ở mọi nơi.
Mọi chức vụ, mọi danh hiệu và mọi danh tiếng đều là giả và nhân tạo. Dù đấy là tảng đá nằm trên vệ đường hay thượng đế được chúng ta đặt lên trời, tất cả đều vô dụng.
Vẫn còn chú ý chỉ tới cái một không là giả, vẫn còn bị cuốn hút vào một mình việc chứng kiến đó. Cho nên cho dù bạn là tảng đá, vẫn còn bị hấp thu vào trong cùng việc chứng kiến, và cho dù bạn là Brahman, đấng sáng tạo, vẫn còn bị cuốn hút vào trong cùng việc chứng kiến. Thế thì không chọn lựa sẽ là cần giữa việc trở thành tảng đá hay Brahman, bởi vì việc chứng kiến là một và như nhau. Nếu bạn nghèo, vẫn còn bị cuốn hút vào trong việc chứng kiến; nếu bạn trở nên giầu, vẫn còn bị cuốn hút vào việc chứng kiến. Thế thì nghèo khó và giầu có sẽ không tạo khác biệt nào cho bạn, bởi vì bên trong bạn cùng dòng suối chứng kiến sẽ tuôn chảy.
Mọi danh hiệu đều vô tích sự. Tất cả những cái được nhận từ bên ngoài đều vô tích sự. Chỉ cái được đạt tới từ bên trong là có nghĩa. Nhưng không cái gì khác hơn tâm thức chứng kiến được đạt tới từ bên trong. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi tình huống, cứ thấy linh hồn cư trú bên trong.
Bản thân tôi là Brahman - đấng sáng tạo; bản thân tôi là Vishnu - đấng duy trì; bản thân tôi là Shiva -đấng huỷ diệt; bản thân tôi là Indra - thủ lĩnh của tất cả các thần; bản thân tôi là vũ trụ này, và bản thân tôi là tất cả.
Không có gì khác hơn bản thân tôi.
Cùng một thái độ kaivalya - người kinh nghiệm tâm thức này, người biết về việc chứng kiến này, ‘người kia’ biến mất khỏi người đó. Người kia không còn có đó, chỉ tôi hiện hữu; mọi thứ đều là sự mở rộng riêng của tôi. Bởi vì cái ngày tôi đi tới biết tâm thức của riêng mình, tôi cũng đi tới biết rằng tâm thức của bạn không tách biệt với tâm thức của tôi.
Chừng nào tôi chỉ biết thân thể tôi, bạn là tách biệt với tôi, bởi vì thân thể tôi là tách biệt và thân thể bạn là tách biệt.
Hiểu điều đó theo cách này. Có một chiếc đèn đất đang cháy, có một chiếc đèn bạc khác đang cháy, và có một chiếc đèn vàng thứ ba đang cháy. Bây giờ nếu cả ba chiếc đèn này nhìn vào thân thể chúng, bằng đất sét, bằng bạc và bằng vàng, thế thì cả ba chúng là khác nhau. Chiếc đèn bạc sẽ nhìn xuống chiếc đèn đất và chiếc đèn vàng nhìn xuống chiếc đèn bạc và chiếc đèn đất. Nhưng bất kì một trong ba chiếc đèn này đều kinh nghiệm ngọn lửa - “Ta là ngọn lửa” - chiếc đèn đó liệu có thể nói với các chiếc đèn khác, “Bạn khác tôi!” được không? Không, bởi vì bây giờ nó sẽ thấy những chiếc đèn khác như ngọn lửa nữa. Bây giờ với cái đèn này thân thể đã trở thành vô nghĩa, dù chúng bằng đất sét, bạc hay vàng. Bây giờ chỉ có ngọn lửa là còn có ý nghĩa, mà đấy không phải là đất sét, không phải bạc, không phải vàng, chỉ đơn thuần là ngọn lửa. Với chiếc đèn đã kinh nghiệm rằng nó là ngọn lửa, mọi chiếc đèn của thế giới cũng đều trở thành một với nó: “Bây giờ ở đâu có lửa, đấy là tôi.”
Chừng nào chúng ta nhìn thân thể, chúng ta là tách biệt. Nhưng khi chúng ta đã thấy nhân chứng bên trong, chính là ngọn lửa vĩnh hằng của mình, tất cả chúng ta đều trở thành một và không tách rời. Thế thì nhân chứng ẩn bên trong con chim đang bay gần cây kia, cái đó nữa cũng là tôi. Và nhân chứng ẩn bên trong Brahman, đấng sáng tạo thế giới và đấng kiểm soát thế giới, cái đó nữa cũng là tôi. Thế thì người ăn xin trên phố cũng là tôi và hoàng đế ngồi trên ngai vàng cũng là tôi. Một khi kinh nghiệm về ngọn lửa bên trong đã bắt đầu, hình dạng trở thành vô nghĩa; thế thì thân thể, vật chất, trở thành vô nghĩa, chỉ có ngọn lửa trở nên có nghĩa.
Một điều thú vị nữa là ở chỗ dù chiếc đèn được làm bằng đất sét hay bằng vàng, không có khác biệt trong ngọn lửa. Liệu cái đèn đất có ngọn lửa đất còn đèn vàng có ngọn lửa vàng không? Không, không có khác biệt - ngọn lửa là ngọn lửa, như nhau ở mọi nơi. Thân thể không tạo ra khác biệt cho ngọn lửa. Cùng ngọn lửa chiếu sáng trong người dốt nát nhất như trong Phật. Nhưng Phật biết điều đó còn người dốt nát không biết. Và cái gì thực sự là khác biệt trong việc biết? Phật đã dừng bận tâm về hình dạng bên ngoài của chiếc đèn và đã phát hiện ra ngọn lửa bên trong; người dốt nát vẫn bị ảnh hưởng bởi hình dạng bên ngoài - trong thân thể đất sét, bạc hay vàng - và còn chưa có khả năng biết ngọn lửa bên trong. Nhưng ngọn lửa vẫn có đấy.
Đấy là cái ‘tôi’ trải rộng ra tất cả - việc nhận ra như vậy là adhyatma, tâm linh.
Có hai hay ba điều quan trọng cần nhắc tới. Ngay ngày đầu tiên tôi đã yêu cầu bạn phải vẫn còn vui nhộn, hân hoan, hạnh phúc và tươi cười; cười hết mức có thể được - thậm chí không cần lí do nào. Nhưng một điều tôi đã chủ ý bỏ ra. Tôi đã không yêu cầu bạn không cười không cần lí do nào trong khi tôi đang nói. Phần này tôi đã chủ ý bỏ lại. Tôi muốn phát hiện ra ba hay bốn cái gọi là người thông minh, những người chắc chắn phải tới đây - họ sẽ cười ngay cả trong khi tôi đang nói! Và do cái cười của họ mà họ sẽ mất đi việc hiểu điều tôi đang nói và sẽ gây cản trở cho người khác nữa. Và suy luận của tôi không phải là không đúng.
Ba hay bốn người 'thông minh' đang ở đây - một hay hai người trong họ tới từ Punjab. Tôi thường nghe nói rằng những người ở Punjab có chút ít thông minh thêm, nhưng tôi chưa bao giờ tin vào điều đó. Ngay cả bây giờ tôi cũng không tin vào điều đó, mặc dầu hai người bạn Punjab này đang cố gắng vất vả để làm cho tôi tin vào điều đó! Được thôi, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trong nhóm của họ hai hay ba người Gujaratis cũng làm cùng điều đó! Không có hi vọng về nhiều thông minh từ những người Gujaratis, nhưng họ vẫn ganh đua với người Punjab.
Thậm chí trong ngu si cũng có ganh đua! Và nhớ lấy, bao giờ cũng dễ dàng đi tới cực đoan, nhưng vấn đề là duy trì ở giữa. Hoặc là mọi người sẽ ngồi đó giữ cho khuôn mặt và nét mặt như xác chết, hoặc họ sẽ bắt đầu diễn đạt vui nhộn một cách ngu ngốc. Điều đó nữa cũng không là vui nhộn.
Nếu bạn làm âm thanh to mà không có lí do gì trong khi tôi đang nói, bạn không có ý tưởng gì về điều bạn đang làm. Bạn chỉ đang hấp dẫn sự chú ý của mọi người, bảo họ rằng bạn cũng đang ở đây. Đấy không phải là biểu hiện cho khôn ngoan và nó sẽ không ích lợi cho việc thiền của bạn theo bất kì cách nào. Khi tôi đang nói, đấy là lúc nên trở nên im lặng và yên lặng, gạt sang bên mọi hoạt động của tâm trí bạn để cho điều tôi đang nói có thể thấm nhuần vào bạn. Nếu tôi đang nói điều gì đó còn bạn cười khanh khách mà không có lí do gì, thế thì bất kì cái gì đi vào sẽ bị đẩy ra bởi sức mạnh của cái cười của bạn. Bạn ném nó ra. Cho nên hành động có suy nghĩ một chút đi. Nếu bạn không hành động có suy nghĩ, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đi sâu hơn được.
Điều thứ hai: hôm qua tôi đã đưa ra một hướng dẫn rằng chỉ trong khi thiền buổi sáng bạn có thể cởi bỏ trang phục hoàn toàn nếu bạn cảm thấy thích điều đó - nó là hữu dụng. Nhưng nó không hữu dụng chút nào trong buổi lễ kirtan buổi chiều, hát và múa cầu nguyện, và thiền buổi đêm. Đối với tôi, cả mặc quần áo lẫn ở trần đều không có ý nghĩa gì - chú ý đến điều đó. Nhiều lần điều đó bị hiểu sai. Nhiều lần người ta cảm thấy rằng có lẽ tôi đang nói rằng nếu bạn ở trần, bạn đạt tới giải thoát. Sự việc không dễ dàng đến thế, bằng không thì mọi chim chóc và con vật đã được giải thoát hết tới giờ. Và nếu giải thoát chỉ bị ngăn cản bởi việc mặc quần áo, thế thì chẳng có mấy khó khăn trong việc làm cho toàn bộ thế giới được giải thoát bằng cách làm cho mọi người ở trần hết. Không, vấn đề không dễ dàng và không rẻ rúng đến thế đâu.
Khi tôi nói rằng trong một khoảnh khắc nào đó trong thiền, nếu bạn cảm thấy rằng quần áo làm vướng víu bạn - trong chuyển động của thân thể bạn, trong cách diễn đạt - bỏ quần áo đi; thế thì ở trần sẽ có ích. Nhưng có thể có vài kẻ ngu, thực ra có đấy... Một số kẻ ngu níu bám vào quần áo, và một số kẻ ngu bắt đầu bám vào việc ở trần. Họ nghĩ rằng vì họ đang ở trần nên không có gì khác phải được làm. Cho nên tôi thấy có một hay hai người, người không tiến được bước nào về thiền, chỉ có ngồi trần ra đấy - và họ nghĩ thế này là đủ.
Không cái gì sẽ xảy ra chỉ bởi việc ở trần. Và tôi không nhấn mạnh vào việc ở trần - cả hai việc nhấn mạnh là như nhau. Một số người nghĩ rằng nếu bạn vứt bỏ tất cả quần áo khỏi thân thể bạn, cuộc sống bạn bị kết thúc; và một số nghĩ rằng nếu bạn vứt bỏ mọi quần áo, bạn đạt tới mọi điều - tâm trí của họ cũng gắn giá trị lớn cho việc mặc quần áo. Hai kiểu này là tương tự nhau. Người được che phủ bởi quần áo và sư ở trần - họ là tương tự nhau, tâm trí của họ là như nhau, không có khác biệt lớn giữa hai kiểu này. Cả hai đều tin rằng quần áo là quan trọng.
Tôi không bảo bạn bỏ quần áo bởi vì với việc ở trần bạn sẽ đạt tới giải thoát. Ở trần bạn đã vậy rồi - dưới quần áo bạn ở trần. Có khác biệt gì khi bạn ở trần không quần áo hay bạn ở trần bên trong quần áo? Khi tôi cho phép bạn cởi quần áo, điều đó có nghĩa là nếu và khi, trong lúc thiền, bạn cảm thấy hữu dụng của việc bỏ quần áo, khi năng lượng thân thể bạn thức dậy, khi năng lượng sinh học thức dậy do việc gõ búa sâu từ việc thở của bạn và bạn cảm thấy rằng quần áo cản trở bạn theo mọi cách, chỉ thế thì cởi quần áo ra; bằng không thì không có ý nghĩa gì khi làm như thế. Và cũng không cần cởi bỏ quần áo chút nào vào buổi lễ kirtan buổi chiều, cũng không cần phải làm như thế trong khi thiền buổi đêm. Và nếu bất kì ai cứ khăng khăng phải ở trần trong buổi kirtan buổi chiều hay thiền buổi đêm, chúng ta sẽ loại người đó ra khỏi đạo tràng.
Trong thiền sáng điều đó có cơ sở khoa học. Khi thở sâu và năng lượng thân thể bắt đầu thức dậy mạnh mẽ, quần áo có thể tạo ra cản trở. Thế thì bỏ quần áo của bạn ra là tốt. Và thế rồi trong bước thứ hai của việc thiền này, lúc tôi đang bảo bạn bỏ mọi loại ức chế và đừng kìm hãm bất kì cái gì mà thân tâm bạn cảm thấy thích làm, thế thì nếu nó cảm thấy thích cởi bỏ quần áo, làm vậy đi. Nhưng không có nhu cầu trong buổi kirtan hay trong buổi thiền đêm.
Đừng làm ở trần thành học thuyết; ở trần là phương sách thôi.
Điều thứ ba: một số sannyasin đàn ông và đàn bà phương Tây có thể tắm truồng tại giếng, thế rồi một số bạn Ấn Độ bu lại xem họ. Đừng ngu xuẩn thế. Nếu bạn muốn tắm truồng, làm vậy đi. Nhưng khi ai đó khác đang tắm truồng và bạn tới xem họ, bạn chỉ chứng tỏ thái độ bệnh hoạn và bị ức chế của mình mà thôi.
Có hai kiểu người điên. Một kiểu người điên được tạo nên từ những người muốn xem người khác tắm truồng; và cũng có một kiểu người khác muốn trưng bày mình ở truồng. Tâm lí học có những tên khác nhau cho cái ốm yếu của tất cả những người điên này. Ở phương Tây có nhiều vụ đưa ra toà án chống lại những người như vậy, những người bỗng nhiên phô bày bản thân mình ra cho ai đó. Họ được gọi là những người theo chủ nghĩa phô bày. Hai hay ba người bạn như vậy đã tới đây; toàn bộ niềm vui của họ dường như là ở chỗ người khác nên nhìn vào thân thể họ. Và thông thường đây là những người có thân thể chẳng đáng xem. Nếu họ là người có thân thể đáng xem, mọi người sẽ đến họ để chiêm ngưỡng thân thể họ. Những người có thân thể không đáng xem là những người đang đứng trần giữa đám đông; không ai tới xem họ cả, nhưng họ nghĩ ít nhất theo cách này ai đó có thể xem họ. Những người như thế với bệnh hoạn như thế không có lí do gì ở đây cả.
Và rồi có một số người tham gia vào việc xem người khác ở truồng. Họ cũng bệnh hoạn nốt! Nếu bạn thích ai đó, nếu bạn đang yêu ai đó và có thân mật gần gũi đến thế, thế thì quần áo tự bỏ theo cách riêng của chúng và họ ở truồng. Nhưng trong tình yêu đó họ không cảm thấy ở truồng, họ cảm thấy gần gũi hơn; chướng ngại của quần áo đã bị vứt bỏ. Nhưng chỉ tới và xem ai đó ở truồng mà bạn không có tình cảm thân thiết yêu thương là rất bẩn thỉu và hèn hạ và chỉ nói đến bệnh hoạn ẩn náu bên trong bạn.
Trong khi tôi tới đây, trong xe tôi còn có một cô sannyasin người Anh, Vivek. Khi ô tô dừng lại tại một góc, bốn hay năm kẻ đần tới và đứng cạnh xe. Tôi hỏi Vivek liệu ở Anh có kẻ đần lớn hơn những kẻ đang đứng ở đây không hay họ cũng như những người này? Cô ấy trả lời, “Hơi lớn hơn.” Tôi không nói gì nữa với cô ấy, bởi vì tôi chỉ đùa. Nhưng rồi hôm qua tôi được báo rằng mọi người đang tụ tập trong một đám đông gần giếng để xem người tắm. Cho nên hôm nay tôi định nói với cô ấy rằng cô ấy lầm, khó mà tranh đua được với Ấn Độ; kẻ đần là lớn hơn ở Ấn Độ.
Điều thứ tư: sau ba mươi phút thiền, khi tôi yêu cầu bạn yên tĩnh, im lặng, thế thì nếu bạn không có khả năng trở nên yên tĩnh và im lặng được, điều ấy chỉ có nghĩa là bạn không làm việc thiền nào, bạn chỉ cuồng loạn. Hiểu khác biệt này cho rõ ràng. Khi tôi nói, “Thở nhanh và mãnh liệt trong mười phút,” bạn phải là người chủ riêng của mình và có khả năng làm như vậy. Khi tôi nói, “Phát điên lên trong mười phút,” bạn cũng phải có quyền làm chủ để phát điên - bạn điên dứt khoát, việc điên không chiếm quyền bạn. Bạn đang tống ra kìm nén từ bên trong bản thân mình, theo ý chí của bạn. Và khi tôi nói, “làm âm thanh gõ búa của tiếng “hu - hu’ trong mười phút,” bạn đang làm việc ấy - nó phải không bắt giữ bạn, bằng không bạn đã trở thành nô lệ. Và thế rồi khi tôi nói, “Dừng hoàn toàn!” người không thể dừng được là cuồng loạn. Điều đó có nghĩa là vấn đề không còn dưới kiểm soát của người đó, bây giờ người đó không có khả năng dừng nó; người đó cứ gào lên, người đó cứ khóc. Điều đó có nghĩa là việc khóc đã chế ngự người đó.
Điều này sẽ không có tác dụng. Người như thế là người bệnh hoạn, người đó không thiền.
Thiền nghĩa là bạn định thiết lập việc làm chủ của mình. Và nếu việc làm chủ này không thể được thiết lập thế thì sẽ chẳng có gì khác biệt giữa cuồng loạn và thiền. Cho nên khi tôi nói “Dừng lại!” bạn phải dừng ngay lập tức. Ngay cả chậm trễ một khoảnh khắc trong đó chỉ ra rằng bạn đã mất quyền làm chủ của mình, và bất kì điều gì bạn đang làm trong khoảnh khắc đó đều trở thành chủ. Nếu bạn đang hét lên, nó đã bắt giữ bạn và bạn không có khả năng dừng được nó. Nếu việc la hét bắt bạn và bạn không có khả năng vứt bỏ nó, thế thì bạn sẽ không thể nào đi vào trong an bình được.
Làm chủ dẫn bạn vào an bình.
Có ba hay bốn người người đơn giản không dừng lại được thậm chí sau cả khi tôi đã yêu cầu mọi người dừng lại. Họ nghĩ rằng họ đã vào sâu thế trong thiền, bây giờ làm sao họ có thể dừng lại được? Bạn chưa đi vào thiền đâu! Và nếu điều này được làm lần nữa hôm nay, tôi sẽ yêu cầu họ phải bị loại ra, bởi vì họ cần điều trị thuốc men, không phải là thiền. Và sau ba mươi phút, khi bạn nghĩ rằng bây giờ cơn ho đến hay cái gì khác tựa như thế, xin đừng bị lẫn lộn. Ho là hiện tượng lây nhiễm. Một người ho, và thế rồi năm cho tới mười kẻ ngốc theo người đó. Cơn ho của người đầu tiên có thể là thật, nhưng năm cho tới mười người đơn giản chỉ theo sau người đó. Bạn có chú ý đêm qua không – việc ho cũng đã dừng sao? Bây giờ làm sao điều này xảy ra? Khi tôi yêu cầu bạn thậm chí không ho, làm sao no dừng lại? Bởi vì nó là giả.
Ho cũng không được phép. Thử thực nghiệm với nó mà xem; bạn sẽ không chết bởi việc không ho trong mười phút. Bạn không có ý tưởng nào về việc tâm trí bạn giở bao nhiêu thủ đoạn. Tâm trí nói, “Ho đang áp đặt theo cách của nó thực sự tệ, mình sẽ ho khe khẽ vậy.” Bạn thành công trong việc cản trở nó hơi chút, nhưng bạn ho. Bạn nghĩ, “Nhưng mình có thể làm được gì? - ho là bị ép buộc.” Không, nó không phải là điều ép buộc.
Bạn có chú ý rằng khi tôi nói ở đây liền một giờ rưỡi bạn thậm chí không ho lấy một tiếng, và khi tôi yêu cầu bạn yên tĩnh trong mười phút, bạn đột nhiên bị chế ngự bởi cơn ho không? Nếu cơn ho là thật, nó phải hiện diện trong cùng tỉ lệ qua suốt một thời kì. Nhưng nó không như vậy. Bạn đang ngồi trong rạp chiếu bóng, và không có ho trong ba giờ. Điều gì thực sự xảy ra? Thế rồi bạn vào ngôi đền và họ nắm quyền! Có vi khuẩn ho nào đang ngồi trong đền hay cái gì? Ho trong rạp chiếu bóng có thể hiểu được, chắc chắn ở đó có vi khuẩn trong chỗ đông người. Nhưng ho xảy ra trong ngôi đền, nơi mọi thứ đều sạch sẽ tinh tươm.
Lí do là tâm lí. Cơn ho này kéo đến cho bạn không mang tính thể chất, nó là tinh thần. Dừng nó lại! Dừng nó lại tuyệt đối! Cái gì có thể thực sự đi sai trong mười phút? Và nhiều nhất bạn có thể chết... mặc dầu chưa bao giờ nghe thấy nói về ai đó không ho được trong mười phút và chết bởi vì nó. Người ta có thể chết bởi vì ho trong mười phút, nhưng chưa bao giờ vì không ho trong mười phút. Xin hãy tử tế, dừng nó hoàn toàn đi. Chỉ là cái xác trong mười phút đó.
Khi tôi nói, “Dừng lại!” dừng hoàn toàn; đông cứng lại. Bằng không tất cả là vô dụng. Năng lượng nảy sinh nhưng nó không có cơ hội làm việc trên bạn; còn bạn, sau khi đã tiêu tán nó một cách sung sướng trong cơn ho và những cái đại loại như thế, trở về nhà. Thế rồi bạn đến bảo tôi rằng chẳng có gì xảy ra cả! Bạn đã ho - thế chẳng đủ để xảy ra sao? Họ đến bảo tôi rằng thiền đã không xảy ra cho họ, và tôi biết rằng họ đã ho suốt cả thời gian. Bây giờ thậm chí việc thiền đáng thương cũng bị trách cứ!
Thiết lập một chút làm chủ đi. Khi tôi nói, “Yên tĩnh,” thế thì phải có im lặng ở đây đến độ một tiếng kim rơi cũng nghe thấy được, dường như không một người ở đây, dường như tất cả đã biến mất. Chỉ thế thì kết quả...
Cũng vậy, khi tôi bắt đầu nói tiếng Anh bạn đừng đứng dậy. Cứ ngồi ở chỗ bạn đang đấy. Cư xử ít nhất cũng với hiểu biết nào đó đi. Khi tôi nói tiếng Hindu, những người không hiểu tiếng Hindu vẫn ngồi an bình. Còn khi tôi bắt đầu nói tiếng Anh, những người không hiểu tiếng Anh đơn giản đứng dậy và bỏ đi. Điều này chỉ ra sự thiếu kiên nhẫn và ngu si lớn.
Có khoảng năm chục bạn phương Tây ở đây. Họ cũng ở đây ngồi và lắng nghe. Nhìn vào khuôn mặt họ. Khi tôi đang nói tiếng Hindu, nhìn vào khuôn mặt họ. Họ dường như hiểu thậm chí còn sâu sắc hơn các bạn hiểu. Tại sao? Họ không hiểu ngôn ngữ chút nào, nhưng họ có kiên nhẫn ngần này - “Chúng tôi có thể không có khả năng hiểu, nhưng cái gì đó có ý nghĩa đang được nói ra; cho nên để chúng tôi ngồi yên lặng và lắng nghe nó.” Họ không có khả năng hiểu, nhưng im lặng này trong một giờ dứt khoát sẽ có lợi. Họ sẽ không có khả năng hiểu, vậy mà kiên nhẫn trong một giờ không là gì ngoài thiền. Nhưng rồi ngay khi tôi bắt đầu nói tiếng Anh, các bạn đứng dậy và đi. Điều đó nghĩa là bạn không có kiên nhẫn nào, không chờ đợi im lặng nào xảy ra, bạn cũng không quan tâm chút nào tới phiền nhiễu gây cho người khác. Xin nghĩ lại cho!
Một người bạn nhà thơ của tôi, một nhà thơ người Urdu, đã từng ở Thuỵ điển. Ông ta đã kể với tôi rằng khi ông ấy trích dẫn thơ của mình trong tiếng Urdu không ai hiểu cả, nhưng cả nghìn người vẫn ngồi im lặng. Ông ấy bảo tôi, “Tôi rất lấy làm ngạc nhiên. Tôi cứ tưởng rằng không ai tới nghe tôi, hay nếu họ tới, họ sẽ sớm ra về.” Cho nên ông ấy hỏi họ, “Các bạn không hiểu được ngôn ngữ, vậy làm sao các bạn có thể ngồi yên lặng đến thế khi tôi đang trích dẫn thơ?” Họ đáp, “Đúng là chúng tôi không hiểu được điều ông đang nói, nhưng khi ông đang trích dẫn thơ với tình cảm như thế chúng tôi hiểu được mắt ông, cử chỉ của ông, chuyển động của tay ông, và chúng tôi biết rằng cái gì đó rất có ý nghĩa và sâu sắc đang được nói ra. Ít nhất chúng tôi có thể biểu hiện lịch sự đến mức không quấy rối ông trong tình cảm đó, trạng thái đó của ông.”
Cho nên điều này sẽ không có tác dụng! Ban đêm, tôi thấy vài người ngoài lại đây, và khoảnh khắc tôi bắt đầu nói tiếng Anh, họ bắt đầu bỏ đi. Đêm nay không ai sẽ được phép bỏ đi giống điều đó. Nếu ai đó đứng dậy rời gần bạn, lập tức yêu cầu người đó ngồi xuống. Và nếu họ vẫn bỏ đi, từ đêm mai trở đi tôi sẽ không cho phép họ ở đây. Tôi sẽ tuyên bố trước khi tôi bắt đầu nói tiếng Hindu rằng những người muốn bỏ đi trong phần nói tiếng Anh nên bỏ đi ngay từ bây giờ.
Cuộc sống cần phải có kỉ luật, trật tự, bằng không chẳng cái gì sẽ xảy ra.