Chương 7. Bạn là cái nút
Ảo tưởng về mọi thứ trong linh hồn người ta là hiện tượng bị áp đặt. Vứt bỏ nó, người ta là bản thân Brahman hoàn hảo, bất nhị và vô hành động - thực tại tuyệt đối.
Thế giới, cái dường như là một điều khác đối với linh hồn, gần như không thực. Phân chia ở đâu trong thực thể vô hình dạng và vô tổ chức, thuần khiết? Linh hồn-ý thức là tự do với các ý niệm của người thấy, việc thấy và cái được thấy, vân vân. Nó là miễn nhiễm và tràn đầy tựa đại dương vào lúc đại hồng thuỷ.
Ngay cả bóng tối cũng tan biến trong ánh sáng, nguyên nhân của ảo tưởng tan biến trong thực tại tuyệt đối vô song vốn không có tổ chức - cho nên phân chia trong nó là ở đâu?
Thực tại tối cao là cái một kì dị; làm sao có thể có phân chia trong nó được? Trạng thái sushupti - ngủ say, không mơ - là phúc lạc; ai thấy phân chia trong đó?
Câu hỏi rất quan trọng đã được nêu ra trong kinh này. Câu hỏi này đã từng nảy sinh trong tâm trí con người trong nhiều thế kỉ, kể từ lúc bắt đầu thời đại: làm sao được tự do khỏi thế giới này cái chúng ta đã trở nên bị bao quanh bởi buồn và khổ? Và thế giới này là thực tại gì và cái gì là bản chất của bóng tối này mà trong đó chúng ta bị nhấm chìm và bị lạc? Bởi vì không biết về bản chất của nó, không thể có cách tự do với nó.
Bất kì cái gì người ta muốn tự do với nó, người ta sẽ phải biết rõ về nó. Tù túng được tạo ra bởi do dốt nát của chúng ta tạo ra. Cho nên nếu tù túng được mở ra và làm lỏng đi, nó chỉ thông qua việc biết rằng các nút có thể được tháo ra.
Một hôm, khi Phật đến giữa các đệ tử, ông ấy đã cầm trong tay một chiếc khăn tay bằng lụa. Các đệ tử ngạc nhiên, vì Phật chưa bao giờ cầm cái gì trong tay khi ông ấy đến nói chuyện với đệ tử. Thế rồi ông ấy ngồi trước họ và buộc một nút trên chiếc khăn tay, thế rồi nút thứ hai, thế rồi nút thứ ba - năm nút cả thẩy, nút nọ trên nút kia. Thế rồi ông ấy hỏi các đệ tử, “Khi ta đến đây với chiếc khăn tay này chưa có nút nào trên đó, còn bây giờ đã có năm nút. Bây giờ ta hỏi các ông liệu có gì thay đổi trong chiếc khăn tay không hay nó vẫn còn là chiếc khăn tay khi ta đem tới?”
Chắc chắn các đệ tử phải đã trong khó khăn. Nói rằng chiếc khăn đã thay đổi thì không đúng, vì chiếc khăn vẫn còn y hệt như cũ. Thắt các nút trên chiếc khăn không làm khác biệt chút xíu gì trong bản chất của chiếc khăn - nó lớn thế nào và nó làm bằng gì thì vẫn như cũ. Nhưng nói chiếc khăn không thay đổi gì thì cũng không phải, bởi vì trước đây nó là chiếc khăn để mở còn bây giờ nó đầy những nút. Thay đổi ngần ấy chắc chắn đã xảy ra.
Một đệ tử đứng dậy và nói, “Thầy hỏi một câu rất khó. Cái khăn đã gần như thay đổi.”
Hiểu điều này một chút đi, bởi vì từ gần như này không mấy chốc sẽ tới trong kinh này và thế thì bạn sẽ bắt buộc phải hiểu nó. “Đã gần như thay đổi” - điều đó có nghĩa là nó đã thay đổi và nó cũng không thay đổi. Nó thay đổi nếu chúng ta nhìn vào thân thể của chiếc khăn, và nó không thay đổi nếu ta nhìn vào bản chất của chiếc khăn. Nó đã thay đổi nếu chúng ta nhìn vào thân thể nó. Nó không thay đổi nếu chúng ta nhìn vào linh hồn nó. Thay đổi đã xảy ra bên ngoài bởi vì các nút, nhưng nó không bị thay đổi bên trong. Hình dạng và dáng vẻ đã thay đổi. Nó không bị thay đổi nếu ta nhìn vào bản chất thực của nó, nhưng nó bị thay đổi nếu ta nhìn vào thực tại của nó, bởi vì chiếc khăn để mở có thể được dùng như chiếc khăn tay, nhưng chiếc khăn có năm nút trong nó không thể dùng được như chiếc khăn tay. Nó thậm chí không còn có thể được gọi là khăn nữa, vì ‘khăn’ là tên của một vật dùng được.
Nhớ lấy, khi chúng ta đặt tên cho cái gì đó, thực ra đó là việc đặt tên cho một vật dùng được. Đó là việc lạm dụng ngôn ngữ để dùng cùng tên ngay cả khi vật dùng được không có đó. Chẳng hạn, cái quạt: khi người ta dùng nó quạt trong thời tiết nóng, nó được gọi là chiếc quạt; nhưng khi chiếc quạt không được sử dụng và đem cất đi, nó không nên được gọi là quạt nữa. Cái quạt nghĩa là cái gì đó đã được dùng để quạt, cái hiện tại vận hành như cái quạt. Nhưng khi nó nằm không đấy, khi nó không quạt không khí thì nó không nên được gọi là quạt.
Chân là cái gì đó để bạn bước. Nhưng khi bạn không bước, chúng không nên được gọi là chân. Tên nên là chức năng, là hành động. Nhưng ngôn ngữ sẽ trở nên quá khó - một tên tách biệt cho chân đang bước, một tên tách biệt cho chân nghỉ - điều đó tất cả thành quá phức tạp; cho nên bằng cách nào đó chúng ta dùng một tên thôi.
Vậy từ quạt có hai nghĩa ngụ ý. Một, chiếc quạt đang quạt không khí; và thứ hai, chiếc quạt có thể quạt không khí, có tiềm năng quạt không khí. Chúng ta dùng cùng một từ theo cả hai nghĩa. Có các cách dùng với chiếc khăn: cái gì đó có thể được buộc trong nó. Nhưng chiếc khăn tự nó đã được buộc lại, bây giờ chẳng cái gì có thể được buộc trong nó.
Phật nói, “Ta muốn hỏi thêm một câu hỏi nữa, và đó là, nếu ta muốn gỡ chiếc khăn này, ta sẽ phải làm gì?” Nói điều này, Phật bắt đầu kéo chiếc khăn từ cả hai đầu; các nút trở nên nhỏ hơn và chặt hơn.
Một đệ tử kêu lên, “Thưa thầy, nhưng điều thầy đang làm sẽ làm cho các nút thậm chí chặt hơn và làm cho việc tháo ra trở thành gần như không thể được nữa.”
Phật nói, “Một điều bây giờ rõ ràng, là chiếc khăn không thể được mở ra bằng cách làm bất kì điều gì. Ta đang làm điều gì đó, nhưng các ông nói rằng điều này làm cho tình thế tồi tệ hơn. Vậy cái gì sẽ phải được làm để mở chiếc khăn ra?”
Một đệ tử trả lời, “Trước hết chúng tôi sẽ phải biết cách các nút đã được buộc lại. Chừng nào mà bản chất của các nút còn không được hiểu, không thể nào gỡ được chúng ra. Cho nên trước hết chúng tôi sẽ phải xem nút được buộc lại như thế nào. Cách gỡ nút ra chỉ là làm ngược lại với cách buộc nút. Chừng nào chúng tôi chưa biết cách thức nút được buộc lại, không làm gì là tốt hơn làm cái gì đó, bởi vì làm cái gì đó phức tạp có thể còn tăng lên và nút có thể còn chặt hơn, làm cho giải pháp thêm phần rắc rối.”
Trong tâm thức chúng ta cũng có các cái nút. Và tình huống cũng hệt như vậy: chúng ta không thay đổi chút nào vậy mà chúng ta cũng đã thay đổi. Bản chất của chúng ta đích xác hệt như bản chất của Brahman tối thượng, nhưng có một số nút trong chúng ta. Chừng nào những nút này không được gỡ ra, chúng ta không thể là bản tính tối thượng không có nút.
Người Jaina đã đặt tên cho Mahavira, một cái tên rất đáng yêu. Cái tên là: Nirgrantha, người vô nút. Bất kì khi nào Phật nói tới Mahavira ông ấy đều gọi ông này là Nirgrantha Natputta, tức là đứa con của gia đình Natha, tức là đứa con trai được sinh ra trong cộng đồng Natha, người đã trở thành vô nút; các nút của người đó đều được cắt hết, mở hết.
Từ nirgrantha rất có giá trị. Brahman, cái tuyệt đối, là vô nút, còn chúng ta đầy những nút - đấy là khác biệt duy nhất. Nhưng làm sao các cái nút bị buộc lại và chúng là gì? Cần hiểu bản chất của chúng. Kinh này là về bản chất của nút. Để chúng ta hiểu kinh này, có một vài hướng dẫn rất có giá trị trong đó.
Ảo tưởng về mọi thứ trong linh hồn người ta là hiện tượng bị áp đặt. Vứt bỏ nó, người ta là bản thân Brahman hoàn hảo, bất nhị và vô hành động - thực tại tuyệt đối.
Khi cái nút được tạo ra trong chiếc khăn tay, nó không hề tách biệt khỏi khăn tay. Bạn đã bao giờ thấy riêng cái nút mà không có khăn tay chưa? Bạn đã bao giờ thấy cái nút riêng không có dây nào không? Bạn đã bao giờ thấy cái nút thuần tuý - cái nút tất cả chỉ nó thôi chưa? Bất kì khi nào có nút, nó sẽ ở trong cái gì đó, nó không bao giờ có thể là tất cả chỉ nó. Điều này chỉ ra một sự kiện rõ ràng, rằng nút không thể tách rời khỏi cái kết cấu nên nó. Khi nó không thể tồn tại chỉ bởi bản thân nó, làm sao nó có thể bị áp đặt từ bên ngoài được?
Không, nút không đến từ bên ngoài. Và ngay cả trong chiếc khăn nút cũng chưa có đó chừng nào khăn còn chưa bị buộc lại. Cho nên đấy là một vấn đề rất thú vị. Nút không thể tới từ bên ngoài được - không ai đã bao giờ thấy cái nút riêng mình nó, không có loại như thế tồn tại. Nó bao giờ cũng nằm trong cái gì đó, chưa bao giờ một mình cả. Và bản thân chiếc khăn là vô nút mới khoảnh khắc trước, nó đã không mang bất kì nút nào. Thế thì nút từ đâu tới? Nó có tới từ bên trong chiếc khăn không? Làm sao nút có thể tới từ bên trong chiếc khăn khi không có dấu vết nào về nút trong chiếc khăn từ khoảnh khắc trước đó? Nút không đến từ bên ngoài, bởi vì ở bên ngoài chẳng tìm thấy nút ở đâu cả. Nút không tới từ bên ngoài, không tới từ bên trong; chiếc khăn đã áp đặt nút lên bản thân nó, chiếc khăn đã tạo ra nút. ‘Đã tạo ra’ nghĩa là nó không có trong bản chất của chiếc khăn, nó đã đạt tới điều đó.
Thế giới là thành tựu của chúng ta; chúng ta đã tạo ra nó bằng nỗ lực lớn, qua nhiều phương sách. Nút không tồn tại sẵn đâu đó trong sự tồn tại, chiếc khăn đã áp đặt nút lên chính nó bằng nỗ lực lớn.
Bất kì điều gì dường như trong tâm thức cũng đều sự áp đặt. Bất kì cái gì tới được kinh nghiệm bên trong, nó tất cả đều là áp đặt.
Như chúng ta đã thảo luận trước đây, mọi thứ đến trước gương và chúng được phản xạ trong đó. Nếu như gương phạm phải cùng sai lầm mà chúng ta phạm phải, nghĩ rằng nó chính là cái phản xạ đó, nó sẽ trong cùng rắc rối như chúng ta vậy. Nhưng gương không phạm phải sai lầm như vậy, mặc dầu một số vật tựa gương khác thì có thể - như tấm kẽm chụp ảnh hay phim chụp ảnh - có phạm phải những sai lầm như vậy.
Phim được giấu kín bên trong máy ảnh và gương là tương tự nhau. Hình ảnh hình thành trong gương cũng như trong phim trong máy ảnh, nhưng gương không bắt giữ hình ảnh, trong khi phim bắt giữ hình ảnh. Vậy, bất kì hình ảnh nào tạo ra trên phim đều bị nó giữ lại, và bởi vì việc bắt giữ này phim trở thành vô dụng. Bây giờ không hình ảnh nào khác có thể hình thành trên bề mặt của nó được nữa, nó đầy rồi.
Gương không bao giờ đầy. Tuy nhiên nhiều hình ảnh có thể hình thành trong nó, nó bao giờ cũng còn trống rỗng. Hình ảnh tới rồi đi, gương cứ buông bỏ chúng. Từ bỏ của gương là liên tục. Nó cứ buông bỏ đam mê, nó không bao giờ bám giữ vào chúng. Khuôn mặt bạn được thấy trong gương, và nó buông bỏ khuôn mặt đó. Ngay khi bạn rời bước đi là gương đã quên bạn rồi, dường như bạn chưa bao giờ tới trước nó cả.
Tâm thức của con người giống hệt gương và tâm trí của con người tựa như phim chụp ảnh. Tâm thức bên trong của con người tựa như gương, không cái gì bám vào đó cả. Nhưng con người có cơ chế khác tên là tâm trí. Tâm trí tựa như phim: bất kì cái gì được phản chiếu trong nó đều bị nó giữ lại.
Thực ra nếu tâm trí không nắm giữ mọi thứ nó mất tính tiện dụng của nó. Đó là lí do tại sao chúng ta nói rằng trí nhớ tốt là điều có giá trị. Xã hội, giáo dục, tất cả đều dựa trên hệ thống trí nhớ tốt. Trí nhớ tốt đó thuộc về ai? Nó thuộc về tâm trí nắm giữ các vật.
Tâm trí là cơ chế tựa như phim. Nó cứ giữ lại tựa như phim; bất kì cái gì đến trước nó, nó giữ lại. Bất kì cái gì không dùng cũng được giữ lại; bất kì cái gì vô dụng, rác rưởi và vô nghĩa, cũng được giữ lại. Cái không được cần chút nào cũng được giữ lại. Phim không thể chọn được. Bất kì cái gì được phơi ra trước nó - nó không thể chọn cái gì giữ lại, cái gì không giữ lại. Bất kì cái gì tới trước nó đều bị nó bắt giữ.
Tâm trí bạn cứ nắm giữ mọi thứ: bạn không có ý tưởng bạn tích luỹ bao nhiêu thứ hẩu lốn trong ngày. Các nhà tâm lí bây giờ nói rằng tâm trí bạn không chỉ nắm bắt những cái bạn nhận biết, nó cũng nắm bắt cả những cái bạn không nhận biết. Chẳng hạn, chúng ta đang ngồi cả đây; tôi nói và các bạn nghe tôi. Bạn thậm chí không nhận biết rằng chim đã líu lo và bay mất, rằng có tiếng còi ô tô trên đường - bạn không có ý tưởng nào về tất cả những điều này, nhưng tâm trí đang nắm bắt tất cả những thứ này nữa. Nếu sau này người ta hỏi bạn liệu chim có bay qua không khi bạn đang lắng nghe bài nói, bạn có thể nói bạn không nhớ điều này chút nào. Tuy nhiên, nếu bạn bị thôi miên và thế rồi được hỏi những cái gì khác đã xảy ra, bạn sẽ thừa nhận cả hai: chim đã bay qua và còi ô tô đã vang trên đường.
Các nhà tâm lí gọi điều đó là kí ức tiềm thức. Ẩn đằng sau tâm trí có ý thức là tâm trí tiềm thức ghi nhận mọi việc trong toàn bộ thời gian - ngay cả những cái bạn không nhận biết. Trong khi bạn đang ngủ ban đêm, thì thế nữa tâm trí tiềm thức của bạn cũng vẫn đang hấp thu; nó cứ hấp thu ngay cả điều đang xảy ra bên ngoài.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng những khám phá khoa học mới nhất để lộ ra rằng trẻ con thu thập kí ức ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đứa trẻ cứ thu thập ấn tượng về bất kì điều gì đang xảy ra ở bên ngoài. Yoga đã thừa nhận điều này từ thời cổ đại, rằng bất kì cái gì xảy ra bên trong người mẹ, hay xung quanh người mẹ, đứa trẻ đều nắm bắt nó và trưởng thành của nó bị ảnh hưởng bởi điều đó. Và khoa học của phương Tây đang tới gần hơn để thừa nhận điều này bây giờ.
Khi hiểu biết của chúng ta phát triển, mọi thứ đều trở thành phức tạp hơn. Bây giờ các nhà tâm lí nói rằng đến bốn tuổi đứa trẻ đã thu thập được năm mươi phần trăm tri thức của nó. Năm mươi phần trăm! Toàn bộ tri thức nó sẽ có khi nó chết ở độ tuổi tám mươi, năm mươi phần trăm của lượng đó nó đã thu thập trong bốn năm đầu tiên; năm mươi phần trăm còn lại được thu thập về sau. Theo quan điểm của tri thức, bạn đã hoàn thành một nửa cuộc đời trong vòng bốn năm; bạn đã trở thành già một nửa! Nhưng yoga nói rằng khi chúng ta hiểu điều trẻ con thu thập khi còn trong bụng mẹ thì có lẽ tình huống còn kì lạ hơn: có lẽ đứa trẻ đã tự nó thu thập một số phần trăm lớn hơn trong bản thân bụng mẹ. Nhưng bản thân đứa trẻ không có kí ức, mọi thứ đều là tiềm thức; tiềm thức có đó trong tâm trí nó.
Các chính phủ phương Tây rất quan tâm tới điều đó, vì thông tin bị tâm trí tiềm thức nắm bắt và hiện tượng này có thể được khai thác, và khai thác một cách nguy hiểm. Các quảng cáo trong phim nói về hút một điếu xì gà nào đó, hay dùng một loại xà phòng nào đó, hay làm cái này, cái kia - tất cả những điều này vẫn cần được hiển thị trên màn hình. Trong việc hiển thị này, vẫn có chống đối tinh tế. Bởi vì bạn biết đây là quảng cáo nên bạn không bị ảnh hưởng nhiều như nó có khả năng gây ảnh hưởng. Một phụ nữ đẹp đang cầm bánh xà phòng trong tay và bảo với bạn rằng bí mật của cái đẹp toả sáng nằm trong bánh xà phòng này - bây giờ mọi người đều biết rằng chẳng có cái gì đó để được tin. Dầu vậy, qua lặp lại nó có tác dụng, nó bắt lấy tâm trí bạn.
Nhưng bây giờ người ta đã phát hiện ra cách quảng cáo tiềm thức. Bây giờ, “Dùng xà phòng tắm Lux,” sẽ không thấy trên màn hình nữa. Phim bạn đã xem vẫn tiếp tục tại một điểm nào đó trong nó, trong một chớp loé, trong một phần nghìn giây, quảng cáo cho xà phòng tắm Lux sẽ trôi qua. Mắt bạn không thể nào bắt được nó vì nó trôi qua quá nhanh, nhưng tâm trí của bạn sẽ bắt nó.
Điều này là nguy hiểm. Chính phủ của nhiều nước đang nghĩ tới việc ra lệnh cấm những điều như thế, vì nó quá nguy hiểm. Bạn thậm chí không nhận biết được về nó, bạn không có khả năng thậm chí đọc nó, bạn thậm chí không cảm giác thấy rằng cái gì đó khác đã xảy ra giữa các hình ảnh phim. Bạn đang bận rộn theo dõi phim, và trong giữa hai cảnh phim là một quảng cáo đã trôi qua trong chớp nhoáng.
Sau nhiều điều tra người ta đã thiết lập được rằng một trong một nghìn người sẽ có nghi ngại mờ nhạt rằng điều gì đó đã xảy ra, rằng cái gì đó khác đã có đó ở giữa - nhưng người đó cũng không rất chắc chắn lắm về nó. Chín trăm chín mươi chín người còn lại không có ý tưởng gì về nó cả; họ sẽ hạnh phúc ở đó trong chỗ của mình và tâm trí tiềm thức của họ sẽ nắm bắt điều đó. Điều này là nguy hiểm.
Điều này có nghĩa là ai đó có thể đua tranh một ghế trong cuộc bầu cử và quảng cáo của người đó có thể cứ nhoáng theo kiểu này trong phim - và bạn sẽ đi và bầu cho người đó mà thậm chí không nhận ra tại sao bạn làm như vậy. Điều này là nguy hiểm. Điều này có thể bị lạm dụng. Các chính phủ độc tài có thể lạm dụng nó một cách tồi tệ bởi vì bạn có thể bị thành nạn nhân dễ dàng đến vậy.
Nhưng tâm trí đang nắm bắt mọi vật trong toàn bộ thời gian, nắm bắt mọi thứ. Hàng nghìn gợi ý đang bị nắm bắt từng khoảnh khắc, chúng đang tích luỹ lại. Tâm trí tựa như cuộn phim, hay giống như băng trong máy ghi âm; nó cứ tích luỹ mọi thứ. Và trong óc mọi người đều có quãng bẩy mươi triệu tế bào, mỗi tế bào có thể nhớ hàng triệu hàng triệu đơn vị thông tin. Một người, nếu sống đủ lâu, có thể ghi nhớ tất cả các cuốn sách trong mọi thư viện trên thế giới. Vấn đề là cuộc sống đủ dài thôi; về phần tâm trí không có vấn đề gì cả. Tâm trí có cuộn phim đủ dài, chính cuộc đời là ngắn. Nếu một người có một trăm hay hai trăm nghìn năm để sống, trong hộp sọ tí hon này mọi thư viện của thế giới có thể được chứa vào.
Tâm trí tích luỹ. Nó là kẻ thu thập. Không có kẻ tích trữ nào lớn hơn tâm trí. Mọi két sắt đều quá nhỏ và mọi người giầu đều là nghèo nếu so với việc tích luỹ mà tâm trí có thể có.
Ẩn kín đằng sau tâm trí này là tâm thức. Tâm thức đó sạch bong không tì vết tựa như gương, nó không nắm giữ cái gì cả. Bất kì cái gì đến trước nó, nó thấy cái đó; khi đối tượng dời đi, nó hết luôn - gương một lần nữa lại trong sáng và trống rỗng. Dù đó là mặt trăng được phản ảnh trong tâm thức, hay chiếc gai hay đoá hoa, dù đó là khuôn mặt đẹp đối diện nó hay một biến cố xấu, điều đó được thấy trong tâm thức chỉ trong những khoảnh khắc đó khi điều đó đối diện với nó. Ngay khi điều đó dời đi nó biến mất khỏi tâm thức.
Tâm trí là cái máy. Bạn không phải là tâm trí, bạn là tâm thức. Nhưng tất cả chúng ta đều tin bản thân mình là tâm trí. Chúng ta không có bất kì ý tưởng nào về gương đó, cái vốn sạch bóng không tì vết và thuần khiết.
Kinh này nói:
Ảo tưởng về mọi thứ trong linh hồn người ta là hiện tượng bị áp đặt. Vứt bỏ nó, người ta là bản thân.
Brahman hoàn hảo, bất nhị và vô hành động - thực tại tuyệt đối.
Không cái gì phải được làm, bạn đã là Brahman - đây chính là điều Vedanta tuyên bố. Bạn không phải trở thành Brahman, bạn đã là Brahman. Bạn không phải đi đâu để đạt tới chân lí, nó bao giờ cũng ở cùng bạn. Thế thì cái gì đã đi sai? Tâm trí ở trước tâm thức, cho nên bất kì cái gì được tích luỹ vào tâm trí, tất cả những tích luỹ đó cứ lung linh trong tâm thức.
Để chúng ta hiểu điều đó theo cách này. Mặt trăng lên và được phản xạ trong hồ. Thế thì, khi trăng lặn, việc phản xạ cũng biến mất khỏi mặt hồ - vì nó được thấy trong hồ chừng nào nó còn trên trời. Khi nó không trên trời, nó cũng biến mất khỏi hồ. Bây giờ nếu chúng ta treo một mặt trăng nhân tạo trên trời để cho nó không bao giờ rời đi đâu, thế thì phản xạ của nó bao giờ cũng vẫn có đó trong hồ. Nó sẽ không bao giờ biến mất khỏi hồ, bởi vì chừng nào mặt trăng không chuyển đi đâu, phản xạ của nó trong hồ sẽ không dời đi.
Cố hiểu điều này đi. Nó là tinh tế, và việc hiểu hoàn toàn về cơ chế bên trong của con người là cần thiết.
Nếu tình huống này tiếp tục một thời gian dài, bản thân hồ có thể bắt đầu nghi ngờ rằng hình ảnh này là của riêng nó và không phải là phản xạ của mặt trăng, vì nó không bao giờ biến mất. Mặt trời mọc buổi sáng mọi ngày và mặt trăng mọc trong đêm, nhưng chúng cũng lặn và phản xạ của chúng tiêu tan trong hồ, để lại hồ trống rỗng. Vậy có một khoảng thời gian hàng ngày, và hồ có thể đi tới nhớ rằng mặt trời đã tới và nó đã đi rồi, mặt trăng đã tới và nó đã đi rồi, và rằng “Tôi đơn thuần là gương, cái hồ.”
Tâm thức ở sâu bên trong bạn; phía trước nó là tâm trí và trước tâm trí là thế giới. Trong thế giới mọi thứ đều thay đổi, thay đổi mọi khoảnh khắc. Trong tâm trí không có gì thay đổi; tâm trí mang tính ảnh chụp, tĩnh tại. Cho nên bất kì tấm ảnh nào từ thế giới cũng đều in dấu vào tâm trí, nó vẫn còn mắc kẹt trong tâm trí mãi mãi. Bức ảnh mắc kẹt đó dường như cũng bị mắc vào tâm thức - nó bao giờ cũng có đó. Điều này tạo ra ảo tưởng rằng tâm thức và tâm trí là một và như nhau. Cả hai chúng dường như là một, vì không có khoảng cách giữa hai điều này là thấy được. Bất kì cái gì được thấy trong tâm trí, nó cũng được thấy trong tâm thức; dường như không có đường biên giữa hai điều này. Do đó có ảo tưởng này: thế giới dường như được chồng chất trong tâm thức, và dường như là thế giới đã đi vào trong linh hồn.
Không cái gì đã bao giờ đi vào trong tâm thức, mọi thứ đi vào trong tâm trí. Cho nên chừng nào chúng ta còn chưa học được nghệ thuật vứt bỏ tâm trí ở giữa để cho tâm thức và thế giới có thể tới đối diện không có tâm trí tại đó như kẻ trung gian, để cho thế giới của tâm trí không chen vào giữa, để cho những phóng chiếu của tâm trí không có đó - chừng nào còn chưa được như thế, chúng ta sẽ không đi tới biết rằng mọi thứ đã bị áp đặt từ bên ngoài. “Tôi là Brahman, không phải là thế giới, và tôi là tâm thức, không phải là thân thể. Chỉ dường như là tôi là thân thể thôi bởi vì bức tranh đã được in vào trong tâm trí rằng tôi là thân thể.” Cùng bức tranh này đã phản xạ trong tâm thức. Thực ra không có tham, hay giận hay dục trong tâm thức. Tất cả những cái này ở trong tâm trí và mọi hình ảnh trong tâm trí đang phản xạ bên trong, và chúng đã phản xạ lâu, vĩnh hằng tới mức điều tự nhiên là rơi vào ảo tưởng rằng nó không phải là phản xạ hay hình ảnh, rằng nó chính là bản chất của bạn.
Nhớ lấy, thân thể bạn bị phá huỷ trong mọi kiếp sống. Nhưng tâm trí thì sao? Tâm trí không bị phá huỷ, và tâm trí của bạn đầu thai từ kiếp nọ sang kiếp kia. Khi bạn chết thân thể bạn bị bỏ lại sau, nhưng không bỏ tâm trí. Tâm trí bị bỏ chỉ khi bạn được chứng ngộ.
Ngay cả chết cũng không có khả năng phá huỷ được tâm trí; chết chỉ phá huỷ thân thể, không tâm trí. Tâm trí cũng đi ra ngoài cái chết. Chỉ samadhi, chứng ngộ, có khả năng phá huỷ tâm trí. Do đó những người biết đã gọi là samadhi là cái chết lớn, vì trong cái chết chỉ thân thể chết, nhưng trong samadhi cả thân thể lẫn tâm trí đều chết và chỉ còn cái một tồn tại - đó là cái bất tử và không thể chết được.
Vậy tâm trí cứ hình thành, tích luỹ và tăng lên qua khoảng thời vô hạn, và vào mọi thời, dù có thân thể hay không có thân thể, tâm trí bao giờ cũng vẫn còn gắn với linh hồn. Cái bóng của tâm trí vẫn còn thường xuyên với linh hồn. Và dần dần, dần dần linh hồn cũng bắt đầu cảm thấy, “Bất kì cái gì có đấy trong tâm trí đều là cái điều ta đang là.”
Đây là thế giới của chúng ta, đây là cái nút của chúng ta. Cách duy nhất để tháo gỡ cái nút này là hiện hữu không có tâm trí trong một thoáng chốc; đẩy tâm trí sang bên và đi tới đối diện với thế giới - không cần có kẻ môi giới, người trung gian ở giữa.
Nếu chúng ta có thể có cho dù một thoáng nhìn trực tiếp vào thế giới, không có sự hiện diện của tâm trí ở giữa, chúng ta sẽ đi tới nhớ lại rõ ràng rằng không cái gì đã đi vào tâm thức cả, rằng gương bên trong bao giờ cũng sạch bóng và không tì vết, rằng không hình ảnh nào đã bao giờ mắc kẹt vào nó. Mọi hình ảnh đều đến rồi đi; các biến cố của hết kiếp nọ đến kiếp kia đã từng xảy ra, nhưng không dấu vết, không một vết xước nào đã bao giờ được để lại trên tâm thức.
Kinh nghiệm về bản chất không tì vết đó chính là Param Brahman, thực tại tối thượng tối cao. Khi Brahman, thực tại tối thượng, liên kết với tâm trí nó trở thành thế giới; khi Brahman phân tách khỏi tâm trí nó trở thành Param Brahman, thực tại tối thượng tối cao. Và khi linh hồn liên kết với tâm trí thân thể trở thành điều không tránh khỏi, bởi vì việc thoả mãn các đam mê của tâm trí không thể có được nếu không có thân thể. Tâm trí thúc ép và kích động đam mê, nhưng chúng không thể được đáp ứng nếu không có thân thể.
Bạn có thể đã nghe, và bây giờ điều đó đang nhanh chóng trở thành thực tại khoa học, rằng ma nào đó đã đi vào thân thể của một người. Một số người sẽ gọi điều đó là mê tín, một số sẽ gọi đó là bệnh hoạn, một số lại gọi đó là thế này hay thế khác, nhưng bạn có thể chưa từng bao giờ nghĩ rằng cho dù ma có đó, tại sao chúng đi vào trong thân thể người khác? Bạn có thể nghĩ có lẽ đó có thể là kẻ thù cũ nào đó đã đi vào để hành hạ người đó. Bạn có thể nghĩ có lẽ đấy là vấn đề báo thù, hậu quả của nghiệp, của hành động quá khứ, một cách giải quyết của hành vi quá khứ. Không, không có những điều như thế đâu.
Ma là tâm thức có thân thể đã bị vứt bỏ nhưng tâm trí chưa bị vứt bỏ. Và tâm trí đòi hỏi thân thể, vì mọi ham muốn và đam mê của tâm trí chỉ có thể được đáp ứng chỉ qua thân thể. Tâm trí của nó muốn sờ vào thân thể yêu mến nào đó, nhưng ma không thể sờ được vì nó không có tay; tâm trí của nó muốn nếm món ăn ngon... Ma vẫn có tâm trí ham muốn nếm mọi thứ, nhưng nó không có lưỡi. Cho nên vấn đề của ma là ở chỗ nó có tâm trí, nhưng không có giác quan để qua đó đáp ứng cho các ham muốn này. Toàn bộ phức hợp ham muốn vẫn còn nguyên, nhưng tất cả phương tiện để đáp ứng cho ham muốn đó lại thiếu.
Toàn bộ ý nghĩa của hồn-ma là người chưa nhận được thân thể. Có hai kiểu hồn gặp khó khăn khi nhận thân thể.
Người bình thường nhận thân thể mới một cách dễ dàng; một người chết đi ở đây và được thai nghén ở kia, không có lỗ hổng. Đôi khi cũng có lỗ hổng nhiều nhất quãng một phút, hai phút hay năm phút. Thông thường bạn chết nơi đây và được thai nghén lập tức ở nơi kia. Nhưng các linh hồn cực đoan, linh hồn kẻ xấu nhất hay linh hồn cao quí nhất không dễ dàng tìm thấy nơi thai nghén vì họ cần bụng mẹ thích hợp. Nếu một Hitler chết, sẽ không dễ dàng gì cho ông ta tìm được bố mẹ, vì để cho ông ta việc sinh cần phải có bố mẹ độc ác tương đương. Cho nên trong nhiều năm, đôi khi vài thế kỉ, họ phải đợi. Khó khăn này tương tự cho các linh hồn cao quí.
Các linh hồn cao quí vẩn vơ không thân thể chúng ta gọi là devas, thần; còn các linh hồn độc ác vẩn vơ không thân thể chúng ta gọi là pretas, ma.
Bất kì khi nào có một khoảnh khắc khi một người yếu đến mức linh hồn người đó co lại trong thân thể, ma nào đó đi vào người đó - không phải để quấy rối người đó hay hành hạ người đó, mà là để thoả mãn ham muốn của riêng nó qua thân thể người này.
Nếu bạn yếu và không có ý chí nào, một số ma có thể chen lấn vào bên trong bạn, vì nó không có thân thể và ham muốn của nó đang bùng cháy. Con ma đó sẽ sờ một người đàn bà nào đó qua tay bạn, sẽ nếm thức ăn nào đó qua lưỡi bạn, sẽ nhìn cái đẹp qua mắt bạn và sẽ nghe nhạc nào đó qua tai bạn. Chính vì những lí do này mà ma đi vào thân thể của ai đó, không để quấy nhiễu người đó. Bạn bị quấy nhiễu trong quá trình này, nhưng đấy là sản phẩm phụ, không phải là động cơ của ma. Nhưng chắc chắn khi hai linh hồn cùng cư ngụ trong một thân thể thì rắc rối và quấy nhiễu nhất định có đó.
Quấy nhiễu này cũng tựa như là khách đến nhà ai đó chơi rồi ở lại luôn, thậm chí không nghĩ tới việc ra đi. Dần dần khách bắt đầu bành trướng lãnh thổ trong nhà và người chủ của ngôi nhà bắt đầu co lại trong một góc; rồi dần dần, dần dần đến lúc không còn rõ rệt ai là khách ai là chủ trong nhà. Còn khách thì sao? Tính kiêu ngạo của người đó cứ dâng lên bởi vì người chủ phục vụ người đó, vì người đó là khách và “khách là Thượng đế.” Thế là khách rơi vào ảo tưởng rằng người đó là người chủ; và một ngày nào đó người đó sẽ yêu cầu người chủ thực tại của ngôi nhà phải ra đi, vì người đó đã ở trong ngôi nhà quá lâu rồi. Tình huống đau khổ có thể phát sinh. Tâm trí lập tức yêu cầu thân thể sau cái chết, do đó có sinh thành mới. Hồn được liên kết với tâm trí và tâm trí được liên kết với thân thể.
Có hai kiểu bộ môn tâm linh. Một là phân tách thân thể khỏi tâm trí, điều chúng ta thường gọi là chủ nghĩa khổ hạnh. Đây là cuộc hành trình rất dài, gian truân và kết quả bất định. Kiểu kia là tách tâm trí khỏi tâm thức, điều chúng ta gọi là vedanta, còn đường của tri thức. Nếu chúng ta muốn gán đúng tên chúng sẽ là: tách tâm trí khỏi thân thể mang tên là yoga, và tách tâm trí khỏi linh hồn mang tên sankhya, tri thức. Chỉ có hai bộ môn đó.
Sankhya nghĩa là một mình tri thức là đủ, không cái gì khác được yêu cầu để được thực hiện; và yoga nghĩa là, nhiều điều phải được làm, và chỉ thế thì cái gì đó sẽ là có thể.
Kinh này nói về sankhya, tri thức. Nó nói, ảo tưởng về mọi thứ trong linh hồn người ta là hiện tượng bị áp đặt. Vứt bỏ nó, người ta là bản thân Brahman hoàn hảo, bất nhị và vô hành động - thực tại tuyệt đối.
Không cái gì khác cần được làm cả.
Thế giới, cái dường như là một điều khác đối với linh hồn, gần như không thực.
Do đó tôi đã nói rằng sư này đã nói với Phật rằng chiếc khăn gần như thay đổi. Kinh này nói rằng toàn bộ thế giới của phân chia này, cái được thấy, là gần như không đúng. Bởi vì... Phân chia ở đâu - và làm sao có thể có được - trong thực thể vô hình dạng và vô tổ chức, thuần khiết?
Gần như không đúng - đây là một khái niệm triết học rất có giá trị. Và cần hiểu nó một chút, bởi vì ‘gần như không đúng’ nghĩa là gì? Cái gì đó có thể không đúng, điều này có thể hiểu được. Nhưng gần như không đúng nghĩa là gì? Cái gì đó là đúng, điều này có thể hiểu được, nhưng khi ai đó nói ‘gần như đúng’, điều đó sẽ nghĩa là gì? Cái ‘gần như’ này phá rối mọi thứ. Cũng tựa như bạn nói với ai đó, “Anh gần như yêu em.” Bây giờ điều này sẽ phá rối mọi thứ. Nếu có yêu, nói, “Đúng, có yêu”, nếu không, nói, “Không yêu,” nhưng “gần như trong tình yêu” này là gì? Phải gọi nó là gì: yêu, không yêu hay cái gì? Nếu bạn nói người nào đó là “gần như thánh nhân,” điều đó nghĩa là gì?
Từ gần như này là quí giá và có giá trị trong triết học Ấn Độ. Ấn Độ đã tạo ra một phân loại mới, một mức tư duy mới. Trong triết học của toàn thế giới có hai loại tư tưởng: chân lí và phi chân lí. Trong triết học Ấn Độ có ba loại tư tưởng: về chân lí, về phi chân lí và gần như chân lí - loại thứ ba, loại ở giữa. Cái ‘gần như đúng’ hay ‘gần như không đúng’ chúng ta đã gọi là maya, ảo vọng, hay mithya, cái giả. Vậy chúng ta đã tạo ra ba từ: satya, chân lí, asatya, phi chân lí, và mithya, cái giả. Bây giờ, mithya này được ngụ ý gì? Thông thường, mọi người hiểu rằng mithya nghĩa là phi chân lí, dối trá. Không, mithya không có nghĩa là phi chân lí; nó nghĩa là cái gì đó ở giữa chân lí và phi chân lí. Ở giữa chân lí và phi chân lí à? Điều đó nghĩa là cái phi chân lí nhưng dường như chân lí.
Trời tối và có sợi dây thừng nằm trên đường và với bạn nó dường như là con rắn. Trong bóng tối bạn mất mọi dũng cảm. Bạn chạy, mồ hôi toát ra, tim đập thình thịch. Rồi ai đó nói, “Bạn hoảng sợ và lo lắng không cần thiết. Cầm lấy cái đèn này và quay lại tự mình xem; không có rắn, nó chỉ là sợi dây thừng nằm đó.” Thế rồi trong ánh đèn bạn nhìn nó và thấy nó là sợi dây thừng. Bây giờ bạn sẽ gọi con rắn đó mà bạn đã thấy là gì? Nó chắc chắn không phải là con rắn thật, nhưng bạn không thể nào gọi nó là không thật, bởi vì nó trông dường như là thật. Bạn chạy khỏi nó theo hệt cách bạn chạy xa khỏi con rắn thật; bạn toát mồ hôi, và việc toát mồ hôi là thực - và điều đó được gây ra bởi con rắn không thực! Nhịp tim bạn tăng lên và có sợ đau tim. Đau tim là rất có thể, và bạn có thể chết. Và điều này là thách đố: làm sao cơn đau tim thực xảy ra do con rắn không thực? Nhưng cơn đau tim thực có thể xảy ra do con rắn không thực. Triết học Ấn Độ không được chuẩn bị để gọi con rắn đó là không thật khác.
Con rắn dứt khoát là không thực, vì khi điều tra người ta phát hiện ra rằng đấy là sợi dây thừng nằm đó. Nhưng nó cũng không phải là không thực, vì nó đem tới cùng kết quả như con rắn thực đem lại. Điều này Ấn Độ gọi là ‘gần như không đúng’, hay ‘gần như đúng’; mithya - giả, maya - ảo vọng. Đây là loại thứ ba, loại ở giữa. Khó dịch được nó sang tiếng Anh, khó tìm được từ chỉ loại này trong các ngôn ngữ khác. Bất kì việc dịch nào được thực hiện đều chuyển nghĩa của asatya - phi chân lí, không phải là mithya - cái giả. Mithya là thuần tuý từ của Ấn Độ.
Lưu ý tới ý nghĩa của mithya đi. Nó có nghĩa là cái không có nhưng dường như nó có. Cho nên, Ấn Độ nói, cần phải tạo ra loại thứ ba cho những việc như thế.
Thế giới giả này... Bạn phải đã nghe thấy vedanta mô tả thế giới này là giả bao nhiêu lần rồi. Upanishad gọi nó là giả, Shankara gọi nó là giả suốt từ sáng tới tối trong mọi phát biểu của ông. Cho nên chúng ta đi tới nghĩ rằng tất cả họ đều nói rằng thế giới này là không thật. Không, họ không gọi nó là không thật; họ nói rằng nó giống như thấy con rắn trong sợi dây. Thế giới này không xuất hiện như cái nó đang thế mà xuất hiện như cái nó không thế. Đó là ảo tưởng thị giác, khiếm khuyết của cái nhìn.
Điều đó giống như nhìn trăng sau khi ấn tay vào mắt và do vậy thấy hai mặt trăng. Không có mặt trăng thứ hai. Nhưng nếu bạn được hỏi trong khi mắt bạn đang trong điều kiện đó, trăng nào là thật và trăng nào không thật, bạn sẽ không có khả năng trả lời đúng. Cả hai dường như đúng. Nhưng cả hai đều không đúng, và nếu bạn dừng ấn tay vào mắt, bạn sẽ thấy chỉ một mặt trăng, mặt trăng thứ hai biến mất. Mặt trăng kia là gì? Sau rốt, nó được thấy bằng mắt. Nếu có cách nào đó giữ mắt ai đó thường xuyên bị ấn theo kiểu này, người đó bao giờ cũng sẽ thấy hai mặt trăng.
Cái nhìn của chúng ta bị ép dưới kinh nghiệm, hình ảnh và tích luỹ của tâm trí mọi lúc. Cho nên chúng ta thấy cái mà tâm trí bầy tỏ cho chúng ta.
Hình dung một chút rằng bạn là cư dân của một nước không có rắn. Bạn chưa bao giờ thấy rắn, hay hình ảnh về rắn - bạn đơn giản không biết về từ rắn. Bây giờ liệu bạn có thể thấy rắn trong sợi dây thừng được không? Không thể được. Làm sao bạn có thể thấy rắn được? Nếu bạn không có kinh nghiệm về rắn, dây thừng có thể nằm đó nhưng làm sao bạn có thể thấy được rắn trong nó?
Người ta thấy rắn trong sợi dây thừng bởi vì tâm trí có liên kết với rắn, một hình ảnh, một ấn tượng về rắn; tâm trí đã thấy rắn. Bạn có thể đã thấy rắn trong tranh, hay thấy thực, hay với người dụ rắn - nhưng đã thấy nó ở đâu đó. Hình ảnh đó là trong tâm trí bạn; nó ẩn nấp bên trong tâm trí bạn.
Sợi dây thừng nằm trong bóng tối; bất chợt được thấy, sợi dây tạo ra nhiều ảo tưởng. Bóng tối tạo ra sợ. Với sợ này gợi ra sợ khác có liên kết mà đã nảy sinh khi thấy rắn, rằng nó có thể cắn bạn. Với tất cả điều này bạn bắt đầu thấy trong sợi dây thậm chí một mẫu hình uốn éo của thân rắn. Sợ hãi, sợ rắn, cái tương tự với mẫu hình uốn éo... con rắn bên trong tâm trí bạn được phóng chiếu lên sợi dây. Bạn chạy trốn. Sợi dây thừng thậm chí không nhận biết về điều đã xảy ra. Điều gì đã làm cho bạn phải chạy trốn, và tại sao?
Có lần nhiều năm trước đây, chuyện đã xảy ra với tôi. Tôi quen dậy quãng 3 giờ sáng và đi dạo. Đó là một đêm đáng yêu và lề đường được phủ dầy bởi các cụm trúc. Tại một điểm có chỗ hơi quang đãng, còn các chỗ khác trúc che phủ dọc con đường. Tôi quen chạy thẳng từ đầu nọ đến đầu kia của con đường rồi chạy giật lùi theo chiều kia. Trong một giờ, từ 3 đến 4 giờ sáng - tôi tập thể dục như thế ở đó. Một hôm một điều kì lạ đã xảy ra. Trong khi tôi đang chạy giật lùi và vẫn trong bóng lùm trúc thì một người - một người đưa sữa - tiến lại gần tôi với những bình chứa rỗng, người đó đang đi lấy sữa hàng ngày từ xưởng làm sữa. Thế rồi đột nhiên tôi nhô ra khỏi khu vực bóng cây - đó là đêm có trăng - người đó có thể thấy tôi bất thình lình. Khoảng khắc trước tôi là không thấy được, thế rồi bất thình lình... mà lại chạy giật lùi nữa! Người ta biết chỉ ma mới chạy giật lùi!
Người đưa sữa đó quẳng luôn các thùng rỗng và ù té chạy biến. Có cái gì đó kì lạ về cách người đó chạy trốn. Tôi không có ý tưởng nào là người đó đã trở nên sợ tôi đến thế, cho nên tôi đuổi theo người đó để giúp đỡ. Bây giờ người đó chạy bán sống bán chết! Tôi càng đuổi theo nhanh hơn, với mối quan tâm bảo người đó dừng lại, người đó lại càng chạy nhanh hơn. Trước đây tôi chưa hề thấy ai chạy được như thế! Thế rồi tôi có ý niệm mơ hồ rằng có lẽ tôi là người duy nhất ở quanh đó và người đó đã trở nên sợ tôi.
Nghe thấy tiếng thùng chứa rơi và tiếng bước chân chạy, một người trong khách sạn gần đó thức dậy. Tôi tới người đó và hỏi người đó xem người đó có biết điều gì đã xảy ra không. Người đó đáp, “Nếu bác hỏi tôi, tôi biết rằng bác hàng ngày vẫn chạy giật lùi ở đây, nhưng đôi khi tôi vẫn sợ. Người đó chắc phải là người mới trên con đường này.”
Tôi nói, “Bác giữ lấy bình chứa này, có thể người ấy sẽ quay lại vào buổi sáng.” Cho đến tận bây giờ người đó cũng không quay lại! Cứ khi nào tôi đi qua khách sạn đó là tôi lại hỏi xem liệu người đó đã quay lại chưa. Người đó không bao giờ quay lại nữa.
Bây giờ không có cách nào nói cho người đó rằng điều người đó đã thấy là ‘gần như giả’. Không có ma nào ở đó cả, nhưng người đó đã xoay xở thấy được nó! Với người đó ma là thực tại hoàn toàn, bằng không thì người đó đã không biến mất trong thời gian lâu đến thế. Người đó phải đã có một kinh nghiệm quá khứ nào đó mà người đó áp vào cảnh này.
Cái thực có đấy không phải là cái chúng ta đang thấy đâu; chúng ta đang thấy cái mà mắt cho hiện lên cho chúng ta thôi. Tâm trí chúng ta đang áp đặt mọi thứ từng khoảnh khắc và chúng ta đang thấy người biết cái gì, và điều đó chắc chắn không có đó trong thế giới.
Toàn bộ thế giới này là sự mở rộng của tâm trí chúng ta. Cái chúng ta thấy được chúng ta phóng chiếu ra. Đầu tiên chúng ta phóng chiếu và thế rồi chúng ta thấy. Đầu tiên chúng ta phóng chiếu ra con rắn trong sợi dây thừng, thế rồi chúng ta thấy rắn và bỏ chạy. Toàn thế giới này đều giống điều đó. Bản thân chúng ta cho ai đó là đẹp, thế rồi chúng ta trở nên mê tít về người đó và thế rồi cứ ngẩn ngơ điên khùng về điều đó.
Người thấy của Upanishad nói rằng toàn thế giới này được con người thấy là ‘gần như giả.’ Trong khi nói ‘gần như’ một điều rất hay đã được nói. Điều đã được nói là ở chỗ nó không hoàn toàn sai, bằng không làm sao bao nhiêu người bị rắc rối vì nó thế? Thực tại nào đó có đó trong nó. Nó là sợi dây thừng, chừng ấy là đúng; nó không phải là rắn, chừng ấy là sai. Sợi dây giống như con rắn ở mức độ nào đó, điều đó nữa cũng đúng; nhưng sợi dây là sợi dây và nó không trở thành rắn, điều đó nữa cũng đúng. Và thế giới sợ hãi đã nảy sinh giữa hai điều này, thế giới của việc thấy con rắn trong sợi dây - đó là sai, đó là ảo tưởng.
Chừng nào tâm trí chưa bị vứt bỏ toàn bộ và chúng ta còn chưa có khả năng thấy thế giới một cách trực tiếp, chúng ta sẽ không thể nào thấy được chân lí của thế giới. Khi người ta thấy ra chân lí của thế giới, thế giới biến mất và chỉ còn thực tại tuyệt đối còn lại. Khoảnh khắc này thực tại tuyệt đối được thấy bị phân chia. Đâu đó thực tại tuyệt đối là tảng đá, đâu đó là cây cối, đâu đó nó là đàn ông và đâu đó là đàn bà - thực tại tuyệt đối được thấy bị phân chia. Nếu toàn bộ thu xếp phóng chiếu đằng sau con mắt bị vứt bỏ, thế thì toàn bộ thế giới này trở thành tâm thức thuần khiết, một đại dương. Mọi phân chia sụp đổ.
Linh hồn-ý thức là tự do với các ý niệm của người thấy, việc thấy và cái được thấy, vân vân. Nó là miễn nhiễm và tràn đầy tựa đại dương vào lúc đại hồng thuỷ.
Nơi có nhân chứng bên trong - linh hồn-tâm thức đó được tự do khỏi tâm trí và đã trở thành trống rỗng - không có phân chia. Việc thấy, cái được thấy, mọi ý niệm này đã biến mất. Không có người thấy, không có gì để thấy: mọi nhị nguyên đã biến mất. Chỉ còn duy nhất một mở rộng của tâm thức ở đó. Về mở rộng đó một cách ví von hay đã được dùng ở đây, nói rằng:
Nó là miễn nhiễm và tràn đầy tựa đại dương vào lúc đại hồng thuỷ.
Đại dương của chúng ta, dù có thể lớn đến đâu, vẫn bị giới hạn, và dù nó có mở rộng đến đâu đi chăng nữa, nó vẫn có bờ. Bất kì ai hay bất kì cái gì có biên giới đều không đầy đủ, vì nó bị chặn. Ao nhỏ có biên giới nhỏ, đại dương lớn có biên giới lớn. Cái gì là khác biệt giữa biên giới nhỏ và biên giới lớn? Biên giới là biên giới. Bạn đang bị cầm tù trong một nơi nhỏ hẹp hay trong một nơi rất lớn. Điều đó có tạo nên khác biệt gì không? - nhà tù là nhà tù!
Do đó ví dụ này không nói, “tựa đại dương,” nó nói... tựa đại dương vào lúc đại hồng thuỷ.
Đại hồng thuỷ, Pralaya kal, là một lí thuyết huyền thoại rằng khi sự sáng tạo này, thế giới này tan biến, nó sẽ bị bao phủ trong nước - toàn thể sự sáng tạo. Không một li đất nào còn lại ở bất kì đâu. Cho nên hoàn cảnh của đại dương vào lúc đại hồng thuỷ là ở chỗ sẽ không còn biên giới nữa, không còn bờ cho chúng... vì chính nghĩa của bờ là ở chỗ vẫn còn mảnh đất nào đó còn lại để làm bờ cho đại dương, và mảnh đất đó trở thành biên giới của nó.
Tâm thức chứng kiến cũng tựa như đại dương vào lúc đại hồng thuỷ. Nó không có đường bờ còn lại quanh nó; nó tuyệt đối đầy - không có biên giới ở bất kì đâu, nó là vô giới hạn. Nhưng điều này là đúng chỉ khi phân chia đã bị vứt bỏ. Chừng nào phân chia có đó, có giới hạn.
Ngay cả bóng tối cũng tan biến trong ánh sáng...
Điều phi thường đã được nói ở đây:
...nguyên nhân của ảo tưởng tan biến trong thực tại tuyệt đối vô song vốn không có tổ chức - cho nên phân chia trong nó là ở đâu?
Ngay cả bóng tối cũng tan biến trong ánh sáng... Sáng suốt rất độc đáo. Có bóng tối trong nhà và bạn thắp đèn lên - bạn đã bao giờ nghĩ bóng tối đi đâu không?
Khi bạn thắp đèn, bóng tối đi đâu? Nó có đi ra khỏi nhà không? Vậy làm một việc này: trước hết thắp vài ngọn đèn bên ngoài nhà rồi để vài người canh chừng. Rồi thắp đèn trong vùng tối trong nhà. Nếu bóng tối đi ra ngoài, người ngồi ngoài sẽ thấy nó đi ra khỏi nhà. Không, bóng tối không ra khỏi nhà. Thế thì bóng tối đi đâu?
Chính điều rất hay mà Upanishad đang nói, rằng bóng tối hoà vào trong ánh sáng. Điều này sẽ khó hiểu, vì chúng ta coi ánh sáng và bóng tối là kẻ thù. Làm sao chúng có thể hoà vào nhau được? Và chúng ta tin là chúng là đối lập. Có tranh đấu và xung đột giữa hai điều này và chúng ta muốn bỏ bóng tối và giữ ánh sáng.
Cho nên sẽ rất khó cho chúng ta tin rằng bóng tối hoà vào trong ánh sáng. Nỗi sợ của chúng ta sẽ là ở chỗ nếu bóng tối hoà vào ánh sáng, mọi ánh sáng sẽ thành bóng tối. Chẳng hạn, mực đen hoà vào trong vải trắng: điều ấy thực ra nghĩa là gì? Nó sẽ không có nghĩa là mực đen sẽ biến mất trong vải trắng, nó sẽ có nghĩa là vải trắng sẽ biến mất trong mực đen. Làm thực nghiệm này và xem. Hoà mực đen vào vải trắng và xem. Thế thì bạn sẽ thấy rằng chính vải trắng đã biến mất, không phải mực đen.
Bóng tối tan biến trong ánh sáng. Nhiều điểm khác nảy sinh từ sự kiện này. Trước hết, điều đó có nghĩa là không có thù địch giữa bóng tối và ánh sáng. Điều này nghĩa là gì? Điều này nghĩa là không có thù địch giữa thế giới và chứng ngộ, và rằng thế giới hoà vào trong chứng ngộ. Điều này nghĩa là không có đối lập giữa sai và đúng, và có nghĩa là sai hoà vào trong đúng.
Bống tối hoà vào trong ánh sáng - dường như là bóng tối chỉ đợi ánh sáng tới để cho nó có thể hoà vào đó. Bạn đã bao giờ thấy bóng tối ngần ngại chưa? Khi bạn thắp đèn bóng tối có nghĩ xem nên hoà vào hay không hoà vào? - “Để tôi nghĩ một chút?” Hay, “Mai tôi sẽ quay lại sau khi nghĩ có nên nhận tính chất sannyas hay không.” Hay, “Bóng tối nên trộn vào hay không? Để tôi suy nghĩ và cân nhắc đã.” Không, nó không nghĩ. Dường như là nó sẵn sàng và chờ đợi, đợi rằng, “Bạn sẽ xuất hiện và tôi sẽ hoà vào trong bạn.” Nó không chậm trễ một li lai, thạm chí không một khoảnh khắc. Xuất hiện của ánh sáng và hoà với bóng tối xảy ra đồng thời.
Cái gì là ngụ ý của nó trong tâm linh?
Ngụ ý của nó là ở chỗ ngay khi ánh sáng nảy sinh bên trong, tâm trí và những ảo tưởng của nó, mang mọi tình huống của chúng với chúng, hoà nhập toàn bộ vào trong ánh sáng đó. Chúng không tồn tại, chúng không thể được tìm thấy ở bất kì đâu cho dù với việc tìm kiếm lớn lao. Thậm chí điều đó trở thành khó quan niệm làm sao hôm qua chúng đã có đấy. Khi bạn thấy sợi dây thừng trong sợi dây thừng, bạn sẽ có khó khăn trong việc hiểu làm sao ngay khoảnh khắc đã có rắn trong sợi dây và bây giờ nó đi đâu. Bản thân bạn bắt đầu hoài nghi về bản thân mình: bạn có rơi vào một loại ảo tưởng nào đó để đi vào ý nghĩ rằng nó đã có đó không?... làm sao nó có thể thế được?
Những người đã tỉnh thức đều thấy khó khăn để thậm chí nghĩ rằng có hay có thể có thế giới.
Mới sáng nay tôi đã nói chuyện với một sannyasin. Cô ấy tới và cô ấy hỏi khi nào cô ấy có thể gạt bỏ tất cả những khổ và lo này: “Đôi khi dường như là nó đã xảy ra, nhưng thế rồi tôi trở lại cùng khổ cũ.”
Tôi bảo cô ấy rằng tôi cũng đang khó khăn. Dần dần, dần dần vấn đề càng trở nên rất khó khăn cho tôi ngay cả để hiểu làm sao khổ trở thành có thể, làm có khả năng để khổ xuất hiện. Không phải là tôi không bao giờ khổ. Tôi đã khổ, nhưng bây giờ tôi thấy khó hiểu.
Dường như là ở đâu đó xa xôi trong quá khứ người ta đã từng thấy rắn trong sợi dây thừng và bây giờ, khi nhớ lại, người ta thấy khó hiểu nổi làm sao thậm chí có khả năng nhìn ra rắn khi đó là sợi dây thừng. Và nếu ai đó vẫn còn thấy rắn, điều đó trở thành tình huống rất khó khăn cho tôi. Khó khăn là ở chỗ điều đang xảy ra cho bạn giống như một vấn đề lớn thì không còn là vấn đề chút nào với tôi cả, và có cảm giác là bạn đang mang mọi loại điều vô nghĩa cùng bạn.
Nhưng nói như thế cũng cảm thấy sai, vì người đó đang đau khổ, đang chạy nhanh; người đó vẫn đang thấy rắn. Nếu bạn nói với một người đang chạy nhanh trong sợ hãi, tim đang rung lên và thót lại, “Sao bạn chạy và nói những điều vô nghĩa này, đấy chỉ là sợi dây thừng và không phải là rắn,” người đó sẽ trở nên rất giận.
Nhớ lấy, bạn không có ý tưởng gì về khó khăn của một Phật, một Mahavira, một Krishna và một Christ trong việc dạy cho bạn, bởi vì họ phải trao cho bạn cách trị liệu một chứng bệnh mà thực sự không tồn tại chút nào. Chứng bệnh này đơn giản không có đó, nhưng bệnh nhân đang run rẩy; bệnh nhân đang kêu rằng mình sắp chết.
Trong y học có từ thuốc trấn an. Tên này được dùng cho một loại thuốc gần như là thuốc. Thuốc trấn an có nghĩa là đấy không phải là thuốc chút nào; nó tác động lên một bệnh mà thực tại không phải là bệnh. Nó ‘gần như là thuốc’ trị cho ‘gần như là bệnh’. Nó có tác dụng - nó chỉ là viên đường.
Thuốc vi lượng ít nhiều cũng là một thuốc trấn an, chúng không phải là thuốc hẳn như thế. Nhưng chúng có tác dụng, vì đâu là bệnh thật? Không có vấn đề gì - thuốc không được cần tới ngay từ đầu. Thuốc thực được cần tới chỉ nếu có bệnh thực, và chín mươi trong số một trăm bệnh là không thực - kể cả các bệnh thông thường. Và điều nguy hiểm là đem thuốc thực cho bệnh không thực vì thế thì thuốc sẽ đem lại hiệu quả có hại.
Căn bệnh tâm linh này, căn bệnh khổ và phiền não này, căn bệnh trần gian này, một trăm phần trăm là không thật. Nhưng gọi nó là một trăm phần trăm không thật là không đúng - nếu Phật nói điều đó hay Ahankara nói điều đó, thì đấy là phát biểu đúng về phần họ, nhưng do từ bi đối với hàng triệu và hàng triệu người đang đau khổ bởi căn bệnh này họ phải nói ‘gần như’. Những người này bị dụ dỗ, bị thuyết phục: thử thuốc này đi, nhẩm câu mật chú này, tụng bản kinh này, làm thế này, làm thế nọ. Uống thuốc liên tục, có lẽ bạn sẽ quên bệnh này. Hay uống thuốc liên tục có lẽ bạn sẽ trở nên chán ngấy đến mức bạn ném cả chai thuốc lẫn bệnh tật đi. Hay uống thuốc liên tục, có lẽ bạn sẽ trở nên chán ngán tới mức bạn quẳng cả thuốc lẫn bệnh đi. Hay uống thuốc liên tục bạn sẽ nói, “Đủ lắm rồi, thế là đủ để cứ uống mãi một loại thuốc hết kiếp nọ đến kiếp kia, tôi sẽ không uống thuốc nữa, bây giờ tôi chấp nhận bệnh tật.” Nếu bất kì cái gì giống thế này xảy ra bạn sẽ thấy rằng không có bệnh chút nào; kẻ thù mà bạn đã tranh đấu liên tục không có đó chút nào cả - nó ‘gần như có’, nó chỉ dường như có đó thôi.
Do đó mọi tôn giáo đều đã phát triển những phương sách giả, và khó tìm ra kẻ nói dối nào lớn hơn Phật, Mahavira, Krishna và Christ! Lí do cho điều này không phải là ở chỗ họ là kẻ nói dối - chưa bao giờ có người nào nói thật hơn những người này - nhưng bởi vì mọi bệnh tật của bạn đều là giả cả. Và những người đã phải làm việc để xử lí cho những người bệnh tật giả này, họ biết điều họ phải làm.
Tất cả các triết học lớn được tạo ra bởi những người trí huệ này đều giả cả. Giả có nghĩa là ‘gần như sai’. Chúng chỉ là những phương sách để cắt đi bệnh tật của bạn.
Chẳng hạn, bạn đã chạy trốn khỏi sợi dây thừng và tin nó là con rắn. Bây giờ tôi có thể nói một triệu lần rằng đấy không phải là rắn mà là sợi dây thừng, nhưng đấy chỉ là lời nói thôi và bạn sẽ nói, “Làm sao tôi có thể tin được vào điều thầy nói? Ai biết được, đấy có thể là kinh nghiệm của thầy, nó cũng có thể không phải! Cho dù thầy có kinh nghiệm đó, nó có thể là một loại dây thừng khác, một loại rắn khác. Ai mà biết được liệu đấy là rắn này hay dây này?”
Thay vì giải thích cho bạn, tốt hơn cả là tôi buộc một chiếc bùa hộ mạng vào bạn và nói, “Đấy là rắn, không phải là dây thừng, nhưng ở đây, đeo lấy bùa hộ mạng này vào - không rắn nào trên toàn thế giới dám đối diện với lá bùa này.” Điều này sẽ hiệu quả hơn. Thay vì giải thích rằng đấy là sợi dây và không phải là rắn, đeo lá bùa hộ mạng này vào. Không có con rắn thực nào ở đó, đúng, nhưng ở đây nữa cũng không có lá bùa thực. Nhưng lá bùa này sẽ cho bạn sức mạnh, niềm tin sẽ nảy sinh trong bạn rằng đây là cái gì đó thực.
Và nếu phép màu này cũng có thể được dàn cảnh, rằng dây thừng được đặt trong bóng tối của ngôi nhà và bạn đeo bùa hộ mạng, và từ khoảng cách xa bạn thấy nó là rắn nhưng khi lại gần hơn nó hoá ra sợi dây, thế thì mọi điều đều được giải quyết - bùa hộ mạng có tác dụng! Thế thì bạn có thể đi bất kì đâu trên thế giới, và có thể đi tới một trạng thái mà ngay cả rắn thật cũng dường như là sợi dây - bùa hộ mạng mà!
Tâm trí con người tạo ra ảo tưởng. Những ảo tưởng này đều do tự ám thị. Tất cả những ảo tưởng này đều hoà trong chân lí tối thượng. Khoảnh khắc việc chứng kiến được kinh nghiệm, toàn thế giới, toàn thể khung cảnh phóng chiếu của chúng ta, co lại và hoà vào trong việc chứng kiến - trong đại dương bất tận, vô biên.
Thực tại tối cao là cái một kì dị; làm sao có thể có phân chia trong nó được? Trạng thái sushupti - ngủ say, không mơ - là phúc lạc; ai thấy phân chia trong đó?
Hiểu điều cuối cùng trong kinh này: trạng thái của sushupti, ngủ say, không mơ. Những người đã tìm kiếm trong các tầng bên trong đều chấp nhận ba trạng thái tâm thức con người. Một trạng thái chúng ta gọi là trạng thái thức, chiếm ưu thế từ lúc ta thức dậy vào buổi sáng. Trạng thái thứ hai chúng ta gọi là trạng thái mơ, chiếm ưu thế trong giấc ngủ khi chúng ta thấy các hình ảnh về mọi thứ. Và trạng thái thứ ba đôi khi đến trong giấc ngủ một quãng ngắn khi không có mơ không thức mà chỉ là giấc ngủ say - sushuptu - còn lại. Sushupti nghĩa là giấc ngủ say thậm chí không có mơ.
Upanishad tin - không, người ta nên nói là biết - rằng không có phân chia trong trạng thái sushupti. Chúng không thể còn lại bởi vì chính tâm trí từ đó chúng đã nảy sinh... Khi bạn thức, phân chia có đó. Đây là ngôi nhà của bạn, nhà của hàng xóm không phải là của bạn; bạn nghèo, hàng xóm bạn giầu; bạn da đen, hàng xóm bạn da trắng - cả nghìn phân chia, tất cả chúng còn lại đó. Những phân chia này do tâm trí tạo ra. Bạn có thể quan sát một sự kiện rất thú vị - rằng phân chia còn trong trạng thái mơ nhưng đường phân chia biến mất.
Hiểu điều này một chút. Trong trạng thái thức, phân chia có đó và biên giới phân chia có đó. Có bạn, có thù; bạn là bạn, thù là thù; trong trạng thái thức A là A và B là B. Tuy nhiên, trong trạng thái mơ phân chia có đó nhưng biên giới phân chia ở giữa bị mất. Phân chia không còn rắn chắc, chúng trở thành lỏng. Bạn đang thấy rằng một người bạn tiến tới và bỗng nhiên người đó biến thành kẻ thù! Và bạn thậm chí không có hoài nghi, trong giấc mơ bạn thậm chí không hỏi làm sao điều này có thể có được! Bạn đang nói với một người, rồi bỗng nhiên người đó biến thành con ngựa. Bạn vẫn không hoài nghi trong mơ rằng một người có thể bỗng nhiên biến thành ngựa.
Đường biên chia không còn. Phân chia vẫn còn - người là người, ngựa là ngựa - nhưng đường biên giới không còn. Mọi thứ trở thành lỏng, mọi thứ đều bị trộn lẫn dường như tâm trí bị lay động. Trong trạng thái thức mọi thứ đều tách bạch rõ ràng, logic, hợp lí và phân biệt. Trong trạng thái mơ tâm trí trở nên không ổn định. Dường như là phản chiếu của trăng có đó trong nước, thế rồi ai đó khuấy nước và phản chiếu bị phân chia thành nghìn mảnh và trăng trải ra khắp mặt nước. Ánh trăng vẫn còn nhưng không có trăng; nó bị tan vỡ thành nhiều mảnh. Theo cùng cách đó tâm trí bị lay động trong trạng thái mơ. Vậy bị lay động và không ổn định, mọi đường biên mất đi. Mọi thứ trộn lẫn nhau. Không cái gì rõ ràng nữa như cái gì là cái gì, A là gì và B là gì, khi thì A biến thành B và không có logic gì theo sau.
Mơ không tin chút nào vào logic cả, chúng diễn ra theo cách thức không thể nào hiểu nổi. Bất kì cái gì lấn vào bất cái gì, và bạn không thể nói tại sao nó xảy ra giống thế này. Không có qui tắc nào trong trạng thái mơ. Qui tắc của trạng thái thức không vận hành ở đây.
Trạng thái thứ ba là sushupti, ngủ say, không mơ. Ngay cả mơ cũng không còn ở đây. Và nhớ lấy, nơi mơ dừng, tâm trí cũng dừng. Nơi không có ý nghĩ, không thể có tâm trí.
Trong trạng thái thức tâm trí là rắn, trong trạng thái mơ nó thành lỏng, còn trong trạng thái ngủ say nó biến mất tựa hơi. Đây là ba trạng thái của mọi vật chất mà khoa học thừa nhận. Ấn Độ đã thừa nhận ba trạng thái này cho cả tâm trí.
Khoa học nói có ba trạng thái của vật chất: rắn, lỏng và hơi. Nếu bạn làm nước đóng băng, nó trở thành rắn; nếu bạn làm nó bốc hơi, nó thành hơi nước. Cho nên nước có ba trạng thái: hơi nước, nước và băng. Mọi vật chất trong thế giới đều có ba trạng thái. Nhưng Ấn Độ nói tâm trí cũng là vật chất và nó cũng có ba trạng thái. Thức là trạng thái rắn, mơ là trạng thái lỏng và ngủ say là trạng thái hơi - tâm trí đơn giản bay hơi, nó đơn giản không có đó. Trong giấc ngủ say không còn cảm giác về cái gì còn lại. Không cảm giác nào còn lại, vì không còn cảm biến. Toàn thế giới trở thành một.
Trong sushupti bạn đạt tới cùng chỗ các hiền nhân đạt tới trong samadhi, tỉnh thức tối cao. Khác biệt duy nhất là ở chỗ hiền nhân ý thức đầy đủ trong khi bạn vô ý thức. Trạng thái ngủ say và samadhi là như nhau, chỉ hơi khác nhau, nhưng đấy là khác biệt lớn. Hiền nhân đạt tới sushupti tỉnh thức đầy đủ và tràn đầy ý thức - thế thì nó trở thành samadhi, tỉnh thức tối cao. Ngủ say cộng với nhận biết tương đương với samadhi.
Bạn cũng đạt tới đó hàng ngày. Bạn báo cáo điều đó khi bạn tỉnh dậy buổi sáng mà nói, “Tôi có giấc ngủ say rất dễ chịu.” Nếu như mơ xảy ra suốt đêm, bạn sẽ không bao giờ nói rằng bạn đã có giấc ngủ say dễ chịu. Thế thì bạn sẽ nói, “Tôi trải qua một đêm bất ổn; toàn những mơ là mơ, tôi không ngủ được chút nào.” Khi mơ dừng, bạn có giấc ngủ dễ chịu. Nhưng khi bạn thực tế có giấc ngủ say bạn không nhận biết rằng nó là dễ chịu và tốt, bởi vì những điều như thế không thể được cảm thấy trong khi ngủ trong vô thức. Chỉ sau khi tỉnh dậy buổi sáng bạn còn lại với một cảm giác dễ chịu, khoẻ khoắn - dường như có cái bóng mờ nhạt, xa xăm nhưng là tiếng vọng dội lại của sự hài lòng bị rớt lại sau.
Điều rất thú vị cần lưu ý là không ai nói lại, ngay khi tỉnh dậy, rằng người đó đã có giấc ngủ say không thoải mái. Nếu bạn đã có kinh nghiệm về nó, rằng có giấc mơ và ác mộng và... thế thì đấy không phải là giấc ngủ say. Thế thì giấc ngủ say không bao giờ tới với bạn cả. Trong cả lịch sử loài người không ai đã báo cáo, “Tôi có giấc ngủ say đến thế trong đêm với biết bao ác mộng!” Không ai đã từng nói như thế cả, điều đó đơn giản không bao giờ xảy ra. Làm sao ai có thể nói được như thế? Giấc ngủ say là giấc ngủ dễ chịu; không bất hạnh nào có thể tồn tạo ở đó được.
Do đó chúng ta không thể gọi cái dễ chịu đó là dễ chịu được, chúng ta gọi nó là phúc lạc, bởi vì hài lòng có cái đối lập được gọi là buồn rầu, nhưng phúc lạc không có cái đối lập với nó. Do đó trạng thái ngủ say là phúc lạc. Chỉ còn lại một cảm giác - cảm giác của phúc lạc không có phân chia nào. Như trạng thái ngủ say là điều kì dị, tương tự việc kinh nghiệm về nhân chứng là điều kì dị. Chỉ phúc lại còn lại ở đó. Và giống như đại dương tràn đầy hoàn toàn của Pralaya kal - thời kì của đại hồng thuỷ, tan biến của vũ trụ - là vô giới hạn, vô biên, không bến bờ, phúc lạc cũng vậy không có bất kì phân chia nào.