Chương 6. Cứ đi tiếp


Câu hỏi thứ nhất:
Sao tôi hỏi nhiều câu hỏi ngu xuẩn thế?
Bởi vì không có câu hỏi khôn ngoan, và không thể có được. Câu hỏi khôn ngoan không tồn tại. Việc hỏi như thế cũng là ngu xuẩn. Tôi không kết án nó, tôi không nói đừng hỏi. Nhưng nhớ lấy, tâm trí hỏi là tâm trí lẫn lộn, và từ lẫn lộn mới phát sinh ra câu hỏi; bất kì câu trả lời nào được trao cho nó cũng sẽ đi vào tâm trí lẫn lộn này lần nữa. Câu trả lời đó sẽ bị bóp méo. Tâm trí lẫn lộn sẽ bắt đầu chơi đùa trên nó và sẽ tạo ra nhiều câu hỏi hơn từ nó. Nó là xoắn ốc luẩn quẩn.
Không câu trả lời nào sẽ có ích chừng nào bạn còn chưa hiểu rằng việc hỏi đó trong bản thân nó là vô tích sự, chừng nào mà hiểu biết còn chưa phát triển sâu rằng việc hỏi đó là vô nghĩa. Không có ai trả lời câu hỏi của bạn. Sự tồn tại có đó mà không lời giải thích nào - và nó tuyệt đối im lặng. Bạn cứ hỏi, nó không đáp lại. Dần dần bạn sẽ hiểu rằng các câu hỏi là vô nghĩa - thế thì chúng biến mất.
Cái ngày các câu hỏi biến mất là một ngày vĩ đại. Vào chính ngày đó câu trả lời trở thành có sẵn. Câu trả lời không bao giờ tới qua việc hỏi, nó tới khi việc hỏi đã biến mất. Thực tế, nói nó tới là không đúng: khi việc hỏi đã biến mất bạn bỗng nhiên thấy rằng bạn là câu trả lời, chính bản thể bạn là câu trả lời. Đó là điều bạn đã từng tìm kiếm mãi.
Tất cả các câu hỏi đều ngu xuẩn; chúng phải như thế thôi. Và tất cả mọi câu trả lời đều là dối trá; chúng phải như thế thôi - bởi vì bạn không thể trả lời câu hỏi ngu xuẩn bằng chân lí được. Sẽ không có gặp gỡ giữa chúng. Bạn hỏi một câu hỏi, thầy cứ trả lời nó - trong niềm hi vọng rằng dần dần việc hỏi của bạn sẽ biến mất. Đó là khác biệt giữa thầy và thầy giáo.
Thầy giáo tin rằng mình có thể trả lời câu hỏi của bạn. Ông ấy cũng là người ngu, như bạn vậy. Thầy thì biết không có câu trả lời, nhưng thầy cứ trả lời bạn trong hi vọng rằng dần dần bạn sẽ bắt đầu nhìn sâu hơn. Việc hiểu của bạn sẽ trưởng thành, và một ngày nào đó bỗng nhiên câu hỏi của bạn sẽ biến mất. Bạn sẽ nhìn vào bên trong và bạn sẽ không thấy câu hỏi nào cả. Chính khoảnh khắc đó bạn trở thành câu trả lời... bạn là câu trả lời.
Trong lúc đó, tiếp tục hỏi đi. Nó là quá trình làm nhẹ gánh: chỉ bằng việc hỏi bạn sẽ đi tới thấy rằng các câu hỏi đều vô tích sự. Và người ta phải nói bất kì cái gì đang đó.
Tôi đã nghe...
Một người đàn ông chạy xô vào nhà thờ, nhà thờ Cơ đốc giáo, đi vào phòng thú tội và nói, "Thưa cha, con đã làm tình với một người đàn bà từ sáng cho tới giờ, hai mươi nhăm lần!"
Ngay cả Cha cũng ngạc nhiên: ông ta đã nghe nhiều việc thú tội, cả đời ông ấy chỉ toàn nghe thú tội, nhưng đây là cái gì đó mới - hai mươi nhăm lần từ sáng sao?
Ông ấy hỏi, "Con có vợ chưa?"
Người này nói, "Dạ có ạ, thưa Cha, với cùng người đàn bà đó." Thế là Cha thấy nhẹ cả người và ông ấy nói, "Không có vấn đề gì; đó là vợ con, con có thể làm tình."
Anh ta nói, "Con biết. Và hơn nữa, con không phải là người Ki tô giáo, cũng chẳng là người Cơ đốc giáo: con là người Do Thái. Nhưng con phải nói cho ai đó!"
Nếu cái gì đó đang làm nặng gánh bạn, đang trĩu nặng bạn, thì bạn phải kể cho ai đó. Bạn có thể hỏi tôi; cứ để cho chúng là ngu xuẩn.
Cho nên khi tôi nói rằng tất cả mọi câu hỏi đều ngu xuẩn, tôi không nói dừng hỏi. Bằng không, anh bạn già Paritosh sẽ gặp rắc rối - anh ấy phải đem tới câu hỏi chứ. Bạn cứ tiếp tục hỏi đi...
Và bởi việc không hỏi bạn sẽ không thể hiểu được rằng câu hỏi là ngu xuẩn, nhưng bằng việc hỏi, và bằng việc trả lời thường xuyên của tôi vậy mà chẳng trả lời chúng. Đây là toàn thể quá trình nhận biết. Bạn hỏi câu hỏi; khi bạn hỏi một câu hỏi, bạn nghĩ nó là rất nghiêm chỉnh, bạn hỏi câu hỏi và bạn nghĩ nó rất sâu sắc, và thế rồi tôi trả lời nó và tôi trả lời nó với chuyện đùa. Toàn thể tính sâu sắc, cái nghiêm chỉnh đi đâu mất; bạn bắt đầu cười. Một khả năng lớn có đó rằng bạn bắt đầu cười vào câu hỏi của mình, vào cái lố bịch của nó.
Cuộc sống có đó để mà được sống. Cuộc sống không có dấu hỏi; nó là bí ẩn, không có giải thích. Và điều tốt là chẳng có gì: sẽ là bất hạnh lớn nếu như có lời giải thích. Nếu như có câu trả lời mà có thể thoả mãn được bạn, thử nghĩ mọi sự sẽ trở thành phẳng tẹt làm sao, chán mớ làm sao, đơn điệu làm sao - bởi vì không câu trả lời nào có thể trả lời cho câu hỏi của bạn được. Cuộc sống vẫn còn là cuộc phiêu lưu, nó vẫn còn là việc tìm kiếm thường xuyên.
Tìm kiếm, một ngày nào đó bạn đi tới một điểm mà bạn hiểu rằng bạn đang làm phí hoài năng lượng của mình vào việc tìm kiếm. Cùng năng lượng đó có thể đưa vào lễ hội. Bạn có thể tận hưởng.
Đây là hai cách tiếp cận tới cuộc sống: cách tiếp cận của người hỏi, người tìm kiếm, nhà tư tưởng, triết gia; và cách tiếp cận của người tôn giáo, nhà huyền môn, nhà thơ, hoạ sĩ, con người của trái tim. Khi nhà tư tưởng đi ra vườn ông ấy bắt đầu hỏi các câu hỏi: "Sao cây lại xanh? Sao hoa hồng lại đỏ?" Khi nhà thơ đi vào ông ta bắt đầu cất lên bài ca về hoa hồng đỏ và cây xanh. Khi hoạ sĩ tới, ông ta vẽ. Khi nhà huyền môn tới, ông ấy đơn giản đứng đó trong kính nể vô cùng. Hơi thở ông ấy dừng lại, thời gian dừng lại; nó cực lạc thế. Câu hỏi không nảy sinh chút nào.
Triết gia cứ hỏi. Nghệ sĩ cứ vẽ, tạo ra cùng cái đẹp lặp đi lặp lại. Nhà huyền môn chẳng làm gì: ông ấy không hỏi cũng không tạo ra đoá hoa. Ông ấy đơn giản ở đó, đứng sâu trong thiền, tận hưởng. Nhà huyền môn biết cách thức của vui vẻ.
Học cách thức của vui vẻ, học cách thức của điệu vũ, ít nhất học cách thức của thơ ca đi; và tháo dỡ cách thức của nhà tư tưởng, tháo dỡ cách thức tạo ra câu hỏi trong bạn.
Nhưng điều đó sẽ xảy ra dần dần thôi. Bạn sẽ phải hỏi nhiều câu hỏi.
Một người tù ngồi trong xà lim của mình chờ đợi phiên toà xử giết người. Viên luật sự trong bộ cánh diện bước vào.
Luật sư nói, "Tôi là người rất tốt. Anh chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Tôi sẽ chứng minh rằng anh hoàn toàn điên khùng, hay đã ở châu Âu vào thời gian của vụ giết người. Cũng thế, nhân chứng đã được trả tiền và ông cậu tôi là chánh án cho vụ xử của anh. Trong lúc đó, thử trốn đi."
Không có câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào. Không có ai để trả lời chúng, chúng chưa bao giờ được trả lời cả, chúng không thể được trả lời - bởi chính bản chất của mọi sự. Trong lúc đó, hỏi đi. Bởi vì nếu bạn không hỏi thì bạn sẽ không đi khỏi trạng thái bạn đang ở, và người ta phải đi chứ.
Đó là một trong những bí mật lớn lao nhất của cuộc sống, rằng cuộc sống là chuyển động. Và nếu bạn bị mắc kẹt ở đâu đó thì bạn mất tiếp xúc với cuộc sống. Thế thì bạn bị che mờ và vẩn đục; thế thì bạn bị lạc, và bạn không biết bạn là ai, và bạn đang đi đâu, và cái gì đang xảy ra. Bạn bỏ lỡ tất cả mọi manh mối.
Đi đi. Dù bạn ở bất kì đâu, một điều cần phải được ghi nhớ: đừng bị mắc kẹt. Nếu việc hỏi của bạn giúp cho bạn đi, tốt. Một chút ít di chuyển khỏi bất kì chỗ nào bạn đang ở cũng đều là tốt; từ chỗ đó bạn phải tìm ra chỗ khác - bởi vì bạn đang trong tiếp xúc với cuộc sống chỉ khi bạn năng động, di chuyển. Cuộc sống là một luồng, cuộc sống là luồng chảy. Bất kì khi nào bạn tù đọng, bạn đều mất tiếp xúc.
Trong tiếng Anh có một từ hay: 'affluence' sung mãn. Nó đã mất nghĩa nguyên thuỷ của nó. Nó chẳng có liên quan gì tới giàu có cả, nó chẳng có liên quan gì tới xa hoa, vật dụng công nghệ, lâu đài lớn và xe hơi lớn và số dư ngân hàng lớn - nó chẳng có liên quan gì tới những điều này. Bạn có thể là triệu phú và bạn có thể không sung mãn.
'Affluence-sung mãn' nghĩa là: người đang trong luồng chảy, người đang tuôn chảy. Trong luồng chảy là sung mãn. Nghĩa nguyên thuỷ của từ này là: trong luồng chảy, chuyển động, tuôn chảy, không mắc kẹt. Nếu bạn đang tuôn chảy, di chuyển cùng cuộc sống, thì bạn giầu có - và đó là giầu có duy nhất có đó. Tất cả mọi giầu có khác đều là thứ thay thế giả tạo.
Cho nên nếu câu hỏi của bạn giúp cho bạn chuyển động - tôi không nói rằng chúng sẽ giúp cho bạn tìm ra câu trả lời, bởi vì không có - nhưng nếu việc hỏi của bạn giúp cho bạn di chuyển dù chỉ một bước thêm nữa, thì tốt. Đó là lúc bạn nên di chuyển.
Branihan đang lái xe dọc theo con đường. Bởi cách chiếc xe luồn lách đánh võng qua luồng xe đi, bạn có thể nói rằng Branihan đã bị say với các cô gái.
"Anh cho rằng anh đang đi đâu đấy?" viên cảnh sát đi mô tô hỏi, sau khi đã dừng anh ta lại được.
"Tôi về nhà - hic - từ bữa tiệc mừng đêm năm mới."
"Anh có trẻ con không đấy?" viên cảnh sát hỏi. "Năm mới đã qua ba tuần rồi!"
"Tôi biết," Branihan nói. "Đó là lí do tại sao tôi lại hình dung ra đường về nhà khá hơn."
Bạn đã từng ở xa khỏi nhà mình đủ lâu rồi. Bạn nên trở về nhà bây giờ thôi.
Bất kì cái gì chuyển động cũng đều tốt. Câu hỏi, nếu thực sự, đều giúp cho bạn chuyển động. Lần nữa, để tôi nhắc lại: nó sẽ không giúp cho bạn tìm ra câu trả lời đâu, bởi vì không có câu trả lời. Nhưng câu hỏi đích thực nảy sinh từ bản thể bạn là có nghĩa cho bạn - nó có thể ngu xuẩn với tôi nhưng lại có liên quan tới bạn; nó có thể không liên quan tới hiểu biết tối thượng về mọi thứ, nhưng nếu nó có liên quan tới bạn thì cứ để cho nó ngu xuẩn đi, cứ để cho nó ngớ ngẩn đi - bạn hỏi nó. Và câu trả lời của tôi sẽ cho bạn cú huých. Bạn sẽ chuyển động.
Giữ chuyển động. Một điều cần phải được ghi nhớ: giữ chuyển động. Thế thì bạn sẽ sống động. Đó là lí do tại sao câu hỏi lại quan trọng hơn đức tin. Tôi nói tất cả mọi câu hỏi đều ngu xuẩn, nhưng chúng không là gì nếu so với đức tin. Đức tin là tuyệt đối xuẩn ngốc. Câu hỏi chỉ là ngu thôi. Là người ngu thì vẫn có thể vui đùa, nhưng là người xuẩn ngốc thì xấu, là kẻ ngu si là ốm yếu.
Đức tin là ngu si. Ai đó nói, “Tôi là người Hindu," ai đó nói, "Tôi là người Ki tô giáo," ai đó nói, "Tôi là người Jaina," ai đó nói, “Tôi là Phật tử" - đây là những kẻ ngốc, bởi vì đức tin nghĩa là họ đã đi tới câu trả lời. Người hỏi thì ít nhất cũng còn chuyển động; người đó chưa đi tới câu trả lời. Người đó nghĩ mình có thể đi tới bằng việc hỏi; đó là lí do tại sao người đó lại ngu. Nhưng dầu vậy, người đó còn chưa đi tới câu trả lời. Con người của đức tin, người nói "Tôi là người Ki tô giáo" đã đi tới. Người đó nghĩ người đó đã tìm thấy câu trả lời. Bây giờ, người đó tuyệt đối là kẻ ngốc. Người đó bị mắc kẹt, tuôn chảy của người đó đã mất hoàn toàn. Đó là lí do tại sao bạn không bao giờ thấy cái gọi là người tôn giáo vui vẻ. Bạn sẽ không bao giờ thấy họ tuôn chảy với cuộc sống, nở hoa.
Từ 'flower-hoa' nữa cũng phải bắt nguồn từ tuôn chảy - flow. Tôi không biết đích xác liệu nó có bắt nguồn từ 'flow' hay không, nhưng nó phải bắt nguồn từ đó. Về mặt nhận thức, về mặt ngôn ngữ, nó có thể không bắt nguồn từ đó - tôi không bận tâm, tôi không quan tâm chút ít nào. Nhưng nó phải bắt nguồn chứ. Flower - flow. Và nhìn vào đoá hoa; đó chính là flow - tuôn chảy là gì đấy. Toàn thể cây đã đi tới đỉnh của sự nở hoa của nó. Từ rễ cho tới hoa có luồng chảy liên tục của cuộc sống, sinh lực, nhựa sống. Và trong hoa cây đã nở ra; việc tuôn chảy đó đã tới từ việc hát bài ca. Có điệu vũ, cây đã nở hoa.
Khi tất cả các câu hỏi của bạn biến mất - không cho bạn đức tin nào; tất cả mọi đức tin đều mất, tất cả mọi câu hỏi đều mất - thế thì tất cả mọi ngu xuẩn, tất cả mọi ngu đần sẽ mất đi. Thế thì có việc nở hoa, việc bừng nở hoa, và việc nở hoa đó là câu trả lời. Điều đó trả lời cho tất cả các câu hỏi. Bỗng nhiên bạn ở trong cái biết. Không có tri thức, nhưng bạn ở trong cái biết. Bỗng nhiên bạn ở nhà. Thế thì bạn không tranh đấu với cuộc sống và không truy tìm nó là cái gì. Bây giờ bạn biết, từ cốt lõi sâu sắc nhất của bản thể, nó là gì. Bạn đã trở thành nó, bạn đã cho phép nó tuôn chảy qua bạn. Bây giờ bạn không còn tách rời khỏi nó.
Từ tiếng Anh 'religion - tôn giáo' là hay: nó ngụ ý ở cùng, lấy nhau, được gắn cùng nhau, được trong thống nhất. Nó ngụ ý đích xác điều từ tiếng Phạn 'yoga' ngụ ý - là một. Khi luồng chảy nhỏ của bạn là một với với luồng chảy của cái toàn thể, bạn mang tính tôn giáo. Khi dòng sông nhỏ của bạn đổ vào con sông Hằng vĩ đại, và bạn bắt đầu tuôn chảy với sông Hằng và bạn mất đi biên giới của mình, bạn mang tính tôn giáo.
'Tôn giáo' là từ hay như 'yoga'. Nó ngụ ý: bạn bây giờ đã đi tới cuộc hôn nhân tối thượng với cái toàn thể. Ngay bây giờ khi bạn bị mắc kẹt bạn đang trong trạng thái li dị, ít nhất cũng tách rời. Bạn đang đi như dòng suối nhỏ - thậm chí không chuyển động; bạn đã trở thành cái vũng: tù đọng, chết, bốc mùi. Thoát ra khỏi điều đó đi.
Nếu câu hỏi của bạn giúp bạn di chuyển, thì  hỏi. Hỏi còn tốt hơn là tin, bởi vì người tin đã dừng việc hỏi các câu hỏi. Chuyển động của người đó đã dừng.
Bạn ngụ ý gì khi bạn nói "Tôi là người Ki tô giáo", hay "Tôi là người Hindu", hay "Tôi là người Mô ha mét giáo"? Bạn ngụ ý gì? - bạn ngụ ý, "Bây giờ không có việc hỏi trong tôi. Tôi phát mệt về việc hỏi rồi; tôi đã bắt đầu tin." Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn đã co lại. Thế thì bạn không còn mở rộng nữa, thế thì bạn không còn thám hiểm, thế thì bạn không còn truy tìm.
Là người Mô ha mét giáo, là người Hindu, là người Ki tô giáo, còn tồi tệ hơn là người hỏi và người bất khả tri. Tốt hơn cứ là người bất khả tri và cứ hỏi - bởi vì nếu bạn cứ hỏi, và nếu bạn đủ dũng cảm để cứ hỏi tới tận cùng, một ngày nào đó nó tới: bạn vẫn còn và câu hỏi biến mất. Không phải là đức tin được trao cho bạn đâu; câu hỏi này đơn giản biến mất và tin cậy nảy sinh, tin cậy vào cuộc sống. Không tin cậy vào Kinh Thánh, không tin cậy vào Veda, không tin cậy vào Koran - mà tin cậy vào cuộc sống nơi tất cả Veda và tất cả Koran, và tất cả Kinh Thánh đều tới và biến mất. Tin cậy đó là câu trả lời.
Trở thành luồng chảy đi. Và cứ dùng bất kì cái gì có ích. Cứ hỏi. Tôi sẽ không cho bạn câu trả lời nào đâu. Tôi không phải là thầy giáo. Đó là lí do tại sao nhiều lần bạn cảm thấy chút ít lo nghĩ. Bạn bắt đầu nghĩ, "Sao thầy cứ né tránh?" Nếu bạn quan sát, tôi không bao giờ trả lời thẳng câu hỏi của bạn đâu, tôi trả lời cái gì đó khác. Tôi đẩy bạn đi tiếp. Tôi trả lời bạn theo cách mà bạn có thể hỏi nhiều câu hỏi nữa. Việc đẩy năng lượng của bạn hướng tới điều tối thượng sẽ đem tới đỉnh cao nơi tâm trí hỏi bùng nổ. Và khi câu hỏi không có, bỗng nhiên bản thân tâm trí đã biến mất. Trong trạng thái của vô trí đó bạn ở nhà. Bạn đã tới nhà.
Câu hỏi thứ hai
Đôi khi tôi nghĩ thầy sống trong thế giới mơ.
Theo quan điểm của bạn thì có thể nói thế - bởi vì bất kì điều gì bạn nghĩ cũng đều là thực còn tôi nghĩ là không thực. Cho nên một cách tự nhiên, bất kì điều gì tôi nghĩ là thực đều có vẻ không thực với bạn. Nhưng có một ưu thế mà trong đó tôi có mà bạn không có; và ưu thế đó là: tôi đã sống trong thực tại của bạn, trong cái gọi là thực tại của bạn. Tôi biết cả hai; bạn chỉ biết một thực tại.
Tôi đã ở chỗ bạn đang ở, cho nên tôi biết thực tại của bạn, và tôi biết thực tại của tôi bây giờ. Tôi ở tình huống tốt hơn để đánh giá ai là thực và ai là không thực. Bạn chỉ biết trạng thái của bạn, bạn không biết trạng thái của tôi. Cho nên đợi thêm chút nữa thay vì đánh giá nó. Đi tới trạng thái của tôi đã; thế thì bạn có tự do toàn bộ để đánh giá.
Nhưng bất kì ai đã đi tới trạng thái này đều không bao giờ nói rằng thế giới của bạn là thực. Thế giới của bạn là ảo vọng - maya: không thực, ảo tưởng. Để đánh giá bạn cần biết cả hai; chỉ thế thì bạn mới có thể so sánh được. Bạn không thể so sánh bằng việc biết chỉ một thế giới - làm sao bạn sẽ so sánh được?
Trong đêm khi bạn rơi vào giấc ngủ bạn bắt đầu mơ. Trong mơ, mơ có vẻ như thật - bởi vì trong mơ bạn mất mọi tiếp xúc với thế giới, với thế giới mà bạn đã biết khi bạn thức. Bây giờ không có so sánh; bạn không thể so sánh được. Chẳng hạn: nếu bạn thấy hòn đá, tảng đá, trong giấc mơ của mình, bạn không thể so sánh với tảng đá thực mà bạn đã thấy khi bạn còn thức bởi vì cả hai tảng đá chẳng bao giờ ở cùng nhau. Cho nên tất nhiên tảng đá mơ cũng có vẻ thực. Làm sao đánh giá nó là không thực được? bởi vì chẳng có gì ngoại trừ nó để mà đánh giá. Không có tiêu chuẩn. Khi bạn thức vào buổi sáng thế thì bạn nhận ra rằng nó là không thực. Nhưng lần nữa đánh giá của bạn lại không đúng bởi vì tảng đá mơ lại thiếu. Bây giờ bạn có tảng đá thực, cái gọi là tảng đá thực, và tảng đá mơ lại thiếu. Lần nữa đánh giá của bạn lại không đúng: chỉ một tảng đá có đấy và tảng đá kia bị thiếu. Làm sao bạn có thể đánh giá được chừng nào bạn còn chưa có đồng thời cả hai, ở ngay trước bạn?
Có việc thức tỉnh khác. Đó là điều chúng ta gọi là phật tính: việc thức tỉnh tối thượng - khi bạn không chỉ thức tỉnh khỏi giấc mơ của mình, mà bạn còn thức tỉnh khỏi cái gọi là trạng thái thức nữa. Thế thì chúng cả hai đều có sẵn, và thế thì bạn có thể thấy rằng cả hai đều là mơ.
Vài giấc mơ được thấy bằng mắt nhắm, vài giấc mơ được thấy bằng mắt mở, nhưng cả hai đều là giấc mơ. Và khi bạn đã thức tỉnh và việc ngủ không còn lại trong bạn, khi không phần nào của bản thể bạn là vô ý thức, bạn tuyệt đối ý thức và toàn thể bản thể bạn đầy ánh sáng, chói sáng, chỉ thế thì bạn mới biết thực tại là gì. Ngay bây giờ bạn đang ngủ; mọi điều bạn biết đều là mơ.
Nhưng tôi có thể hiểu câu hỏi này. Từ nơi bạn đang hiện hữu thì nó sẽ gần như là tôi đang mơ. Tôi nói về tình yêu; bạn cũng biết tình yêu. Nhưng nghe tôi bạn trở nên nhận biết rằng tôi đang nói về cái gì đó khác mà không thể có. Làm sao tình yêu có thể không có tính sở hữu được? Làm sao tình yêu có thể là việc chia sẻ thuần khiết được, mà không có cái ta nào, không có động cơ nào? Làm sao tình yêu có thể vô điều kiện được? Bạn nghe tôi, bạn nghe lời của tôi, nhưng bạn không thể cảm thấy thực tại của những lời đó - bởi vì bạn biết tình yêu có điều kiện; bạn biết tình yêu bao giờ cũng có động cơ; bạn biết tình yêu bao giờ cũng dựa trên ích kỉ, ham muốn; bạn biết tình yêu là thủ đoạn để chi phối và sở hữu; bạn biết tình yêu thực sự bạo hành, hung hăng.
Cho nên khi bạn so sánh tình yêu của bạn với tình yêu của tôi, tình yêu của bạn có vẻ thực với bạn, và tình yêu của tôi có vẻ không tưởng, như tưởng tượng. Đó là lí do tại sao thế giới chưa bao giờ tin cậy vào chư phật - bởi vì họ nói về điều gì đó chẳng liên quan gì tới kinh nghiệm của bạn. Nó ở bên ngoài thế, nó siêu việt thế, nó ở xa tới mức bạn không thể nào hiểu được nó. Nó là không thể nào hiểu nổi. Bạn không thể nào hình dung ra được nó là gì. Trong thất vọng cùng cực bạn níu bám lấy thực tại của bạn và bạn nói, "Thôi quên hết về điều đó đi - những người này hoặc là các nhà huyền môn hoặc là người điên; nhà thơ của cái không biết, những tay mơ, gàn gàn, lập dị. Thôi quên hết họ đi!"
Bạn cũng không thể nào quên được; đấy mới là vấn đề - bởi vì bất kì khi nào bạn tới gần vị phật thì ông ấy động vào cái gì đó sâu trong tim bạn. Tâm trí bạn có thể cứ nói rằng người đó là tay mơ, nhưng ở đâu đó trái tim bạn lại bắt đầu cảm thấy điều người đó đang nói. Hương thơm của nó tiến tới, đạt tới trái tim. Điều người đó đang hát được nghe thấy ở đâu đó, ở mức độ nào đó của bản thể bạn. Có thể nó không rất ý thức, có thể nó chỉ giống như dò dẫm trong bóng tối, nhưng bạn đã nghe thấy. Và khi bạn quan sát vị phật, và nếu bạn đủ may mắn ở gần ông ấy, nếu bạn đủ ân huệ để trở thành đệ tử, để trở thành người được điểm đạo, thế thì dần dần thực tại của ông ấy sẽ trở nên thực hơn thực tại riêng của bạn. Đó là nghĩa của buông xuôi.
Nhiều lần bạn hỏi tôi, "Nghĩa của buông xuôi là gì?" Từ này to lớn thế; có nhiều nghĩa. Đây là một trong những nghĩa sâu sắc nhất: khi bạn đi tới một người và bạn cảm thấy rằng người đó đã vượt ra ngoài.... Tất nhiên, bạn có thể chỉ cảm thấy thôi; bạn không có khả năng quan niệm nào, không có bất kì hệ thống tâm trí nào để hiểu nó. Bạn có thể chỉ cảm thấy thôi. Trời rất, rất tối, nhưng bạn có thể cảm thấy rằng nó rất sống động nữa. Bạn có thể cảm thấy rằng cái gì đó đã xảy ra. Tâm trí bạn muốn phủ nhận nó, bản ngã bạn muốn phủ nhận nó, nhưng trái tim bạn bắt đầu cảm thấy bị thôi miên - cứ dường như một từ lực lớn đang kéo bạn hướng tới trung tâm không biết nào đó.
Buông xuôi nghĩa là: rơi vào tình yêu với ai đó, người gần như không thực với bạn, và vậy mà lại có sự hấp dẫn. Bạn buông xuôi thực tại của mình; bạn nói, "Thôi được rồi, thực tại của mình là giấc mơ và thực tại của thầy là thực. Bây giờ tôi sẵn sàng: xin đưa tôi tới thực tại của thầy."
Thực tại của bạn thực sự là gì? Thực sự, thực tại của bạn là gì? Nó là gì ngoại trừ khổ? Nó là gì ngoại trừ vài thoáng nhìn nhỏ nhoi về hạnh phúc, rất phù du? Bạn không thể bắt giữ được và chúng bị mất đi, và lại có khổ. Thực tại của bạn là gì ngoại trừ kinh nghiệm trong địa ngục?
Tôi đã đọc:
Một người tới địa ngục và được quỉ dẫn đi thăm một tua.
"Ông có thể chọn ở vĩnh viễn trong một trong ba phòng này," quỉ nói.
Trong phòng thứ nhất mọi người đều đứng nước nóng ngập tới cổ. Nước sôi sùng sục và bay hơi. Người này rùng mình và đóng cửa lại.
Trong phòng tiếp mọi người đứng ngập trong nước lạnh và băng đá tới tận cổ, và họ đang run lập cập. Điều này không hấp dẫn người này.
Với nụ cười, quỉ mở căn phòng cuối cùng. Người này ngạc nhiên và thấy nhẹ nhõm, vì mọi người đều bước đi vòng quanh trong một đống phân bò dầy 30 cm, uống cà phê và buôn chuyện vui vẻ.
Người này nói, "Phòng này dành cho tôi," và bắt đầu hoà nhập vào.
Vài phút sau một trong các quỉ trợ tá tới và gọi, "Nghỉ giải lao kết thúc. Trở về đầu các ông!"
Cho nên mọi hạnh phúc bạn biết chỉ là việc nghỉ giải lao, và lần nữa lại về với đầu bạn!
Chỉ là những quyến rũ tạm thời...
Hàng tháng và hàng năm khổ, và thế rồi tới một khoảnh khắc nhỏ. Và bạn lại ham muốn khoảnh khắc đó, và bạn lại sẵn sàng chịu đựng nữa. Và cho dù những khoảnh khắc đó chẳng có gì nhiều nhặn trong nó. Nếu bạn nhìn vào trong nó bạn sẽ thấy nó hổng hoác bên trong. Điều bạn gọi là vui thích đó có gì bản chất trong nó không? Hay đấy chỉ là hi vọng để cho bạn có thể bằng cách nào đó mang theo trong địa ngục này? Không có hi vọng điều đó sẽ quá khó. Nếu như không có hi vọng nào, làm sao bạn sống được? Ngay cả một ngày cũng khó; ngay cả để dậy ra khỏi giường vào buổi sáng cũng khó. Để làm gì? Câu hỏi sẽ nảy sinh, "Tại sao? Tại sao lại dậy nữa, và tại sao lại đi tới văn phòng nữa, và đi cùng con đường cũ rích thường lệ ấy, và lại cùng ông chủ ấy, cùng bà vợ ấy, cùng lũ trẻ con ấy? Để làm gì? Thế là đủ rồi!" Bạn sẽ đơn giản thảnh thơi và chết trong giường mình. Phỏng có ích gì mà dậy ra khỏi nó? Nhưng hi vọng rằng cái chưa xảy ra có thể xảy ra hôm nay thì sao... "Có thể cơ hội bây giờ mới tới cho những điều vẫn còn chưa xảy ra. Người ta nên dậy và nhận lấy cơ hội này khi nó tới."
Và nó thực sự chẳng bao giờ tới cả. Mọi vui thích đều trong chờ đợi, trong hi vọng. Tất cả mọi vui thích đều trong tương lai, trong ham muốn; nó chưa bao giờ là thực tại cả. Và bạn gọi nó là thực sao?
Phúc lạc của tôi không ở trong hi vọng. Tôi không hi vọng vào cái gì cả, tôi đã bỏ tất cả hi vọng rồi. Thực tế, cái ngày tôi bỏ đi tất cả mọi hi vọng thì thực tại đã xảy ra cho tôi. Qua hi vọng bạn không cho phép thực tại xảy ra. Cái ngày bạn vứt bỏ ham muốn, phúc lạc lớn lao giáng xuống bạn. Nó bao giờ cũng có đó, nhưng bởi vì ham muốn của mình mà bạn đã bỏ lỡ nó. Bạn đã quá bận bịu thường xuyên với ham muốn đến mức bạn không sẵn có cho nó, bạn đã bị đóng lại. Một khi ham muốn biến mất, bạn mở ra, bạn trở thành sẵn có.
Tôi đã biết thực tại của bạn. Tôi đã sống trong khổ đó lâu như bạn đã sống trong nó - trong hàng nghìn năm, trong nhiều kiếp sống. Chắc chắn khó mà tin được vào phúc lạc của tôi, vào chân lí của tôi. Và câu hỏi nảy sinh, "Người này có thể đang mơ."
Nhưng một điều tôi muốn nói với bạn: cho dù đây là mơ, cho dù nó có vẻ giống mơ, nó vẫn còn tốt hơn thực tại của bạn. Thử nó đi. Bạn chẳng có gì để mất cả - nhưng dầu vậy bạn vẫn sợ mất nó thế. Có thể bạn sợ mất nó tới mức bạn cứ nghĩ rằng bạn có cái gì đó. Nỗi sợ là bạn có thể mất nó giữ bạn cảm thấy rằng bạn có cái gì đó để mất. Nhưng bạn đã nhìn vào trong túi mình chưa? Chẳng có gì cả. Thực tế có lỗ thủng lớn. Túi bạn chẳng giữ cái gì cả. Nhưng sợ rằng mình có thể bắt gặp chân lí, bạn không bao giờ nhìn vào túi mình.
Có lần tôi đi du hành với Mulla Nasruddin. Người soát vé tới và Nasruddin nhìn vào trong túi này túi nọ, rồi nhìn vào sổ nhật kí, rồi vào túi và va li. Anh ta tìm mọi thứ, ngay cả trong va li của tôi nữa! Và thế rồi anh bắt đầu nhìn vào túi tôi. Tôi nói, "Nasruddin, đợi đã! Anh làm gì thế?"
Anh ta nói, "Vé của tôi mất rồi."
"Nó không thể ở trong túi tôi hay va li của tôi được. Anh có điên không đấy?" Tôi đã quan sát, và tôi bảo anh ta, "Tôi thấy rằng anh còn chưa nhìn vào túi bên phải của anh."
Anh ta nói, "Tôi không thể nhìn vào đó được."
Tôi nói, "Tại sao?"
Anh ta nói, "Nếu nó không có đó, thế thì đi đứt! Thế thì nó chẳng ở đâu cả! Cho nên trước hết để tôi tìm nó ở mọi nơi đã. Đó là điều cuối cùng - bởi vì điều đó nghĩa là tôi không có vé!"
Bạn không nhìn bởi vì bạn sợ; có thể chẳng có gì cả.
Cooperman bán dâu tây từ xe tải của mình trong vùng ngoại ô. Anh ta gõ cửa một nhà: "Ai mua dâu tây không?"
"Quay lại đây đi," một cô gái tóc hung xinh xắn trả lời.
Cooperman bước về đuôi xe, rung chuông và người đàn bà mở cửa ra. Cooperman choáng người khi thấy cô ấy đứng đó hoàn toàn trần truồng, không một mảnh quần áo. Cooperman bắt đầu khóc. "Có chuyện gì thế?" cô tóc hung hỏi.
"Hôm nay vợ tôi chạy theo thằng bạn tốt nhất của tôi," Cooperman giải thích. "Tôi mất ba nghìn đô la trên thị trường chứng khoán. Và bây giờ cô lại định hiếp tôi trên đống dâu tây của tôi nữa!"
Bây giờ, chỉ còn mỗi dâu tây... nhưng anh ta khóc, sợ rằng bây giờ dâu tây cũng mất nốt.
Bạn có gì với bạn? Thậm chí chẳng có cả dâu tây... Và bạn sợ thế, e sợ thế, liên tục run rẩy thế. Chẳng có gì mà mất cả!
Thử thực tại của tôi nữa; bạn sẽ không phải là người mất đâu. Và tôi nói điều đó với sự chắc chắn thế bởi vì tôi biết cả hai thực tại. Thực tại của bạn chỉ là giả; thực tại của tôi mới là thật.
Bạn trong thực tại chỉ khi bạn là thật. Khi nhận biết của bạn là thật thì bạn sống trong thực tại; khi nhận biết của bạn là giả bạn sống trong không thực. Và bạn tạo ra nó mọi ngày, nhưng bạn dường như không nhận biết.
Điều gì xảy ra khi bạn rơi vào giấc ngủ? Sao các giấc mơ lại tới khi bạn ngủ? - tâm thức của bạn hạ thấp xuống, xuống rất thấp; nó gần như biến mất. Thế thì giấc mơ nổi bọt lên. Bạn đã bị say chưa? Bạn uống rượu, và bạn lại trong thế giới mơ. Hay bạn uống chất cay, bạn uống LSD hay cái gì đó giống thế; tâm thức bạn bị hạ thấp, bạn lại trong thế giới mơ.
Đó là lí do tại sao điều xảy ra là LSD có thể không cho bạn cùng kinh nghiệm như nó cho bạn của bạn. Ai đó có thể đi lên trời, và ai đó có thể đi vào địa ngục - bởi vì điều đó tuỳ thuộc vào tâm trí bạn mà bạn có thể tạo ra kiểu mơ nào. LSD hay bất kì chất ma tuý nào cũng đều có thể hạ thấp tâm thức của bạn xuống. Nó đơn giản loại bỏ đi mọi rào chắn, nó đơn giản giúp bạn đi vào thế giới riêng tư - thế giới của mơ. Và tất nhiên khi bạn đang trong nếm trải ma tuý thì mọi sự đều cực kì đẹp đẽ, rất phiêu diêu, rất mầu sắc...
Nhưng điều đó còn tuỳ. Nếu bạn là nhà thơ và bạn đã sống cùng cây cối và hoa và chim chóc, bạn sẽ có thế giới rất đẹp mở ra. Nhưng nếu bạn là người hàng thịt, thế thì cẩn thận; thế thì bạn có thế giới của nhà hàng thịt - ác mộng.
Đó là lí do tại sao những người khác nhau khi đi vào các nếm trải ma tuý trở lại với những kinh nghiệm khác nhau. Một số người nói nó là cõi trời, và một số nói nó là địa ngục. Điều đó tuỳ ở bạn.
Bạn tạo ra giấc mơ. Ma tuý không phải là thứ tạo ra giấc mơ, ma tuý đơn giản hạ thấp tâm thức bạn xuống, điều không cho phép mơ. Giấc ngủ là cần cho mơ. Bạn càng nhận biết, càng ít khả năng có việc mơ. Khi bạn hoàn toàn nhận biết mơ biến mất. Thế thì bạn không tạo ra mơ; thế thì bạn đơn giản đối diện với cái đang đó.
Khi bạn là thực bạn sống trong thế giới thực. Và tôi ngụ ý gì khi tôi nói ‘khi bạn là thực'? - tôi ngụ ý khi bạn nhận biết. Đó là chính là thông điệp của Phật đấy.
Câu hỏi thứ ba:
Giáo dục có đưa tới thiền không? Xin thầy giải thích về giáo dục và tôn giáo.
Thông thường cái vẫn được gọi là giáo dục thì gần như chống lại thiền. Nó đáng phải không như thế nhưng nó lại như thế. Nghĩa nguyên thuỷ của từ 'education-giáo dục' thì không chống lại thiền. Nghĩa nguyên thuỷ này là: kéo ra. Giáo dục nghĩa là kéo ra; bất kì cái gì bị ẩn kín trong cá nhân đều phải được kéo ra. Cá nhân phải nở hoa - đó là nghĩa nguyên thuỷ của giáo dục.
Đó cũng là điều thiền là gì đấy: bạn phải nở hoa trong bản thể riêng của mình. Bạn không biết mình định đi đâu, bạn không biết hoa nào sẽ tới với bạn, mầu sắc của chúng là gì và hương thơm của chúng là gì - bạn không biết. Bạn đi vào cái không biết. Bạn đơn giản tin cậy vào năng lượng cuộc sống. Nó đã đem việc sinh thành cho bạn, nó là nền tảng của bạn, nó là bản thể bạn. Bạn tin cậy vào nó. Bạn biết rằng bạn là đứa trẻ của vũ trụ này, và vũ trụ này, nếu nó đã đem việc sinh thành cho bạn, nó sẽ chăm nom nữa.
Khi bạn tin cậy vào bản thân mình bạn cũng tin cậy vào toàn thể vũ trụ. Và vũ trụ này là đẹp. Xem đấy... biết bao nhiêu hoa được sinh ra trong vũ trụ này; làm sao bạn có thể không tin cậy vào nó được? Cái đẹp vô cùng như thế ở khắp xung quanh; làm sao bạn có thể không tin cậy vào nó được? Vĩ đại thế, duyên dáng thế, từ một hạt bụi nhỏ cho tới các vì sao; đối xứng thế, hài hoà thế; làm sao bạn có thể không tin cậy vào nó được?
Basho đã nói, "Nếu hoa được sinh ra từ vũ trụ này, thế thì tôi tin cậy vào nó." Đúng chứ? Đó là đủ logic, một luận cứ vĩ đại: “Nếu vũ trụ này có thể cho sinh thành ra nhiều hoa đẹp thế, nếu hoa hồng là có thể, tôi tin cậy vào nó. Nếu hoa sen là có thể. Tôi tin cậy vào nó."
Giáo dục là việc tin cậy vào bản thân bạn và tin cậy vào sự tồn tại, là việc cho phép bất kì cái gì đang ẩn kín trong bạn được hiển lộ ra; là việc đem bất kì cái gì có bên trong ra ngoài.
Nhưng điều đó là không đúng cho cái gọi là giáo dục đang diễn ra trên thế giới. Thay vì đem ra, nó lại ép buộc mọi thứ vào trong. Nó đơn giản đổ thông tin vào. Lần nữa từ ‘information-thông tin' là sai; nó đáng ra không nên được dùng - nó phải là 'out-formation'. 'Information' nghĩa là: hình thành bên trong bạn. Cái gì đó phải trưởng thành bên trong bạn - thế thì nó là information. Nhưng chẳng ai bận tâm tới bạn cả. Xã hội bận tâm về những ý tưởng riêng của nó, các ý thức hệ, các định kiến, công nghệ; họ cứ áp đặt lên bạn. Đầu bạn được dùng như một chỗ trống, cho nên họ phải cung cấp đồ đạc. Giáo dục thông thường, hay bất kì cái gì là có sẵn nhân danh giáo dục, đều không là gì ngoài việc nhồi tri thức vào tâm trí bạn - bởi vì tri thức có tiện dụng nào đó. Không ai bận tâm tới bạn, không ai bận tâm về định mệnh của bạn. Họ cần nhiều bác sĩ hơn, họ cần nhiều kĩ sư hơn, họ cần nhiều tướng lĩnh hơn, họ cần nhiều nhà kĩ thuật hơn, nhiều thợ ống nước, nhiều thợ điện hơn. Cho nên họ cần những người đó; họ buộc bạn phải trở thành thợ nước, hay họ buộc bạn trở thành bác sĩ, hay họ buộc bạn trở thành kĩ sư.
Tôi không nói có cái gì đó sai với việc là kĩ sư hay bác sĩ, nhưng chắc chắn có cái gì đó sai nếu nó bị ép buộc từ bên ngoài. Nếu ai đó nở hoa thành bác sĩ, thế thì bạn sẽ thấy việc chữa lành lớn xảy ra quanh người đó. Thế thì người đó sẽ được sinh ra là thầy chữa. Người đó sẽ thực sự là bác sĩ trị liệu, việc chạm của người đó sẽ là vàng. Người đó được sinh ra để là điều đó.
Nhưng khi điều đó bị ép buộc từ bên ngoài và người ta lấy nó làm nghề nghiệp, bởi vì người ta phải sống và người ta phải học và kiếm sống, người ta tiếp quản nó. Thế thì người ta bị què quặt và bị nghiền nát dưới sức nặng. Người ta đơn giản cứ kéo lê và kéo lê, và một ngày nào đó, chết. Chưa bao giờ có một khoảnh khắc của lễ hội trong cuộc sống đó. Tất nhiên, người đó sẽ để lại nhiều tiền cho con mình để đến lượt chúng trở thành bác sĩ, để vào đại học, để vào cùng đại học nơi người đó đã bị phá huỷ. Và người đó sẽ làm cùng điều đó với con cái họ, và đây là cách mọi sự cứ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không, tôi không gọi điều này là giáo dục. Nó là tội ác. Điều thực sự là phép màu là ở chỗ mặc cho việc giáo dục này đôi khi vị phật vẫn nở hoa trong thế giới này. Đó là phép màu. Điều đơn giản không thể nào tin nổi là làm sao ai đó có thể thoát ra khỏi nó: đó là phương pháp luận để giết bạn, nó đã được thu xếp theo cách như vậy. Và trẻ nhỏ bị mắc vào trong cơ chế của nó, không biết chúng đang đi đâu, không biết cái gì đang được làm cho chúng. Đến lúc chúng trở nên nhận biết, chúng đã hoàn toàn bị biến chất, bị phá huỷ. Đến lúc chúng có thể nghĩ về phải làm gì với cuộc đời mình, chúng gần như không còn khả năng đi theo bất kì hướng nào khác.
Đến lúc bạn hai mươi nhăm tuổi hay ba mươi tuổi, nửa cuộc sống đã mất rồi. Bây giờ thay đổi dường như quá mạo hiểm. Bạn đã trở thành bác sĩ, việc hành nghề của bạn đang diễn ra tốt đẹp; bỗng nhiên một hôm nào đó bạn nhận rằng đây không phải là điều bạn đã được ngụ ý là. Điều này không dành cho bạn - nhưng bây giờ phải làm gì? Cho nên cứ giả vờ rằng bạn là bác sĩ. Và nếu bác sĩ không hạnh phúc, trong việc là bác sĩ, thì ông ấy sẽ không giúp ích cho bệnh nhân nào. Ông ấy có thể pha thuốc cho bệnh nhân, ông ấy có thể kê thuốc, nhưng ông ấy sẽ không thực sự là lực chữa lành. Khi bác sĩ thực sự là bác sĩ, bác sĩ bẩm sinh... và mọi người đều là cái gì đó bẩn sinh. Bạn có thể bỏ lỡ nó, bạn thậm chí không thể biết tới nó. Ai đó là nhà thơ bẩm sinh; và bạn không thể làm ra nhà thơ được. Không có cách nào để chế tạo ra nhà thơ. Ai đó là hoạ sĩ bẩm sinh; bạn không thể chế tạo ra hoạ sĩ được.
Nhưng mọi sự đều bị đặt rất sai chỗ: hoạ sĩ đang làm việc như bác sĩ, bác sĩ đang làm việc như hoạ sĩ. Chính khách có đó: có thể ông ấy đã là thợ nước tốt nhưng ông ấy đã trở thành thủ tướng hay tổng thống. Và người có thể là thủ tướng thì lại là thợ nước.
Đây là lí do tại sao trong thế giới có nhiều hỗn độn thế: mọi người đều bị đặt sai chỗ, không ai ở đích xác nơi người đó đáng ở. Giáo dục đúng sẽ đích xác là con đường tới thiền. Giáo dục sai là rào chắn cho thiền bởi vì giáo dục sai dạy bạn những điều không khớp với bạn. Và chừng nào cái gì đó còn chưa khớp với bạn và bạn chưa khớp với nó, bạn không bao giờ có thể lành mạnh và toàn thể được. Bạn sẽ khổ sở.
Cho nên thông thường khi người có giáo dục trở nên quan tâm tới thiền, người đó phải tháo dỡ bất kì cái gì người đó đã học. Người đó phải quay lại thời thơ ấu của mình lần nữa và bắt đầu từ đó, từ ABC. Đó là lí do tại sao nhấn mạnh của tôi là dành cho cách thiền nào đó mà bạn có thể trở lại thành đứa trẻ.
Khi bạn nhảy múa, bạn giống đứa trẻ hơn người lớn. Đó là lí do tại sao bạn không thấy các chức sắc tới tôi và tới việc thiền của tôi. Ai đó là uỷ viên hội đồng, người thu thuế - ông ta không thể tới được, bởi vì ông ta không thể nhảy múa được. Ông ta là uỷ viên hội đồng, hay ông ta là thống đốc - làm sao ông ta có thể nhảy múa với người thường được?
Nhưng nếu bạn không thể nhảy múa được, bạn có thể là thống đốc, nhưng bạn chết. Nếu bạn không thể hát như đứa trẻ, bạn là gánh nặng trên trái đất. Tốt hơn cả bạn tự tử đi cho rồi. Ít nhất thì bạn sẽ bỏ trống chỗ nào đó cho ai đó khác trưởng thành và nở hoa. Bạn không định nở hoa; điều đó là chắc chắn.
Những người có sự kính trọng nào đó trở thành rất bị mắc kẹt bởi vì họ không thể làm gì được - họ không thể mạo hiểm sự kính trọng của mình. Họ sợ. Họ không hạnh phúc, họ không biết phúc lạc là gì, họ không biết đích xác sống động nghĩa là gì - nhưng họ đáng kính trọng. Cho nên họ níu bám lấy sự kính trọng của mình, và thế rồi chết. Họ chưa bao giờ sống; họ chết trước khi họ bắt đầu sống. Họ đã là nhiều người chết trước khi họ đã từng sống.
Việc thiền của tôi là để đem bạn trở lại với thời thơ ấu của bạn - khi bạn không được kính trọng, khi bạn có thể làm những điều điên rồ, khi bạn còn hồn nhiên, không bị xã hội làm biến chất, khi bạn còn chưa học bất kì thủ đoạn nào của thế giới, khi bạn còn là người thế giới khác, không trần tục. Tôi muốn bạn trở lại điểm đó; từ đó, bắt đầu lại. Và đây là cuộc sống của bạn. Kính trọng hay tiền bạc là những giải thưởng khuyến khích, chúng không phải là giải thưởng thực. Đừng bị lừa dối bởi chúng.
Bạn không thể ăn được kính trọng, và bạn không thể ăn được tiền bạc, và bạn không thể ăn được danh tiếng. Chúng chỉ là những trò chơi: vô nghĩa, ngu xuẩn, tầm thường. Nếu bạn đủ thông minh bạn sẽ hiểu rằng bạn phải sống cuộc sống của mình và bạn không bận tâm về những điều khác. Tất cả những quan tâm khác đều vô nghĩa: nó là cuộc sống của bạn. Bạn phải sống nó một cách đích thực, đáng yêu, với đam mê lớn lao và với từ bi lớn lao, với năng lượng lớn lao. Bạn phải trở thành con sóng triều của phúc lạc. Bất kì điều gì được cần tới để làm cho nó, làm đi.
Tháo dỡ sẽ là cần thiết. Tháo dỡ nghĩa là bạn dừng những con đường sai đó, bạn dừng đi vào những con đường sai đó mà xã hội đã áp đặt, thuyết phục bạn, cám dỗ bạn đi vào. Bạn nhận trách nhiệm về cuộc sống riêng của mình; bạn trở thành người chủ riêng của mình.
Đó là nghĩa của tính chất sannyas. Đó là lí do tại sao tôi goi các sannyasins là swami. 'Swami' nghĩa là: người đã trở thành người chủ cuộc sống riêng của mình. Nó chẳng liên quan gì tới swami chính thống; họ không phải là người chủ của các kiếp sống riêng của họ. Họ lại đi trên cùng một con tầu, với cùng xã hội, với cùng những quyền lực, uy tín, chính trị ngu xuẩn.
Sannyasin thực là người không bận tâm tới ý kiến của người khác, người đã quyết định sống cuộc sống của mình như người đó muốn sống nó. Tôi không ngụ ý bạn là vô trách nhiệm đâu. Khi bạn bắt đầu sống cuộc sống của mình một cách có trách nhiệm, bạn không chỉ chăm nom về bản thân mình, bạn cũng chăm nom cả người khác - nhưng theo cách hoàn toàn khác.
Bây giờ bạn sẽ nhận mọi chăm nom mà bạn không can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai khác - đây chính là trách nhiệm là gì. Bạn không cho phép bất kì ai can thiệp vào cuộc sống của bạn, và một cách tự nhiên, bạn sẽ không can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai. Bạn không muốn bất kì ai hướng dẫn cuộc sống của mình, bạn không muốn cuộc sống của mình bị hướng dẫn theo dây kéo. Tua du lịch có hướng dẫn không phải là tua chút nào. Bạn muốn thám hiểm theo cách riêng của mình. Bạn muốn đi vào rừng mà không có bản đồ nào, để cho bạn cũng có thể là người khám phá, để cho bạn cũng đi tới những điểm tươi tắn nào đó lần đầu tiên.
Nếu bạn mang bản đồ bạn bao giờ cũng tới chỗ mà nhiều người đã tới trước đây. Nó chưa bao giờ mới, nó chưa bao giờ nguyên bản, nó chưa bao giờ nguyên si. Nó đã ô nhiễm, biến chất. Nhiều người đã đi lên nó: bản đồ đã có.
Khi tôi là đứa bé, trong ngôi đền mà bố mẹ tôi vẫn thường tới thăm, tôi đã ngạc nhiên: có bản đồ của cõi trời và địa ngục và moksha. Một hôm tôi nói với bố tôi, "Nếu bản đồ mà có với moksha, thế thì con chẳng quan tâm tới nó."
Ông ấy nói, "Sao thế?" Tôi nói, "Nếu có bản đồ, thế thì nó đã cũ rích rồi. Nhiều người đã đạt tới đó, ngay cả người làm bản đồ cũng đã đạt tới đó. Mọi thứ đều được đo, và họ biết mọi chỗ, đặt tên và đánh nhãn. Điều này dường như chỉ là việc kéo dài của cùng thế giới cũ. Nó chẳng có gì mới. Con thích đi vào thế giới không có bản đồ. Con muốn là người thám hiểm." Ngày hôm đó tôi chấm dứt đi vào đền.
Bố tôi hỏi tôi, "Sao bây giờ con không tới?"
Tôi nói, "Bố bỏ những bản đồ đó đi. Con không chịu được những bản đồ đó ở đó. Chúng rất xúc phạm. Nghĩ về điều đó: ngay cả moksha mà cũng đo được sao? Thế thì chẳng có gì là không thể đo được!"
Và tất cả chư phật đều đã nói rằng chân lí là không thể đo được; tất cả chư phật đều đã nói rằng chân lí không chỉ là không biết, nó là không thể biết được. Nó là biển cả không bản đồ: bạn đem con thuyền nhỏ của mình và bạn đi vào vùng biển chưa có bản đồ. Bạn nhận cuộc phiêu lưu. Điều đó mạo hiểm, nó là nguy hiểm. Nhưng trong mạo hiểm và nguy hiểm linh hồn nở hoa, trở nên được hoà nhập.
Với tôi, nếu giáo dục là đúng thì nó sẽ là một phần của thiền; thiền sẽ là điểm cuối cùng trong nó. Nếu giáo dục là đúng, thế thì các đại học không nên chống lại hài hoà. Chúng nên là chỗ huấn luyện, bàn nhảy vào hà hoà. Nếu giáo dục là đúng, thế thì nó sẽ không quan tâm tới tiền, và nó sẽ không quan tâm tới quyền lực và danh tiếng. Thế thì nó sẽ không mang tính chính trị chút nào.
Nếu giáo dục là đúng nó sẽ quan tâm tới phúc lạc của bạn, hạnh phúc của bạn, âm nhạc, tình yêu, thơ ca, điệu vũ. Nó sẽ dạy bạn cách hiển lộ. Nó sẽ không cứ đơn giản nhét thông tin vào đầu bạn. Nó sẽ giúp bạn đi ra từ bản thể mình, để nở hoa, để trưởng thành, để lan toả, để mở rộng. Nó sẽ là việc giáo dục hoàn toàn khác.
Và một cách tự nhiên nếu giáo dục trở nên được bao hàm với thiền, nó trở thành có tính tôn giáo. Tôi không gọi giáo dục là mang tính tôn giáo bởi vì nó dạy giáo lí của Ki tô giáo, hay nó dạy Hindu giáo. Đó không phải là tính tôn giáo. Giáo dục mang tính tôn giáo nếu nó làm cho bạn đủ dũng cảm để chấp nhận bản thân mình, và sống cuộc sống của bạn, và trở thành việc cúng dường cho Thượng đế trên con đường riêng của bạn, theo cách duy nhất riêng của bạn.
Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy, Osho ơi, thầy có thể kể cho chúng tôi chút ít giai thoại về sannyasin tham năng lượng cũng như thầy kể về người Do Thái tham tiền được không?
Mọi tham lam đều mang tính Do Thái. 'Jew - Do Thái' không phải là tên của giống nòi nào đó. Không, bất kì ai có tính tham thì đều là người Do Thái. Và tham chẳng liên quan gì tới tiền bạc. Tiền chỉ là một đối tượng của tham lam; bất kì cái gì cũng có thể trở thành đối tượng.
Kundalini có thể trở thành đối tượng của tham lam; năng lượng tâm linh, niết bàn, quyền năng siêu linh, chứng ngộ, đều có thể trở thành đối tượng của tham lam... nhưng thế thì bạn là người Do Thái.
Nhớ lấy, 'Do Thái' chỉ là từ tượng trưng: nó đại diện cho tham lam. Và không có nhu cầu có giai thoại mới. Các giai thoại cũ hoàn toàn tốt, và chúng có tác dụng.
Bởi vì bạn đã hỏi câu hỏi này, bạn đã cám dỗ...
Ông mục sư mới bắt được một giáo dân của mình vừa ra khỏi quán rượu Lí tưởng. "Tôi rất tiếc," ông ta nói, "khi thấy ông đi ra từ chỗ như vậy. Con ta, uống rượu là thứ của quỉ đấy. Khi quỉ bảo ông đi cùng nó, sao ông không từ chối?"
"Con muốn chứ, thưa cha," người này nói. “Nhưng nó có thể tức giận và không bảo con lần nữa."
Bạn đã cám dỗ tôi, cho nên tôi sẽ kể cho bạn vài giai thoại. Bạn có thể không hỏi lần nữa. Và nhớ lấy, những giai thoại Do Thái này mà tôi sẽ kể cho các bạn chẳng có liên quan gì tới người Do Thái cả, chúng có cái gì đó liên quan tới tham lam bên trong của bạn. Bằng việc thay đổi đối tượng, chẳng cái gì được thay đổi cả. Cho nên vấn đề không phải là thay đổi đối tượng, vấn đề là hiểu khổ mà tham đem lại. Một khi bạn hiểu nó, tham bị loại bỏ.
Một người bước đi dọc theo Broadway thì giáp mặt với tiếng thì thào của một cô thương gia, "Bán tình đây."
Anh ta nói, "Chắc hẳn rồi, nếu cô có thể làm nó theo cách thức của người Do Thái."
Cô ta nói, "Nếu anh dạy cho tôi cách làm nó theo cách người Do Thái, tôi sẽ đem nó cho anh với nửa giá thôi."
Anh ta nói, "Đấy là cách của người Do Thái đấy."
Họ hàng của ông già Feinstein tụ tập để đọc di chúc của ông ấy sau cái chết của ông ấy.
"Là một tâm trí lành mạnh," viên luật sư của ông ấy đọc, "tôi đã tiêu mọi xu cuối cùng trước khi tôi chết."
"Là một tâm trí lành mạnh tôi đã tiêu mọi đồng xu cuối cùng trước khi tôi chết." Mọi người thực sự sống trong một thế giới coi mình là trung tâm. Một cách tự nhiên, nếu họ trở nên khổ, chẳng ai có lỗi ngoại trừ bản thân họ - bởi vì tất cả mọi sự xảy ra lớn lao trong cuộc sống đều xảy ra khi bạn không là cái ngã, khi bạn không tham lam, khi bạn sẵn sàng chia sẻ.
Tình yêu xảy ra khi bạn sẵn sàng chia sẻ với người khác. Lời cầu nguyện xảy ra khi bạn sẵn sàng chia sẻ với Thượng đế. Thiền xảy ra khi bạn sẵn sàng chia sẻ với sự tồn tại. Cái đẹp xảy ra khi bạn sẵn sàng chia sẽ với đoá hoa, hay với vì sao, hay với con chim đang tung cánh.
Bất kì khi nào bạn chia sẻ, đều có cái đẹp, đều có chân lí, đều có hạnh phúc. Bất kì khi nào bạn tích trữ, bất kì khi nào bạn sống vì bản thân mình, bạn không thực sự sống. Sống vì bản thân mình là sống trong nấm mồ. Nếu bạn thực sự muốn sống, bắt đầu chia sẻ ngày một nhiều hơn đi, ngày một ít tham hơn đi. Và cuộc sống sẽ xảy ra cho bạn ngày một nhiều hơn. Nó là việc chia sẻ lớn lao. Nếu bạn hít vào và bạn cứ giữ cho miệng mình và mũi mình đóng lại, sợ rằng nếu bạn thở ra thì không khí sẽ đi ra, sẽ không còn là của bạn nữa; nếu bạn trở thành người tích trữ không khí, bạn sẽ chết. Nhưng bạn lấy nó vào, nó lại đi ra; bạn lấy nó vào, nó lại đi ra: cũng giống như hít vào và thở ra là toàn thể nhịp điệu của cuộc sống.
Một ông già Do Thái phải đi mổ mở tim. Ông ấy gọi điện tới hội y tế và hỏi thăm vị bác sĩ giỏi nhất ở New York để thực hiện ca mổ này. Họ giới thiệu một bác sĩ giải phẫu nổi tiếng nhất, và ông già Finkelstein đi thẳng tới văn phòng của bác sĩ và thu xếp để có cuộc mổ. Cuộc mổ đã hoàn toàn thành công và ông già Do Thái nhanh chóng được hồi phục.
Sau khi ông ta từ bệnh viện về nhà, ông ta nhận được một hoá đơn từ bác sĩ quãng một nghìn rưởi đô la. Ông ấy gọi điện cho bác sĩ và yêu cầu gặp ông ta.
Finkelstein nhìn bác sĩ và nói, "Bác sĩ ơi, tôi là một ông già. Với tôi, trả ông một nghìn rưởi đô la có nghĩa là tiêu gần hết tiền tiết kiệm cả đời tôi."
Bác sĩ nói, "Thôi được. Tôi thường lấy nghìn rưởi đô la cho ca mổ này, nhưng trong hoàn cảnh này tôi sẽ lấy bẩy trăm rưởi thôi vậy."
Finkelstein trông rất buồn. Ông ấy đáp, "Bác sĩ ơi, bẩy trăm rưởi đô la vẫn là nhiều tiền lắm với một ông già như tôi. Sau rốt, tôi không còn làm việc nữa, và tôi phải mất lâu lắm mới tiết kiệm được lại ngần ấy tiền."
Bác sĩ, hoàn toàn thất vọng, trả lời, "Thôi vậy. Hai trăm đô la thì sao?"
Ông già Do Thái nói, "Hai trăm đô la tôi biết có vẻ không nhiều nhặn gì cho ông, nhưng với tôi nó vẫn là cả triệu đô la đấy."
Bác sĩ, hết sức bực mình, nhìn vào ông già và nói, "Ông được quả này! Tôi sẽ không lấy tiền của ông vì ca mổ này nữa. Coi như chuyện nhà. Chỉ còn một điều tôi muốn biết: trước khi ông tới tôi ông đã biết tôi là một trong những bác sĩ giải phẫu đắt nhất ở Mĩ. Vậy sao ông vẫn tới?"
Finkelstein đáp, "Khi có liên quan tới sức khoẻ của tôi, thì tiền không thành vấn đề."
Tâm trí đầy những tham lam, tâm trí thường xuyên bị ám ảnh bởi tiền, là đã trong địa ngục. Nó đã ở ngoài cõi trời - bởi vì cõi trời là nơi bạn đơn giản không níu bám vào bất kì cái gì. Trạng thái không níu bám của tâm trí là cõi trời.
Thông thường chúng ta cứ níu bám. Bạn rời khỏi thế giới này; thế rồi bạn bắt đầu níu bám lấy cái gì đó ở thế giới khác. Bạn vứt bỏ cuộc giành giật vì tiền, thế rồi bạn bắt đầu cuộc đua khác về tâm linh, quyền lực siêu linh, niết bàn. Nhưng bạn vẫn còn như cũ: vẫn cùng tâm trí cạnh tranh đó, cùng tham vọng đi trước tất cả mọi người khác.
Chấp nhận bản thân mình ở bất kì đâu bạn đang hiện hữu đi... Và đừng nghĩ dưới dạng cạnh tranh! Bạn không cần ở bất kì đâu khác. Bất kì chỗ nào bạn đang ở, nếu bạn có thể hạnh phúc ở đó, thì bạn đã trở nên mang tính tôn giáo, bạn đã trở nên mang tính tâm linh. Tâm linh không biết tới cạnh tranh, tâm linh không biết tới tham lam, tâm linh không biết tới tham vọng - bởi vì tâm linh nghĩa là vô ham muốn.
Nhưng mọi người cứ thay đổi từ phía nọ sang phía kia, từ cực đoan này sang cực đoan khác. Đó là lí do tại sao Phật nhấn mạnh nhiều thế vào việc ở giữa. Bạn có thể vứt tất cả tiền bạc của mình, bạn có thể phân phát số dư ngân hàng của mình, bạn có thể từ bỏ thế giới này, nhưng thế rồi bạn sẽ bắt đầu tích trữ tiền tinh vi nào đó, tiền đức hạnh tinh vi nào đó, punya. Bạn sẽ bắt đầu thu thập: "Mình đã nhịn ăn được bao nhiêu lần rồi và mình đã làm bao nhiêu hành vi tốt?" Bạn sẽ giữa một bản kê để trình cho Thượng đế: "Những điều tốt này con đã làm đấy: bây giờ phần thưởng của con là gì?"
Nghĩ dưới dạng phần thưởng và kết quả là nghĩ dưới dạng tham lam. Nghĩ dưới dạng vui vẻ, vui vẻ ở đây bây giờ, với bất kì điều gì bạn đang làm, và không bao giờ bận tâm tới kết quả của nó, là thoát khỏi tham lam. Thế thì bạn có thể sống trong cung điện và bạn có thể được bao quanh với đủ mọi giầu có có thể được - và dầu vậy bạn vẫn không tham lam. Hay bạn có thể từ bỏ thế giới và sống trong hang động ở Himalaya, nhưng nếu bạn vẫn tham vọng, ham muốn, thế thì bạn tham lam và bạn trần tục.
Là vô ham muốn là ở thế giới khác.
Giai thoại cuối cùng:
Harry và Tilly cùng mở hội kỉ niệm lễ cưới lần thứ năm mươi và mời ba con trai cùng vợ họ và các cháu tới dự tiệc mừng.
Người con cả đứng dậy và đề nghị nâng cốc chúc mừng bố mẹ. Anh ta nói, "Thưa bố mẹ, con muốn bố mẹ biết rằng chẳng thành vấn đề về cái gì con có thể nghĩ tới để tặng cho bố mẹ như một món quà, con thực sự không thể nghĩ được cái gì đủ kì diệu để tặng bố mẹ như bố mẹ."
Người con thứ đứng dậy và nói, "Thưa bố mẹ, con hi vọng bố mẹ hiểu được tại sao con lại không mang quà tới lễ kỉ niệm nhân cơ hội này. Nhưng con chắc bố mẹ hiểu rằng chúng con đang ở lưng chừng việc mua đồ đạc mới cho gia đình vào mùa hè và chúng con chỉ phải mỗi tội không còn thời gian."
Người con thứ ba, mỉm cười, nói, "Thưa bố mẹ, con chắc bố mẹ biết con yêu bố mẹ làm sao. Đem quà cho bố mẹ sẽ không biểu lộ được cho bố mẹ sự chân thành con đang có trong xúc động của mình."
Thế rồi người bố đứng dậy quay về phía những người con, và nói, "Các con yêu mến của bố, bây giờ mẹ và bố đã kỉ niệm năm mươi năm sống chung nhau, bố cảm thấy bây giờ là lúc phải nói cho các con vài điều. Các con biết đấy, khi mẹ và bố gặp nhau bố nghèo mẹ cũng nghèo, bố không có việc làm, chúng ta thậm chí không biết bữa tiếp tới từ đâu. Các con có tin được điều đó không? Chúng ta thậm chí đã không có đủ tiền để mua giấy giá thú."
Người con cả đứng dậy, và hỏi, "Bố định bảo chúng con rằng chúng con là con hoang sao?"
Người bố mỉm cười và trả lời, "Đúng đấy, và rẻ nữa!"
Trong thế giới thông thường tất cả các mối quan hệ của chúng ta đều là mối quan hệ tiền bạc. Tất cả các mối quan hệ đều là mối quan hệ tiền bạc: mối quan hệ quyền lực nào đó, mối quan hệ tiền bạc nào đó, chi phối, bản ngã. Nhưng nếu tất cả các mối quan hệ của bạn chỉ là các mối quan hệ tiền bạc, mối quan hệ tham lam, thế thì bạn không biết cách quan hệ. Và nếu bạn không biết cách quan hệ thì bạn không bao giờ được đáp ứng. Bởi vì chính trong mối quan hệ sâu sắc mà đáp ứng mới nảy sinh.
Có một câu ngạn ngữ rất cổ đại ở Tây Tạng: Bất kì khi nào Thượng đế cho bạn cái gì đó, ngài không bao giờ cho bạn, ngài cho qua bạn.
Tôi đã suy tư về câu ngạn ngữ đó khá lâu: nó thực sự có ý nghĩa vô cùng. Khi Thượng đế cho bạn cái gì đó, ngài không bao giờ cho bạn đâu, ngài cho qua bạn. Ngài cho bạn, nhưng cách thức của ngài là cho qua bạn.
Cho nên nếu bạn không chia sẻ, bạn sẽ bắt đầu bỏ lỡ các món quà từ Thượng đế. Nếu bạn chia sẻ, nếu bạn không tham lam, nếu bạn đơn giản cứ chia sẻ bất kì cái gì bạn có - giống như đoá hoa chia sẻ hương thơm của nó, bạn cứ chia sẻ; giống như đám mây chia sẻ nước mưa cho đất, bạn cứ chia sẻ; giống như mặt trời chia sẻ các tia sáng của nó với mọi cây cối, và tất cả mọi người, và tất cả con vật, bạn cứ chia sẻ bất kì cái gì xảy ra cho bạn - bạn trưởng thành, nhiều thứ bắt đầu tới từ bạn.
Bạn càng cho nhiều, bạn càng nhận nhiều - bởi vì Thượng đế cho qua bạn, ngài không bao giờ cho bạn cả. Bạn đơn giản vận hành như lối chuyển. Nếu bạn dừng việc cho, lối chuyển của bạn co lại và khép lại. Khi lối chuyển của bạn bị khép lại thì không cái gì có thể vào trong bạn được.
Điều đó cũng gần giống như khi bạn đào giếng: nếu bạn cứ đào nước sẽ chảy ra từ nó, nước trong sạch cứ trào lên từ nó. Cái giếng được cung cấp từ nhiều nguồn nước sâu trong đất, nước sạch cứ tới. Nếu bạn dừng đào nước, trở nên tham lam, bắt đầu nghĩ dưới dạng của keo kiệt: "Nếu mình cứ lấy nước đi, một ngày nào đó nước có thể biến mất và có thể không có nước trong giếng. Thế thì mình sẽ làm gì?" Thế là bạn đậy cái giếng lại, bạn dừng việc lấy nước từ nó. Ngay cả khi bạn cần nước cho bản thân mình, bạn đi ra sông, hay bạn đi tới chỗ công cộng và bạn lấy nước từ đó. Và bạn giữ cho giếng được đóng kín hoàn toàn. Điều gì sẽ xảy ra cho giếng của bạn? Bạn có biết không? Bây giờ không nước sạch nào tới nó nữa - bởi vì để nước sạch tới, cần có không gian. Cái cũ choán đầy không gian rồi, cái mới không thể tới được. Và cái cũ sẽ dần trở nên tù đọng, chết, và sẽ bắt đầu bốc mùi. Thế thì bạn sẽ không thể nào uống được nó. Nó có thể trở thành độc.
Nước tanh bao giờ cũng trở thành độc. Tốt hơn cả, nếu bạn khôn ngoan, bạn sẽ không chỉ lấy nước lên cho mình, bạn sẽ mời hàng xóm tới múc nước từ giếng của bạn. Và bạn sẽ cảm thấy biết ơn rằng họ đã lấy nước từ giếng của bạn bởi vì nước sạch sẽ tới ngày một nhiều hơn. Bạn càng múc nước ra, càng nhiều nước sạch lại có sẵn.
Và cùng điều đó cũng đúng với thế giới bên trong nhất của bạn: bạn là cái giếng, và đài phun nước của bạn được nối với điều thiêng liêng, với trung tâm của sự tồn tại.
Chia sẻ... và nhiều thứ sẽ tới với bạn. Nếu bạn có thể chia sẽ một cách toàn bộ, không giữ lại cái gì, thì cái toàn bộ sẽ tới với bạn. Việc tới từ Thượng đế sẽ đích xác theo cùng tỉ lệ như bạn đã cho người khác.
Sannyasin là người đã vứt bỏ ham muốn và đã bắt đầu chia sẻ. Sannyasin không thể là người Do Thái được; và nếu người Do Thái là một sannyasin thế thì anh ta sẽ phải chọn hoặc vẫn còn là người Do Thái hoặc trở thành sannyasin. Bạn không thể trở thành cả hai được, bạn không thể đồng thời là cả hai được.
Người Do Thái phải biến mất để sannyasin hiện hữu.