Bên ngoài phán xét và buồn khổ và hoan lạc của giác quan,
Người đó đã đi ra ngoài thời gian.
Người đó thuần khiết và tự do.
Người đó rõ ràng làm sao.
Người đó là mặt trăng.
Người đó chân thành.
Người đó chói sáng.
Vì người đó đã du hành
Hết kiếp nọ sang kiếp kia
Bùn và đường không chắc chắn của ảo tưởng.
Người đó không run rẩy
hay chộp giật hay ngần ngại.
Người đó đã tìm ra an bình.
Điềm tĩnh
Người đó buông bỏ cuộc sống,
gia đình và hoan lạc và ham muốn.
Không cái gì của người có thể giữ được người đó.
Không cái gì của thần có thể giữ được người đó.
Không cái gì trong mọi sáng tạo có thể giữ được người đó.
Ham muốn đã rời bỏ người đó, không bao giờ quay lại.
Buồn khổ đã rời bỏ người đó, không bao giờ quay lại.
Phật Gautama đang mô tả điều không thể mô tả được. Ông ấy đang mô tả thế giới bên trong của thầy. Ông ấy đang định nghĩa thầy là gì, phẩm chất tâm thức của thầy là gì. Thầy tồn tại ở đâu? - trong thời gian hay bên ngoài thời gian, trong không gian hay bên ngoài không gian? Thầy có giới hạn nào không? có biên giới nào không? hay thầy chỉ có sự bao la thuần khiết, bao la của bầu trời? Chính hiện tượng này bí ẩn tới mức nó ở bên ngoài lời chúng ta vẫn dùng, điều chúng ta có thể dùng. Nhưng dầu vậy vài chỉ dẫn phải được cho. Đây chỉ là những gợi ý - đừng níu bám lấy những gợi ý này. Chúng không phải là phát biểu khoa học; nghĩ về chúng như thơ ca thuần khiết đi. Vâng, ngón tay chỉ trăng, nhưng quên ngón tay đi và nhớ tới trăng.
Không lời nào là đủ thích hợp để định nghĩa thầy. Mọi lời đều làm điều bất công với thầy bởi vì lời được ngụ ý để mô tả cái bình thường còn thầy đã siêu việt lên trên cái bình thường. Lời thuộc về thế giới; thầy ở trong thế giới vậy mà thầy không còn của nó nữa.
Thầy tồn tại ở đây và dầu vậy thầy không tồn tại ở đây. Thầy chỉ là phản xạ trong hồ. Thầy chỉ là cái bóng còn nấn ná trên bờ này; người thực đã đạt tới bờ bên kia.
Nếu bạn có thể nhớ được điều này, thế thì ngay cả những từ này sẽ có ích lợi lớn; bằng không bạn nhất định hiểu lầm chúng... Tôi đã từng nói đi nói lại với bạn rằng cuộc sống là bí ẩn để được sống, không phải là vấn đề để được giải quyết. Và Prem Mukta thông báo cho tôi, "Osho ơi, điều này thực sự xảy ra: Tôi nghe lỏm một sannyasin Italy tán tụng sau bài nói, 'Osho thực sự biết cuộc sống giống như cái gì. Đúng thế về điều thầy nói, rằng: Cuộc sống không phải là vấn đề để được giải quyết mà là nỗi khổ được sống.'"
Lời là nguy hiểm! Bạn có thể nghe trong chúng cái gì đó không có đó. Bạn có thể phóng chiếu trong chúng thành cái gì đó của riêng bạn, và không thể nào phát hiện được điều bạn đang làm. Cũng tốt là sannyasin này đã nói điều đó cho ai đó khác, nhưng nếu bạn không nói điều đó cho bất kì ai khác... và có cả nghìn lẻ một thứ bạn sẽ không bao giờ nói cho bất kì ai khác - thế thì chúng đơn giản vẫn còn là một phần của thế giới bên trong của bạn. Và nếu bạn đã hoàn toàn hiểu lầm chúng ngay chỗ đầu tiên, thế thì bạn có thể bắt đầu tạo ra nền tảng từ chúng cho cuộc sống của mình. Lời có thể là nguy hiểm.
"Con trai tôi thiền đấy," một người nói.
Người kia đáp, "Này, tôi cho rằng tốt hơn thì đó là ngồi quanh đâu đó không làm gì."
Nhưng đó đích xác là điều thiền là gì: ngồi quanh đâu đó không làm gì - thực sự không cái gì, thậm chí không bên trong, thậm chí không nghĩ, thậm chí không cảm. Khi hành động dừng lại như thế trong sự toàn bộ, thiền bắt đầu. Khi việc làm dừng lại hoàn toàn, toàn bộ, khi không có chuyển động nào trong bản thể bạn, thế thì lần đầu tiên có việc nở hoa của thiền.
Cho nên lắng nghe những lời này đi. Những lời này hay nếu được hiểu đúng - điều này rất khó bởi vì bạn vô ý thức thế, bạn mù thế. Bạn đang sống trong trạng thái ngẩn ngơ. Bạn gần như say - mặc dầu bạn chưa bao giờ nghĩ về điều đó theo cách đó. Bạn có thể thấy sự say của người khác, nhưng bạn chưa bao giờ nghĩ rằng bạn cũng say - say với tham lam, thèm khát, tham vọng, bản ngã. Và đây là chất say còn hơn mọi chất cồn nào.
Một trong những vấn đề lớn nhất với con người là: con người có thể rất dễ dàng thấy người khác sai nhưng người đó không thể thấy rằng bản thân mình trong cùng con thuyền đó.
Một câu chuyện thực:
Hai bà mẹ bị nghe lỏm việc nói chuyện của con họ.
Hai con voi hồng bước vào trong tiệm rượu.
Người đứng quầy nhìn lên và nói, "Ông ấy chưa có ở đây!"
Hiểu không? Ông ta nghĩ về người say khác nào đó thấy voi hồng. Ông ta không say, đó là anh chàng khác nào đó bị say và bắt đầu thấy voi hồng. Bây giờ ông ta thấy họ, nhưng ông ta bảo các con voi, "Đợi đã, ông ấy còn chưa tới. Ông ấy phải tới chẳng chóng thì chầy."
Khoảnh khắc bạn bắt đầu thấy trạng thái riêng của mình, một thay đổi triệt để, lớn lao bắt đầu.
Cho nên lắng nghe những lời kinh này với tỉnh táo lớn lao, với nhận biết, không trong trạng thái nửa ngủ nửa thức. Mọi người gần như trong trạng thái đó hai mươi bốn giờ một ngày: nửa ngủ, nửa thức. Cái gì đó họ nghe thấy, cái gì đó bao giờ cũng bị bỏ lỡ. Và rắc rối là ở chỗ bất kì cái gì có nhiều ý nghĩa bao giờ cũng bị bỏ lỡ bởi vì cái đó ở bên ngoài khả năng của họ. Bất kì cái gì không bản chất đều lập tức được họ nghe, hiểu; cái đó ở trong khả năng của họ. Nhưng họ cứ quên điều bản chất - cho dù họ nghe thấy nó.
Quan sát bản thân bạn mà xem. Hiểu vị Phật, một Christ, một Krishna là một trong những kinh nghiệm lớn lao nhất trong nhận biết.
Paul đi xe đạp trong ngày hè nóng bức gắt gao. Nhưng nhiệt độ và mệt mỏi cuối cùng đã làm cho cậu ta phải dừng lại và ngồi xuống bên vệ đường. Vài phút sau, một chiếc Mercedes nhỏ dừng lại.
"Có gì sai sót không?" người sau tay lái hỏi. "Không, thưa ngài, tôi đang trên đường tới thị trấn," cậu bé da đen đáp. "Tôi hoàn toàn bị kiệt sức."
"Như cậu có thể thấy tôi không có đủ chỗ cho cậu và chiếc xe đạp của cậu," người ngồi trong xe Mercedes nói. "Nhưng nếu cậu buộc xe đạp của cậu vào đuôi xe tôi, cậu có thể ngồi trên xe đạp và tôi sẽ kéo cậu đi."
Vài khoảnh khắc sau chiếc xe đã kéo theo cậu bé da đen trên chiếc xe đạp, nhắm tới xa lộ. Ở chỗ đèn đỏ đầu tiên một chiếc Jaguar đi bên cạnh. "Này," người bên trong nói, "muốn đua không?"
"Đua thì đua!" là câu trả lời.
Họ chẳng mấy chốc đã đua nhau với tốc độ trên một trăm và một trăm hai mươi dặm một giờ, người lái xe Mercedes đã hoàn toàn quên mất cậu da đen đằng sau mình trên chiếc xe đạp.
Cả hai chiếc xe chạy lên tới một trăm bốn mươi dặm khi họ chạy qua một chiếc xe đi tuần của cảnh sát. Viên sĩ quan cảnh sát bối rối nhanh chóng vớ lấy chiếc micro phôn radio. "Này, Sarge, anh không thể tin được vào điều này đâu!" anh ta kêu lên. "Chiếc Jaguar đang đua với chiếc Mercedes cực nhanh, và có đứa trẻ da trắng đuổi theo họ trên xe đạp!"
Lắng nghe những lời kinh hay này một cách rất có ý thức, có tính thiền, trong tôn kính vô cùng, trong tin cậy sâu sắc đi, bởi vì Phật đang để lộ bí mật lớn nhất của cuộc sống.
Không ham muốn gì, không hoài nghi gì,
Bên ngoài phán xét và buồn khổ và hoan lạc của giác quan,
Người đó đã đi ra ngoài thời gian.
Người đó thuần khiết và tự do.
Đi chậm thôi - từng lời đều có ý nghĩa. Không ham muốn gì, không hoài nghi gì... Bạn đã từng được các tu sĩ nói cho qua nhiều thời đại, "Đừng hoài nghi, vứt bỏ hoài nghi." Nhưng tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn hoài nghi? Bạn hoài nghi bởi vì bạn ham muốn. Phật đang đem chính gốc rễ của vấn đề cho tâm thức bạn. Nếu một người không ham muốn gì người đó không cần hoài nghi bất kì cái gì chút nào; chính ham muốn làm cho hoài nghi thức dậy.
Đây là cái gì đó rất đặc biệt, không ai đã từng nói điều đó rõ ràng thế. Thực tế, không ai đã từng nói điều đó trước Phật. Nếu bạn ham muốn bạn không thể gạt bỏ được hoài nghi bởi vì ham muốn đem tới tin tưởng và tin tưởng đem tới hoài nghi. Và điều các tu sĩ đang làm đơn giản là lố bịch. Họ khăng khăng rằng bạn phải tin tưởng và bạn phải không hoài nghi. Họ đang đưa bạn vào tình huống khó khăn không thể nào duy trì được. Nếu bạn tin, bạn nhất định hoài nghi; mọi người tin đều là người hoài nghi. Đây là sáng suốt lớn của Phật: không người tin tưởng nào đã bao giờ có thể gạt bỏ được hoài nghi.
Tin tưởng về căn bản nghĩa là có hoài nghi và bạn đang che đậy nó bằng tin tưởng. Hoài nghi có đó như vết thương và bạn che đậy nó bằng hoa đẹp của tin tưởng. Nhưng với việc che đậy vết thương bằng hoa bạn không chữa nó, nó không được chữa lành. Thực tế bằng việc che đậy nó bạn sẽ làm cho nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Nó sẽ phát triển sâu bên trong bạn, nó sẽ cứ lan rộng; chung cuộc nó sẽ trở thành ung thư.
Sao bạn tin ngay chỗ đầu tiên? Nếu bạn không hoài nghi, cần gì tin?
Cách tiếp cận của Phật bao giờ cũng rất nền tảng; ông ấy đi tới chính gốc rễ của vấn đề. Bạn tin bởi vì bạn hoài nghi. Và tại sao bạn hoài nghi? Ông ấy không dừng ở đó. Tại sao bạn tin, tại sao bạn hoài nghi? - bởi vì bạn ham muốn.
Chẳng hạn, bạn tin vào kiếp sống sau và bạn cũng hoài nghi kiếp sống sau. Cả hai tin tưởng và hoài nghi bên nhau cứ còn dai dẳng trong bạn. Bạn tin vào kiếp sau bởi vì bạn ham muốn; có thèm khát lớn về cuộc sống, bạn không muốn chết. Bởi vì bạn không muốn chết, bất kì tu sĩ nào cũng có thể khai thác bạn. Ông ta có thể bảo bạn, "Đừng lo, chỉ thân thể chết; linh hồn bạn sẽ sống mãi. Linh hồn bạn là bất tử." Và bạn lập tức sẵn sàng tin tưởng. Tại sao? Không truy tìm vào vấn đề quan trọng như thế, bạn tin tu sĩ ngu xuẩn nào đó, người chẳng biết gì về điều đó, người đã không đích thân kinh nghiệm cái gì về nó, người đã không đi sâu hơn vào trong bản thể riêng của mình. Có thể người đó biết kinh sách, người đó có thể trích dẫn Kinh Thánh và Koran và Gita, nhưng thế thì sao? Bằng việc biết Gita hay Koran hay Kinh Thánh người đó không biết rằng linh hồn là bất tử. Làm sao người đó biết được? Người đó nói theo thẩm quyền nào? theo thẩm quyền của Christ sao? - thế thì nó là vay mượn. Theo thẩm quyền của Krishna sao? - thế thì nó không phải của riêng người đó. Và chừng nào nó còn chưa phải là của riêng người đó thì phải có hoài nghi trong người đó.
Chừng nào kinh nghiệm nào đó còn chưa nảy sinh trong bản thể riêng của bạn, hoài nghi không thể bị xua tan. Bạn có thể cứ tin vào ánh sáng mà vẫn ngồi trong phòng tối, nhưng điều đó không có nghĩa là bóng tối sẽ biến mất bởi việc tin của bạn. Bạn có thể trích dẫn Gita và bạn có thể nói về ánh sáng, nhưng bóng tối sẽ vẫn còn. Bạn có thể tự lừa dối mình bằng việc tin vào ánh sáng, bạn có thể nói không có bóng tối, bạn có thể giả vờ rằng không có bóng tối, nhưng bạn biết rằng có bóng tối. Bằng không, tại sao bạn nói về bóng tối nếu không có bóng tối? Nếu không có bóng tối thì không có bóng tối! Sao phí thời gian của bạn?
Sao các tu sĩ liên tục dạy mọi người rằng linh hồn là bất tử? Họ biết mọi người đều sợ chết và muốn sống. Sợ chết và muốn sống là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Phật nói: Nếu ông ham muốn cái gì đó thì ông phải tin. Sao bạn tin vào Thượng đế? Bạn có thấy Thượng đế không? Bạn có kinh nghiệm Thượng đế không? Bạn có thể nói Jesus đã thấy Thượng đế, nhưng ông ấy có thể đã là người bị lừa. Hoặc bản thân ông ấy sống trong ảo tưởng hoặc ông ấy đang lừa bạn. Ai biết được? Làm sao bạn có thể chắc chắn rằng ông ấy biết? Bạn có cơ sở nào rằng người nào đó đã bao giờ thấy Thượng đế không?
Nếu bạn bị đau đầu, không ai khác có thể biết được ngoại trừ bản thân bạn. Vâng, nếu bạn nói điều đó, mọi người có thể thông cảm với bạn. Họ có thể không nói thế - họ có thể đồng ý với bạn, họ có thể bất đồng với bạn - nhưng làm sao họ có thể biết rằng bạn đau đầu? Chỉ bạn biết.
Một nhà tâm thần đi thăm, vẩn vơ qua các phòng của nhà thương điên quốc gia, thấy một bệnh nhân nằm co trong góc phòng gãi mình không dừng.
"Tôi xin lỗi," bác sĩ nói, "sao ông tự gãi mình như thế?"
"Bởi vì," người này đáp, "tôi là người duy nhất biết tôi ngứa ở đâu."
Có những điều chỉ có thể được tin cậy nếu chúng trở thành kinh nghiệm cá nhân của bạn.
Nhưng bạn sợ chết, bạn tin vào cuộc sống sau cái chết, bạn ham muốn cuộc sống sau cái chết. Bạn sợ ở một mình, bạn muốn bảo vệ. Bạn muốn Thượng đế, hình ảnh người bố. Bạn vẫn còn trẻ con. Bạn không thể sống theo cách riêng của mình được, bạn không thể đứng trên đôi chân riêng của mình. Người bố thực của bạn có thể chết hay nếu ông ấy không chết bây giờ bạn biết hoàn toàn rõ rằng ông ấy cũng bị giới hạn như bạn vậy - ông ấy có nỗi sợ riêng của ông ấy, ông ấy có run rẩy riêng của ông ấy. Bây giờ bạn không thể tin được vào ông ấy theo cùng cách như bạn thường tin khi bạn còn là đứa trẻ nhỏ; thế thì bố bạn là người biết tất, có mọi quyền lực.
Mọi đứa trẻ đều ba hoa về bố nó, nói, "Bố tao là người vĩ đại nhất trên thế giới!" Nhưng chẳng chóng thì chầy, nó thấy ông ấy cũng chỉ là người thường như mọi người khác. Nó biết rằng, "Bố khổ từ cùng nỗi sợ như mình khổ." Bây giờ ông ấy không còn là việc bảo vệ cho nó nữa.
Bạn không thể trốn đằng sau mẹ bạn thêm nữa... Bạn cần người bố lớn hơn, do đó mới có phóng chiếu về Thượng đế. Đó chỉ là nhu cầu của bạn, ham muốn của bạn về an ninh, an toàn, về bảo vệ. Bạn chưa đủ chín chắn; do đó bạn tin vào Thượng đế.
Và nhìn vào phẩm chất của Thượng đế mà xem: có mặt khắp nơi... hiển nhiên. Nếu ngài không ở mọi nơi, thế thì phỏng có ích gì mà tin vào ngài? Bạn có thể ngã xuống rãnh và ngài không có đó, và bạn có thể cứ kêu và ngài không có đó, hay ngài đang dính líu ở đâu đó khác. Và có cả triệu người trên trái đất này và đây không phải là trái đất duy nhất. Các nhà khoa học nói có ít nhất năm mươi nghìn trái đất có sự sống, hàng triệu ngôi sao. Nếu ngài không có mặt khắp nơi - và bạn nhỏ bé thế và vũ trụ lớn thế - làm sao ngài chăm nom cho bạn được? Tất nhiên bạn tin ngài là có mặt khắp nơi, ngài ở mọi nơi, cho nên bất kì chỗ nào bạn cần ngài, ngài lập tức sẵn có, sẵn có ngay lập tức.
Cho nên ngài có thể có mặt khắp nơi, toàn diện, nhưng nếu ngài không có toàn quyền, quyền tuyệt đối, thì sao? Ngài có thể không có đủ khả năng để giúp bạn; ngài có thể chỉ có hai tay, và với hai tay ngài có thể làm được bao nhiêu? Do đó có những dân tộc tin rằng ngài có nghìn tay. Nhưng ngay cả nghìn tay cũng chẳng làm được mấy, cho nên bạn phải tin rằng ngài là vô hạn, rằng quyền lực của ngài là vô hạn, ngài có thể làm bất kì cái gì.
Và không chỉ có thế: bạn cũng phải tin rằng ngài toàn thức bởi vì ngài có thể toàn quyền và ngài có thể toàn diện, nhưng nếu ngài không toàn thức thế thì ngài chỉ có thể chăm nom cho hiện tại. Điều đó nghĩa là khi bạn đã ngã xuống rãnh, chỉ thế thì ngài mới có thể giúp bạn được, nhưng bạn đã ngã và làm gẫy chân mình và bạn đã bị gẫy xương. Ngài là toàn thức, ngài có thể thấy được tương lai, ngài có thể thấy mọi thứ, cho nên trước khi bạn ngã xuống rãnh ngài có thể ngăn cản bạn khỏi ngã xuống rãnh chứ.
Cứ nhìn vào những phẩm chất mà bạn đã cho Thượng đế của mình. Những phẩm chất đó không phải là phẩm chất của Thượng đế đâu, những phẩm chất đó là ham muốn của bạn về cách Thượng đế phải vậy. Thế thì bạn có thể tin tưởng vào ngài; nếu những phẩm chất này bị thiếu thì hoài nghi sẽ bắt đầu nảy sinh. Và Thượng đế phải không thể sai được; nếu ngài mà sai được, thế thì có nguy hiểm. Làm sao bạn có thể tin được vào Thượng đế có thể sai? Bạn không thể tin được vào Thượng đế có thể sai bởi vì ngài có thể quản lí sai, ngài có thể làm bạn thành đống lộn xộn. Thay vì giúp bạn ngài có thể tạo ra nhiều rắc rối hơn. Ngài phải không thể sai được. Và khi Thượng đế là không thể sai được, con của ngài Jesus Christ phải không thể sai được, bởi vì nếu bố mà không thể sai được làm sao con có thể không phải là không sai được? Và thế thì đại diện của ngài, giáo hoàng Vatican, phải không thể sai được.
Bây giờ, bạn thấy cách logic của mình cứ đi theo cách này... nhưng nó được bắt rễ trong ham muốn. Bạn tin vào những điều ngu xuẩn thế - rằng giáo hoàng không thể sai được. Và ngay cả bây giờ, sau hai nghìn năm, bạn vẫn tin rằng giáo hoàng là không thể sai được. Và giáo hoàng đã làm nhiều điều ngu xuẩn thế.
Galileo đã nói rằng trái đất quay quanh mặt trời, chứ không phải điều ngược lại... Kinh Thánh nói mặt trời quay quanh trái đất, mọi kinh sách của thế giới đều nói rằng mặt trời quay quanh trái đất, bởi vì điều đó rõ ràng thế. Mọi ngôn ngữ đều có những từ này - 'mặt trời mọc', 'mặt trời lặn'. Chúng ta kinh nghiệm điều đó mọi ngày; mọi ngày chúng ta thấy mặt trời mọc buổi sáng và lặn buổi chiều. Chúng ta thấy toàn thể chuyển động của mặt trời từ đông sang tây, và thế rồi trong đên nó biến mất; nó đã đi sang phía bên kia của trái đất, nó đi vòng quanh trái đất. Đó là kinh nghiệm của chúng ta! Đó là điều chúng ta biết, cho nên trước Galileo, mọi kinh sách của thế giới đều tin rằng mặt trời đi vòng quanh trái đất.
Galileo là người đầu tiên nói rằng thực tại là điều đối lập lại: trái đất đi quanh mặt trời. Bây giờ điều này chống lại Kinh Thánh và tìm bất kì lỗi nào trong Kinh Thánh đều nguy hiểm. Nếu một điều có thể là sai trong Kinh Thánh, thế thì về các điều khác thì sao? Có thể chúng cũng là sai; chúng cần ai đó khác Galileo để tìm ra sai. Thế thì nó sẽ chấm dứt ở đâu? Và nếu các nhà tiên tri mà sai, thì giáo hoàng sẽ ra sao? Và tất cả các giáo hoàng đều đã được tin...
Galileo bị triệu vào toà án của giáo hoàng. Ông ấy bị ép buộc - ông ấy đã rất già, bẩy mươi tuổi, ốm yếu - ông ấy bị kéo lê tới toà án trong xiềng xích. Ông ấy đang nằm trên giường và ốm tới mức ông ấy sắp chết bất kì ngày nào. Và ông ấy đã không sống lâu sau đó. Ông ấy bị buộc phải xin lỗi. Và Galileo phải đã là con người của sáng suốt lớn lao. Ông ấy nói, "Tất nhiên, nếu Kinh Thánh nói và nếu tất cả các nhà tiên tri đồng ý và nếu mọi giáo hoàng, những người không thể sai được, nếu họ nói rằng mặt trời quay quanh trái đất, tôi xin lỗi, tôi rất tiếc."
Giáo hoàng rất hạnh phúc, toà án rất hạnh phúc rằng họ đã đem một kẻ tội lỗi về với ý thức của người đó.
Thế rồi Galileo nói, "Nhưng một điều tôi phải nói với các ông: tôi có thể xin lỗi, tôi có thể nói nếu các ông muốn tôi nói rằng mặt trời quanh quanh trái đất - nhưng mặt trời sẽ không nghe lời tôi và trái đất chẳng có nghĩa vụ gì phải theo lệnh của tôi. Dầu vậy trái đất sẽ cứ quay quanh mặt trời, mặc cho xin lỗi của tôi. Tôi xin lỗi, nhưng tôi có thể làm gì được? Nếu trái đất quay quanh mặt trời tôi không thể dừng nó lại được."
Và tất cả những giáo hoàng này đã từng ngăn cản mọi sự trưởng thành khoa học. Dầu vậy trong thế kỉ hai mươi hàng triệu người Cơ đốc giáo vẫn cứ tin rằng giáo hoàng là không thể sai được. Nhưng đây thực sự là hệ quả logic: nếu bạn tin Thượng đế không thể sai được, thế thì tất nhiên con của ngài là không thể sai được, thế thì đại diện của con của ngài là không thể sai được.
Nhưng sâu bên dưới, tại sao bạn tin vào điều vô nghĩa thế? Và đây không chỉ là về người Cơ đốc giáo; nó cũng là về người Hindus, về người Mô ha mét giáo, về người Jaina, ngay cả về Phật tử. Họ tất cả đều cứ tin vào điều vô nghĩa hoàn toàn.
Phật tử tin rằng Phật Phật được sinh ra khi mẹ ông ấy đang đứng trong vườn; bà ấy đi dạo. Không chỉ thế, bản thân ông ấy cũng được sinh ra trong tư thế đứng. Ông ấy ra khỏi bụng mẹ, đứng trên đất, bước đi bẩy bước và tuyên bố, "Ta là người đã chứng ngộ!" Bây giờ trong hai mươi nhăm thế kỉ các Phật tử đã tin vào điều vô nghĩa này. Không đứa trẻ nào có thể làm được điều đó, nhưng nếu bạn hoài nghi điều đó thế thì bạn hoài nghi kinh sách. Nếu bạn hoài nghi kinh sách thế thì run rẩy lớn nảy sinh trong bạn bởi vì thế thì bạn trở nên sợ. Hoài nghi là không tốt, hoài nghi là phi tôn giáo; người ta phải tin. Và tin tưởng càng ngớ ngẩn, việc kiểm tra cho người tin càng lớn.
Phật nói: Không ham muốn gì, không hoài nghi gì... Thầy không ham muốn gì, do đó thầy không hoài nghi gì - bởi vì thầy không tin gì. Thầy sống không có ham muốn, không tin tưởng, không hoài nghi. Và thế thì cái còn lại trong bản thể bên trong của thầy là tin cậy. Tin cậy không phải là tin tưởng; nó là thiếu vắng của cả hoài nghi và tin tưởng. Phật gọi nó là shraddha. Nó chỉ có thể được dịch là tin cậy - tin cậy vào sự tồn tại.
Tin tưởng bắt rễ trong ham muốn và mọi tin tưởng đều mang cái tương ứng của riêng nó, hoài nghi, như cái bóng. Tin cậy là thiếu vắng ham muốn, tin tưởng, hoài nghi. Nó là thuần khiết của trái tim, hồn nhiên của trái tim. Trong hồn nhiên đó có gặp gỡ và hội nhập với vũ trụ. Điều đó là tin cậy; nó chẳng liên quan gì tới bạn. Không phải là bạn tin cậy; bạn không còn đó nữa, chỉ tin cậy có đó.
Không ham muốn gì, không hoài nghi gì, bên ngoài phán xét và buồn khổ... Thầy đi ra ngoài phán xét; do đó không có vấn đề về tin tưởng hay hoài nghi. Thầy không bao giờ phán xét; thầy không bao giờ nói, "Cái này là đúng và cái kia là sai." Thầy đã vứt bỏ tâm trí, cái là quá trình phán xét thường xuyên. Tâm trí liên tục phán xét; phát xét của nó đã trở thành ám ảnh.
Bạn thấy hoa hồng và trước đây bạn đã từng thấy nó, tâm trí đã nói, "Nó đẹp." Bạn thấy người đàn ông đi qua và trước đây bạn đã thấy đúng người đàn ông này, tâm trí nói, "Người đó xấu." Phán xét là ngay lập tức, nó dường như không mất thời gian. Bạn liên tục phán xét.
Thầy nhìn vào sự kiện nhưng không có phán xét, bởi vì thực tế đẹp và xấu tất cả đều là phóng chiếu của bạn. Khi bạn nói hoa hồng đẹp đó là ý tưởng của bạn, không cái gì khác. Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng; nó không đẹp không xấu, nó đơn giản là bản thân nó. Người xấu không phải là xấu và người đẹp không phải là đẹp; đó chỉ là vấn đề ý tưởng của bạn về đẹp là gì. Do đó với người khác nhau các thứ khác nhau được coi là đẹp.
Ở Trung Quốc cái đẹp có mầu sắc khác, hình dạng khác; ở Ấn Độ nó có hình dạng và mầu sắc khác, ở châu Âu hiển nhiên nó sẽ khác. Mỗi nước có ý tưởng riêng của mình về cái đẹp và những ý tưởng đó cứ thay đổi, chúng tới như thời trang. Một điều là đẹp hôm nay và ngày mai nó trở thành xấu; hôm nay nó xấu và ngày mai bỗng nhiên nó trở thành đẹp.
Bạn có thể tin được rằng hai trăm năm trước tranh của Picasso được coi là đẹp không? Không thể được! Thậm chí không thể tìm được một người trên thế giới nói chúng là đẹp. Và bất kì ai đã nói chúng là đẹp chắc đã bị coi là điên.
Vincent van Gogh không thể bán được tranh nào của mình, cho dù là một tranh, bởi lẽ đơn giản là mọi người nghĩ chúng không lành mạnh - không chỉ xấu mà còn không lành mạnh nữa. Bây giờ chỉ hai trăm tranh còn trong sự tồn tại và từng tranh có nhiều giá trị tới mức nếu những người đó quay lại và thấy rằng tranh của Vincent van Gogh được bán hàng triệu đô la họ sẽ không có thể tin được vào mắt mình, điều đã xảy ra cho loài người. "Mọi người đã bắt đầu bỗng nhiên thấy cái đẹp gì trong tranh của Vincent van Gogh? Không ai coi chúng là đẹp." Ý tưởng về cái đẹp đã thay đổi.
Thơ ca hiện đại không hay theo cùng cách như thơ của Shakespear đã hay; nó không hay theo cùng cách như Kalidas hay Bhavabhuti, như Byron hay Shelley. Nó là một loại đẹp hoàn toàn khác. Chỉ là ý tưởng của chúng ta! Nếu loài người biến mất khỏi trái đất sẽ không có gì đẹp và không có gì xấu. Cỏ dại sẽ có giá trị như hoa hồng; sẽ không có khác biệt gì, sẽ có bình đẳng đơn giản.
Thầy là người đã vứt bỏ mọi ý tưởng con người về mọi thứ, do đó thầy không có phán xét. Thầy sống theo cách không phán xét. Và bạn có thể thấy được không? - khi bạn sống theo cách không phán xét bạn thu được chân thành lớn lao, một cách tự nhiên; không cái gì quấy rối bạn, không cái gì xúc phạm bạn, không cái gì hấp dẫn bạn, không cái gì làm mê đắm bạn.
Bên ngoài phán xét và bạn bên ngoài buồn khổ. Phật nói: Nếu ông thực sự muốn đi ra bên ngoài buồn khổ, đi ra bên ngoài phán xét. Nhưng đi ra ngoài phán xét nghĩa là đi ra ngoài tâm trí. Tâm trí là phán xét; nếu bạn sống trong tâm trí nó sẽ giữ cho bạn bị khô héo đi với mọi loại phán xét. Nếu bạn vứt bỏ tâm trí thì bỗng nhiên toàn thể sự tồn tại trở thành sẵn có cho bạn. Lần đầu tiên bạn không bị che mờ.
"Lại đây, ta giao cấu," người Italy nói việc hẹn hò mới năm phút sau khi anh ta gọi điện cho cô ấy.
"Ồ, anh phức tạp thế, Pietro," cô ấy nói.
"Phức tạp thế " - chỉ sau năm phút! Nhưng ở Italy nó có thể là phức tạp; sau năm phút, ở Ấn Độ, nó sẽ là cưỡng hiếp và cô gái sẽ kêu cảnh sát. Sẽ phải mất nhiều tháng cho bạn tán tỉnh người đàn bà, thuyết phục cô ấy, đem cô ấy xuống đất. Nó là quá trình dài, dài lâu. Nhưng mọi sự ở Italy dường như nhanh chóng: năm phút và cô ấy nói, "Anh phức tạp thế, văn hoá thế!" Điều đó tất cả đều là ý tưởng của bạn.
Không ham muốn gì, không hoài nghi gì,
Bên ngoài phán xét và buồn khổ và hoan lạc của giác quan,
Người đó đã đi ra ngoài thời gian.
Người đó thuần khiết và tự do.
Bốn điều này phải được hiểu. Điều thứ nhất là giác quan và hoan lạc của chúng; đó là loại cuộc sống thấp nhất. Và nhớ, bằng việc gọi nó là "thấp nhất" Phật không phán xét nó, đó không phải là đánh giá - đó đơn giản là phát biểu sự kiện. Cũng như bạn nói "bậc thang thấp nhất của chiếc thang" - không có phán xét. Nó không xấu, nó không đặc biệt gì hơn bậc thang cao nhất. Nó đơn giản là phát biểu về sự kiện. Điều này phải được nhớ liên tục, bằng không bạn sẽ quên; bạn sẽ bắt đầu nghĩ rằng bản thân Phật đang phán xét. Thế thì ông ấy là thầy hay không? Ông ấy không phán xét, ông ấy đơn giản phát biểu sự kiện.
Giác quan là thấp nhất bởi vì chúng ở chu vi, chúng là một phần của thân thể bạn. Có những người sống chỉ trong giác quan, họ vẫn sống như con vật. Lại nhớ, đó không phải là phán xét: con vật không xấu, con vật không vô đạo đức. Không có vấn đề về cấp bậc. Nhưng con vật sống trong thân thể, và con người sống chỉ trong giác quan là đang sống một loại cuộc sống con vật. Người đó sống trong hành lang của lâu đài của mình. Không phải là người đó vô đạo đức, nhưng chắc chắn người đó không thông minh. Người đó có thể đã sống trong lâu đài và người đó vẫn sống ở hành lang - và chịu nóng của mặt trời, và trong cơn mưa người đó bị mưa ướt và trong giá rét người đó bị lạnh. Người đó có thể đã ở trong chỗ an toàn và thoải mái và ấm cúng của lâu đài. Lâu đài thuộc về người đó, nhưng người đó sống trong hành lang cứ tin rằng đấy là tất cả mọi thứ có đó cho cuộc sống.
Người sống chỉ trong nhục dục, thèm khát, người bị ám ảnh với thức ăn, người bị ám ảnh bởi thân thể mình, liên tục nghĩ về thân thể, còn chưa là người. Người đó là con vật tốt, nhưng hoàn toàn mù quáng với tiềm năng mà người đó được sinh ra, hoàn toàn mù với điều người đó có thể trở thành, vô ý thức về toàn thể miền bản thể mình.
Vòng thứ hai, sâu hơn thân thể, là vòng của tâm trí. Tâm trí có vui thú riêng của nó, có cao hơn hơn chút ít. Lại nhớ, nó chẳng liên quan gì tới phán xét. Chúng có sâu hơn chút ít, chúng có gần hơn với điện thờ bên trong nhất. Chúng thực tại hoá một chút ít tiềm năng của bạn. Người tận hưởng toán học, khoa học, triết học chắc chắn có cảm giác vui vẻ sâu hơn. Plato có cảm giác vui vẻ sâu hơn Nero.
Người ta nói về Nero rằng ông ấy thường mang theo bốn ngự y trị liệu ngay cả khi ông ấy đi trận. Bốn ngự y này giúp ông ấy nôn ra bởi vì ông ấy thích ăn nhiều lần trong ngày. Bây giờ bạn không thể ăn được nhiều lần thế trong một ngày; có giới hạn. Bạn có thể ăn ba lần, bốn lần, năm lần nhiều nhất; hơn thế sẽ là không thể được. Thân thể sẽ không chứa được nó, bạn sẽ bị đầy bụng. Cho nên sau khi ăn, các ngự y sẽ giúp cho ông ấy nôn ra ngay để cho ông ấy có thể ăn nữa. Ông ấy thường ăn ít nhất hai mươi lần một ngày. Ông ấy phải đã là người ăn lớn nhất trên thế giới. Nhưng đây là loại cuộc sống gì vậy? - hai mươi lần nôn ra để ăn hai mươi lần! - cứ dường như ông ấy chỉ sống trong các gai lưỡi, trong gai vị giác.
Tất nhiên Plato sâu sắc hơn nhiều. Ông ấy hưởng thú cuộc sống suy tư: ông ấy suy tư về các ngôi sao, ông ấy suy tư về mặt trời lên và mặt trời mọc, ông ấy suy tư về khả năng tiến bộ của con người. Và ông ấy tận hưởng nó - và ông ấy tận hưởng nó nhiều tới mức nhiều lần ông ấy quên cả ăn, ông ấy quên hoàn toàn rằng ông ấy đã bỏ lỡ bữa ăn.
Có lần chuyện xảy ra:
Người ta đem bữa sáng tới cho Albert Einstein còn ông ấy đang chìm sâu trong suy tư - đó chắc phải đã là thách đố toán học lớn lao nào đó mà ông ấy bị dính vào - tới mức ông ấy ngồi nhắm mắt lại. Cho nên người phục vụ không quấy rầy ông ấy; anh ta bỏ bữa sáng ngay trước ông ấy rồi đi mất.
Trong khi đó một người bạn tới. Người này cũng thấy ông ấy bị cuốn hút sâu tới mức người này nghĩ, "Tốt hơn cả... bữa sáng đang bị nguội đi rồi." Thế là người này chén luôn bữa sáng đó và đẩy đĩa sang bên.
Vào khoảnh khắc đó Einstein mở mắt ra, nhìn vào cái đĩa trống rỗng, nhìn người bạn và nói, "Tiếc quá, ông đến hơi chậm rồi. Tôi vừa mới ăn sáng xong."
Bây giờ, điều này còn tốt hơn là một Nero. Nhưng có tầng thứ ba còn cao hơn, còn sâu hơn: tầng của trái tim - tình yêu, âm nhạc, thơ ca, nhảy múa. Người tận hưởng nghệ thuật, người có thể tận hưởng và tán thưởng sự hài hoà, mầu sắc, người có thể thấy thơ ca nào đó trong cuộc sống và sự tồn tại, người có thể cảm thấy lễ hội nào đó đang diễn ra khắp xung quanh, tất nhiên họ đi sâu hơn. Một Rabindranath... nhà thơ đi sâu hơn nhà toán học, nhạc sĩ đi sâu hơn triết gia. Nhưng đây vẫn là những vòng tròn đồng tâm bao quanh trung tâm của bạn.
Cái thứ tư - các nhà huyền môn Ấn Độ đã đơn giản gọi nó, "cái thứ tư," turiya - là thế giới của bản thể bạn, cốt lõi bên trong nhất. Những người tận hưởng thiền, không thức ăn không triết lí không thơ ca, nhưng người đã đi ra ngoài tất cả những điều này và đã đi vào trong thế giới của im lặng hoàn toàn, của trống rỗng tuyệt đối, người biết cách không hiện hữu... Vâng, câu hỏi là, "Hiện hữu hay không hiện hữu?" Những người đã chọn không hiện hữu, họ là thiền nhân. Họ đã đi từ giác quan tới samadhi, và đó là kinh nghiệm cao nhất của cuộc sống.
Phật nói: Không ham muốn gì, không hoài nghi gì, bên ngoài phán xét và buồn khổ và hoan lạc của giác quan, người đó đã đi ra ngoài thời gian.
Người đã đi vào trong bản thể mình đã đi ra ngoài thời gian. Thời gian tồn tại với thân thể, với tâm trí, với trái tim, nhưng với bản thể không có thời gian. Bạn bỗng nhiên kinh nghiệm vô thời gian - hay bạn có thể gọi nó là vĩnh hằng. Chính chỉ trong trạng thái đó khi bạn đã siêu việt lên trên tâm trí, siêu việt lên trên thời gian mà bạn là thuần khiết và tự do. Lần đầu tiên bạn biết thuần khiết là gì. Nó không phải là cái gì đó được trau dồi; nó là cái gì đó như hương thơm của thiền sâu. Niềm vui, bài ca, lễ hội nảy sinh từ im lặng, âm thanh của im lặng vô âm - đó là thuần khiết, đó là hồn nhiên, bạn đã trở thành đứa trẻ lần nữa. Và đó là chín chắn nữa, đó là trưởng thành. Bạn đã đến tuổi. Bạn thực sự được sinh ra, bạn được sinh ra mới mẻ.
Người đó rõ ràng làm sao...
Bây giờ thầy có sáng tỏ bởi vì mọi mây mù đã biến mất, mây tạo ra bởi thân thể... Thân thể tạo ra mây đen nhất, mây đậm đặc nhất, mây dầy đặc nhất. Khi bạn đi xa thêm vào bên trong mây kém đen đi, kém dầy đi, kém đậm đặc đi. Khi bạn đã đạt tới cái thứ tư, turiya, mọi mây đã biến mất; có sáng tỏ thuần khiết. Bạn có thể thấy xuyên thấu. Toàn thể sự tồn tại trở thành trong suốt. Không cái gì bị che giấu khỏi bạn nữa. Người đó rõ ràng làm sao.
Người đó là mặt trăng.
Người đó chân thành.
Người đó chói sáng.
Tại điểm này, bỗng nhiên có thay đổi giả kim thuật trong năng lượng của người đó. Bình thường người ta sống như năng lượng mặt trời; thầy sống như năng lượng mặt trăng. Đây là biểu dụ, nhưng cực kì có ý nghĩa, những chỉ báo rất diễn đạt. Năng lượng mặt trăng nghĩa là năng lượng mát mẻ, năng lượng mặt trời nghĩa là năng lượng nóng. Khi bạn sống trong đam mê, thèm khát, giận dữ, tham lam, ghen tị, sở hữu, hận thù, bạn sống như lửa. Đó không chỉ là người khác bị thiêu qua bạn, bạn đang tự thiêu chính mình. Thực tế, nếu bạn muốn thiêu người khác bạn phải thiêu mình trước đã; chỉ thế thì bạn mới có thể thiêu được người khác. Bạn thường xuyên trong cơn sốt. Năng lượng mặt trời là sốt nóng, nó tạo ra không lành mạnh, nó làm bạn phát rồ. Nó giữ bạn chạy và xô theo ảo tưởng.
Thiền là phép màu biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng mặt trăng. Mặt trăng tạo ra phép thần mọi đêm. Mặt trăng không có tia sáng của riêng nó, nó đơn giản phản xạ ánh mặt trời. Nó hấp thu ánh mặt trời và phản xạ lại chúng; mặt trăng vận hành chỉ như chiếc gương. Do đó mặt trăng đại diện cho hai điều: thứ nhất nó là tấm gương. Thầy là tấm gương, thiền làm bạn thành tấm gương - không có bụi nào, tuyệt đối sạch và thuần khiết, cho nên mọi thứ đều được phản xạ trong bạn như nó vậy, không phán xét mà đơn giản như nó vậy trong tính sự kiện tuyệt đối của nó.
Và thứ ai, mặt trăng, chỉ bởi việc phản xạ chúng, biến đổi tia nóng của mặt trời thành năng lượng mát mẻ. Đó là điều xảy ra qua thầy. Thầy hấp thu cùng năng lượng mà bạn hấp thu, thầy ăn cùng thức ăn như bạn ăn, thầy uống cùng nước như bạn uống, thầy thở cùng không khí như bạn thở, nhưng thay đổi giả kim thuật nào đó thường xuyên diễn ra trong thầy.
Từ thức ăn của mình bạn trở nên ngày một dâm dục hơn, từ việc thở của mình bạn trở nên ngày một nóng hơn. Thầy thở cùng không khí, nhưng phép màu nào đó xảy ra bên trong thầy mà không cảm nhận được với bạn. Cùng không khí đó không tạo ra cùng kết quả cho thầy như nó tạo ra cho bạn, cùng thức ăn đó không tạo ra cho thầy cùng vấn đề như nó tạo ra cho bạn. Thầy không sống trong thế giới khác; thầy sống trong thế giới của bạn và thầy sống theo cùng cách như bạn sống.
Những người trốn khỏi thế giới không phải là thầy thực; họ sợ thế giới. Họ sợ hấp thu năng lượng điên khùng này. Thế giới đầy nó; do đó họ trốn lên Himalaya. Nhưng họ đơn giản chỉ ra bằng việc trốn chạy của họ rằng họ chưa phải là thầy. Thầy thực sống ở đây trong thế giới này. Thầy hấp thu cùng năng lượng điên khùng, nhưng khi nó quay lại, khi nó được phản xạ lại qua thầy, nó không còn điên khùng nữa. Nó trở thành ân huệ, nó trở thành mát mẻ. Thầy mưa rào cả nghìn lẻ một phúc làm ngay cả lên những người không xứng đáng, ngay cả lên những người sẽ không bao giờ cảm thấy cám ơn, ngay cả những người có thể làm hại thầy.
Jesus thậm chí đã hôn Judas và rửa chân ông ta, và ông ấy biết người này đã phản bội mình. Ông ấy biết hoàn toàn rõ, bởi vì trước khi rửa chân của Judas ông ấy đã nói với các đệ tử của mình, "Đêm nay ta sẽ bị phản bội bởi một người trong các ông." Nhưng ông ấy không thể làm khác được: ông ấy chỉ có thể hôn, ông ấy chỉ có thể rửa chân. Ông ấy không có bản ngã, ông ấy hoàn toàn khiêm tối. Thực tế, ông ấy không có cái ngã; ông ấy là một vô ngã. Lời của Phật dành cho nó là anatta - vô ngã. Và ông ấy thường xuyên toả ra năng lượng mát mẻ của mặt trăng.
Người đó là mặt trăng. Người đó chân thành. Người đó chói sáng - người đó chân thành như mặt trăng và người đó chói sáng đẹp đẽ như mặt trăng.
Vì người đó đã du hành
Hết kiếp nọ sang kiếp kia
Qua bùn lầy và đường không thật của ảo tưởng.
Người đó biết từ kinh nghiệm cay đắng. Người đó có mọi từ bi với bạn. Nếu bạn ở sâu trong bùn người đó chỉ có từ bi với bạn. Người đó làm mọi nỗ lực để kéo bạn ra khỏi bùn lầy bởi vì người đó đã từng ở trong cùng bùn lầy đó nhiều kiếp rồi. Người đó đã du hành trên cùng con đường, người đó đã đi lạc lối cả nghìn lần, người đó đã khổ theo cùng cách.
Đó là một trong những điều đẹp nhất mà Phật đã dạy, bởi vì tất cả các tôn giáo khác đều cố gắng chứng minh cái gì đó khác. Người Hindu nói ở Ấn Độ rằng Krishna, Rama và tất cả các hoá thân của họ, họ đều giáng xuống từ cõi trời, họ là một phần của Thượng đế, họ là hiện thân của Thượng đế. Đó là nghĩa của 'avatara'; avatara nghĩa là "giáng xuống từ trên." Họ không phải là một phần của chúng ta, họ tới như sứ giả của Thượng đế. Họ đã không du hành trên cùng con đường bùn lầy. Làm sao họ có thể hiểu nỗi khổ của chúng ta? Làm sao họ có thể hiểu được vấn đề của chúng ta? Họ chưa bao giờ chịu đựng cùng vấn đề.
Và cùng điều đó là trường hợp với Do Thái giáo. Và nhớ lấy, đây chỉ là hai tôn giáo; mọi tôn giáo khác đều được sinh ra từ hai tôn giáo này. Do Thái giáo cũng đã thuyết giảng cùng ý tưởng: rằng Thượng đế phái sứ giả của ngài, vị cứu tinh, nhà tiên tri. Những người đó là người đặc biệt, họ không phải là người thường như bạn.
Cách tiếp cận của Phật là cực kì nhân bản; ông ấy là nhà huyền môn nhân đạo đầu tiên. Ông ấy nói, "Ta đã du hành trên cùng con đường bùn lầy, ta đã chịu khổ theo cùng cách các ông đang khổ, ta đã phạm phải cùng sai lầm. Do đó ta có thể hiểu được các ông, và ta có thể hiểu được tại sao các ông không thể hiểu được ta, bởi vì ta đã bắt gặp nhiều chư phật trong các kiếp khác của ta, nhiều chư phật; ta chưa bao giờ hiểu được họ, ta bao giờ cũng hiểu lầm họ. Cho nên nếu các ông hiểu lầm ta thì cũng chẳng có gì để làm ầm ĩ lên cả. Điều đó là đơn giản, điều đó là tự nhiên, điều đó là không tránh khỏi. Cho nên bất kì điều gì các ông làm cho ta," Phật nói, "điều đó là được. Dầu vậy ta sẽ cứ mưa rào hoa của ta lên các ông bởi vì ta chẳng có gì khác để mưa rào."
Phật không phải là hoá thân. Ông ấy đã không tới từ bên trên, ông ấy đã vươn lên từ bên dưới. Ông ấy là hoa sen: ông ấy đã mọc lên từ cùng bùn lầy mà trong đó bạn đang vật lộn. Và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Khái niệm của Hindu và Do Thái là hoàn toàn vô nhân; khái niệm đó không đúng. Điều đó không thể giúp cho nhân loại được biến đổi.
Phật đem tới sáng suốt hoàn toàn mới. Cách tiếp cận của ông ấy là không huyền thoại, cách tiếp cận của ông ấy là khoa học. Vì người đó đã du hành hết kiếp nọ sang kiếp kia qua bùn lầy và đường không thật của ảo tưởng - cho nên ông ấy biết và ông ấy hiểu bạn. Bạn có thể không hiểu ông ấy, nhưng ông ấy hiểu bạn.
Bé gái chập chững được dẫn đi trong chiếc xe do bà đẩy.
"Đừng đi quanh góc nhanh thế, bà ơi," nó cầu xin. "Làm như bà làm ấy, cưng," bà già dịu dàng nói, "và nhắm mắt lại!"
Người mù đang dẫn người mù và họ đã tạo ra đủ mọi loại mê tín, thần thoại, tôn giáo. Chỉ vị phật mới có khả năng, chỉ người được thức tỉnh, chỉ người cho tới giờ đã thuộc vào bạn. Bạn ngủ và người đó thức, đó là khác biệt duy nhất; không có khác biệt khác. Người đó có thể giúp bạn để được thức tỉnh bởi vì người đó biết cách người đó đã trở nên thức tỉnh, việc đó khó làm sao, vấn đề nào phải được đối diện. Người đó biết trạng thái của bạn.
Bệnh nhân băng đầy người đang nằm trong giường bệnh viện nói một cách sửng sốt với bạn tới thăm. "Cái-cái gì đã xảy ra?"
"Anh đã quá say đêm qua và thế rồi đánh cá rằng anh có thể nhảy ra khỏi cửa sổ và bay quanh khối nhà."
"Sao anh không dừng tôi lại?" anh ta la lên. "Dừng anh lại, đồ chết tiệt! tôi cá hai mươi nhăm đô la vào anh đấy!"
Người tiếp tân của khách sạn năm sao cầm lấy điện thoại: "Tôi có thể giúp gì cho ông?"
"Vâng," lời đáp, "ông làm ơn nói cho tôi khi nào quán của ông mở cửa?"
"Vâng, thưa ngài. Quán mở vào năm giờ." "Cám ơn."
Một giờ sau điện thoại lại reo và cùng giọng đó hỏi, "Ông-ông có-có thể nói cho tôi khi-khi nào quán mở cửa?"
"Năm giờ, thưa ngài," người tiếp tân nói. "Cám-cám ơn ông!"
Một giờ nữa trôi qua và điện thoại lại reo. "Xin ông, khi-khi nào quán (hic) mở-mở cửa?"
"Tôi nhắc lại, năm giờ," người tiếp tân khó chịu trả lời.
Một giờ sau điện thoại lại reo. "Hic! Hic! Xin-xin chào!"
"Lại ông!" người tiếp tân kêu lên, "tôi bảo ông chúng tôi mở cửa quán lúc năm giờ, nhưng trong trạng thái say xỉn của ông chúng tôi không thể cho phép ông vào quán chúng tôi được!"
"Nhưng... nhưng... nhưng - hic - tôi không muốn vào!" người say gào lên. "Tôi muốn ra!"
Chỉ ai đó đã từng ở trong mới biết những cái trong và cái ngoài. Chỉ người đã say như bạn mới có thể giúp được bạn. Đó là lí do tại sao tổ chức có tên Những kẻ say vô danh lại có ích thế. Nó đã giúp hàng nghìn người say bởi lẽ đơn giản là người say khác đang giúp đỡ. Họ hiểu lẫn nhau, họ hiểu vấn đề. Họ không đứng cao trên người khác nhìn với con mắt kết án vào họ, nhìn vào họ với cái nhìn linh thiêng ngu xuẩn, "linh thiêng hơn ngươi," và thuyết giảng để họ thành tốt. Họ đã từng trong cùng cảnh ngộ, họ đã chịu khổ nhiều; họ hiểu ngôn ngữ của nhau.
Do đó Phật đã giúp nhiều người trở nên chứng ngộ hơn bất kì ai khác trong toàn thể nhân loại. Tôi không nghĩ Krishna đã giúp bất kì ai trở nên chứng ngộ; ông ấy đã chứng ngộ, nhưng ông ấy không thể giúp được ai khác. Tôi sợ Jesus không thể giúp được bất kì ai, thậm chí ngày cả trong số mười hai tông đồ của ông ấy. Họ vẫn còn rất bình thường tới tận cùng; không người nào trong số họ trở nên chứng ngộ.
Phật dường như là một thầy ngoại lệ - thực tế người đầu tiên mà chúng ta có thể thực sự gọi là thầy, bởi vì qua ông ấy hàng nghìn người đã trở nên chứng ngộ. Và lí do tại sao sự hấp dẫn của Thầy lại sâu thế là ở chỗ ông ấy không phải là người giả vờ. Ông ấy không phải là cứu tinh, ông ấy đã không tới từ bên trên, ông ấy không tuyên bố cái gì. Ông ấy không phải là đứa con duy nhất của Thượng đế; ông ấy không nói về Thượng đế chút nào. Ông ấy không nói bất kì điều gì đó vô nghĩa. Ông ấy rất nhạy cảm và rất thực tế. Ông ấy ngụ ý công việc. Và ông ấy có thể giúp đỡ nhiều lắm. Ông ấy nói: Vì người đó đã du hành - thầy đã du hành - hết kiếp nọ sang kiếp kia qua bùn lầy và đường không thật của ảo tưởng.
Khi nào bạn sẽ dậy? Bạn cứ trì hoãn, bạn cứ nói ngày mai. Và bạn đã làm điều này trong hàng thế kỉ, và ngày mai vẫn chưa tới. Khi nào nó sẽ tới? Dừng trì hoãn lại. Trì hoãn là mẹo của tâm trí.
Sau cú cất cánh nhẹ nhàng cơ trưởng của chiếc Boeing 707 chào mừng các hành khách: "Thưa quí khách, xin chào mừng quí khách đang trên máy bay. Tôi, cơ trưởng Cook, và phi hành đoàn mong ước quí khách có một chuyến bay thú vị. Chúng ta hạ cánh ở Amsterdam trong khoảng năm giờ."
Vài phút sau cùng giọng đó được nghe thấy qua loa: "Cứt thật, Johnny, tôi cảm thấy thích một cốc bia mát ngon và cú giao cấu hay..."
Khi cô tiếp viên chạy vào buồng lái để thông báo cho phi công rằng loa đang bật, một hành khách nắm lấy tay cô ấy và nói, "Này, thưa bà, xô vào làm gì? Chúng ta vẫn còn năm giờ nữa để đi!"
Chúng ta bao giờ cũng nghĩ dưới dạng tương lai. Dừng nghĩ dưới dạng tương lai đi; đó là cách thức của tâm trí để sống, để kéo dài, để được nuôi dưỡng. Tương lai là thức ăn của tâm trí. Khoảnh khắc bạn trở nên quyết định về hiện tại, tâm trí đã bắt đầu chết. Nó là bắt đầu của cái cuối, cái cuối của tâm trí. Và chỗ cuối của tâm trí là bắt đầu của sự tồn tại thực của bạn, cuộc sống thực của bạn.
Và bạn không thể thấy được rằng cuộc sống đã là rất hay thay đổi, rằng nó đã từng lừa dối bạn lặp đi lặp lại đó sao? Dầu vậy bạn vẫn cứ bị lừa. Bạn khờ dại làm sao! Và bạn cứ rơi vào cùng rãnh - chúng thậm chí không khác - vẫn cùng cái bẫy.
Một người Do Thái và người Polack đang ngồi cùng nhau trong một khoang tầu hoả. Người Do Thái đang ăn hột táo nào đó.
Sau một lúc, người Polack trở nên tò mò và hỏi người Do Thái, "Sao anh ăn hột táo?"
Người Do Thái đáp, "Hột táo làm cho ông khôn!"
Người Polack, càng tò mò hơn, hỏi, "Chúng có đểbán không?"
Người Do Thái trả lời, "Có chứ, tất nhiên. Ông có thể được năm hột táo này chỉ với năm đô la thôi."
Người Polack đồng ý chuyện mua bán này và bắt đầu ăn hột. Bỗng nhiên người Polack quay sang người Do Thái và nói, "Này, ông, nghe đây, với năm đô la tôi có thể đã mua được năm ki lô táo!"
Người Do Thái quay sang anh ta với nụ cười thoả mãn và trả lời, "Bây giờ ông thấy đấy - nó đã bắt đầu có tác dụng rồi!"
Bạn cứ lặp lại cùng sai lầm. Bạn cứ bị cuộc sống hay thay đổi khai thác, bởi đủ mọi loại bẫy có ở khắp xung quanh bạn. Và vua và kẻ ăn xin tất cả đều trong cùng con thuyền; không có khác biệt. Người nghèo và người giầu đều trong cùng con thuyền; không có khác biệt bởi vì tất cả đều đầy ham muốn. Và bất kì khi nào ham muốn tồn tại, bản ngã tồn tại, và bất kì khi nào bản ngã tồn tại ảo tưởng tồn tại vì bản ngã là ảo tưởng lớn nhất có đó. Ngay cả trong kẻ ăn mày người chẳng có gì khác bạn sẽ thấy cùng bản ngã như bạn thấy trong Alexander Đại đế, bởi vì ham muốn là như nhau. Alexander Đại đế có thể có nhiều tiền và nhiều quyền, điều đó không thành vấn đề; ông ta vẫn ham muốn. Kẻ ăn xin có thể không có gì, nhưng người đó cũng ham muốn.
Khoảng cách giữa bạn và ham muốn của bạn bao giờ cũng vẫn còn như nhau. Nó giống như đường chân trời: giữa bạn và đường chân trời khoảng cách bao giờ cũng như nhau. Bạn có thể cứ đi tới đường chân trời cả đời mình; khoảng cách không bao giờ được làm ngắn lại, nó vẫn còn như cũ. Bạn có thể từ bỏ thế giới, bạn có thể bắt đầu chạy khỏi đường chân trời, nhưng thế rồi bạn lại đối diện với chân trời khác. Và bây giờ ham muốn đạt tới đường chân trời khác... Nếu bạn nhắm về phương tây, bây giờ bạn sẽ nhắm về phương đông, nhưng nó là cùng đường chân trời - hay phương nam hay phương bắc. Bạn có thể đi theo bất kì hướng nào, nó là cùng đường chân trời. Trốn chạy sẽ không ích gì. Bạn có thể từ bỏ thế giới, điều đó sẽ không thay đổi bạn.
Chỉ có một thay đổi - chỉ một thay đổi, một cuộc cách mạng và đó là cách mạng vứt bỏ ảo tưởng của bản ngã. Chính bản ngã giữ bạn trong bùn lầy và con đường không thật của ảo tưởng.
Và nhớ, đừng tự lừa mình rằng "Alexander Đại đế là kẻ bản ngã. Mình là người nghèo, người khiêm tốn. Mình đi nhà thờ mọi chủ nhật - làm sao mình có thể bản ngã được?" Bạn đang trong cùng con thuyền, theo cùng cách. Bạn có cùng bản ngã.
Khi chiếc xe Rolls Royce có người lái dừng lại tại đèn giao thông, một kẻ lang thang gõ vào cửa sổ và giơ tay ra. Bằng cách nào đó một quí ông người Anh có học vấn ngồi ở ghế sau vặn cửa sổ xuống và nói theo một giọng rất văn hoá, "'Không kẻ mượn không kẻ vay nào là'... William Shakespeare." Và chiếc Rolls Royce đi tiếp.
Kẻ lang thang, thấy rằng chiếc Rolls đã dừng ở đèn giao thông tiếp, chạy ngược xuống đường và lại gõ vào cửa sổ lần nữa. Quí ông vặn cửa sổ xuống và kẻ lang thang nói, "Đéo mày... D.H. Lawrence."
Người đó không run rẩy hay chộp giật hay ngần ngại. Người đó đã tìm ra an bình.
Người đó không có sợ hãi. Một khi ham muốn đã mất rồi sợ hãi không thể tồn tại được. Khi ham muốn có đó bạn bao giờ cũng sợ - bạn sẽ làm nó lần này hay không? Hay nếu bạn đã đạt tới mục đích của ham muốn của mình thì bạn sợ liệu bạn có khả năng giữ được nó mãi mãi không. Nếu bạn muốn trở thành tổng thống thế thì nỗi sợ tới - bạn sẽ làm làm nó thế nào? Cả triệu người muốn là tổng thống. Có nhiều người thần kinh thế - bạn không phải chỉ là một. Toàn thế giới điên; bạn không phải là người điên duy nhất. Bạn có định làm nó không? Và bạn phải thực sự là người điên nhất để làm nó bởi vì bạn sẽ phải tranh đấu với những người điên khác. Bao giờ cũng có run rẩy.
Và nếu bởi ngẫu nhiên - và nó bao giờ cũng ngẫu nhiên - nếu bởi trùng hợp ngẫu nhiên nào đó bạn trở thành tổng thống, thế thì nỗi sợ mới nảy sinh: bạn có giữ được nó không? - bởi vì nhiều người thế đang co kéo bạn. Chân bạn đang bị kéo, mọi người đang đẩy bạn ra khỏi ghế của bạn. Và có nhiều người quanh bạn và mọi người đều nguy hiểm bởi vì mọi người đều muốn ngồi trong cùng ghế, nhưng ghế có thể chứa chỉ một người. Bây giờ có nỗi sợ lớn, bạn không thể ngủ được. Thực tế bây giờ bạn còn sợ hơn bạn đã từng sợ; bạn biết chẳng chóng thì chầy họ sẽ lật nhào bạn. Họ là nhiều còn bạn là một mình. Họ sẽ tụ tập cùng nhau lật nhào bạn.
Nhưng thầy không có run rẩy bởi vì thầy không có ham muốn. Và thầy không níu bám vào bất kì cái gì bởi vì thầy biết rằng chẳng có gì đáng níu bám; thầy có sự sáng tỏ đó của trí huệ. Tất cả những thứ của thầy bao giờ cũng là của thầy, không ai có thể lấy được nó đi. Thầy thấy nó bây giờ. Và tất cả những thứ không phải của thầy đều sẽ bị lấy đi dù bạn níu bám lấy nó hay không, cho nên phỏng có ích gì mà níu bám? Sao phí thời gian?
Thầy không bao giờ ngần ngại - sáng tỏ của thầy là thế đấy. Với thầy không bao giờ có vấn đề quyết định giữa các phương án; thầy đơn giản thấy... và thầy hành động. Không có vấn đề hoặc nọ hoặc kia. Không bao giờ! Thầy thấy cửa và đi ra qua nó. Không có vấn đề quyết định liệu có đi qua tường hay qua cửa. Với bạn bao giờ cũng có vấn đề quyết định liệu có đi qua tường hay qua cửa. Thực tế, tường có vẻ hấp dẫn hơn bởi vì hàng triệu lần bạn đã cố gắng qua tường và bạn thực sự giận tường và bạn muốn chứng minh rằng một ngày nào đó bạn sẽ đánh bại tường này. Cái tường câm này đã từng đánh bại bạn lặp đi lặp lại; bạn muốn trả thù. Thực tế, bạn không thể thấy được cửa; bạn chỉ thấy tường này và tường kia. Vấn đề bao giờ cũng là chọn tường nào bạn muốn đi qua.
Với thầy không bao giờ có vấn đề chọn lựa. Thầy sống vô chọn lựa bởi vì thầy sống có ý thức. Thầy tỉnh táo, thầy có mắt để thấy, còn bạn mù; do đó bạn bao giờ cũng ngần ngại. Bởi vì thầy không sợ, không níu bám, không ngần ngại: Người đó đã tìm ra an bình. Một cách tự nhiên, có an bình vô cùng trong bản thể người đó.
Điềm tĩnh
Người đó buông bỏ cuộc sống,
gia đình và hoan lạc và ham muốn.
Điềm tĩnh người đó buông bỏ cuộc sống...
Người đó không làm ồn ào về nó, người đó không ba hoa về từ bỏ. Bất kì cái gì người đó thấy vô tích sự, người đó vứt bỏ nó. Thực tế, nói người đó vứt bỏ nó là không đúng - người đó để nó đi, người đó cho phép nó được rơi rụng đi. Người đó không chống cự, có vậy thôi. Người đó không làm nỗ lực nào để giữ nó. Và rất bình thản, không nỗ lực nào. Cuộc sống của người đó là vô nỗ lực.
Gia đình... Gia đình đại diện cho an ninh - người đó vứt bỏ ý tưởng về an ninh. An ninh nào có thể có đó khi cái chết sẽ lấy đi mọi thứ? Trong cuộc sống này không thể có an ninh được, trên bờ này không có an ninh; do đó người đó không bận tâm về an ninh.
Và hoan lạc... bởi vì người đó biết hoan lạc bao giờ cũng đem tới đau đớn. Người đó đã thấy nó rõ ràng, rằng hoan lạc chỉ là mẽ ngoài; đằng sau nó đau đớn ẩn kín kéo tới.
Người đó có thể thấy thấu suốt; do đó người đó để nó đi. Và người đó đã sống trong nhiều, nhiều kiếp và đã thấy rằng ham muốn đó là không thể hoàn thành được. Nó bao giờ cũng theo sau nhiều hơn: bạn càng có nhiều, bạn càng đòi hỏi nhiều. Nó là bài tập tuyệt đối ngớ ngẩn về vô tích sự.
Được thấy, tất cả những điều này bắt đầu biến mất khỏi cuộc sống của người đó. Không phải là người đó từ bỏ... Đó là điều nhấn mạnh của tôi: đừng bao giờ từ bỏ cái gì. Nếu mọi thứ vô giá trị chúng sẽ rơi rụng đi theo cách riêng của chúng. Và khi mọi sự rơi rụng đi theo cách riêng của chúng, có cái đẹp vô cùng trong chúng, bởi vì chúng để cho bạn an bình, bình thản và yên tĩnh, bình tĩnh và định tâm.
Không cái gì của người có thể giữ được người đó. Không cái gì của thần có thể giữ được người đó. Không cái gì trong mọi sáng tạo có thể giữ được người đó.
Khi không có ham muốn, cái gì có thể giữ được người đó? Cái gì có thể làm cho người đó thành tù nhân? Không thế giới này không thế giới nọ, không trần gian không thiên đường.
Tất cả các tôn giáo của thế giới đều nói về cõi trời và địa ngục. Phật nói có cái gì đó bên ngoài cõi trời và địa ngục và cái đó là sự tồn tại thực. Ông ấy gọi nó là niết bàn. Không tôn giáo nào khác nói về niết bàn; niết bàn là cảnh nhìn hoàn toàn khác. Nó nghĩa là bạn không khao khát ham muốn cõi trời, niềm vui và hoan lạc cõi trời, bởi vì nó là cùng cái ngu xuẩn được lặp lại ở tỉ lệ lớn hơn, trên bình diện cao hơn, nhưng ngu xuẩn là như nhau.
Thầy biết cái vô tích sự của ham muốn; do đó thầy không có ham muốn về cõi trời, thầy không có ham muốn chút nào. Không cái gì trói buộc thầy và không cái gì bắt giữ thầy.
Ham muốn đã rời bỏ người đó, không bao giờ quay lại.
... Bởi vì người đó đã thấy rằng nó là vô tích sự. Nếu bạn vứt bỏ nó bởi vì tôi nói điều đó, thế thì nó sẽ quay lại lặp đi lặp lại. Nếu bạn vứt bỏ nó từ kinh nghiệm riêng của mình qua thiền, thế thì nó đi mãi mãi, không bao giờ quay lại.
Buồn khổ đã rời bỏ người đó, không bao giờ quay lại.
Và buồn khổ là cái bóng duy nhất của ham muốn. Bao giờ cũng nhớ điều đó: mọi thứ phải xảy ra cho bạn qua kinh nghiệm riêng của bạn.
Lời cuối cùng của Phật cho các đệ tử của ông ấy là: Hãy là ánh sáng lên bản thân mình. Và làm sao bạn có thể là ánh sáng lên bản thân mình? Đi ra ngoài thân thể, tâm trí, trái tim. Tìm ra trung tâm của bản thể mình và bỗng nhiên có ánh sáng. Nó đã có đó, nó đã cháy sáng. Nó là chính bản thể bạn; bạn chỉ phải khám phá ra nó.
Khám phá nó người ta khám phá ra chân lí. Khám phá nó người ta khám phá ra an bình.
Khám phá nó người ta khám phá ra phúc lạc, niết bàn.
Đủ cho hôm nay.