Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Phật nói:
Hiền lành là mạnh nhất vì nó không chứa chấp các ý nghĩ ác, và hơn nữa nó yên tĩnh và đầy sức mạnh. Vì nó thoát khỏi cái ác nên chắc chắn nó được tất cả mọi người tôn kính.
Cái sáng tỏ nhất là tâm trí, cái đã được lau sạch hoàn toàn mọi bẩn thỉu, và cái vẫn còn thuần khiết, không giữ lại vết nhơ nào. Từ thời còn chưa có trời đất cho tới ngày nay chẳng có gì trong mười phương mà không được nghe hay thấy bởi một tâm trí như vậy. Vì nó đã thu được tất cả mọi tri thức và bởi lí do đó mà nó được gọi là sáng tỏ.
Cuộc sống có thể được sống theo hai cách. Một cách là của người lính và cách kia là của sannyasin. Hoặc bạn có thể tranh đấu với cuộc sống hoặc bạn có thể thảnh thơi với cuộc sống. Hoặc bạn có thể cố gắng chinh phục cuộc sống hoặc bạn có thể sống trong buông bỏ sâu sắc. Con đường của người lính là con đường sai, bởi vì không thể nào chinh phục được cuộc sống - bộ phận không thể chinh phục được toàn thể. Thất vọng và thất bại là tuyệt đối chắc chắn. Bạn có thể chơi đùa quanh ý tưởng này, nhưng nó sẽ không thành công đâu; nó mang định mệnh thất bại. Người lính cố gắng chinh phục cuộc sống, và đến cuối cùng người đó bị cuộc sống nghiền nát, bị cuộc sống đánh bại, bị cuộc sống phá huỷ.
Cuộc sống không phá huỷ ai cả, nhưng nếu bạn tranh đấu với nó bạn sẽ bị chính bạo hành riêng của mình phá huỷ. Cuộc sống không chống lại bạn. Làm sao có thể có điều đó được? Cuộc sống là mẹ bạn. Chính cuộc sống đã đem bạn tới đây. Bạn được sinh ra từ nó. Bạn là tia sáng của nó, con sóng của đại dương của nó. Bạn mang bản chất cố hữu và hữu cơ với nó, bạn là không tách rời. Nhưng nếu bạn bắt đầu tranh đấu với cội nguồn năng lượng riêng của mình, bạn sẽ bị phá huỷ. Chính khái niệm về tranh đấu của bạn sẽ đầu độc bạn. Và tất nhiên, bạn càng cảm thấy rằng mình bị thua trận chiến này, bạn càng sẽ tranh đấu vất vả hơn. Bạn càng tranh đấu vất vả, bạn càng trở nên thất vọng hơn.
Cách thức của người lính là cách thức bình thường. Gần như chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người đều theo nó - do đó mới có nhiều khổ thể, do đó mới có nhiều địa ngục thế. Nó là do bạn tạo ra, bởi cách tiếp cận sai của bạn tới cuộc sống. Một khi bạn hiểu điều đó, bạn bắt đầu có được hoà điệu với cái toàn thể, bạn bắt đầu đi vào điệu vũ cùng cái toàn thể. Bạn mất đi việc tranh đấu, bạn bắt đầu hợp tác.
Khoảnh khắc bạn quyết định hợp tác, bạn đã trở thành một sannyasin.
Người tôn giáo là người không có ý tưởng nào về phân tách khỏi cái toàn thể... người không bao giờ nghĩ, không bao giờ mơ rằng mình tách rời... người không có mục đích riêng của mình... người đơn giản đi cùng cuộc sống trong tin cậy toàn bộ. Nếu bạn không thể tin cậy được vào cuộc sống, bạn sẽ tin cậy vào ai đây, người mà bạn sẽ tin cậy? Nếu bạn không thể cho phép cuộc sống tuôn chảy qua mình, bạn sẽ bỏ lỡ - bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội vô cùng này để sống động. Thế thì bạn sẽ lo âu, thế thì bạn sẽ bị tâm trí riêng của mình bắt lấy. Và thế thì khổ là hệ quả tự nhiên.
Hiểu được rằng xung đột không phải là con đường để có hạnh phúc là hiểu biết lớn lao nhất. Hiểu được rằng hợp tác là con đường có được phúc lạc... và đêm tối linh hồn của bạn qua đi và buổi sáng đã tới, và mặt trời đang mọc trên đường chân trời. Bạn sẽ được biến đổi.
Chính hiểu biết này là lực biến đổi - sự hợp tác đó mới là chìa khoá, không phải là xung đột. Tin cậy là chìa khoá, không phải hoài nghi. Bạo hành không phải là con đường... mà là tình yêu. Đây là khuôn khổ cơ sở.
Bây giờ đến lời kinh:
Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Tất cả chúng ta đều chỉ hỏi hai câu hỏi này. Thứ nhất, cái gì là mạnh nhất? Bởi vì chúng ta tất cả đều cùng trên còn đường sức mạnh. Chúng ta muốn mạnh bởi vì chúng ta cảm thấy bất lực, chúng ta cảm thấy mình là những kẻ yếu đuối, chúng ta cảm thấy chúng ta bị giới hạn. Cả nghìn lẻ một giới hạn bao quanh bạn. Ở mọi nơi bạn đều đụng phải tường và bạn cảm thấy bất lực. Từng khoảnh khắc của cuộc sống đều đem bạn tới cảm giác bất lực.
Cho nên, câu hỏi này rất thích hợp, một câu hỏi rất con người. Cái gì là mạnh trên thế giới? Sư này phải đã là người tìm kiếm quyền lực. Bây giờ, bạn phải hiểu điều đó. Chính nỗ lực này, chính ham muốn này để được mạnh, là một trong những chướng ngại cho việc đạt tới mạnh. Những người cố gắng trở nên mạnh chẳng bao giờ trở nên mạnh cả. Họ bị phá huỷ bởi chính việc tìm kiếm của riêng mình. Bởi vì nỗ lực để trở nên mạnh có nghĩa là bạn đang trong xung đột. Bạn muốn tranh đấu đó là lí do tại sao bạn muốn mạnh.
Bằng không, tại sao bạn lại cần mạnh ngay chỗ đầu tiên? Bạn phải đã có hung hăng nào đó, bạo hành nào đó, hằn học nào đó. Bạn muốn chứng tỏ và thực hiện. Bạn muốn chứng tỏ cho người khác rằng bạn mạnh còn họ thì không. Sâu bên dưới ở đâu đó, giống như cái bóng trong vô thức, một Adolf Hitler đang tìm kiếm cách thức của nó hướng tới tâm trí ý thức của bạn - hay một Nadir Shah, hay một Napoleon, hay một Alexander. Mọi người đều đang mang một Alexander bên trong mình.
Ham muốn sức mạnh này đã tạo ra nhiều thứ trong thế giới. Khoa học đã tới như một ham muốn về sức mạnh, và nó đã tạo ra sức mạnh thật. Nhưng sức mạnh đó đang phá huỷ nhân loại. Nó đã đi tới trạng thái mà những người như Albert Einstein cảm thấy rằng họ đã gây ra tội ác chống lại nhân loại. Vào những ngày cuối của đời ông ấy, ai đó đã hỏi Albert Einstein, 'Nếu ông được sinh ra lần nữa, ông sẽ muốn trở thành cái gì?'
Ông ấy nói, 'Không bao giờ làm nhà vật lí nữa, không bao giờ làm nhà khoa học. Thay vì thế, tôi muốn trở thành thợ ống nước.'
Ông ấy là con người rất nhạy cảm, rất hiểu biết. Và chỉ đến cuối cùng ông ấy mới có thể hiểu được rằng mình đã làm thoát ra nhiều năng lượng thế, và ông ấy đã làm cho nhân loại nhận biết tới lực hủy diệt - năng lượng nguyên tử - rằng nếu nhân loại tự phá huỷ nó, ông ấy nhất định là một trong những người có trách nhiệm nhất.
Chính cơ cấu của khoa học là để chinh phục tự nhiên. Đó là chính thuật ngữ của khoa học - chinh phục tự nhiên. Chúng ta phải chinh phục tự nhiên và chúng ta phải phá huỷ tất cả các bí ẩn của tự nhiên, và chúng ta phải tìm ra tất cả các chìa khoá của sức mạnh, dù nó ở bất kì đâu. Nhưng chính ý tưởng này đem bạn đi xa khỏi tự nhiên, làm cho bạn đối kháng với nó và trở nên mang tính phá huỷ. Sinh thái của trái đất đã bị phá huỷ bởi việc tìm kiếm sức mạnh này. Ở bên ngoài, ở bên trong - cả hai - nhịp điệu tự nhiên của cuộc sống bị phá rối.
Tôi đã nghe:
Ý tưởng bất thường một hôm xuất hiện với Frederick vùng Prussia. Ông ta đang ở miền quê thì ông ta thấy vài con chim sẻ đang ăn hạt lúa mì. Ông ta bắt đầu nghĩ và đi tới kết luận rằng những con chim nhỏ này đã tiêu thụ tới hàng triệu hạt lúa mì một năm ở vương quốc của mình. Điều này không thể được phép. Chúng hoặc phải bị chế ngự hoặc phải bị tiêu diệt.
Vì khó mà tiêu diệt được chúng, nên ông ta hứa treo giải cho mỗi con sẻ chết. Mọi người ở Prussia đều trở thành thợ săn và chẳng mấy chốc không còn con sẻ nào trên đất nước. Thắng lợi vĩ đại làm sao.
Frederick vùng Prussia rất hạnh phúc. Ông ta mở hội ăn mừng sự kiện này như một cuộc chinh phục tự nhiên vĩ đại. Nhà vua rất sung sướng mãi cho tới năm sau, khi ông ta được báo cho biết rằng sâu bướm và châu chấu đã ăn hết mùa màng bởi vì không có chim sẻ thì toàn thể nhịp điệu của cuộc sống đã bị phá huỷ. Chim sẻ ăn sâu bướm và châu chấu. Không có chim sẻ, toàn thể mùa màng đã bị sâu bướm phá huỷ. Thế là lại phải đem chim sẻ từ nước ngoài vào. Và nhà vua nói, 'Ta chắc chắn đã phạm phải sai lầm rồi. Thượng đế biết điều ngài đang làm.'
Những tâm trí khoa học vĩ đại của thế kỉ này đang đi tới, dần dần, từ từ, lưỡng lự để thừa nhận rằng người ta đang phạm phải sai lầm lớn lao.
Chính ham muốn sức mạnh là chống lại tự nhiên, bởi vì chính ham muốn sức mạnh này mang tính đối kháng. Tại sao bạn lại cần mạnh? Bạn phải đang nghĩ dưới dạng phá huỷ ai đó. Mạnh được cần tới để phá huỷ. Mạnh được cần tới để chi phối. Mạnh được cần tới để chinh phục.
Sư này phải đã hỏi, 'Cái gì mạnh nhất trên thế giới này?' Thực tế lời nói thực tại phải đã là siddhi. Sư này phải đã hỏi, 'Siddhi là gì, mạnh là gì?'
Khoa học cố gắng xuyên thấu vào tự nhiên để nắm lấy sức mạnh, và có nhiều hệ thống xuyên thấu vào bản thể bên trong nhất của bạn - nhưng lần nữa mục đích lại là để có được sức mạnh. Bất kì khi nào bạn trở nên mạnh theo cách khoa học, hay bạn trở nên mạnh theo cách tâm lí, điều đó cũng không khác biệt gì. Bây giờ phương Tây đang trở nên quan tâm tới tâm lí học, nhưng thôi thúc vẫn là một - nhiều sức mạnh hơn.
Cho nên trước hết cố hiểu tại sao con người đi tìm sức mạnh ngay chỗ đầu tiên. Chính ham muốn này là ham muốn của người lính. Bạn muốn mạnh bởi vì không có mạnh bạn không thể là bản ngã lớn được. Với bản ngã, mạnh vận hành như thức ăn, chất nuôi dưỡng. Bạn tìm kiếm sức mạnh bởi vì chỉ với sức mạnh bạn mới có thể nói 'Tôi đây'. Bạn càng có nhiều tiền, bạn càng mạnh, bạn càng có thể cảm thấy dễ dàng với cái "tôi đây" của bạn. Bạn càng có thể phá huỷ được mọi người, bạn càng có thể cảm thấy rằng không ai có thể phá huỷ được bạn.
Bây giờ các nhà tâm lí nói rằng mọi người đều quan tâm tới việc giết người, sát hại, trong chiến tranh, bởi vì khi họ giết người khác họ cảm thấy rất mạnh. Họ cảm thấy mạnh đối với cái chết. Họ cho rằng họ có thể tạo ra cái chết - họ có thể giết chết người khác. Bây giờ, họ cảm thấy theo cách sâu sắc rằng họ đã trở thành bất tử. Ngay cả cái chết cũng dưới sự kiểm soát của họ. Điều đó là ngu xuẩn, nhưng ý tưởng này vẫn phát sinh. Những người đang thích giết người là những người sợ cái chết.
Adolf Hitler rất sợ chết - sợ tới mức ông ta không bao giờ cho phép bất kì ai nói với ông ta trong phòng ngủ, vào buổi đêm. Thậm chí đến cả bạn gái cũng không được phép, ông ta sợ chết thế. Ai mà biết được? - bạn gái có thể biến thành gián điệp, có thể là điệp viên của kẻ thù. Ông ta không bao giờ tin cậy vào ngay cả tình yêu.
Ông ta là một trong những người đàn ông đơn độc nhất đã từng tồn tại trên trái đất này... và sợ hãi thế, liên tục run rẩy. Nhưng ông ta vẫn tiếp tục giết người - đó chỉ là để cân bằng lại với nỗi sợ. Ông ta càng giết nhiều người, ông ta càng cảm thấy rằng mình có quyền lực. Ông ta càng cảm thấy mình có quyền lực, ông ta càng cảm thấy rằng cái chết không thể phá huỷ được ông ta. Ông ta bắt đầu cảm thấy cứ dường như mình là bất tử.
Bạn đã từng quan sát chưa? - vào thời chiến mọi người trông đều rất rạng ngời. Vào thời chiến mọi người trông rất tươi tắn. Bình thường họ trông rất chán. Khi chiến tranh bắt đầu, bạn có thể thấy - bước đi của họ đã thay đổi, đôi mắt họ bây giờ có tia sáng le lói, sự rạng ngời... khuôn mặt họ trông sống động hơn, cứ dường như bụi bặm của sự chán chường đã mất đi rồi. Cái gì đó kì lạ đang xảy ra.
Nó đáng phải không như vậy chứ, nhưng bất kì khi nào có chiến tranh là mọi người đều cảm thấy có sức mạnh vượt hơn cái chết - họ có thể giết người. Lập tức, trong cái bóng của vô thức của mình họ cảm thấy, 'Ngay cả cái chết cũng ở trong giới hạn của chúng ta. Chúng ta có thể đem nó tới hay chúng ta có thể chặn nó lại.' Mọi người thích phá huỷ chỉ như một biện pháp cung cấp an ninh chống lại cái chết.
Tìm kiếm sức mạnh là tìm kiếm để không buông xuôi, để không cảm thấy bất lực, không bị ở vào trạng thái mà bạn không trong điều khiển. Còn người tôn giáo làm chính điều ngược lại. Người đó tìm kiếm trạng thái mà mình không trong điều khiển nhưng cái toàn thể lại trong điều khiển - gọi cái đó là thượng đế, gọi cái đó là đấng tối cao, hay bất kì cái gì bạn thích gọi nó.
Người tôn giáo là người muốn ở trong hài hoà sâu sắc tới mức không có vấn đề xung đột. Người đó đang tìm kiếm tình yêu. Người đó đang tìm kiến chuyện tình với vũ trụ. Người đó không bao giờ yêu cầu về sức mạnh. Người đó hỏi về cách làm mất phân tách, cách hội nhập. Người đó hỏi, 'Làm sao ở trong buông xuôi toàn bộ tới mức tôi không đi theo bất kì cách nào chống lại cái toàn thể hay tách bạch khỏi cái toàn thể, để cho tôi có thể đi cùng dòng sông cuộc sống. Và dù dòng sông cuộc sống đi tới bất kì đâu, tôi cũng có thể đi cùng nó'.
Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Phật nói:
Hiền lành là mạnh nhất.
Jesus nói, 'Người hiền lành là người được ân huệ, họ sẽ kế thừa trái đất này.' Phát biểu này có vẻ ngớ ngẩn, với người hiền lành sao? - họ chưa bao giờ đủ để kế thừa trái đất. Và chúng ta không thể quan niệm được rằng họ sẽ có khả năng kế thừa trái đất này. Nhưng Jesus đang nói điều gì đó rất chân lí: Người hiền lành là được ân huệ.
Và khi ông ấy nói họ sẽ kế thừa trái đất, ông ấy đang nói cùng thông điệp mà Phật nói. Hiền lành là mạnh nhất - đó là nghĩa của ông ấy khi ông ấy nói họ kế thừa trái đất.
Hiền lành là mạnh, nhưng mạnh bây giờ ngụ ý hoàn toàn khác. Hiền lành là mạnh bởi vì bây giờ chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tranh đấu, và không có cách nào để bạn bị thất bại. Hiền lành là mạnh, bởi vì với cái toàn thể bạn đã chinh phục được. Mọi thắng lợi đều là với cái toàn thể. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn đang cưỡi trên con sóng của cái toàn thể. Bây giờ không có khả năng nào cho bạn bị thất bại.
Điều đó có vẻ như nghịch lí, bởi vì người hiền lành là người không muốn chinh phục. Người hiền lành là người sẵn sàng bị thất bại. Lão Tử nói, 'Không ai có thể đánh bại ta bởi vì ta đã chấp nhận thất bại rồi. Bây giờ làm sao ông có thể đánh bại được người đã thất bại? Lão Tử nói, 'Không ai có thể đánh bại được ta bởi vì ta đang đứng ở vị trí người cuối cùng trên thế giới này. Ông không thể đẩy ta ra lại đằng sau thêm nữa - không có chỗ "sau nữa". Ta là người cuối cùng rồi.' Jesus cũng nói, 'Những người đứng cuối cùng trên thế giới này sẽ là người đầu tiên trong vương quốc thượng đế.'
Những người ở cuối cùng mà sẽ là người đầu tiên sao? Điều đó dường như không thể có được trên thế giới này. Trong thế giới này, những người năng nổ, người bạo hành, đều có xu hướng có quyền lực, có xu hướng thắng lợi. Bạn sẽ thấy những người điên nhất ở những vị trí quyền lực nhất, bởi vì để đạt tới điểm đó người ta gần như phải phát rồ vì quyền lực, phải cạnh tranh tới mức đó. Cạnh tranh tàn bạo tới mức làm sao người hiền lành có thể đạt tới trạng thái quyền lực được? Không... nhưng điều đó không phải là ý nghĩa.
Khi Phật nói, Hiền lành là mạnh nhất, ông ấy đang nói bạn không thể đánh bại được người hiền lành bởi vì người đó không có ham muốn chinh phục. Bạn không thể ép buộc được người hiền lành phải là người thất bại bởi vì người đó chưa bao giờ muốn thành công cả. Bạn không thể ép buộc người hiền lành phải là người nghèo, bởi vì người đó không có ham muốn là người giầu. Nghèo là giầu của người đó. Không phải là bất kì ai đặc biệt chính là cách sống của người đó. Là không ai cả chính là phong cách sống của người đó.
Bạn có thể lấy được gì từ người đó? Người đó không có cái gì cả. Người đó không thể bị lừa, người đó không thể bị cướp. Thực tế, người đó không thể bị phá huỷ bởi vì người đó đã buông xuôi cái có thể bị phá huỷ. Người đó không có cái ngã, không có bản ngã của riêng mình.
Chuyện xảy ra khi Alexander quay trở về từ Ấn Độ, ông ta muốn đem theo một sannyasin về cùng. Khi ông ta tới chinh phục Ấn Độ, thầy ông ta, triết gia vĩ đại Aristotle, đã bảo ông ấy, 'Khi bệ hạ quay trở về, xin đem về cho ta một món quà. Ta muốn thấy một sannyasin từ Ấn Độ.' Đó là cái gì đó rất nguyên bản của phương Đông. Đóng góp đó thuộc về phương Đông. Phương Tây đã cho những chiến binh vĩ đại, phương Đông đã cho những sannyasin vĩ đại. Aristotle bị mê mải với chính ý tưởng về tính chất sannyas, nó là gì.
Alexander, khi quay về, mới nhớ ra. Ông ta dò hỏi. Mọi người của làng nơi ông ta trú lại đã bảo ông ấy, 'Vâng, có một sannyasin đấy, nhưng chúng tôi nghĩ rằng ngài sẽ không thể đem ông ấy lại được đâu.' Ông ta cười to vào sự ngu xuẩn của dân làng, bởi vì ai có thể ngăn cản được Alexander? Ông ta nói, 'Nếu ta muốn đem Himalaya tới, ngay cả chúng cũng sẽ theo ta. Cho nên các ông bà đừng lo, nói cho ta chỗ ông ấy ở.' Họ bảo cho ông ấy.
Người này là một nhà tu khổ hạnh trần trụi, một người trần trụi đang đứng ngay bên bờ sông bên ngoài làng... một người đẹp. Dandamis là tên ông ta - đó là cách các nhà viết sử của Alexander đã nhớ tới ông ta. Hai lính được phái tới. Họ bảo sannyasin này, 'Alexander Đại đế muốn ông đi theo ông ấy. Ông sẽ là vị khách hoàng gia. Bất kì cái gì ông cần đều sẽ được chu cấp đầy đủ, mọi tiện nghi sẽ được làm thành có thể. Xin ông chấp nhận lời mời.'
Người trần trụi này bắt đầu cười. Ông ta nói, 'Ta đã vứt bỏ mọi sự lang thang rồi. Ta không đi đâu thêm nữa. Ta đã về nhà.'
Họ nói, 'Đừng ngu si. Alexander vĩ đại có thể buộc ông phải đi. Nếu ông không đi như vị khách, ông sẽ đi như tù nhân. Chọn lựa là phần của ông. Bằng cách nào đi chăng nữa thì ông cũng phải đi.'
Ông ta lại bắt đầu cười. Ông ta nói, 'Ta đã vứt bỏ mọi thứ mà có thể bị cầm tù. Không ai có thể làm ta thành tù nhân được. Ta là tự do.'
Đích thân Alexander tới. Ông ta tuốt gươm ra và ông ta bảo sannyasin, 'Nếu ông không đi cùng ta, lưỡi gươm này đang ở đây và ta sẽ chặt đầu ông.'
Sannyasin này nói, 'Ông có thể làm được điều đó. Thực tế ta đã làm điều đó rồi. Ta đã đích thân chặt đầu ta rồi. Và nếu ông chặt đầu ta, ông sẽ thấy nó rơi xuống đất và ta cũng sẽ thấy nó rơi xuống đất, bởi vì ta đã trở thành nhân chứng.'
Tương truyền rằng Alexander không thể nào thu được dũng cảm để giết chết con người này. Ông ấy hạnh phúc thế, ông ấy bạo dạn thế, ông ấy phúc lạc thế.
Khi Phật nói, Hiền lành là mạnh nhất, ông ấy ngụ ý người không tồn tại như bản ngã là người hiền lành. Người không tồn tại như bản ngã không thể bị chinh phục, không thể bị đánh bại, không thể bị tiêu diệt. Người đó đã vượt ra ngoài.
Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài cái chết. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài thất bại. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài bất lực. Đây là khái niệm hoàn toàn khác về mạnh - mạnh của sannyasin.
Mạnh này không bắt nguồn từ xung đột. Mạnh này không được tạo ra từ cọ sát. Bạn nói điện được tạo ra từ cọ sát. Bạn có thể tạo ra điện từ cọ sát, bạn có thể tạo ra lửa từ cọ sát. Nếu bạn xoa hay tay, chúng sẽ trở nên nóng. Có sức mạnh thoát ra từ cọ sát - bởi xung đột. Và có sức mạnh bắt nguồn từ cộng tác - không bởi cọ sát mà bởi hài hoà. Đó là điều Phật nói - 'Người trong hài hoà với đạo là người vĩ đại.' Người trong hài hoà với đạo là mạnh. Nhưng trong hài hoà với đạo, người ta phải là người hiền lành.
Người được ân huệ là người hiền lành. Chắc chắn họ sẽ kế thừa trái đất này. Lịch sử sẽ không bao giờ biết về họ, bởi vì lịch sử chẳng liên quan gì tới họ cả. Lịch sử chỉ biết tới cọ sát, lịch sử chỉ biết tới tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới các lái buôn tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới người điên - bởi vì lịch sử chỉ ghi lại khi cái gì đó đi sai. Khi mọi thứ tuyệt đối trong hài hoà, nó ở ngoài thời gian và cũng ở ngoài lịch sử.
Lịch sử không tường trình nhiều về Jesus - thực tế chẳng có gì cả. Nếu Kinh Thánh mà không có trong sự tồn tại, thì đã không có bản ghi nào về Jesus cả. Và tôi muốn nói cho bạn rằng nhiều người như Jesus đã tồn tại, nhưng chúng ta không có bản ghi nào về họ cả. Lịch sử chưa bao giờ ghi chú thích nào. Họ hiền lành, họ im lặng, họ trong hoà hợp, sâu trong hài hoà tới mức thậm chí không một gợn sóng được tạo ra quanh họ. Họ tới rồi họ đi, và họ thậm chí đã không để lại dấu chân nào.
Lịch sử đã không ghi lại chư phật. Đó là lí do tại sao khi bạn nghe nói về vị Phật hay Mahavira hay Zarathustra, họ có vẻ như các nhân vật huyền thoại, không mang tính lịch sử. Dường như là họ chưa bao giờ tồn tại, hay họ chỉ tồn tại trong giấc mơ của con người, hay họ chỉ tồn tại trong thơ ca của vài người lãng mạn, tưởng tượng. Họ trông như người được thoả ước. Họ trông như cách con người muốn con người phải là vậy... nhưng không thực tế. Họ đã là người thực đấy. Họ thực tới mức không dấu vết nào được để lại đằng sau họ.
Chừng nào bạn còn chưa tạo ra được tai hoạ nào đó, bạn sẽ không để lại chữ kí của mình trong lịch sử. Đó là lí do tại sao lịch sử chỉ ghi lại chính trị, bởi vì chính trị là cơ chế của tai hoạ. Chính khách là trong xung đột. Người tôn giáo sống trong hài hoà. Người đó sống như cây cối. Ai ghi lại cây cối? Người đó sống như dòng sông. Ai ghi lại dòng sông? Người đó đi như mây. Ai bận tâm tới mây?
Người hiền lành là người trong hài hoà. Và Phật nói người đó là người mạnh nhất. Nhưng khái niệm mạnh này là hoàn toàn khác. Để hiểu nó, cũng tốt là cần nhớ vài điều.
Ở Nhật Bản họ có một khoa học hay - aikido (nhu thuật). Từ 'aikido' bắt nguồn từ từ 'ki' (khí). 'Ki' nghĩa là lực. Cùng từ này trong tiếng Trung Quốc là 'chi'. Từ 'chi' mà có t'ai chi (Thái khí) - cái đó nữa cũng ngụ ý lực. Từ tương đương với ki và chi trong tiếng Ấn Độ là từ 'prana'. Đó là một khái niệm hoàn toàn khác về lực.
Trong aikido họ dạy rằng khi ai đó tấn công bạn, đừng ở vào thế xung đột với người đó - ngay cả khi ai đó tấn công bạn. Hợp tác với người đó đi. Điều này có vẻ như không thể được, nhưng người ta có thể học được nghệ thuật này. Và khi bạn đã học được nghệ thuật này, bạn sẽ cực kì ngạc nhiên rằng điều đó xảy ra - bạn có thể hợp tác ngay cả với kẻ thù của mình. Khi ai đó tấn công bạn, aikido nói đi cùng người đó.
Thông thường, khi ai đó tấn công bạn, bạn trở nên cứng rắn, bạn trở nên cứng ngắc. Bạn đang trong xung đột. Aikido nói thậm chí nhận tấn công theo cách rất đáng yêu. Tiếp nhận nó. Nó là món quà từ kẻ thù. Người đó đang đem năng lượng lớn tới cho bạn. Tiếp nhận nó, hấp thu nó, đừng xung đột.
Lúc ban đầu điều đó có vẻ như không thể nào được. Làm sao được? Bởi vì trong hàng thế kỉ chúng ta đã được dạy về một ý tưởng lực, và đó là ý tưởng về xung đột, cọ sát. Chúng ta chỉ biết một lực và đó là của tranh đấu. Chúng ta chỉ biết một lực, và đó là của không, nói không.
Bạn có thể quan sát điều đó ngay cả trong trẻ nhỏ. Khoảnh khắc đứa trẻ bắt đầu trở nên độc lập chút ít, nó bắt đầu nói không. Mẹ nói, 'Không đi chơi.' Nó nói, 'Không, con cứ đi.' Mẹ nói, 'Im đi.' Nó nói, 'Không. Con muốn hát và nhảy.' Sao nó nói không? Nó đang học con đường của lực. 'Không' tạo cho nó một lực.
Aikido nói, 'nói có'. Khi kẻ thù tấn công bạn, chấp nhận điều đó như món quà. Tiếp nhận nó, trở thành xốp. Đừng trở thành cứng nhắc. Trở thành linh động nhiều nhất có thể được. Tiếp nhận món quà này, hấp thu nó, và năng lượng từ kẻ thù sẽ bị mất và bạn sẽ trở thành người sở hữu nó. Sẽ có cú nhảy năng lượng từ kẻ thù sang bạn.
Thầy aikido, dù không đánh nhau, vẫn chinh phục. Thầy chinh phục bằng không đánh nhau. Thầy cực kì hiền lành, khiêm tốn. Kẻ thù bị phá huỷ bởi thái độ riêng của người đó. Người đó đang tạo ra đủ chất độc cho bản thân mình; không có nhu cầu để bạn giúp người đó. Người đó mang tính tự tử. Người đó tự tử bằng việc tấn công. Không có nhu cầu cho bạn đánh nhau với người đó.
Thỉnh thoảng thử điều đó đi. Bạn đã quan sát nó - cùng hiện tượng này xảy ra theo nhiều cách. Bạn thấy người say bước đi trên đường, và thế rồi anh ta ngã xuống cống. Nhưng anh ta lại không bị thương. Đến sáng bạn sẽ thấy anh ta đi tới văn phòng, hoàn toàn mạnh khoẻ và ổn thoả. Cả đêm anh ta đã nằm trong cống. Anh ta ngã, nhưng anh ta lại không làm gẫy xương sườn của mình hay xương ống, anh ta không bị gãy xương. Bạn ngã - và bạn lập tức bị gãy xương. Điều gì xảy ra khi người say ngã? Người đó ngã toàn bộ thế, người đó đi cùng điều đó. Người đó say, người đó không thể kháng cự lại được.
Người ta kể về Trang Tử... Ông ấy bắt gặp một tai nạn. Chiếc xe bò kéo bị lộn ngược, rơi xuống mương. Người lái xe bị thương nặng lắm, người chủ cũng bị thương; ông ta bị gẫy xương. Nhưng người say cũng đi trên chiếc xe bò đó cùng người chủ. Anh ta không bị thương chút nào. Anh ta thậm chí không nhận biết về điều đã xảy ra, anh ta đang ngáy. Anh ta ngã ra trên đất. Những người khác đều kêu khóc còn anh ta ngủ say. Trang Tử nói, 'Thấy điều này, ta hiểu điều Lão Tử ngụ ý khi ông ấy nói "buông bỏ".'
Trẻ em đang làm điều này mọi ngày. Bạn quan sát trẻ em mà xem. Cả ngày chúng ngã chỗ này chỗ nọ, nhưng chúng lại không bị thương. Bạn làm cùng điều đó mà xem. Điều đó sẽ là không thể được đối với bạn - bạn sẽ phải bị đưa vào bệnh viện. Trong một ngày, hai mươi bốn giờ, bạn sẽ bị đưa vào bệnh viện. Trẻ em ngã trong sự hoà điệu. Khi chúng ngã chúng không kháng cự lại, chúng không chống lại việc ngã, chúng không cố gắng tự bảo vệ mình. Chúng không thành cứng nhắc. Thực tế, chúng ngã theo cách rất thảnh thơi.
Aikido - nhu thuật, t'ai chi - thái khí, hay điều Jesus gọi là hiền lành, điều Phật gọi là hiền lành, tuỳ thuộc vào cùng một nguyên lí - nguyên lí về hài hoà.
Bạn vẫn thử nó trong cuộc sống của mình đấy; bạn vẫn thử trong những thực nghiệm nhỏ. Ai đó tát vào mặt bạn. Thử hấp thu nó, đón nhận nó. Cảm thấy sung sướng rằng người đó đã xả ra năng lượng lên mặt bạn - và xem điều đó cảm thấy thế nào. Bạn sẽ có cảm giác khác toàn bộ. Và điều đó đã xảy ra nhiều lần mà không có nhận biết. Một người bạn tới và vỗ lưng bạn. Bạn không biết đấy là ai - thế rồi bạn nhìn. Anh ta là bạn và bạn cảm thấy sung sướng. Đó là cái vỗ bạn bè. Bạn nhìn lại sau và anh ta là kẻ thù, và bạn cảm thấy bị tổn thương.
Phẩm chất của cái vỗ lập tức thay đổi cùng thái độ của bạn. Nếu đấy là người bạn thì bạn chấp nhận điều đó. Điều đó là đẹp, nó là việc đáng yêu. Nếu người đó là kẻ thù, thế thì điều đó không đáng yêu, điều đó đầy căm ghét. Cái vỗ vẫn vậy thôi, năng lượng vẫn vậy, cùng tác động của năng lượng, nhưng thái độ của bạn thay đổi.
Bạn có thể quan sát điều đó nhiều lần. Ngay bây giờ trời đang mưa. Bạn sắp về nhà. Bạn có thể nhận điều đó theo cách nhu thuật aikido, hay bạn có thể nhận nó theo cách bình thường. Cách bình thường là ở chỗ bạn sẽ thấy rằng quần áo sẽ mình bị ướt, hay bạn có thể bị cảm, hay điều này có thể xảy ra, hay điều nọ có thể xảy ra. Và bạn sẽ đối lập với cơn mưa. Bạn sẽ chạy về nhà trong tâm trạng xấu, đối kháng.
Điều này đã xảy ra nhiều lần rồi. Bạn thử nhu thuật aikido. Bạn thảnh thơi, bạn tận hưởng giọt mưa rơi lên mặt mình. Nó cực kì đẹp. Nó dịu dàng thế, sạch sẽ thế, khoan khoái thế. Cái gì sai trong việc quần áo bạn bị ướt nào? Sao lo lắng về điều đó thế? Chúng có thể khô đi chứ. Nhưng sao bỏ lỡ cơ hội này? Trời đang hội nhập với đất. Sao bỏ lỡ cơ hội này? Sao không nhảy múa với nó?
Đừng vội vàng và đừng chạy. Đi chậm, tận hưởng. Nhắm mắt lại và cảm thấy giọt nước rơi lên mi mắt mình, lăn trên khuôn mặt mình. Cảm thấy việc chạm của nó. Chấp nhận nó... món quà của bầu trời. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy - nó đẹp thật, và bạn chưa bao giờ nhìn vào nó theo cách đó.
Thử điều đó trong những kinh nghiệm sống bình thường. Xung đột thì bạn bao giờ cũng ở trong nó rồi. Bây giờ thử hoà hợp. Và bỗng nhiên bạn sẽ thấy - toàn thể ý nghĩa thay đổi. Thế thì bạn không còn trong đối kháng với tự nhiên. Bỗng nhiên mặt trời mọc lên, mây đã biến mất, và ánh sáng vĩ đại rơi xuống khuôn mặt bạn. Nhận lấy nó một cách thoải mái, nhận lấy nó như món quà tình yêu từ mặt trời. Nhắm mắt lại, hấp thu nó. Uống ánh sáng này đi. Cảm thấy hạnh phúc, được ân huệ. Và bạn sẽ thấy - đó là năng lượng khác toàn bộ.
Bằng không thì bạn bắt đầu vã mồ hôi. Bạn có thể vẫn vã mồ hôi, bởi vì nhiệt là nhiệt, nhưng sâu bên dưới ý nghĩa đã thay đổi. Bây giờ bạn vã mồ hôi, nhưng bạn cảm thấy vui vẻ. Chẳng có gì sai trong việc vã mồ hôi. Nó lau sạch bạn, nó đem chất độc ra ngoài, nó làm thoát chất độc từ thân thể ra. Nó là ngọn lửa làm thuần khiết. Chỉ mỗi thái độ...
Hiền lành là mạnh nhất.
Và hiền lành nghĩa là thái độ của không cọ sát, không xung đột... thái độ của hài hoà. 'Mình không có, mỗi thượng đế có' chính là điều về hiền lành. 'Mình không có, mỗi thượng đế có' - đó là ý nghĩa của hiền lành.
Thông thường chúng ta sống qua bản ngã và chúng ta khổ. Và bản ngã cứ diễn giải sai. Đêm hôm qua tôi mới đọc một giai thoại hay:
Vài năm trước một nghị sĩ thuộc Uỷ ban đối nội tới thăm một vùng bảo tồn người da đỏ ở Arizona, tại đó ông ta đã làm một bài diễn văn đầy những hứa hẹn về những điều tốt hơn, như các chính khách thì bao giờ cũng làm vậy. 'Chúng ta sẽ thấy,' ông ta nói, 'một kỉ nguyên cơ hội mới cho người da đỏ.' Nghe điều này những người da đỏ la hét vang 'Hoya! Hoya!'
Được động viên, nghị sĩ tiếp tục, 'Chúng tôi hứa sẽ làm trường học và huấn luyện kĩ thuật tốt hơn.' 'Hoya! Hoya!' thính giả lại reo vang với nhiều nhiệt tình. 'Chúng tôi cam kết có bệnh viện và trợ giúp thuốc men tốt hơn,' vị nghị sĩ nói. 'Hoya! Hoya!' người da đỏ lại kêu lên.
Với nước mắt lăn dài trên gò má, vị nghị sĩ chấm dứt, 'Chúng tôi tới với các bạn như những người bình đẳng, như những người anh em, cho nên hãy tin cậy vào chúng tôi.' Không khí rung lên với tiếng 'Hoya!' mạnh và dài.
Rất lấy làm thoả mãn bởi sự đón tiếp này, vị nghị sĩ bắt đầu chuyến đi thăm khu bảo tồn. 'Tôi thấy các bạn có giống bò gia súc tốt ở đây,' ông ta nói. 'Tôi có thể xem xét chúng được không?'
'Nhất định rồi, đi theo lối này,' viên tộc trưởng nói, 'nhưng phải cẩn thận đừng có dẫm vào hoya đấy.'
Bảng ngã chỉ là hoya thôi, sự hiểu lầm. Nó không tồn tại - vậy mà nó lại là thứ bẩn thỉu nhất có thể có. Chính ý tưởng rằng 'Ta tách rời với sự tồn tại', là bẩn thỉu. Chính ý tưởng rằng 'Ta phải tranh đấu với cội nguồn năng lượng riêng của mình', là ngu xuẩn và ngớ ngẩn.
Nhưng thỉnh thoảng, điều gì xảy ra? - bạn dường như chinh phục. Đó là diễn giải sai. Khi bản ngã bạn thấy rằng nó đang chinh phục, đấy không phải là bản ngã đang chinh phục đâu. Trong thực tế, điều đó chỉ là trùng hợp mà thôi. Đôi khi bạn định đi sang trái và toàn thể sự tồn tại cũng đi sang trái - bạn trùng lặp. Nhưng bạn lại tưởng bạn đang thành công, bạn nghĩ, 'Mình đang thu được sức mạnh.' Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ trong rắc rối, bởi vì nó không phải bao giờ cũng vậy. Nó có thể bao giờ cũng vậy chỉ nếu bạn hiền lành.
Người hiền lành trở nên nhạy cảm tới mức người đó không bao giờ chống lại cái toàn thể. Người đó bao giờ cũng nhạy cảm để cảm thấy nơi cái toàn thể đang đi. Người đó cưỡi lên ngựa và đi cùng ngựa. Người đó không cố gắng chỉ hướng cho ngựa. Người đó tin cậy vào ngựa.
Chuyện xảy ra:
Với tiếng phanh ken két, viên sĩ quan dừng chiếc xe mô tô lại quát một đứa nhỏ đang chơi trên cánh đồng, 'Ta nói, cu con, cháu có thấy chiếc máy bay rơi đâu đó gần đây không?'
'Không, thưa bác,' đứa trẻ đáp, cố gắng giấu chiếc súng cao su. 'Cháu chỉ bắn vào cái chai trên hàng rào thôi.'
Đứa trẻ nhỏ có thể được tha thứ. Nó sợ rằng có thể bởi vì súng cao su của nó mà chiếc máy bay đã bị rơi. Nó có thể được tha thứ nếu nó giấu chiếc súng cao su của mình. Nhưng đây là điều cái gọi là các cá tính vĩ đại của bạn đang làm. Đó là điều tất cả các bản ngã đang làm. Họ cứ cho rằng mọi sự xảy ra bởi vì họ.
Chuyện xảy ra:
Hạn hán giáng xuống miền quê, và cha xứ của nhà thờ cầu nguyện xin mưa. Mưa tới như thác đổ tới mức ngập lụt kéo tới. Một nhóm cứu hộ trên chiếc thuyền phát hiện ra cha xứ đang ngồi trên mái nhà nhìn dòng xoáy nước trôi qua. 'Lời cầu nguyện của ông đã được đáp ứng,' một người kêu lên.
'Vâng,' người bị bỏ rơi nói. 'Tôi hình dung nó không xấu cho nhà thờ nhỏ như của chúng tôi.' mang tính ngẫu nhiên. Bạn cứ thu thập bản ngã mình chỉ từ những trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhưng điều này không phải bao giờ cũng xảy ra, đó là lí do tại sao người ta cảm thấy khổ. Một ngày nào đó bạn thành công, ngày khác bạn thất bại. Và bạn không thể hình dung được điều đó - cái gì xảy ra? Một trí tuệ vĩ đại thế, một con người vĩ đại thế của hiểu biết, quyền lực, sức mạnh, logic, suy luận - mà lại thất bại sao? Điều gì đang xảy ra? Bạn không thể tin được vào nó, bởi vì ngay bây giờ nó đang thành công.
Bản ngã bao giờ cũng trong rắc rối bởi vì không thể bao giờ cũng có trùng hợp được. Đôi khi bạn đi cùng với cái toàn thể, một cách không chủ ý; đôi khi bạn không đi cùng với cái toàn thể. Khi bạn đi cùng với cái toàn thể, bạn thành công. Cái toàn thể bao giờ cũng thành công, bạn không bao giờ.
Người hiền lành là người nói, 'Mình không có, mỗi cái toàn thể có.' Người đó vứt bỏ bản thân mình hoàn toàn. Người đó không trở thành rào chắn. Người đó cho phép cái toàn thể có cách thức của nó.
Phật nói đây là sức mạnh thực.
Đôi khi lời cầu nguyện của bạn được đáp ứng - không phải bởi vì lời cầu nguyện của bạn đâu, chỉ bởi vì sự trùng hợp mà cái toàn thể cũng đi theo đường đó thôi, đi theo hướng đó thôi. Lời cầu nguyện của bạn ngẫu nhiên trùng hợp. Đôi khi nỗ lực của bạn được đáp ứng bởi vì chúng trùng hợp ngẫu nhiên. Bản ngã
Hiền lành là mạnh nhất vì nó không chứa chấp các ý nghĩ ác, và hơn nữa nó yên tĩnh và đầy sức mạnh.
Khi bạn tranh đấu, bạn tiêu tán năng lượng. Khi bạn tranh đấu bạn mất năng lượng. Phật nói, đừng tranh đấu, giữ năng lượng, và bạn sẽ mạnh mẽ.
Người cứ giữ năng lượng của mình thì trở thành khối năng lượng cực kì lớn tới mức chính sự hiện diện của người đó là mạnh mẽ. Chính sự hiện diện của người đó là mạnh mẽ, sự hiện diện của người đó mang tính ảo thuật, kì lạ. Lại gần người đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang bị thay đổi và biến đổi. Lại gần người đó, bạn sẽ cảm thấy bóng tối của mình đang biến mất. Lại gần người đó, bạn sẽ cảm thấy im lặng giáng xuống. Lại gần người đó, bạn sẽ cảm thấy mình đang được nâng lên một bình diện hiện hữu khác, lên một độ cao hiện hữu khác, lên một chiều hướng khác.
Mọi người tới tôi và họ hỏi cách tìm thầy đúng. Cách duy nhất để tìm ra là ở gần, và im lặng, trong hài hoà. Và nếu trong hài hoà và im lặng đó bạn bắt đầu cảm thấy rằng mình đang soải cánh bay lên ngày một cao hơn, thế thì người này là thầy bạn đấy. Thế thì người này sẽ trở thành cánh cửa của bạn đi tới điều tối thượng. Thế thì năng lượng của bạn khớp với năng lượng của người này. Thế thì cái gì đó giữa bạn và người này rơi vào hoà điệu. Thế thì cái gì đó giữa bạn và người này xảy ra, trở thành một lực vững chắc.
Bạn không thể quyết định được bằng trí năng của mình xem thầy mình là ai. Bạn không thể quyết định được bằng biện luận, và bạn không thể quyết định được bằng định kiến của mình. Bạn đã biết tới nhiều định nghĩa - rằng thầy phải giống thế này hay giống thế nọ. Những định nghĩa đó sẽ chẳng ích lợi gì, bởi một người có thể đáp ứng tất cả các định nghĩa mà dầu vậy người đó vẫn không thể khớp được với bạn; năng lượng của bạn và người đó có thể không phải là phần bù. Và chừng nào năng lượng của bạn còn chưa được bù thêm, bồi thêm, làm đầy đủ lẫn cho nhau, tạo thành vòng tròn, thì bạn không thể đi lên cao với người đó được. Việc đi lên cao phải được cảm thấy.
Hiền lành là mạnh nhất vì nó không chứa chấp các ý nghĩ ác.
Khi bạn có ý nghĩ ác - ý nghĩ ác nghĩa là ý nghĩ về bạo hành, về phá huỷ, ý nghĩ hung hăng, ý nghĩ bản ngã, ý nghĩ có khuynh hướng bản ngã - thế thì bạn làm tiêu tán năng lượng. Thế thì các ý nghĩ này lấy đi quá nhiều năng lượng khỏi bạn. Chúng chẳng bao giờ được hoàn thành. Bạn đang gieo đá; chúng sẽ không mọc mầm đâu. Toàn thể năng lượng của bạn sẽ bị phí hoài.
...và hơn nữa nó yên tĩnh và đầy sức mạnh.
Thanh thản nên là tiêu chí của sức mạnh. Con người của sức mạnh tuyệt đối thanh thản, người đó không có bồn chồn bên trong mình. Bởi vì bồn chồn không là gì ngoài tiêu tán năng lượng. Khi bạn cảm thấy bồn chồn, bạn đang tiêu tán năng lượng đấy.
Do đó ở phương Đông, thiền nhân trở thành biểu tượng của sức mạnh. Khi một người thiền, người đó mất đi mọi bồn chồn. Suy nghĩ của người đó dừng lại, chuyển động thân thể người đó dừng lại; người đó trở nên giống như bức tượng đá cẩm thạch... hoàn toàn tĩnh lặng, bất động. Trong khoảnh khắc đó người đó là khối năng lượng. Người đó cực kì mạnh mẽ.
Nếu bạn thấy ai đó thiền, ngồi xuống bên cạnh người đó, và bạn sẽ được lợi. Ngồi bên cạnh ai đó đang trong tâm trạng thiền, bạn cũng sẽ đi vào trong thiền. Năng lượng của người đó sẽ kéo bạn ra khỏi đống lộn xộn của bạn. Thiền không là gì ngoài thanh thản tuyệt đối.
Cách bạn mang thanh thản tuyệt đối đó là tuỳ vào nhiều điều. Có cả nghìn lẻ một phương pháp để tạo ra thanh thản đó. Phương pháp riêng của tôi là phương pháp trước hết tôi muốn bạn trở thành bồn chồn nhiều nhất có thể được, để cho không còn gì treo bên trong bạn; bồn chồn phải bị tống ra ngoài - thế rồi đi vào trong thanh thản. Và sẽ không có quấy rối, điều đó sẽ dễ dàng hơn.
Vào thời của Phật, phương pháp động như vậy đã không được cần tới. Mọi người đều đơn giản hơn, đích thực hơn. Họ sống cuộc sống thực hơn. Bây giờ mọi người đang sống cuộc sống rất kìm nén, cuộc sống rất không thực. Khi họ không muốn mỉm cười, họ lại cười. Khi họ muốn giận dữ, họ biểu lộ từ bi. Mọi người đều giả, toàn thể hình mẫu cuộc sống là giả. Toàn thể nền văn hoá giống như dối trá vĩ đại. Mọi người chỉ đóng kịch, không sống. Cho nên, nhiều thứ đang treo lơ lửng, nhiều kinh nghiệm dang dở cứ được thu thập lại, chất đống lại, bên trong tâm trí họ.
Cho nên chỉ với việc ngồi im lặng sẽ không ích gì. Khoảnh khắc bạn ngồi im lặng, bạn sẽ thấy đủ mọi loại vấn đề di chuyển bên trong mình. Bạn sẽ cảm thấy gần như không thể nào im lặng được. Trước hết vứt tất cả những điều đó ra để cho bạn đi tới trạng thái tự nhiên của thanh thản. Nhưng, thiền thực chỉ bắt đầu khi bạn đang trong thanh thản.
Tất cả mọi thiền động đều là việc chuẩn bị cho thiền thực. Chúng chỉ là các yêu cầu cơ sở cần được hoàn thành để cho việc thiền có thể xảy ra. Đừng coi chúng là thiền; chúng chỉ là phần nhập môn, chỉ là lời nói dạo đầu. Thiền thực chỉ bắt đầu khi tất cả các hoạt động đã dừng lại - hoạt động của thân thể và hoạt động của tâm trí.
nó yên tĩnh và đầy sức mạnh.
Nhớ lấy, định nghĩa này về sức mạnh là khác với định nghĩa thông thường về sức mạnh. Định nghĩa thông thường về sức mạnh phụ thuộc vào so sánh. Bạn mạnh hơn hàng xóm của mình, bạn mạnh hơn người đàn ông này hay người đàn bà kia. Bạn mạnh mẽ trong so sánh với ai đó khác. Sức mạnh mà Phật đang nói tới mang tính không so sánh; nó chẳng liên quan gì tới bất kì ai.
Mạnh là trạng thái riêng của bạn. Khi bạn đầy năng lượng, bạn mạnh. Khi bạn rò rỉ năng lượng, bạn không có sức mạnh. Ý nghĩ ác cũng giống như các cái lỗ mà năng lượng rò rỉ qua. Bồn chồn giống như việc rò rỉ, rò rỉ liên tục.
Bạn tạo ra năng lượng mọi ngày, khối lượng năng lượng mênh mông, nhưng bạn phung phí - lúc thì vào giận dữ, lúc thì vào hoạt động dục, lúc thì vào tham lam, lúc thì vào cạnh tranh, lúc thì chẳng bởi lí do nào cả... chỉ bởi vì bạn có nó, phải làm gì với nó đây?
Có một câu chuyện Sufi nổi tiếng về Jesus. Jesus tới một thị trấn và ông ấy thấy một người say, đang la hét, nằm dài trên phố. Ông ấy tới gần người đó, lay người đó và nói, 'Anh làm gì thế này? Sao anh lại phí hoài cuộc sống của mình theo cách như vậy?'
Người này mở mắt ra và nói, 'Lạy chúa, tôi bị ốm. Ông đã chữa cho tôi. Bây giờ tôi có thể làm gì khác được đây? Bây giờ tôi mạnh khoẻ. Tôi bao giờ cũng ốm yếu và bị buộc phải nằm trên giường. Ông đã chữa cho tôi. Bây giờ thì tôi phải làm gì đây? Bây giờ tôi có năng lượng và tôi không biết phải làm gì với nó.'
Jesus cảm thấy dường như mình đã phạm tội bởi việc giúp cho người này. Người đó đang ném trách nhiệm lên ông ấy. Ông ấy trở nên rất buồn. Ông ấy đi vào bãi chợ của thị trấn, nhưng ông ấy buồn. Tại đó ông ấy thấy một thanh niên đang theo đuổi một gái mãi dâm với con mắt thèm khát, gần như quên mất toàn thể thế giới.
Jesus ngăn thanh niên đó lại và nói, 'Anh làm gì thế? Mắt đâu có được cho để làm điều này. Mắt đã được trao cho anh để nhìn Thượng đế. Anh đang làm gì vậy? Sao anh lại phí hoài thế?'
Người này nhìn Jesus, chạm chân ông ấy, và nói, 'Lạy chúa, tôi bị mù. Ông đã chữa cho tôi. Bây giờ tôi phải làm gì với đôi mắt đây? Tôi chẳng biết gì khác cả.'
Jesus trở nên rất buồn, ông ấy rời khỏi thị trấn này. Ông ấy đi ra khỏi thị trấn và ông ấy thấy một người đang cố gắng tự tử bằng cách treo cổ lên cây. Việc chuẩn bị của người đó đã xong; người đó định tự tử thì Jesus tới. Ông ấy nói, 'Đợi đã! Anh định làm gì vậy? Món quà quí giá thế của Thượng đế - cuộc sống! Và anh lại định phá huỷ nó! Anh có điên không đấy?'
Người này nhìn Jesus và nói, 'Lạy chúa, tôi đã chết rồi. Ông làm tôi sống lại. Sao ông lại làm tôi sống lại thế. Bây giờ tôi bị rắc rối. Tôi chẳng muốn cuộc sống này chút nào! Phải làm gì với nó đây?'
Bạn có năng lượng và bạn không biết phải làm gì với nó. Cho nên người ta cứ làm phí hoài. Có những người nói họ đang 'giết thời gian'. Giết thời gian nghĩa là giết cuộc sống. Giết thời gian nghĩa là giết cơ hội để trưởng thành, để chín chắn, để về nhà.
Sức mạnh mà Phật đang nói tới là sức mạnh khi bạn không làm gì cả với năng lượng của mình và bạn đơn giản vui sướng trong sự hiện diện của nó... vui sướng cực kì trong việc tràn đầy năng lượng... vui sướng cực kì của cây xanh, cây non... vui sướng cực kì của đám mây, đám mây trắng lang thang trên bầu trời... vui sướng cực kì của hoa sen... vui sướng cực kì của mặt trời ló ra từ những đám mây... vui sướng cực kì của việc tràn đầy năng lượng thế... rung động, sống động, đập rộn ràng. Khi bạn không đổ năng lượng của mình vào bất kì mục đích nào bất kì cái gì, thế thì bản thân năng lượng bắt đầu đi theo đường đứng.
Nếu bạn đổ nó vào công việc, vào hành động nào đó, nó đi theo đường ngang. Thế thì bạn có thể làm ngôi nhà lớn, bạn có thể có nhiều tiền, bạn có thể có nhiều danh vọng hơn, thế này thế nọ. Khi bạn đổ năng lượng vào công việc, nó đi theo đường nằm ngang. Khi bạn không đổ năng lượng vào công việc, bạn đơn giản vui sướng trong sự hiện diện của nó, bạn hạnh phúc rằng nó có đó, thế thì nó đi theo đường đứng. Tôi không nói dừng mọi việc. Tôi đang nói tìm vài khoảnh khắc cho cả chuyển động đứng nữa. Chuyển động ngang là được, nhưng không đủ. Nó là cần cho cuộc sống - nhưng con người không thể sống chỉ bằng mỗi bánh mì.
Bạn có thể kiếm bánh mì qua công việc chiều ngang, nhưng tình yêu, thiền, thượng đế, niết bàn - chúng tồn tại trên đường đứng. Cho nên thỉnh thoảng, ngồi đấy, đừng làm gì cả. Ngồi im lặng, không làm gì cả, và cái gì đó cứ lớn lên bên trong bạn. Bạn trở thành cái bể chứa, và bạn bắt đầu đập rộn ràng với niềm vui sướng không biết. Khi bạn đầy năng lượng, bạn đang trong tiếp xúc với cái toàn thể. Và khi bạn đang trong tiếp xúc với cái toàn thể, bạn đầy năng lượng.
Vì nó thoát khỏi cái ác nên chắc chắn nó được tất cả mọi người tôn kính.
Sư này đã hỏi:
Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?
Cái sáng tỏ nhất là tâm trí, Phật nói, cái đã được lau sạch hoàn toàn mọi bẩn thỉu, và cái vẫn còn thuần khiết, không giữ lại vết nhơ nào. Từ thời còn chưa có trời đất cho tới ngày nay chẳng có gì trong mười phương mà không được nghe hay thấy bởi một tâm trí như vậy. Vì nó đã thu được tất cả mọi tri thức và bởi lí do đó mà nó được gọi là sáng tỏ.
Điều sáng tỏ nhất là tâm trí đã được lau sạch hoàn toàn mọi bẩn thỉu.
Ý nghĩ giống như bụi bặm, bám lấy tấm gương tâm trí. Ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng, kí ức - tất cả đều là hình dạng của bụi bặm. Bởi vì chúng, thuần khiết của tâm trí bị mất. Bởi vì chúng, khả năng phản chiếu, phẩm chất tựa tấm gương của tâm trí bị mất. Cần có việc lau chùi liên tục.
Cho nên, thiền không phải là cái gì đó bạn làm một lần rồi quên đi, bởi vì từng khoảnh khắc cuộc sống của bạn cứ dính bụi bặm. Điều đó cũng giống như khách lữ hành đi du hành. Mỗi ngày người đó lại bị bụi bặm dính vào trên quần áo mình, trên thân thể mình. Mọi ngày người đó đều phải tắm để lau sạch người mình. Ngày hôm sau người đó sẽ lại bị dính bụi.
Thiền giống như tắm hàng ngày. Nó không phải là cái gì đó một khi bạn đã làm nó là bạn được chấm dứt. Nó phải trở thành giống như điều tự nhiên, đơn giản. Như bạn ăn, như bạn ngủ, như bạn tắm, thiền nên trở thành một phần tự nhiên của cuộc sống của bạn. Ít nhất hai lần một ngày bạn nên lau sạch tâm trí mình.
Thời gian tốt nhất là vào buổi sáng, khi bạn sẵn sàng cho một ngày, ngày làm việc... lau sạch tâm trí mình để cho bạn có sáng tỏ, để cho bạn có trong suốt, để cho bạn không phạm phải lỗi lầm, sai lầm, để cho bạn không có ý nghĩ ác nào, để cho bạn không có ý nghĩ bản ngã nào... bạn đi vào thế giới theo cách thuần khiết hơn. Bạn không đi cùng hạt mầm mục nát. Và thời gian tốt nhất tiếp đó là trước khi bạn đi ngủ, lại thiền. Cả ngày bụi tụ lại. Lau sạch tâm trí lần nữa... rơi vào giấc ngủ.
Nếu bạn thực sự bắt đầu lau sạch nó, bạn sẽ thấy những thay đổi vô cùng đang xảy ra. Nếu bạn lau nó một cách đúng đắn ngay trước khi bạn đi ngủ, mơ sẽ biến mất. Bởi vì mơ không là gì ngoài bụi bặm tụ lại trong cả ngày - nó cứ đi vào bên trong bạn, cứ tạo ra những tưởng tượng, ảo tưởng.
Nếu thiền của bạn mà đi đúng, mơ của bạn sẽ dần dần biến mất. Đêm của bạn sẽ trở thành giấc ngủ an bình không mơ. Và nếu đêm mà không có mơ, thì đến sáng bạn sẽ có khả năng trở dậy rất sảng khoái, rất trẻ trung, trong trắng. Thế rồi lại thiền, bởi vì cho dù không có mơ, với chính bước chuyển thời gian này, bụi lắng đọng lại.
Ngay cả khi bạn không du hành trên đường bụi bặm, chỉ ngồi ở trong nhà, bụi vẫn lắng đọng. Ngay cả khi cửa sổ đã đóng, cửa ra vào đã đóng, đến sáng bạn sẽ thấy căn phòng của mình đã lắng đọng chút ít bụi rồi. Bụi cứ lắng đọng xuống. Chính việc chuyển thời gian là lúc bụi lắng xuống.
Vào buổi sáng, lại thiền. Và nếu bạn thiền đúng và bạn trở thành khối năng lượng im lặng, bạn sẽ đi vào thế giới theo cách hoàn toàn khác - không xung đột, không hung hăng, trong hài hoà. Cho dù ai đó ghét bạn, bạn sẽ biến đổi năng lượng đó vào tình yêu.
Thế thì bạn sẽ đi vào trong thế giới một cách khéo léo sâu sắc... với thái độ của nhu đạo. Bất kì cái gì đang xảy ra, bạn đều sẽ đón nó, nhận nó, trong tình yêu và lòng biết ơn sâu sắc. Ngay cả ai đó xúc phạm bạn, bạn cũng sẽ chấp nhận điều đó trong tình yêu sâu sắc. Và thế thì xúc phạm sẽ không còn là xúc phạm nữa. Và thế thì bạn sẽ được nuôi dưỡng bởi nó. Bằng việc xúc phạm người đó đã ném ra một khối năng lượng. Người đó đang làm mất nó, bạn có thể thu lấy nó. Bạn có thể đơn giản nhận nó, đón chào nó.
Và nếu điều này trở thành cách sống tự nhiên của bạn - cách thức của sannyasin, không phải là cách thức của người lính - thì mọi khoảnh khắc bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đều đang lớn lên trong ánh sáng mới và tâm trí bạn đang trở nên ngày một chói sáng hơn.
Cái sáng tỏ nhất là tâm trí, cái đã được lau sạch hoàn toàn mọi bẩn thỉu, và cái vẫn còn thuần khiết, không giữ lại vết nhơ nào. Từ thời còn chưa có trời đất cho tới ngày nay chẳng có gì trong mười phương mà không được nghe hay thấy bởi một tâm trí như vậy.
Khi tâm trí bạn thuần khiết, không tì vết, không ô nhiễm, khi thậm chí không một ý nghĩ thoáng qua trong tâm trí bạn, và không có khói quanh tâm trí bạn - tâm trí bạn tựa như bầu trời trong trẻo không mây - Phật nói bạn sẽ có khả năng thấy mọi thứ đang đó. Bạn sẽ có khả năng biết mọi thứ đang đó. Nhạy cảm của bạn sẽ là vô hạn. Và bất kì cái gì đã tồn tại từ chính lúc bắt đầu của thời gian sẽ trở thành sẵn có cho bạn. Việc biết của bạn sẽ trở thành hoàn hảo.
Vì nó đã thu được tất cả mọi tri thức và bởi lí do đó mà nó được gọi là sáng tỏ.
Và chiếu sáng này, chói sáng này, không tới từ bất kì cái gì bên ngoài bạn. Nó bùng nổ từ cốt lõi bên trong nhất của bạn. Bạn giống như ngọn đèn bị bao phủ bởi nhiều tấm màn, tấm màn tăm tối, và không ánh sáng nào phát ra từ nó. Thế thì dần dần bạn bỏ đi tấm màn này, rồi tấm màn khác, thế rồi tấm màn khác nữa. Và dần dần các tia sáng bắt đầu phát ra - không rõ ràng, nhưng có phát sáng. Nhiều tấm màn nữa được loại bỏ - vầng sáng trở nên xuyên thấu hơn, rõ ràng hơn. Nhiều tấm màn nữa được loại bỏ... một hôm khi tất cả các tấm màn đều đã bị bỏ đi, bạn bỗng nhiên thấy rằng mình là ánh sáng lên chính mình.
Khi Phật sắp chết, đây là thông điệp cuối cùng của ông ấy cho thế giới. Ananda, đại đệ tử của ông ấy, đang kêu khóc. Và Phật nói, 'Thôi đi! Ông đang làm gì vậy? Sao ông cứ kêu khóc thế?'
Ananda nói, 'Thầy sắp rời bỏ chúng tôi. Tôi đã ở cùng thầy trong bốn mươi năm rồi. Tôi đã bước đi cùng thầy, tôi đã ngủ cùng thầy, tôi đã ăn cùng thầy, tôi đã nghe thầy - tôi hệt như cái bóng của thầy, vậy mà... Thầy đã sẵn đấy mà tôi lại không thể trở nên chứng ngộ được. Bây giờ tôi khóc rằng thầy sắp đi, thầy sắp ra đi.
'Không có thầy tôi dường như không thể nào trở nên chứng ngộ được. Có thầy tôi đã không thể trở nên chứng ngộ được. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội lớn lao thế. Không có thầy... bây giờ chẳng có hi vọng nào. Đó là lí do tại sao tôi lại khóc. Tôi không khóc bởi vì thầy sắp chết đâu, bởi vì tôi biết thầy không thể chết được. Tôi khóc bởi vì bây giờ với tôi chẳng còn hi vọng nào. Bây giờ, với cái chết của thầy, đêm tối của linh hồn tôi bắt đầu buông xuống. Vĩnh viễn, hàng triệu năm, tôi sẽ loạng choạng trong bóng tối, Do đó tôi mới khóc - không phải vì thầy, mà vì bản thân tôi.'
Phật mỉm cười và nói, 'Đừng lo về điều đó, bởi vì ánh sáng của ông là ở trong bản thể riêng của ông. Ta không đem ánh sáng của ông đi đâu. Ta không phải là ánh sáng của ông. Bằng không thì ông đã có thể trở nên chứng ngộ rồi - nếu mà ta có quyền năng làm cho ông chứng ngộ. Việc trở nên chứng ngộ là khả năng bên trong nhất của ông, cho nên dũng cảm vào, Ananda này, và là ánh sáng lên bản thân mình... appa deepo bhava... là ánh sáng lên bản thân mình.'
Phật chết và chỉ sau hai mươi bốn giờ, Ananda đã trở nên chứng ngộ. Điều gì đã xảy ra? Đây là một trong những điều bí ẩn. Trong bốn mươi năm ông ấy đã sống cùng Phật, và chỉ hai mươi bốn giờ sau khi Phật chết, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Chính cái chết đã có tác dụng như một cú sốc lớn. Và thông điệp cuối cùng đã xuyên vào rất sâu.
Khi Phật còn sống, Ananda đã nghe làng nhàng - cũng như bạn nghe tôi đây. Bạn nghe vậy mà bạn đâu có nghe. Bạn nói, 'Được rồi. Nếu mình bỏ lỡ hôm nay, ngày mai mình sẽ nghe lại, cho nên có gì mà vội? Nếu sáng nay bị lỡ, chẳng có gì bị lỡ cả; sáng hôm khác sẽ tiếp sau thôi.'
Cho nên ông ấy đã nghe nửa ngủ, nửa thức. Có thể ông ấy mệt, có thể đêm qua không tốt và ông ấy đã không ngủ. Có thể cuộc hành trình quá dài và quá kiệt sức. Và Phật đã nói cùng điều điều đó lặp đi lặp lại mãi, cho nên nghe được bao lâu? Người ta bắt đầu cảm thấy rằng người ta đã biết. Người ta bắt đầu cảm thấy, 'Đúng, mình đã nghe thấy điều này trước đây, cho nên phỏng có ích gì? Sao không ngủ thêm chút nữa? Giấc ngủ trưa sẽ tốt.'
Nhưng khi Phật sắp chết, Ananda phải đã tỉnh táo, cực kì tỉnh táo. Ông ấy thực sự đã run rẩy - chính vì ý tưởng về hàng triệu năm loạng choạng trong bóng tối. Và Phật nói, 'Đừng lo, ánh sáng của ông là ở bên trong ông.' Điều đó điểm trúng đích.
Có thể đó là lần đầu tiên ông ấy nghe thấy. Bốn mươi năm đó ông ấy phải đã bỏ lỡ. Đó có thể đã là lần đầu tiên ông ấy không điếc. Ông ấy có sáng tỏ. Chính tình huống là ở chỗ ông ấy đã run rẩy tới tận gốc rễ, ông ấy đã bị lay chuyển tới chính nền tảng của mình. Phật sắp ra đi... và khi bạn đã sống với một người như Phật trong bốn mươi năm, điều đó là khó. Chính ý tưởng sống không có ông ấy mới là khó. Không thể nào tin được.
Ananda phải đã nghĩ tới tự tử. Điều đó không được nói tới trong kinh sách Phật giáo, nhưng tôi nói ông ấy phải đã nghĩ tới tự tử. Ý tưởng đó phải đã xảy ra cho ông ấy; nó nhân bản thế. Sống bốn mươi năm với Phật, và thế rồi Phật sắp chết và chẳng cái gì xảy ra cho ông ấy cả. Ông ấy vẫn còn như sa mạc, thậm chí không có lấy một ốc đảo. Ông ấy đã bỏ lỡ cơ hội.
Mắt ông ấy phải đã trở nên trong trẻo. Cái chết này phải đã thấm vào ông ấy như lưỡi kiếm. Sự sắc bén phải đã là khoảnh khắc này. Và Phật nói, 'Là ánh sáng lên bản thân mình,' rồi ông ấy chết. Ông ấy chết ngay lập tức. Đây là lời cuối cùng của ông ấy thốt ra trên trái đất: Là ánh sáng lên bản thân mình.
Điều này điểm trúng đích, điều này xuyên thấu vào tim Ananda, và trong vòng hai mươi bốn giờ ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Cội nguồn chói sáng đó là ở bên trong bạn. Nó không ở bên ngoài bạn. Nếu bạn tìm nó ở bên ngoài, bạn sẽ tìm trong vô vọng. Nhắm mắt lại và đi vào bên trong bản thân mình. Nó có đó... chờ đợi từ vĩnh hằng. Nó là bản tính bên trong nhất của bạn. Bạn là chói sáng, bản thể bạn là chói sáng. Sự chói sáng này không được vay mượn, nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nó là bạn.
Bạn là ánh sáng - ánh sáng lên bản thân mình.
Từ thời còn chưa có trời đất cho tới ngày nay chẳng có gì trong mười phương mà không được nghe hay thấy bởi một tâm trí như vậy. Vì nó đã thu được tất cả mọi tri thức và bởi lí do đó mà nó được gọi là sáng tỏ.
Hiền lành là mạnh mẽ và thiền là sáng tỏ. Cả hai là hai mặt của cùng một đồng tiền. Một mặt nó là hiền lành, vô ngã; mặt kia nó là thuần khiết của tâm trí, sáng tỏ. Chúng cả hai đi cùng nhau.
Bạn sẽ phải làm việc trên cả hai điều này đồng thời, cùng nhau. Trở nên ngày một vô ngã hơn, và trở nên ngày một mang tính thiền hơn đi. Và sức mạnh vĩ đại nhất sẽ là của bạn, và hiểu biết vĩ đại nhất sẽ là của bạn, và ánh sáng vĩ đại nhất sẽ là của bạn.
Xem Chương 6 – Quay về Mục lục Tập 2