Chương 15. Tỉnh dậy đi! Đây là mơ


Nghiệp, hành động quá khứ, mang tới quả chỉ khi chúng ta có cảm giác về cái của tôi đối với thân thể mình. Đừng bao giờ ham muốn có cảm giác về cái của tôi đối với thân thể. Vậy, bằng cách từ bỏ cảm giác về cái của tôi đối với thân thể người ta bỏ được quả của nghiệp quá khứ.
Lừa dối này về việc thân thể là bản thân mình là nguyên nhân tạo ra trong trí tưởng tượng ý tưởng về hành động quá khứ. Nhưng làm sao cái gì đó có thể đúng mà bị áp đặt hay bị tưởng tượng về lừa dối?
Từ đâu một vật có thể được sinh ra mà ngay chỗ đầu tiên nó là không thực? Cái không sinh, làm sao có thể bị diệt? Làm sao một vật không thật có thể có hành động quá khứ?
Cái của tôi đối với thân thể là kết quả của dốt nát của chúng ta và nó bị phá huỷ toàn bộ bởi chứng ngộ. Thế thì làm sao thân thể còn lại? Chính để thoả mãn cho hoài nghi này của dốt nát mà kinh sách đã cho tính liên tục của thân thể là do hành động quá khứ từ bên ngoài.

Một hay hai câu hỏi đã được hỏi. Tốt hơn cả là thảo luận chúng trước hết.
Một người bạn đã nói rằng điều tôi đang nói được người đó hiểu, nhưng dầu vậy điều ấy vẫn chưa được hiểu. Cho nên, cái gì là điều người đó được giả định làm về điều ấy.
Câu hỏi này có giá trị. Mọi người đều phải cảm thấy giống thế này, bởi vì việc hiểu có hai mức. Một mức là ở chỗ điều tôi đang nói được trí tuệ bạn hiểu; nó dường như logic đối với trí tuệ bạn và trí tuệ bạn nghĩ điều này phải là như vậy. Hiểu biết này là hời hợt. Nó không thể thấm vào cốt lõi bên trong bản thể bạn. Hiểu biết này không phải từ bản thể bạn - nó không bắt nguồn từ linh hồn bạn. Bề ngoài dường như là bạn hiểu, và chừng nào bạn còn ngồi đây lắng nghe tôi bạn cảm thấy bạn đã hiểu hoàn toàn. Nhưng thế rồi bạn đi xa khỏi chỗ này và việc hiểu bắt đầu phai nhạt đi. Điều này là như vậy bởi vì chừng nào bất kì cái gì đã được hiểu mà cũng không được thực hành, nó không thể trở thành một phần của bản thể bạn. Bất kì cái gì đã được hiểu, nếu nó không trở nên được hấp thu vào máu, thịt và xương bạn, nó sẽ phai nhạt đi giống như mầu phai ở bề mặt bên ngoài.
Toàn bộ hiểu biết quá khứ của bạn nằm dưới cái mà bạn nay đã hiểu, và ngay khi bạn đi xa khỏi nơi đây nó sẽ bắt đầu tạo ra xung đột với những hiểu biết mới. Hiểu biết cũ sẽ tranh đấu với nó và đẩy nó đi. Tư tưởng cũ sẽ chống lại việc vào của tư tưởng mới, sẽ làm mọi sự nháo nhào lên, sẽ nêu ra cả ngàn hoài nghi và phản đối. Nếu bạn trở nên bị lạc trong những phản đối và hoài nghi này, thoáng nhìn về hiểu biết mới sẽ bị phá huỷ.
Chỉ có một cách duy nhất - đó là bất kì cái gì đã được hiểu bằng trí tuệ nên được chuyển hoá vào sinh lực của bạn, nó nên được thực hành. Hài hoà nên được tạo ra với nó. Nó không nên vẫn còn là ý nghĩ, nhưng sâu bên dưới nó nên trở thành hành động của bạn nữa. Và không chỉ là hành động của bạn, mà toàn bộ bản thể bên trong của bạn cũng nên được nó tái tạo lại. Chỉ thế thì dần dần, dần dần điều đã đạt tới trên bề mặt sẽ đi sâu hơn vào trong bạn và trở thành một chân lí được thực hành mà những tư tuởng cũ của bạn sẽ không có khả năng phá huỷ nổi. Thay vì thế, bởi sự hiện diện của nó, những tư tưởng cũ sẽ dần dần lùi xa và tan biến theo cách riêng của chúng.
Cho nên điều này là phải - đây là câu hỏi tự nhiên cho người tìm kiếm. Mặc dầu chúng ta hiểu, chúng ta vẫn còn như chúng ta đã vậy. Và nếu chúng ta vẫn còn như chúng ta đã vậy, hiểu biết mới này sẽ không kéo dài lâu lắm đâu. Chỗ nào, trong không gian nào nó có thể ở lại? Nếu bạn vẫn còn là người cũ, mọi hiểu biết mới sẽ bị khử bỏ, chẳng mấy chốc sẽ bị quên lãng.
Và đây là cách thức bạn đã hiểu bao nhiêu lần, đây không phải là lần đầu. Nhiều lần bạn đã quay lại từ chính ngưỡng cửa của chân lí. Nhiều lần bạn đã tìm thấy cánh cửa và chỉ còn việc gõ lên cánh cửa, bạn lại rời đi hướng tới bức tường. Đây chính là sai lỗi bị phạm phải, rằng bất kì cái gì đã được hiểu không lập tức được chuyển vào cuộc sống.
Trong hoàn cảnh này điều đáng nhớ là nếu ai đó nói với bạn một cách xúc phạm, lập tức bạn trở nên giận dữ, nhưng nếu ai đó trao cho bạn hiểu biết về chân lí, bạn không bắt đầu thiền ngay. Nếu cái gì sai trái cần được làm, chúng ta làm nó ngay lập tức; nếu cái gì đó tốt lành cần được làm, chúng ta nghĩ về nó. Cả hai điều này đều là thủ đoạn rất tinh vi của tâm trí, bởi vì bất kì cái gì cần làm đều có thể được làm chỉ nếu nó được thực hiện ngay lập tức - dù đó là vấn đề giận dữ hay hành thiền, không thành vấn đề. Chúng ta muốn diễn đạt sự giận dữ, do đó chúng ta làm nó ngay lập tức. Chúng ta thậm chí không đợi một khoảnh khắc, bởi vì nếu đợi chúng ta sẽ không có khả năng thực hiện điều đó.
Nếu ai đó nói với bạn một cách xúc phạm và bạn bảo người đó rằng bạn sẽ quay lại và đáp lại người đó trong khoảng thời gian hai mươi bốn tiếng, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đáp lại chút nào. Hai mươi bốn tiếng là một khoảng thời gian dài - cho dù bạn đợi cho đủ hai mươi bốn tiếng trong xem xét im lặng, có lẽ bạn sẽ không còn bất kì ham muốn nào để trở nên giận dữ. Có lẽ bạn có thể cười to; có lẽ bạn có thể thấy cái ngu xuẩn của người đó; hay có lẽ bạn thậm chí còn có thể thấy rằng lời xúc phạm mà người đó nói bạn là đúng. Cho nên bạn nghĩ không phải mất thời gian, cần trả đũa ngay lập tức trong giận dữ khi lời nói xúc phạm buột ra. Khi có liên quan đến hối hận - bạn sẽ làm điều đó về sau.
Bạn có chú ý rằng mọi người giận dữ sau đó đều hối hận không? Họ hối hận sau hành động giận dữ. Giá mà họ đợi một chút để hối hận đến trước giận dữ, và thế thì giận dữ sẽ không bao giờ xảy ra. Người hối hận sau giận dữ sẽ không bao giờ có khả năng trở nên tự do khỏi giận dữ được. Chỉ người có hối hận đến trước giận dữ mới có thể trở nên tự do khỏi giận dữ, bởi vì bất kì điều gì đã xảy ra đều không thể hoàn tác lại được.
Nhưng lỗ hổng ở đâu? Đằng kia bạn nói lời xúc phạm và ở đây tôi trở nên giận dữ. Đâu là lỗ hổng thời gian giữa hai việc này để cho tôi có thể nghĩ, xem xét và suy ngẫm, để cho tôi có thể nhìn vào mọi lời thề nguyền tôi đã nói trong quá khứ không giận dữ nữa, để cho tôi có thể duyệt tìm trong quá khứ xem bao nhiêu lần tôi đã hối hận sau khi trở nên giận dữ? Nhưng cũng không có máy cơ hội như thế, về cả thời gian lẫn không gian. Đằng kia ai đó xúc phạm tôi và ở đây ngọn lửa giận dữ toé ra.
Tạo ra một lỗ hổng nhỏ và giận dữ sẽ trở thành khó khăn. Tuy nhiên chúng ta không tạo ra lỗ hổng khi đấy là vấn đề giận dữ, mà chúng ta có tạo ra lỗ hổng khi nó đến từ thiền. Cho nên thiền trở thành khó khăn.
Khi có tác động về cái gì đó là đúng và phải, chúng ta không lập tức tham dự vào việc thực hiện nó, chúng ta đợi. Khoảng thời gian đó làm hỏng mọi thứ. Cần phải rèn khi sắt còn nóng. Trong khi chúng ta đang nghĩ về nó, sắt lạnh dần và thế thì nó không đem lại kết quả gì.
Hôm nay một người bạn tới. Anh ta nói muốn nhận tính chất sannyas, nhưng anh ta cần một số thời gian để xem xét vấn đề. Tôi hỏi anh ta có bao nhiêu vấn đề khác trong cuộc đời mà anh ta đã nghĩ trước khi hành động. Giá mà anh ta đã nghĩ trước cho các vấn đề khác thì chuyện tính chất sannyas chắc đã xảy ra từ lâu trước đây rồi, bởi vì sannyas không là gì khác ngoài kết quả cuối cùng của suy nghĩ. Mọi mê đắm trong cuộc sống trở nên vô nghĩa với bất kì ai suy nghĩ và cân nhắc.
Cho nên tôi hỏi anh ta đã nghĩ cái gì khác trước trong cuộc sống. Anh ấy đã làm bao nhiêu điều khác sau khi nghĩ về nó? Hay đấy chỉ là việc anh ta muốn suy nghĩ và cân nhắc về việc trở thành sannyas thôi? Và sau hết chính bạn là người cân nhắc - bạn có nghĩ bạn sẽ thông minh hơn vào ngày mai không? Nhìn lại mà xem: thông minh của bạn thậm chí có thể lại trở nên kém sắc bén hơn, nó chắc chắn dường như không tăng lên.
Các nhà khoa học nói rằng thông thường giữa độ tuổi mười bốn và mười tám, thông minh của người ta dừng phát triển. Và chỉ trong trường hợp những cá nhân đặc biệt thông minh tăng đến tuổi mười tám, còn ngoài ra nó dừng tăng sớm hơn nhiều.
Trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua, các tân binh đã được trắc nghiệm về thông minh và tuổi trung bình của thông minh được tìm thấy là mười ba tuổi rưỡi. Sau mười ba tuổi rưỡi thông minh không tiếp tục phát triển ở người trung bình.
Bạn có thể nói rằng điều đó dường như không đúng bởi vì bạn cảm thấy rằng bạn dứt khoát trở nên thông minh hơn khi bạn còn trẻ. Cho dù bạn không cảm thấy theo cách đó, bạn dứt khoát cứ làm cho con của bạn cảm thấy rằng bạn thông minh hơn. Bạn là người già, có kinh nghiệm... chắc chắn bạn thông minh hơn.
Bạn có thể có nhiều kinh nghiệm hơn, nhưng bạn không có nhiều thông minh hơn bởi tuổi tác bạn. Kinh nghiệm chỉ là tích luỹ thông tin. Thông minh là việc dùng cái tích luỹ đó, và đó là hoàn toàn khác.
Đứa trẻ ít có tích luỹ kinh nghiệm, bạn có nhiều hơn. Nhưng cách bạn dùng cái tích luỹ đó là thông minh. Thông minh không phải là kinh nghiệm. Cho nên có thể là đứa trẻ có nhiều thông minh hơn người già, nhưng chưa bao giờ xảy ra việc đứa trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn người già. Đứa trẻ nhất định ít kinh nghiệm hơn, nhưng nó có thể có nhiều thông minh hơn. Người già có nhiều kinh nghiệm hơn.
Tôi nói với người bạn đó, “Bạn có nghĩ rằng ngày mai hay ngày kia bạn sẽ có nhiều thông minh hơn không? Không, tất cả những cái đã xảy ra là ở chỗ ngay bây giờ một thôi thúc đã nảy sinh trong bạn trong bầu không khí này, trong làn sóng thiền bao quanh bạn, dưới tác động của phúc lạc và tự do của bao nhiêu sannyasin tại đây, nhưng vào lúc bạn xuống núi Mount Abu - khi xe buýt của bạn đi xuống đồng bằng - bạn cũng sẽ hạ thấp dần ý tưởng nhận tính chất sannyas. Sẽ là đáng ngạc nhiên nếu ý tưởng này vẫn còn với bạn cho tới ga xe lửa Đường Abu tại chân núi Mount Abu. Xuống xe buýt tại ga xe lửa này bạn sẽ lấy hơi thở sâu, bình tĩnh của sự nhẹ bớt rằng thế cũng tốt cho bạn là bạn đã trở về hệt như bạn đã ra đi, rằng bạn không mất gì ở đây cả, rằng bạn đã không phiêu lưu vào bất kì cái gì sẽ tạo ra rắc rối không cần thiết. Sau một tháng bạn thậm chí sẽ không có khả năng nhớ được nó nữa.
Bầu không khí này, sự hiện diện của biết bao người, nỗ lực tập thể của bao nhiêu người, cũng nâng bạn lên một độ cao không quen biết. Bạn đang nhảy múa trong thiền kirtan: bạn có chắc bạn sẽ có khả năng nhảy múa với cùng tính toàn bộ và cùng cảm giác chìm ngập tất cả bởi bản thân bạn không? Bạn đang nhảy múa không mấy, nhưng việc nhảy múa của biết bao nhiêu người trở thành lây nhiễm - nó động chạm tới bạn. Rung động của họ bắt đầu kích thích trái tim bạn; chuyển động của họ, nhịp bước của họ tạo ra cơ hội cho chuyển động nhịp bước của bạn nữa. Và trên hết, mẫu hình tư duy của bạn bao giờ cũng là một với người khác. Cho nên nơi tất cả đều nhảy múa, một điều chắc chắn là không ai định nói điều gì với người đang nhảy múa - nhưng ai đó có thể nói điều gì đó với người chỉ đứng cạnh. Cho nên điều đó tạo ra sự kích thích; bạn cảm thấy tự do - thế là phải, không có vấn đề gì, người ta có thể nhảy múa ở đây.
Khi bạn xuống xe buýt trong đám đông của chợ, thoáng nhìn này mà bạn đã có tại độ cao nào đó, cái nhảy bạn đã thực hiện điều đã nâng tầm mắt bạn lên trời, sẽ phai mờ đi. Bây giờ mắt bạn sẽ lại tập trung hướng về trái đất. Cho nên tại sao bạn hi vọng rằng ngày mai hay ngày kia bạn sẽ có khả năng quyết định được? Chính bạn là người phải quyết định, và điều đó có thể được làm hôm nay.”
Nhưng anh bạn đó nói, “Không phải là tôi chưa làm nỗ lực nào để quyết định. Chín mươi chín phần trăm tâm trí tôi được quyết định rồi, vấn đề chỉ còn lại một phần trăm nữa thôi.”
Tôi hỏi anh ta, “Bạn chưa bao giờ làm điều gì trong đời mà chín mươi chín phần trăm tâm trí đã sẵn sàng và chỉ còn một phần trăm chưa sẵn sàng sao? Trước đây bạn đã bao giờ không quyết định được chỉ vì cái một phần trăm đó không?” Tôi cũng hỏi người đó, “Bạn có hiểu bạn đang nói gì không? Tâm trí bạn đã chín mươi chín phần trăm được quyết định trở thành sannyas, chỉ còn một phần trăm là không, và bạn đang quyết định theo cái một phần trăm đó.”
Và đừng nghĩ rằng bạn có thể tránh việc quyết định. Không có cách nào trong thế giới này để tránh việc ra quyết định. Bạn có thể quyết định chống lại, nhưng thế nữa cũng là quyết định. Bạn có thể quyết định trì hoãn nó tới mai, điều đó nữa là một quyết định. Trong thế giới này bạn có tự do để ra bất kì quyết định nào, nhưng bạn không có tự do không ra quyết định. Điều đó là không thể được.
Người ta nhất định ra quyết định. Nhưng một điều thú vị là ở chỗ chúng ta nghĩ quyết định của mình không làm cái gì đó không phải là quyết định. Đấy là một quan niệm rất kì cục. Anh bạn đó không hiểu thấu rằng nhận tính chất sannyas là một quyết định và không nhận tính chất sannyas cũng là một quyết định. Nếu cả hai đều là quyết định, thế thì tâm trí sẽ rất kì cục khi nó nghiêng về một phần trăm và không có đủ dũng cảm để đi với chín mươi chín phần trăm.
Chúng ta rất láu cá trong việc tự lừa mình. Ngay cả việc hiểu biết chỉ trên bề mặt, tâm trí hiểu tính chất sannyas nghĩa là gì và chúng ta sợ. Cho nên chúng ta nghĩ nếu bằng cách nào đó thời gian nào đó có thể được thu lấy... không có thời gian nào nào cho phép rằng người ta có thể ra quyết định tốt hơn, nhưng có thời gian cho tác động phai mờ đi cho nên chín mươi chín phần trăm sẽ biến thành một phần trăm và một phần trăm biến thành chín mươi chín phần trăm... Và khi chín mươi chín phần trăm ủng hộ và một phần trăm không quyết định cho sannyas, bạn nghĩ bạn sẽ quyết định cho nó khi sự thôi thúc chỉ còn là một phần trăm sao?
Hiểu biết của bạn không bao giờ đi sâu bởi vì bạn không bao giờ đem điều đó vào trong cuộc sống, bạn chưa bao giờ biến nó thành quyết định.
Hiểu điều này cho đúng. Nhiều lần bạn lắng nghe, bạn hiểu, nhưng bạn vẫn còn hệt như bạn đã từng là. Biến cố này có cái nguy hiểm của riêng nó, và đó là: bất kì khi nào bạn đã nghe nhiều lần, hiểu nhiều lần, nếu bạn vẫn còn như bạn đã là, dần dần bạn trở thành giống như một cái bình trơn tuột. Càng nhiều thứ đổ vào bạn, bề mặt càng nhẵn thín. Nhiều ý nghĩ tác động lên bạn, nhưng bạn vẫn còn như bạn đã vậy. Những ý nghĩ ấy trượt qua và rơi khỏi bạn, còn bạn, cái vò, vẫn ngồi trơ ra đó không xao động. Cái vò đã trở nên quá nhẵn bóng.
Cho nên bạn càng giữ nguyên không thay đổi sau khi lắng nghe, việc biến đổi của bạn càng trở nên khó, bởi vì nay tác động đã gần như trượt qua bạn khi nó chạm tới bạn. Cái vò đã trở nên nhẵn thín tuyệt đối; cách thức để trượt qua đã phát triển khắp nó.
Tốt hơn cả là bạn không chỉ lắng nghe những điều hay mà khi bạn lắng nghe hãy dũng cảm và quyết định tự biến đổi mình. Thế thì bạn sẽ thấy rằng hiểu biết của bạn không còn chỉ trên bề mặt nữa, nó đã trở thành giai điệu của bản thể bạn.
Nhưng khi chưa tới ngày hiểu biết trở thành chính việc thở của bạn, nó không có giá trị gì. Nó chỉ có một giá trị - là bạn có thể học bàn tán một cách tinh ranh. Tất cả chúng ta đều biết về điều đó - đất nước chúng ta tinh khôn đến thế trong việc bàn tán ngoan đạo. Chúng ta đều sẵn sàng bàn tán về tâm linh bất kì lúc nào. Nhưng đấy chỉ là bàn tán thôi, không đi sâu hơn thế. Người ta có thể hỏi bất kì ai trên đất nước này; mọi người đều có tri thức về Thượng đế. Mọi người!
Hoàn cảnh của tâm trí của toàn bộ đất nước này đã trở thành tựa như một cái bình trơn nhẵn. Trong hàng nghìn năm ích lợi duy nhất mà chúng ta đã tạo ra về tirthankaras, các đấng hoá thân và hiền nhân, là ở chỗ bằng cách nghe họ lặp đi lặp lại chúng ta đã trở thành những cái vò trơn nhẵn.
Trong một thành phố ai đó nói với tôi rằng Ấn Độ thực sự là mảnh đất thiêng liêng bởi vì mọi đấng hoá thân của thượng đế, mọi tirthankara và mọi vị phật đều đã xảy ra ở đây. Tôi yêu cầu người đó xem xét lại phát biểu của mình. Ấn Độ có thực sự là mảnh đất thiêng liêng không, hay nó chỉ là mảnh đất của những kẻ tội lỗi đáng ngạc nhiên đến độ mặc cho sự tồn tạo của bao nhiêu con người vĩ đại như thế họ vẫn cứ nguyên si không đổi? Phải chăng tất cả các đấng hoá thân đó đã đến rồi lại ra đi mà không thể nào vẽ ra dù chỉ một đường kẻ trên những cái vò nhẵn bóng đó? Phải chăng các tirthabkaras đã tới và chúng ta nói, “Thầy có thể tới rồi đi nhưng chúng tôi không ngu đến độ chúng tôi sẽ bị quấy rối bởi lời thầy đâu.”
Thực ra điều này nghĩa là gì? Nếu tất cả các bác sĩ trong thành phố tới thăm một ngôi nhà, điều đó sẽ có nghĩa là ngôi nhà này có nhiều bệnh nhân nhất và là ngôi nhà bệnh tật nhất trong mọi ngôi nhà. Hệt như vậy khi mọi hoá thân phải hoá thân ở đây. Và Krishna đã nói trong Gita, “Bất kì khi nào tôn giáo suy giảm, tội lỗi tăng lên và kẻ ác nảy sinh ra, ta sẽ tới.” Và tất cả những hoá thân này chỉ tới đây tới Ấn Độ. Vậy điều đó nghĩa là gì? Liệu nó có nghĩa là đây là mảnh đất thiêng liêng không?
Nếu phát biểu của Krishna là đúng, nơi ông ấy không được yêu cầu hoá thân phải là mảnh đất thiêng liêng. Nhưng mọi hoá thân chỉ xảy ra ở đây trên mảnh đất này. Rất rõ ràng là linh hồn của đất nước này đã trở nên rất nhẵn bóng. Chúng ta đã nghe những lời đẹp đẽ thế từ lâu và đã tự ru ngủ mình trong giấc ngủ đến mức mà chúng ta không bao giờ bận tâm làm bất kì cái gì.
Không hiểu biết nào sẽ đầy đủ và sâu sắc chừng nào nó chưa thấm nhuần vào tận bản thể bên trong của bạn. Chỉ khi nào bạn ra quyết định hiểu biết mới thấm vào bản thể bên trong của bạn. Quyết định là cánh cửa.
Thậm chí những quyết định nhỏ là rất cách mạng. Điều quan trọng không phải là điều bạn quyết định mà là bạn ra quyết định. Trong việc ra quyết định bản thể bạn trở nên được tích hợp. Khoảnh khắc bạn ra quyết định, bạn trở thành một người khác. Quyết định đó có thể rất tầm thường.
Tôi yêu cầu các bạn không ho trong mười phút. Điều ấy dường như rất không tính người: bạn cảm thấy muốn ho và tôi ngăn cản bạn không làm như vậy. Nó có vẻ giống như độc ác. Bạn đang tham dự cuộc họp và tôi bảo bạn không được ho chút nào, dừng nó lại. Nhưng bạn không có ý tưởng gì... ngay cả một quyết định nhỏ bé như thế về phần bạn cho sinh thành ra linh hồn bên trong bạn. Nếu bạn quyết định không ho trong mười phút, và nếu bạn thành công không ho, sóng vui vẻ tràn khắp thân thể bạn; bạn đi tới biết rằng bạn có thể mang một quyết định tới hoàn thành.
Hắt hơi và ho là điều rất khó chịu: nếu bạn cố ngăn cản chúng, chúng còn dai dẳng với lực mạnh hơn. Nếu bạn cố ngăn cản chúng, toàn bộ chú ý của bạn trở nên định tâm vào chúng. Nếu bạn cố ngăn cản chúng, chúng nổi loạn. Chúng dường như bảo bạn, “Anh chưa bao giờ làm điều này trước đây. Cái gì là ý thích mới nảy ra này? Có vấn đề gì? Cho tới nay mối quan hệ của chúng ta vẫn là ở chỗ anh chưa bao giờ ngăn cản tôi khi tôi tới. Trước điều này, ngay cả nếu tôi không tới mà ai đó khác ho, anh cũng sẽ bắt đầu làm sạch cổ. Cho dù anh không ho, anh cũng trở nên bị lây nhiễm bởi người khác, cứ như là anh bị ho vậy. Bây giờ cái gì đã xảy ra?”
Nhưng nếu bạn có thể ngăn cản cơn ho chỉ mười phút thôi, mối quan hệ của bạn với thân thể bạn đã bắt đầu thay đổi, với quyết định nhỏ bé này.
Chẳng hạn, tôi gọi bạn: “Dừng lại!” Gurdjieff rất hay sử dụng điều này trong thiền. Ông ấy đã đặt cho nó một cái tên riêng: thiền dừng. Khi bạn đã sẵn sàng đôi lần chúng ta sẽ tiến hành thực nghiệm đầy đủ đó. Khi tôi yêu cầu bạn dừng lại...
Trong việc dừng này tôi không ở điểm này đặt nhiều áp lực lên bạn. Gurdjieff cũng thường nói, “Dừng lại!” nhưng điều đó có nghĩa là dù ở tư thế nào, tình huống thân thể ra sao, phải duy trì nó nguyên trạng như thế. Nếu bạn đang nhảy múa, một chân giơ lên và chân kia trên sàn, bạn phải dừng hệt như vậy. Hay nếu cổ bạn đang ngoẹo sang một bên, hay thân bạn đang xoay lại, phải giữ nguyên tư thế ấy, không thay đổi hay điều chỉnh thân thể nào được thực hiện chút ít. Thân thể có thể ngã xuống sàn, nhưng bạn không được làm bất kì thay đổi nào cho tư thế của nó. Và nếu có chuyện xảy ra là một chân hơi xoắn và bạn ngã xuống, bạn duỗi thẳng chân và thế rồi nằm ra - không, không được thay đổi tư thế của nó. Gurdjieff gọi điều này là thiền dừng. Hàng nghìn người đã có kinh nghiệm sâu sắc qua nó.
Đây là một thực nghiệm rất có giá trị, chỉ dừng lại bất thần. Và nếu người ta lừa dối, không có vấn đề về lừa bất kì ai, đấy thuần tuý là lừa cái ta riêng của bạn. Nếu một chân bạn đang giơ lên trong không trung và bạn nhẹ nhàng hạ nó xuống, ai theo dõi bạn? Không ai theo dõi bất kì ai cả. Nhưng bạn mất cơ hội. Không có nhu cầu; đấy là chân của bạn, bạn có thể đặt nó ở đâu tuỳ thích. Nhưng bên trong bạn, bạn mất một cơ hội. Tại đây có thể thay đổi được mối quan hệ giữa linh hồn và thân thể, nơi linh hồn có thể thắng được thân thể và xác nhận rằng linh hồn là chủ. Nếu bạn cẩn thận hạ chân xuống vị trí thoải mái và tuyên bố với thế giới, “Nhìn đây, tôi đang thực hiện thiền dừng,” thế thì bạn không lừa dối bất kì ai khác cả, thân thể riêng bạn đang lừa dối bạn.
Những quyết định nhỏ, những quyết định rất nhỏ cũng có thể đem lại kết quả lớn. Vấn đề không phải là kích cỡ, vấn đề là ở quyết định của bạn, ở tính quyết định. Thế thì việc hiểu của bạn sẽ dần dà đi sâu hơn vào bên trong bạn.
Cho nên bất kì cái gì tôi đang nói với bạn, bạn không nên chỉ lắng nghe nó mà còn đưa vào trong thực hành.
Upanishad là những bài học rất thực tế. Chúng chẳng liên quan gì tới lí thuyết, chúng có liên quan tới thuật giả kim của việc biến đổi bạn. Đây là những kinh đơn giản và trực tiếp có khả năng tạo ra con người mới từ bạn.
Nhưng khó khăn là ở chỗ không ai khác có thể tạo ra bạn bằng búa và dao khắc. Bạn là nhà điêu khắc, bạn là hòn đá, và bạn là búa và dao khắc. Cả ba thứ này phải được bạn làm. Với búa và dao khắc của quyết định riêng của bạn, với sức mạnh ý chí của riêng bạn, bạn phải tạo hình cho hòn đá của riêng bạn. Bạn phải khắc hoạ bức tượng riêng của mình theo hiểu biết của riêng mình. Ngay cả một khoảnh khắc trì hoãn trở thành việc trì hoãn mãi mãi - người nói ngày mai mình sẽ làm sẽ trì hoãn mãi mãi. Đáng ra sẽ tốt hơn nếu người đó đã nói người đó sẽ không bao giờ làm nó, bởi vì đấy sẽ là một quyết định.
Cho nên tôi gợi ý cho anh bạn đó, người đã đến ít nhất để ra quyết định rằng người đó sẽ không bao giờ lấy tính chất sannyas - không bao giờ. Thế nữa người đó cũng được lợi. Nhưng người đó nói người đó sẽ nghĩ xem liệu có lấy tính chất sannyas hay không - đây là do dự. Cho dù người đó ra quyết định rõ ràng là không, ít nhất người đó đã ra quyết định. Hay nếu người đó muốn nhận tính chất sannyas, người đó phải rõ ràng về điều đó, và thế thì người đó cũng phải quyết định. Cảm giác bên trong của người đó là ở chỗ người đó không nên nhận tính chất sannyas, nhưng người đó không cho phép điều này là một quyết định rõ ràng. Về điều này nữa người đó nói, “Không, tôi dứt khoát sẽ nhận tính chất sannyas nhưng tôi yêu cầu một số thời gian.” Theo cách này người đó lừa dối bản thân mình.
Là sannyas là một quyết định, một giải pháp đem lại kết quả. Nó có lợi. Mọi người hỏi tôi điều gì sẽ xảy ra bởi việc chuyển sang mặc quần áo mầu da cam. Tôi nói, “Nếu bạn nghĩ không có gì sẽ xảy ra, thế thì mặc chúng trong ba tháng xem sao.”
Họ nói, “Mọi người sẽ cười chúng tôi.”
Tôi nói, “Chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Và nếu bạn có thể dung thứ tiếng cười của họ trong ba tháng với một tâm trí bình thản, nhiều điều sẽ xảy ra cho bạn. Đừng bận tâm về việc cười của người khác... và điều đó sẽ lẩy cò việc bắt đầu của nhiều thứ.”
Mọi người hỏi tôi, “Điều gì sẽ xảy ra bởi những thay đổi bên ngoài này? Xin chỉ cho chúng tôi cách biến đổi bên trong có thể xảy ra.”
Tôi bảo họ, “Bạn không có dũng cảm cho ngay cả biến đổi bên ngoài, và bạn lại dám nói về biến đổi bên trong sao? Bạn bắt đầu chết, như nó đã thế, khi chỉ có quần áo bạn phải bị thay đổi; sẽ rất khó khăn nếu tôi định thay đổi da của bạn. Và bạn nói về cái bên trong sao?” Nhưng chúng ta đều tinh ranh trong việc tự lừa dối mình. Và một người đang tự dối bản thân mình không bao giờ có thể trở thành tôn giáo được.
Nhớ lấy, một người lừa dối người khác có thể trở thành tôn giáo, nhưng người tự lừa dối mình không bao giờ có thể trở thành người tôn giáo được bởi vì thế thì không còn cách nào cho biến đổi.
Một người bạn khác đã hỏi, “Thầy nói các hành vi tốt không tiêu huỷ các hành vi xấu, thay vì thế chúng bao phủ lên nhau. Vậy điều không tránh khỏi là phải chịu đựng quả của hành vi tốt cũng như xấu. Liệu các hành vi tốt và xấu có cho quả theo cùng trật tự như khi chúng xuất hiện không? Hay không có thứ tự nào trong việc cho quả? Nếu hành vi xấu không thể bị phá huỷ bởi hành vi tốt, không thể có bất kì lí do nào trong việc làm hành vi tốt. Một học thuyết như vậy có ích lợi cho xã hội không?”
Để chúng ta hiểu điều này. Nếu hành vi tốt không thể tiêu huỷ được hành vi xấu, điều làm cho người bạn này lo âu - thế thì tại sao người ta phải làm hành vi tốt? Điều này thực sự tạo ra mối nguy hiểm lớn cho xã hội.
Tình huống là đối lập lại. Nếu bạn biết rằng hành vi xấu có thể bị phá huỷ bởi hành vi tốt, bạn sẽ cứ làm hành vi xấu mà không lo nghĩ gì - vì bất kì lúc nào hành vi tốt cũng có thể được làm và hành vi xấu được cân bằng. Khi thuốc có cùng với bạn, sợ bệnh tật có ở đâu nữa? “Chúng ta sẽ đi và tắm thiêng liêng trong sông Hằng và mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được gột sạch. Chúng ta sẽ nhận được phúc lạc từ thánh nhân nào đó và mọi hành vi xấu sẽ được chùi đi. Nếu tôi đã ăn cắp tôi sẽ làm điều từ thiện” - từ cùng đồng tiền đó. Khác hơn thế tiền sẽ đến từ đâu theo cách nào?
Kẻ cắp lớn sẽ trở thành người cúng tặng lớn. Người đó sẽ ăn cắp một trăm nghìn ru pi và đem cúng tặng mười nghìn ru pi. Thế thì không thể có sợ việc ăn cắp nữa, vì bạn có thể cúng tặng để phá huỷ ảnh hưởng của việc ăn cắp. Bạn có thể giết ai đó rồi sinh ra trẻ con. Bạn đã lấy đi mạng sống rồi bạn trả lại một mạng sống.
Thế giới này đã trở nên xấu xa bởi vì bạn nghĩ rằng hành vi xấu có thể được triệt tiêu bởi hành vi tốt. Khi tôi nói rằng không có cách nào triệt tiêu hành vi xấu bằng hành vi tốt, thế thì bạn sẽ phải nghĩ gấp đôi trước khi làm một hành vi xấu. Mọi hành vi sẽ cho quả của nó, và bạn sẽ phải chịu đựng quả đó, đấy là điều không tránh khỏi; điều ấy không thể bị triệt tiêu. Không có cách nào trốn thoát; không hành vi tốt nào, cúng tặng hay đức hạnh sẽ có ích, không việc hành hương về con sông Hằng thiêng liêng nào, không thầy, không thượng đế hay ân huệ sẽ có ích gì. Điều đã được làm, quả của nó sẽ phải được chịu đựng.
Cho nên vào lúc bạn làm bất kì việc gì bạn phải nghĩ cho rõ ràng, bởi vì việc làm đang bị đóng xi lại và sẽ không có cách nào ra khỏi nó. Không phải là bạn sẽ kêu khóc trước Thượng đế, “Ngài là cứu tinh của những kẻ tội lỗi, và chúng con là kẻ tội lỗi. Bây giờ ngài làm điều gì đó đi. Nếu ngài không làm, điều đó sẽ không hại cho chúng con nhiều lắm, nhưng tên ngài sẽ bị hư hại bởi vì ngài là vị cứu tinh của kẻ tội lỗi. Và chúng con đã từng phạm tội chỉ vì ngài thôi, vì chừng nào chúng con không làm điều đó, làm sao ngài còn có thể là vị cứu tinh của kẻ tội lỗi được? Cho nên bây giờ xin ngài chứng minh tính cứu tinh của ngài đi.”
Một người đàn bà đến tôi ngày hôm kia. Đang có một đám đông rất lớn và trong đám đông đó cô ấy bất ngờ nói, “Xin ban ân huệ cho con!”
Tôi nói, “Tốt.”
Ngày hôm sau cô ấy quay lại và hỏi, “Liệu ân huệ sẽ đến đúng chứ?” - vì việc ban ân huệ của thánh nhân tốt sẽ đến thật, và thầy, đã ban ân huệ cho tôi.”
Tôi nói, “Điều này dường như khó đây. Dường như là bạn đang lôi tôi ra toà án pháp luật nếu chúng không đến đúng! Ít nhất để tôi có ý tưởng nào đó về mối quan hệ nào mà bạn muốn ân huệ của tôi đến đúng.”
Cô ấy nói, “Nhưng thầy phải biết rằng bất kì khi nào một thánh nhân tốt ban ân huệ cho ai đó, việc ban ân huệ quả có đến đúng.”
Tôi nói với cô ấy, “Có một lối thoát cho tôi trong đó, tức là ít nhất bạn không lôi được tôi ra toà án. Nếu việc ban ân không thực hiện cái mà bạn muốn nó đến thực sự, bạn có thể hiểu rằng tôi không tốt mà cũng không là thánh - và vấn đề xong. Với cách này bạn tạo ra một đường thoát cho tôi. Bây giờ tôi thậm chí không muốn biết cái gì là cái bạn muốn từ ân huệ của tôi. Nếu nó không đến đúng, bạn có thể hiểu rằng tôi không tốt mà cũng không là thánh, và vấn đề xong.”
Chúng ta gọi điều này là tính tôn giáo! Người đàn bà này tin cô ấy có tính tôn giáo.
Trong vũ trụ này có một luật, một kỉ luật bên trong mà chúng ta gọi là rit trong Veda và Lão Tử gọi là Đạo. Không có ngoại lệ dưới luật đó. Bất kì điều gì bạn làm, bạn sẽ phải chịu đựng quả của nó. Nếu hiểu biết này đi sâu hơn vào bạn, bạn sẽ phải thay đổi cách sống và hành động của mình. Nó là chân lí. Và nếu chân lí này trở nên rõ ràng, nó sẽ tốt cho xã hội. Bạn đã từng thuyết giảng điều này cho nhau bao nhiêu lâu rồi nhưng xã hội dường như không thay đổi. Ngược lại, tội lỗi đang tăng lên, bởi vì chúng ta nhận biết về kẽ hở, rằng có lối thoát ra. Nếu tôi phạm tội, ngôi nhà tội lỗi không chỉ có cửa vào mà còn có cả cửa ra nữa. Có thể chui ra được; nên người ta không cần phải sợ chui vào.
Ý nghĩa của điều tôi vừa nói cho bạn là ở chỗ không có lối ra, bạn sẽ phải sống với hậu quả. Bạn có thể tự do chỉ sau khi sống hết hậu quả. Không có cách nào triệt tiêu, việc sống với hậu quả chính là cách triệt tiêu. Chỉ có một cách gột sạch, và đó là sống với hậu quả. Không có cách nào khác thoát khỏi nó.
Điều thứ hai người đó nói là - thế thì cái gì là hợp lí khi làm hành vi tốt? Rất rõ ràng từ chính bản thân câu hỏi của người đó là, theo ý kiến người đó, hành vi tốt được thực hiện chỉ để triệt tiêu hành vi xấu. Người hỏi nói rằng khi tôi nói không thể nào triệt tiêu được hành vi xấu bằng hành vi tốt, toàn bộ sự hợp lí của việc làm hành vi tốt bị mất đi, lí do duy nhất cho việc làm hành vi tốt đã mất. Tâm trí người đó cũng tin, như rõ ràng từ câu hỏi của người đó, rằng hành vi tốt như làm từ thiện là có ích chỉ để bù lại cho tội ăn cắp đã phạm phải. Trong trường hợp này ăn cắp trở thành quan trọng hơn, việc làm từ thiện là thứ yếu. Nếu không có việc ăn cắp trên thế giới này làm từ thiện sẽ không thể có được.
Một người được mệnh danh là nhà tư tưởng, Karapatri, đã viết trong cuốn sách của mình rằng nếu chủ nghĩa xã hội thành công, tính tôn giáo sẽ sụt giảm - bởi vì nếu không ai nghèo, bạn trao đồ từ thiện cho ai? Điều đó nghĩa là nghèo đói phải cứ còn đấy để cho từ thiện là có thể, và không có từ thiện không có lối vào thiên đường.
Bạn có hiểu nghĩa này không? Nó nghĩa là địa ngục phải cứ còn đấy và những người ăn xin đói khát, trần trụi trên đường cũng phải còn đấy... bởi vì nếu không còn người đói nữa, bạn biết đem thức ăn cho ai? Và nếu không có ai nhận thức ăn bạn bố thí như một điều thiện, bạn gặp rắc rối; thế thì làm sao bạn lên được thiên đường?
Cho nên theo bạn, lí do để làm hành vi tốt bị phụ thuộc vào sự tồn tại của hành vi xấu sao? Điều này sẽ nghĩa là hành vi tốt được lợi bởi hành vi xấu, có nghĩa là một người tốt là người đang khai thác người xấu.
Không, sự hợp lí cho việc làm hành vi tốt không phải để triệt tiêu hiệu quả của hành vi xấu. Hành vi xấu làm nảy sinh bất hạnh còn hành vi tốt làm nảy sinh hạnh phúc. Hành vi tốt đem lại hạnh phúc - đấy là sự hợp lí của nó. Người muốn hạnh phúc làm hành vi tốt. Người nghĩ người đó sẽ đạt tới hạnh phúc bằng cách làm hành vi xấu là người ngu. Người đó đang chống lại luật và sẽ phải chịu đau khổ.
Sự hợp lí cho việc làm hành vi tốt là ở quả tốt của chúng, và hành vi xấu làm nảy sinh quả của chúng. Làm sao tính hợp lí cho việc làm hành vi tốt nằm ở hành vi xấu được? Chúng không có quan hệ chút nào.
Hành vi tốt đem lại quả của nó và đấy là hạnh phúc; hành vi xấu đem lại quả của nó và đó là bất hạnh. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này đúng, và nếu việc hiểu này đi sâu vào tâm trí, thế thì bất kì ai ham muốn hạnh phúc sẽ phải làm hành vi tốt, thế thì điều đó sẽ có lợi cho xã hội. Bất kì ai làm hành vi xấu sẽ phải chịu kết quả khổ. Nếu người đó nghĩ rằng bằng việc làm những hành vi tốt sau đó có thể xoá đi hành vi xấu, người đó lầm.
Bạn có thể hiểu điều đó theo cách này. Nếu tôi xúc phạm bạn, tôi làm tổn thương bạn và làm bạn bất hạnh. Bất hạnh đó đã xảy ra. Thế rồi về sau tôi xin bạn tha thứ và làm cho bạn hạnh phúc. Bạn có nghĩ rằng bởi vì cảm giác tốt và hạnh phúc do bây giờ tôi tạo ra bằng yêu cầu được tha thứ, mà cái bất hạnh trước đây đã xảy ra có thể được coi như là chưa bao giờ xảy ra không? Không, nó đã xảy ra rồi; cái bất hạnh đó mà tôi đã gây ra cho bạn đã xảy ra rồi. Việc băng bó vết thương này, bây giờ bằng việc đem đến hạnh phúc nào đó, không làm triệt tiêu được bất hạnh đã xuất hiện trước đây, nó chỉ đem lại một chút xoa dịu thôi.
Tôi xúc phạm bạn, tôi đã làm hành vi xấu - tôi đã chịu bất hạnh đến với tôi. Tôi xin được tha thứ, tôi đã làm hành vi tốt - tôi tận hưởng hạnh phúc đến với nó.
Hành vi xấu dẫn tới bất hạnh, hành vi tốt dẫn tới hạnh phúc. Càng nhiều hành vi tốt, càng nhiều hạnh phúc phát triển. Càng nhiều hành vi xấu, càng nhiều bất hạnh phát triển. Người muốn vẫn còn được hạnh phúc phải dần dần vứt bỏ các hành vi xấu và liên tục làm hành vi tốt.
Nhưng tôn giáo chẳng liên quan gì tới hạnh phúc cả bởi vì, thông thường, tránh bất hạnh là ham muốn của mọi người. Chừng nào bạn còn đầy ham muốn tránh bất hạnh, bạn là người thường, không phải là người tôn giáo. Cũng vậy với ham muốn của bạn chỉ về hạnh phúc - đây là sự hợp lí cho việc làm hành vi tốt. Bạn nên được thôi thúc làm những hành vi tốt; bạn muốn hạnh phúc, bạn sẽ có nó. Bạn không muốn bất hạnh; thế thì đừng làm hành vi xấu bởi vì điều đó đem lại bất hạnh.
Nếu sự không tránh khỏi của một hành vi xấu làm nảy sinh bất hạnh mà được thấy rõ ràng như tay người ta bị bỏng khi cho vào lửa, mọi người sẽ dừng việc cho tay vào lửa.
Nếu điều không tránh khỏi của việc trở nên hạnh phúc vì đã làm hành vi tốt cũng được nhận ra rõ ràng như khi tay người ta ngát hương nếu cầm hoa, mọi người sẽ làm những hành vi tốt.
Nhưng tôn giáo chẳng liên quan gì với điều này cả; nó vẫn đạo đức, nó vẫn ở bình diện của đạo đức trong xã hội. Nhưng một người kinh nghiệm hạnh phúc dần dần đi tới nhận ra cái gì đó mới, rằng không chỉ bất hạnh là vô nghĩa mà cả hạnh phúc cũng vô nghĩa nốt. Trong khi bất hạnh quả có làm cho người ta bất hạnh, ngay cả hạnh phúc sẵn đấy, tràn đầy bắt đầu cho bất hạnh. Hạnh phúc quá nhiều là thành chán. Bất hạnh từ hạnh phúc là cái chán.
Bạn đã bao giờ thấy con vật nào chán chưa - một con lừa chán hay một con trâu chán? Trừ mỗi con người, không con vật nào trên trái đất này trở nên chán. Tại sao? Bởi vì cả ngày của con vật được dành cho việc đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày của nó. Nó không bao giờ có khả năng tích luỹ được hạnh phúc và thoải mái đến độ nó trở nên chán. Việc chán chỉ nảy sinh khi có hạnh phúc quá mức.
Đây là lí do tại sao người nghèo không chán - chỉ người giầu. Nếu bạn nhìn vào khuôn mặt của người giầu nó trông chán chường, dường như đang tuyên bố rằng không có nghĩa gì cả, rằng người ta đang kéo lê nhưng không có mục đích gì.
Chân của người nghèo có một loại chuyển động. Người đó có thể yếu đuối, mệt mỏi và xanh xao, nhưng chuyển động có đó. Người đó có mục đích nào đó để đạt tới; có hi vọng trong mắt người đó rằng ngày mai người đó sẽ có nhà, hay ngày kia người đó sẽ có cửa hiệu, rằng con người đó sẽ có khả năng hoàn thành giáo dục của nó - người đó có cõi trời được phóng chiếu vào tương lai. Nhưng những người có con đã về nhà được giáo dục đúng đắn, biết những điều xảy ra tiếp theo sau, cách người đó cũng đem lại bất hạnh nữa. Những người có lâu đài của họ được xây dựng đi tới nhận ra rằng họ đã trở thành tù nhân.
Khi mọi hạnh phúc được đạt tới lần đầu tiên người ta nhận ra rằng hạnh phúc nữa cũng lại tạo ra chán. Tâm trí chúng ta phát chán cả với hạnh phúc nữa. Vậy, Mahavira, Krishna và Rama tất cả đều được sinh ra là con vua. Không thể nào trở thành một tirthankara hay một hoá thân của Thượng đế bằng việc sinh vào nhà người nghèo. Lí do là ở chỗ không có khả năng nào để bị chán với hạnh phúc.
Tất cả hai mươi bốn tirthankara của người Jaina đều là con vua. Phật, Rama, Krishna - tất cả đều là con vua. Chính trong sung túc của cung điện nhà vua mà người ta nhận ra rằng mọi thứ đều vô nghĩa. Bạn chỉ đi tới nhận ra điều này nếu bạn đã có mọi thứ bạn muốn; làm sao bạn nhận ra được điều này từ trước đó? Khi Phật nhận ra rằng không có gì giá trị trong thân thể đàn bà, đấy là vì bố ông ấy đã tập trung gần như tất cả mĩ nữ của vương quốc về hậu cung của ông ấy. Chỉ thế thì ông ấy mới nhận ra rằng không có gì trong họ cả.
Bạn thấy một vật vô giá trị chỉ khi bạn có nhiều về nó. Đây là lí do tại sao Mĩ là nước chán nhất trên thế giới ngày nay. Và thanh niên nam nữ Mĩ đang chạy khắp thế giới với hi vọng rũ bỏ được cái chán chường này. Bằng cách nào không thành vấn đề - có thể dùng ma tuý từ cây dầu, dùng thuốc phiện, thuốc chích hay bất kì việc gì - nhưng cái chán chường phải ra đi.
Khi người ta trở nên chán với hạnh phúc và toàn bộ bản thể họ tràn ngập với cuộc truy tìm để vượt ra ngoài hạnh phúc, tôn giáo phát sinh.
Cho nên sự hợp lí của việc làm hành vi tốt có hai mặt: một, ích lợi của hành vi tốt là hạnh phúc. Cho nên những người muốn hạnh phúc - và mọi người đều ham muốn, dù họ là hữu thần hay vô thần, dủ là người Hindu hay người Mô ha mét giáo, dù người đó là bất kì ai - hợp lí cho việc làm hành vi tốt là ở chỗ nó đem lại hạnh phúc. Hợp lí thứ hai cho việc làm hành vi tốt là ở chỗ một khi hạnh phúc đã được đạt tới, cái vô tích sự của nó cũng được thấy. Và khi hạnh phúc trở thành vô tích sự, thế thì con người bắt đầu cuộc hành trình hướng tới tôn giáo.
Cuộc hành trình hướng tới tôn giáo có nghĩa là cách vượt ra ngoài hạnh phúc nữa. Cuộc hành trình hướng tới thế giới nghĩa là cách gạt bỏ bất hạnh, và cuộc hành trình hướng tới niết bàn nghĩa là cách gạt bỏ cả hạnh phúc nữa.
Bây giờ chúng ta vào kinh:
Nghiệp, hành động quá khứ, mang tới quả chỉ khi chúng ta có cảm giác về cái của tôi đối với thân thể mình. Đừng bao giờ ham muốn có cảm giác về cái của tôi đối với thân thể. Vậy, bằng cách từ bỏ cảm giác về cái của tôi đối với thân thể người ta bỏ được quả của nghiệp quá khứ.
Hành động dính vào chúng ta chỉ khi chúng ta cảm thấy rằng thân thể này là ‘của tôi’. Mọi hành động đều dính vào thân thể, không phải vào chúng ta. Nhưng khi chúng ta níu bám lấy thân thể mình, hành động cũng tự nhiên níu bám lấy chúng ta. Hành động níu bám lấy thân thể từ bên ngoài và chúng ta níu bám lấy thân thể từ bên trong, do vậy chúng ta trở nên bị kết nối với hành động.
Hành động không thể bám lấy linh hồn, chúng bao giờ cũng chỉ bám vào thân thể. Cũng tựa như ai đó muốn cắt vật gì đó bằng dao; dao chỉ có thể cắt vật chất. Nếu bạn muốn cắt bầu trời bằng dao điều đó là không thể được. Dao sẽ thực hiện hành động cắt nhưng bầu trời vẫn còn nguyên không hề bị cắt.
Hiệu quả của hành động, hay kết quả của hành động, hay con dao của hành động, chỉ có thể cắt được vật chất. Thân thể là vật chất, tâm trí cũng là vật chất. Vật chất có thể đụng độ với vật chất. Nhưng tâm thức bên trong bạn, bầu trời trống rỗng bên trong bạn, không thể bị cắt hay bị chạm tới bởi bất kì hành động nào. Nhưng một điều có thể xảy ra: nếu tâm thức bên trong bạn tin thân thể là ‘của tôi’, mà nó tự do tin điều đó, thế thì mọi đau khổ của thân thể sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn nữa.
Để chúng ta hiểu điều đó như thế này. Tôi đã từng nghe rằng có lần một ngôi nhà bị cháy. Người chủ ngôi nhà, khi thấy việc này, bắt đầu khóc một cách cay đắng. Nhưng một trong những người hàng xóm của ông ấy bảo người đó rằng ông ấy đã thấy con người đó trong văn phòng bảo hiểm hoả hoạn hôm qua; ngôi nhà này đã được bảo hiểm cháy. Con người đó đâu rồi? Người con đã đi ra ngoài làm việc gì đó. Nhưng trong khi đó người bố hết khóc; bởi vì ngôi nhà đã được bảo hiểm, không còn lí do gì để khóc nữa.
Nước mắt người đó ráo hoảnh - và ngôi nhà vẫn đang cháy, vẫn ngôi nhà ấy. Nhưng bởi vì người đó nghĩ rằng nó đã được bảo hiểm, mối quan hệ của cái ‘của tôi’ đã dịch chuyển từ ngôi nhà sang tiền bảo hiểm. Nhưng thế rồi đứa con chạy về thấy cảnh đó và thấy bố mình đang đứng trước ngôi nhà cháy mà cười to. Người con nói, “Con chắc chắn đã đến văn phòng bảo hiểm hoả hoạn, nhưng chưa hoàn thành xong giao dịch.”
Lập tức người đàn ông lại bắt đầu khóc cay đắng, “Tôi bị phá sản rồi, tôi hết cả rồi!” Ngôi nhà vẫn thế, nhưng điều gì đã xảy ra ở giữa? Cái của tôi đã bị tách khỏi ngôi nhà và rồi nó lại gắn vào ngôi nhà lần nữa.
Cảm giác về cái của tôi với thân thể là nguyên nhân của mọi đau khổ của chúng ta, hay mọi hạnh phúc của chúng ta - của tất cả quả của nghiệp. Nếu cái của tôi đó bị vứt bỏ đi, hiệu quả của mọi hành động lên thân thể trở thành không còn quan hệ gì tới chúng ta nữa.
Kinh này nói rằng việc giữ cảm giác về cái của tôi là giúp tạo ra quá trình của mọi hành động, là hợp tác với quá trình này. Khi cảm giác đó về cái của tôi qua đi, khi bạn đi tới nhận ra rằng bạn là ai - rằng bạn không phải là thân thể -, thế thì bạn vẫn còn không bận tâm, hệt như cách thức người này vẫn còn không bận tâm tới ngôi nhà cháy một khi người đó biết nó không phải là nhà của người đó. Phật và Mahavira nhận ra rằng thân thể, nhà cửa, không phải là của họ và họ trở thành không bận tâm với việc cháy của nó. Họ đã đi vào bên trong. Họ đã đi tới biết người sống trong ngôi nhà. Họ đã đi tới biết người chắc chắn sống trong ngôi nhà này nhưng không phải là bản thân ngôi nhà.
Việc biến mất của cái của tôi là sự từ bỏ quả của mọi hành động quá khứ. Thế thì hành động quá khứ không còn hậu quả nữa, việc từ bỏ đã xảy ra.
Lừa dối này về việc thân thể là bản thân mình là nguyên nhân tạo ra trong trí tưởng tượng ý tưởng về hành động quá khứ. Nhưng làm sao cái gì đó có thể đúng mà bị áp đặt hay bị tưởng tượng về lừa dối?
Tất cả những điều đó đều bị áp đặt, tưởng tượng; nó chỉ dường như nó là của bạn. Có con của bạn - bạn đang làm mọi thứ trong quyền lực của mình để dạy dỗ nó. Bạn thậm chí còn sẵn sàng từ bỏ cuộc đời mình vì đứa con. Và thế rồi một hôm bỗng nhiên bạn tìm thấy một bức thư ẩn trong một cuốn sách cũ qua đó bạn biết rằng vợ bạn có dan díu với một người khác. Bây giờ điều này tạo ra hoài nghi là liệu đứa con có đúng là của bạn hay không phải là của bạn, và mọi thứ rối tinh lên.
Người bố bao giờ cũng còn đôi chút hoài nghi, bởi vì người bố là một hiện tượng rất không liên quan tới việc sinh ra đứa con - không quan trọng lắm. Người bố không quan trọng nhiều hơn một mũi tiêm. Chỉ người mẹ biết chắc chắn rằng đứa con là của cô ấy; người bố bao giờ cũng có sự hoài nghi ẩn kín, rằng mình không phải là người bố. Chính là để gạt bỏ cái cảm giác hoài nghi đó mà chúng ta đã tạo ra một hệ thống hôn nhân chặt chẽ sao cho mọi câu hỏi hoài nghi đó không nảy sinh ra, bằng không nó sẽ gây ra rắc rối cho cả đời người ta. Nếu người ta vẫn còn hoài nghi liệu trẻ con mà người ta phải lao động vất vả để nuôi dưỡng dạy dỗ chúng có phải đúng là con mình hay không, sẽ có hỗn độn lớn trong cuộc đời. Đây là lí do tại sao một bộ luật hôn nhân gia đình rất chặt chẽ đã được thảo ra, và mọi chuyển động của người phụ nữ đều bị tước đi để cho họ không vào tiếp xúc với người đàn ông khác. Nếu việc tiếp xúc bị ngăn cản, thế thì không còn sợ nữa.
Đây cũng là lí do tại sao có nhiều ồn ảo về trinh bạch của con gái - rằng hôn nhân phải chỉ với gái trinh. Và đây cũng là lí do tại sao những người cực kì lo nghĩ về những vấn đề như vậy bắt đầu tảo hôn, để cho đơn giản không còn cách nào cho bất kì sợ hãi nào: "Điều chắc chắn là đứa trẻ là con tôi."
Nếu đứa trẻ là của tôi, cái của tôi ấy dễ dàng được phóng chiếu lên; nếu có bất kì hoài nghi nào, việc phóng chiếu trở thành khó khăn. Bất kì chỗ nào có phóng chiếu của cái ‘của tôi’, tôi lại trở nên được đồng nhất và bây giờ tôi có thể làm mọi thứ vì nó, thậm chí phải chịu đựng đau đớn vì nó. Khi việc phóng chiếu của cái ‘của tôi’ dịch ra xa, tôi trở thành không bị đồng nhất, được tách ra khỏi nó.
Tất cả cảm giác này về cái ‘của tôi’ chỉ là phóng chiếu. Trong thế giới này không có cái gì là ‘của tôi’ cả. Ngay cả thân thể tôi cũng không phải là ‘của tôi’. Cái đó nữa cũng tới từ bố mẹ - và cái của bố mẹ cũng không phải là của họ nốt, họ đã nhận được từ bố mẹ họ. Nếu chúng ta đi sâu hơn trong việc tìm kiếm, nguyên tử tí hon, mà từ đó thân thể chúng ta được tạo ra, đã có cuộc hành trình hàng tỉ và nghìn tỉ năm phía sau nó. Xương không phải của bạn mà thịt không phải của bạn mà tuỷ cũng không phải của bạn - không một thứ nào trong những cái này là của bạn cả, cả tâm trí cũng không phải của bạn. Chỉ có bạn là của bạn. Nhưng bạn không có ý niệm mơ hồ nào về cái ‘bạn’ đó.
Ai là cái bên trong tôi, cái mà tôi gọi là ‘của tôi’ hay ‘tôi’ vậy? Nếu bạn cứ vứt bỏ ý tưởng của mình về cái ‘của tôi’, vứt nó đi, khử nó đi - Upanishad gọi là quá trình neti, neti: “Tôi không là cái này, tôi không là cái kia”... cứ làm việc này, phá vỡ mọi loại cái của tôi, thế thì bỗng nhiên một hôm bạn sẽ kinh nghiệm, hệt như ngọn lửa đèn có thể bừng lên trong bóng tối, bạn là ai.
Khi thoát khỏi cái của tôi, cái ta được kinh nghiệm. Bởi việc tăng sự mở rộng cái của tôi, cảm giác về cái ta cứ giảm đi. Cho nên cái của tôi càng bành trướng lớn hơn, kinh nghiệm về cái ta càng nhỏ đi.
Đây là lí do tại sao Phật và Mahavira chạy trốn khỏi gia đình và nhà cửa của họ. Rắc rối không phải là ở nhà cửa - họ có cả vương quốc mở rộng, họ có nhiều thứ có thể gọi là của tôi, nhưng việc mở rộng của cái của tôi bao la đến mức cái ta của họ bị mất tăm mất tích; họ không thể tìm ra dấu vết, “Ta là ai?” Cho nên họ chạy xa khỏi toàn bộ vương quốc của cái của tôi.
Mahavira đã thực hiện nỗ lực cuối cùng theo cách chạy đi này. Ông ấy thậm chí còn vứt bỏ cả quần áo và trở nên trần truồng để cho ông ấy không còn gì gọi là của ông ấy nữa; bây giờ thậm chí không quần áo của ông ấy là 'của tôi'.
Và tại sao? Bởi vì chỉ một lí do - rằng trong sự bành trướng bao la của cái ‘của tôi’, cái ta không được kinh nghiệm và không được cảm thấy chút nào, và nếu tôi trốn chạy khỏi nó và chỉ còn lại một mình toàn bộ, có lẽ tôi có thể biết được tôi là ai.
Dễ dàng biết được cái ta khi bạn phá vỡ khỏi mọi thứ bạn gọi là ‘của tôi’. Nó cứ trở thành khó khăn hơn cho bạn để biết được cái ta khi bạn thêm nhiều cái bạn gọi là ‘của tôi’. Cho nên bạn tích luỹ càng nhiều thứ, việc sở hữu càng tăng thêm, sự bành trướng của chúng càng nhiều, trung tâm của cái ta cứ càng biến đi, bị che phủ đi.
Toàn bộ mạng lưới của cái của tôi là tưởng tượng. Cái ta là chân lí, cái 'của tôi’ là phi chân lí.
Từ đâu một vật có thể được sinh ra mà ngay chỗ đầu tiên nó là không thực? Cái không sinh, làm sao có thể bị diệt? Làm sao một vật không thật có thể có hành động quá khứ?
Những điều rất gợi suy nghĩ đã được nói trong kinh này. Cái không thực... cái không tồn tại. Từ đâu mà cảm giác về cái ‘của tôi’ được sinh ra? Khi nào nó được sinh ra? Làm sao nó sẽ đi đến kết thúc? Đó là vấn đề khó khăn, bởi vì chúng ta cảm thấy rằng khi có cái ‘của tôi’ này, nó đã phải được sinh ra ở đâu đó, bằng không, làm sao nó có thể có đó? Và nếu cái gì đó là của tôi, nó cũng phải chết đi một lúc nào đó, bằng không, làm sao tôi sẽ được tự do khỏi nó?
Để hiểu điều này, chúng ta sẽ phải quay ngược lại phân loại của cái ‘gần đúng’ mà tôi đã thảo thuận với bạn trước đây. Hiểu điều này thêm một lần nữa.
Có một dây thừng; nó dường như là con rắn. Thế rồi bạn đến gần hơn nhìn và phát hiện ra đấy chỉ là dây thừng, không phải rắn. Bây giờ vấn đề là ở chỗ, vì dây thừng đã được nhìn như rắn, rắn chắc chắn được sinh ra từ dây thừng - không thì làm sao nó được thấy tại đó? Nhưng chúng ta biết không có rắn nào được sinh ra ở đó cả. Làm sao cái gì đó không có đó, cái giả, được sinh ra? Sau hết, khi bạn lại gần với ngọn đèn sáng, bạn có thể thấy rõ ràng rằng không có rắn. Cho nên con rắn chết, nhưng đâu là cái xác chết của con rắn đó?
Điều được thấy nhưng thực ra không có đó, không có sinh không có chết, nó chỉ là ảo tưởng. Nhưng ảo tưởng có thể xảy ra, quả có xảy ra. Ảo tượng là phóng chiếu. Trong dây thừng đó không rắn nào đã bao giờ được sinh ra; tâm trí riêng của bạn đã phóng chiếu con rắn lên sợi dây thừng và bạn đã có khả năng thấy nó.
Khi bạn ngồi trong rạp chiếu bóng bạn không bao giờ quay xung quanh để nhìn bất kì cái gì đằng sau bạn. Thực ra không có gì ở đó để xem. Mọi thứ được thấy đều trên màn ảnh phía trước bạn. Luồng mầu sắc, hình dạng, bài hát và âm nhạc tất cả đều trên màn ảnh phía trước. Nhưng sự kiện thú vị là ở chỗ thực ra không có gì trên màn ảnh cả; màn ảnh trống rỗng, chỉ các tia sáng chiếu ánh sáng và bóng trên màn ảnh. Màn ảnh bản thân nó trống rỗng, mọi thứ ở sau lưng bạn nơi để máy chiếu.
Từ phóng chiếu này rất hay. Đấy là việc dịch sang tiếng Anh của từ tiếng Phạn kalpit hay prakshepit, nghĩa là tưởng tượng hay phóng chiếu.
Máy chiếu được đặt đằng sau bạn. Từ đó mọi thứ được phóng chiếu lên màn ảnh, và chúng ta thấy chúng trên màn ảnh nơi thực ra chúng không có. Và bạn không nhìn vào nơi chúng có, bạn quay lưng lại chúng.
Bạn thấy con rắn trong dây thừng, nhưng dây thừng chỉ vận hành như màn ảnh; chính tâm trí bạn phóng chiếu hình ảnh của con rắn lên sợi dây. Và thế rồi bạn chạy trốn khỏi con rắn đó.
Khi phim ba chiều lần đầu tiên được tạo ra, nhiều điều rất thú vị đã xảy ra trên khắp thế giới. Tại London, trong một trong những buổi chiếu phim ba chiều đầu tiên, có chiếu một người cưỡi ngựa đang phi lên trước và thế rồi người đó vung chiếc giáo dài ra. Phim ba chiều cho thấy mọi vật dưới dạng y như thật. Nếu đấy là ngựa, nó xuất hiện tự nhiên như con ngựa thật - tất cả dưới dạng ba chiều.
Con ngựa lao lên phía trước, tiếng vó nó trở nên to dần và thế rồi kị sĩ vung chiếc giáo ra... Tất cả khán giả đều rạp đầu và nghiêng sang một bên trong nỗ lực tránh mũi giáo lao tới gần và nhường đường cho nó. Những tiếng kêu rú sợ hãi được nghe thấy và vài phụ nữ bị ngất xỉu.
Điều gì đã xảy ra? Thực ra không có giáo nào cả. Nhưng trên màn ảnh nó dường như thật thế. Vì hình ảnh ba chiều, dường như là giáo sẽ xuyên vào họ. Trong khoảng khắc đó việc cúi mình theo bản năng xảy ra, bởi vì tâm trí không biết liệu giáo là thật hay không thật. Nó chỉ dường như là thật, nhưng nó không thật. Đầu rạp sang bên theo thói quen bản năng, để cứu bản thân họ khỏi bị thương. Điều này xảy ra trong thoáng chốc - người ta không cần thời gian để suy nghĩ. Sau đó người ta sẽ cười chính mình: “Mình phải trông như thằng điên!” Nhưng điều đó đã xảy ra.
Khi vị phật trở nên chứng ngộ, ông ta cũng cười vào cái điên khùng trước đây của mình.
Có một câu chuyện về Rinzai. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy bắt đầu cười to khoái trá. Khi các đệ tử của ông ấy hỏi ông ấy tại sao ông ấy cười to thế, ông ấy đáp rằng ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Các đệ tử ngạc nhiên hỏi, “Chứng ngộ sao? Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói rằng một người cười to như thế này khi người đó chứng ngộ. Tại sao thầy cười?”
Rinzai cười lăn lộn rung lên bần bật và cố gắng nói việc ông ấy đã xuẩn ngốc thế nào trước đây - và điều đó nữa cũng vô nghĩa. Không có gì cả. Điều ông ấy đã từng nắm giữ không có đó, và điều ông ấy đã từng cố gắng từ bỏ cũng không có nốt. Một mình ông ấy có đó. Dường như là ông ấy đã từng ôm giữ cái gì đó và ông ấy đã bắt tay riêng của mình.
Đôi khi điều xảy ra vào ban đêm là tay bạn để lên ngực mình và bạn bắt đầu mơ rằng ai đó đang ngồi lên ngực bạn bằng vũ lực, và khi bạn thức dậy và mở mắt ra, bạn run rẩy và toát mồ hôi hột từ cơn ác mộng này.
Tay bạn đã để trên ngực và chính sức nặng của chúng đã tạo ra giấc mơ này. Trong khi ngủ mọi giác quan trở nên rất nhạy cảm, do đó một chút ít trọng lượng cũng cảm thấy rất nặng. Tay của riêng người ta... và điều ấy dường như có ai đó ngồi lên trên ngực bạn.
Đôi khi bạn có thể thử điều đó. Khi ai đó trong nhà bạn đang ngủ, cọ nhẹ một cục nước đá vào lòng bàn chân họ. Không mấy chốc họ sẽ bắt đầu có giấc mơ, đôi khi tựa như trèo lên núi phủ tuyết và bị đông cứng. Nó rất, rất lạnh... một khủng hoảng thực sự sẽ bắt đầu với người đó. Hay đem ngọn lửa của ngọn đèn cháy lại gần lòng bàn chân và người đó sẽ bắt đầu mơ về địa ngục: ngọn lửa hoang dại, vạc dầu sôi lớn, rồi người đó bị nhấc ra rồi lại ném vào đó.
Điều gì đang xảy ra bên trong? Tâm trí đã có khái niệm và ý tưởng của nó: thậm chí hơi chút hướng dẫn và nó bắt đầu phóng chiếu chúng... giống như bất kì màn ảnh nào và máy chiếu của bạn được bật lên.
Ngay cả khi chúng ta đang thức, điều chúng ta làm là cùng một thứ. Khi ai đó trở nên thực sự thức tỉnh - không phải trạng thái thức của chúng ta, mà là thức tỉnh của vị phật hay của người thấy của Upanishad - người đó cười, và cái cười đó là bởi vì người đó hiểu ra người đó đã từng ngu xuẩn làm sao. Người đó đã từng thấy điều chưa bao giờ có đó. Người đó đã từng níu bám vào cái gì đó mà chưa bao giờ có đó. Người đó đã từng cố gắng từ bỏ cái chưa bao giờ có đó. Và toàn thể trò chơi này là bịa đặt riêng của người đó. Đấy chỉ là người đó - tâm trí người đó - từ mọi phía. Nếu bạn phân tích đúng bất kì biến cố nào của cuộc đời bạn, bạn sẽ đi tới kinh nghiệm chân lí của điều tôi đang nói. Nếu bạn không phân tích, các hoạt động của tâm trí bạn vẫn tiếp tục sau lưng bạn; thế giới vẫn còn như màn ảnh và toàn thể trò chơi vẫn tiếp diễn - cái thấy được trên màn ảnh.
Không, ảo tưởng này không sinh mà cũng không chết.
Cái sai không sinh nó cũng không chết.
Cái của tôi đối với thân thể là kết quả của dốt nát của chúng ta và nó bị phá huỷ toàn bộ bởi chứng ngộ. Thế thì làm sao thân thể còn lại? Chính để thoả mãn cho hoài nghi này của dốt nát mà kinh sách đã cho tính liên tục của thân thể là do hành động quá khứ từ bên ngoài.
Đây là vấn đề rất khó. Và điều tôi đã nói cho bạn hai hay ba ngày trước đây sẽ làm phức tạp vấn đề thậm chí nhiều hơn cho bạn. Tôi đã nói với bạn rằng Phật phải nói dối, Mahavira phải nói dối, bởi vì bạn, bởi vì bạn chỉ hiểu ngôn ngữ của nói dối, bạn không hiểu ngôn ngữ khác.
Kinh này nói rằng thực ra không có thân thể không có hành động quá khứ. Thực ra chân lí không chứa thân thể lẫn hành động quá khứ trong nó, không hành vi tốt, không hành vi xấu trong nó, không hạnh phúc không khổ đau trong nó. Thực ra, thế giới không có.
Đây là thực tại, nhưng nó không thể được nói ra. Kinh này nói rằng nó không thể được nói cho người dốt nát. Nếu bạn bảo người dốt nát rằng bạn không là thân thể, họ sẽ nói, “Cút ngay! Tâm trí anh có bình thường không đấy? Đi mà uống thuốc cho tâm trí anh đi!”
Nếu bạn nói với người dốt nát rằng không có thế giới, họ sẽ cho bạn vào nhà thương điên.
Người chứng ngộ giữa những người dốt nát là trong cùng tình huống như người có mắt trong xứ người mù. Nếu người đó nói có ánh sáng chói, mọi người mù sẽ cười người đó. Họ sẽ nói, “Anh đang nói gì thế? Tâm trí anh có bình thường không đấy? Ánh sáng là gì?” Người đó nói, “Tôi đang thấy ánh sáng,” còn người mù lại cười và hỏi người đó định ngụ ý gì về việc thấy. Họ chưa bao giờ nghe nói về cái vật như việc thấy. Có cái vật như việc thấy không? Một vật như việc thấy ấy chưa bao giờ xảy ra cho bố mẹ họ, cho ông bà họ; chắc chắn người có mắt này mất trí rồi.
Bạn có hiểu hoàn cảnh của người có mắt trong xứ mù sẽ như thế nào không? Nếu người đó còn chút thông minh nào, người đó sẽ thậm chí không phạm sai lầm nói về những điều mà người mù không thể thấy được. Và nếu người đó muốn đem người mù sang đường của người sáng, người đó sẽ phải tạo ra và dùng nhiều phương cách. Sẽ không tốt cho người đó để nói trực tiếp với họ, “Tôi có mắt còn anh mù, và tôi đang định chữa trị mắt anh. Điều anh nghĩ là sai; có cái gì đó khác mà chỉ được thấy khi mắt mở - anh đang sống trong một loại sai lầm.”
Nếu một việc như vậy được tiến hành, thay vì việc chữa trị của người đó cho mắt của họ, người mù sẽ mưu đồ để chữa mắt cho người đó. Điều này đã xảy ra nhiều lần. Chúng ta đóng đinh Jesus, chúng ta chặt Mansoor thành nhiều mảnh, chúng ta đầu độc Socrates. Lí do duy nhất tại sao điều này được thực hiện là ở chỗ những người này bắt đầu nói chân lí một cách trực tiếp nhưng họ đã không được hiểu. Nếu chúng ta theo điều họ nói, chúng ta không thể tồn tại được theo cách của chúng ta. Cho nên chúng ta cũng không nhầm lẫn.
Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng ở Ấn Độ chúng ta không đóng đinh Phật hay Mahavira hay Ramakrishna nào. Jesus bị đóng đinh ở Jerusalem. Mansoor bị người Mô ha mét giáo giết. Socrates bị người Hi lạp đầu độc. Trên đất nước này chúng ta không giết người, không đóng đinh hay đầu độc hay treo bất kì Phật, bất kì Mahavira, bất kì Krishna nào.
Bạn có biết lí do không? Lí do thật đáng ngạc nhiên. Lí do là ở chỗ Krishna, Phật và Mahavira thạo hơn Jesus và Socrates trong việc nói với người mù. Đây là lí do duy nhất - rằng họ thạo hơn. Và cũng có lí do cho cái thạo này. Trong hàng nghìn, hàng nghìn năm ở đất nước này, Phật và Mahavira đã nói với người mù, cho nên họ đã phát triển những phương pháp và phương cách cho nó.
Jesus đã trong khó khăn lớn. Toàn bộ giáo huấn của Jesus xảy ra ở Ấn Độ: ông ấy không có ý niệm mơ hồ nào về điều ông ấy bước vào khi quay về từ đây. Khi ông ấy quay về và bắt đầu nói ở Jerusalem, không có chỗ cho ông ấy trong những tín ngưỡng ở đó. Jesus dường như là một người hoàn toàn xa lạ; điều ông ấy nói dường như điên khùng.
Trong kinh Cựu Ước có nói rằng nếu ai đó móc một mắt bạn, bạn móc cả hai mắt người đó. Đây là ngôn ngữ của kẻ mù. Và Jesus tới đó bắt đầu nói theo ngôn ngữ của người có mắt - hoàn toàn bất chợt, không xuất xứ, không cầu nối ở giữa. Ông ấy nói, “Nếu ai đó tát vào má trái ông, chìa má phải của ông ra cho họ tát; nếu ai đó lấy áo khoác của ông, cho người đó cả áo sơ mi nữa; nếu ai đó yêu cầu ông mang hộ hành lí đi một dặm, mang hộ đi hai dặm - có thể vì xấu hổ mà người đó chỉ yêu cầu ông mang có một dặm thôi.”
Ngôn ngữ này của người có mắt hoàn toàn vượt ra ngoài hiểu biết ở nơi mà qui tắc là trả lời cho hòn gạch bằng hòn đá. Thực tại, Jesus đã phạm một sai lầm bởi việc nói thẳng và trực tiếp về kinh nghiệm của người có mắt cho người mù.
Phật và Mahavira còn thạo hơn. Và không thể có gì so sánh được với họ khi có liên quan tới nghệ thuật phát minh ‘gần như chân lí’. Và đây là điều mà kinh này của Upanishad đang nói, rất rõ ràng. Nó nói rằng bạn không phải là thân thể lẫn không hề có bất kì hành động quá khứ nào, nhưng để thoả mãn cho những người dốt nát, việc nhắc tới thân và hành động quá khứ được thực hiện bề ngoài và hời hợt. Thực ra, không có thân lẫn hành động quá khứ.
Bây giờ điều này là rất khó. Tất cả các kinh sách có đến chín mươi chín phần trăm là không đúng. Điều này phải là như vậy là vì người mù, để giải thích mọi thứ cho họ. Bằng không họ không hiểu gì và họ sẽ chỉ bị lẫn lộn thêm nếu chân lí được nói trực tiếp ra.
Cũng giống như khi chúng ta dạy trẻ con bảng chữ chúng ta cho chúng lặp lại ‘g’, là god (thượng đế). Chữ ‘g’ không chỉ độc tôn cho thượng đế; ‘g’ cũng có thể thay cho goad (con dê). Nhưng vì rằng Ấn Độ đã trải qua trần tục hoá, tôi nghe nói ‘g’ viết tắt cho dê trong sách học trò. Khi tôi là sinh viên thì g viết tắt cho thượng đế... dê là con vật trần tục hơn. Thượng đế thuộc về tôn giáo nào đó, dê thì không; điều đó được tìm thấy trong mọi tôn giáo. Kĩ thuật này về nhấn mạnh ‘g’ trong tâm trí trẻ con với sự trợ giúp của bức tranh con dê là tốt, nhưng nếu trẻ con bị mắc kẹt với nó và bao giờ cũng thốt ra từ dê bất kì khi nào đọc ‘g’, điều đó sẽ tạo ra vấn đề.
Bức tranh về con dê chỉ là trợ giúp để hiểu cái gì đó thâm thuý hơn tựa như chữ ‘g’. Bởi vì trẻ con có thể hiểu ‘dê’ dễ dàng nhưng không hiểu chữ ‘g’ cho nên bức tranh về con dê được gắn với ‘g’. Bức tranh con dê chỉ là biểu tượng. Sau một thời gian nào đó biểu tượng sẽ qua đi, bức tranh sẽ qua đi; đứa trẻ sẽ bắt đầu đọc chữ ‘g’ trực tiếp.
Vậy, nếu phải làm cho người dốt nát hiểu được, lúc ban đầu phải nói với họ theo ngôn ngữ họ hiểu. Phải bảo cho họ, “Đây là hạnh phúc, kia là khổ đau. Nếu bạn muốn hạnh phúc, làm hành vi tốt; nếu bạn muốn khổ đau, phải làm hành vi xấu. Cho dù bạn không muốn khổ đau, hành vi xấu vẫn cứ đem nó tới. Nếu bạn vượt lên trên cả hai, bạn sẽ không thu về quả nào nữa. Và khi bạn đã không thu về quả nào, bạn được giải thoát.”
Trong toàn bộ vấn đề này chúng ta xử lí với một giả định rằng mọi thứ đều thực. Nhưng khi một người trở nên thức tỉnh, khi người đó ý thức hoàn toàn, khi người đó không đồng nhất bản thân mình với thân thể nữa và dốt nát của người đó bị phá huỷ, người đó không thể đừng mà không cười được. Người đó thấy rằng tất cả cái bị bỏ lại sau đều không thực, mà chỉ là một giấc mơ lớn. Và các phương pháp cùng phương cách đã được trao cho người đó cũng làc mơ trong mơ mà thôi.
Sẽ dễ dàng hơn để hiểu điều đó theo cách này. Ramakrishna là người sùng kính nữ thần mẹ Kali, và ông ấy cũng rất khiêm tốn. Nếu bất kì ai muốn dạy cho ông ấy con đường nào đó khác hơn con đường của sùng kính, ông ấy đều sẵn sàng học và đi theo.
Một lần một thầy vedantin tên là Totapuri đến thăm ông ấy. Ông ta bắt đầu hỏi Ramakrishna về cái nông cạn của việc nhảy và tụng, ca các bài ca sùng kính. Chả ích lợi gì, ông ta nói. Nếu Ramakrishna thực sự muốn biết về điều tối thượng, ông ấy nên tìm kiếm cái một tuyệt đối. Nhị nguyên này của người sùng kính và vị thần của ông ấy là không đúng.
Ramakrishna là một người rất khiêm tốn và duy nhất. Ông ấy lập tức cúi đầu dưới chân Totapuri và yêu cầu ông này dạy cho con đường bất nhị. Thế là Totapuri dạy cho ông ấy cách ngồi thiền. Ramakrishna ngồi với đôi mắt nhắm nghiền và không mấy chốc ông ấy cảm thấy rất phúc lạc. Totapuri hỏi ông ấy điều gì đã xảy ra. Ông ấy nói ông ấy đã thấy nữ thần mẹ. Totapuri không chấp nhận điều này là thất bại. Ông ta nói rằng nếu Ramakrishna mà thấy nữ thần Kali, cái gì có đó mà vui vẻ quá đỗi về điều đó vậy? “Tất cả những điều này là tưởng tượng - mẹ này rồi nữ thần này - tất cả điều này chỉ là phóng chiếu riêng của ông thôi.”
Ramakrishna nói, “Có thể là như thế, nhưng điều ấy thật là phúc lạc mênh mông.” Totapuri nói rằng nếu Ramakrishna muốn còn được thoả mãn với phúc lạc này, ông ấy sẽ không bao giờ biết tới phúc lạc tối thượng cả. Thế rồi Ramakrishna hỏi xem ông ấy phải làm gì. Totapuri gợi ý rằng có một phương pháp: “Khi ông bắt đầu thấy Kali, ngay lập tức lấy kiếm và chặt bà ta ra làm hai mảnh.” Ramakrishna hỏi ông ấy lấy đâu ra kiếm.
Điều tự nhiên là hỏi xem người ta đột nhiên lấy đâu ra kiếm ở bên trong. Cho dù có một chiếc kiếm đó, thực tế nó nó nằm bên ngoài, làm sao có thể cầm nó bên trong để giết Kali khi ông ấy trông thấy nữ thần? Totapuri nói rằng tâm trí đã tạo ra Kali bên trong cũng có thể tạo ra kiếm: “Khi ông đã thành công trong việc tạo ra Kali bên trong ông, không lẽ ông không có khả năng tạo ra một vật nhỏ bé như chiếc kiếm hay sao?”
Đây là kĩ thuật mơ trong mơ. Bạn có hiểu tôi không? Kali nữa cũng là tưởng tượng bên trong. Một giấc mơ cực lạc, nhưng tưởng tượng. Nó là phóng chiếu tinh thần riêng của người ta, nó là cảm giác riêng của người ta đã lấy hình dạng; nó là ước muốn riêng của người ta, mầu sắc riêng của người ta mà người ta đã trải ra bên trong. Kali đang đứng bên trong ông ấy và Ramakrishna phủ phục dưới chân bà cũng là bên trong bản thân ông ấy... điều đủ thú vị là tất cả những cái đó chỉ là cảm giác tưởng tượng riêng của Ramakrishna.
Cho nên Totapuri hỏi ngay ông ấy, “Chiếc kiếm có phải được lấy từ bên ngoài khi ông đã đưa Kali vào bên trong không? Khi ông đã tạo ra được Kali ở bên trong ông, ông cũng có thể tạo ra được kiếm bên trong. Và ông dường như rất thạo về việc đó. Khi ông trở nên cực lạc thế khi thấy Kali bên trong ông, điều đó chỉ có nghĩa là ông đã tạo ra một Kali rất chắc chắn bên trong, chắc đến độ ông không hoài nghi chút nào về việc bà ấy là thực. Vậy tạo ra một thứ nữa đi - chiếc kiếm!”
Ramakrishna trở nên rất buồn: “Làm sao điều này xảy ra được, làm sao bản thân mình giết mẹ Kali?”
Totapuri nói, “Nếu kiếm không thể giết Kali, chúng ta sẽ nghĩ về cái gì đó khác, nhưng ít nhất hãy cố gắng đi.”
Ramakrishna lại tự hỏi làm sao ông ấy có thể xoay xở chém được Kali. Totapuri bèn đe doạ bỏ đi. “Ông phải chấp nhận học theo con đường của Vedanta, bất nhị; ông phải thu lấy thêm nhiều dũng cảm hơn. Khóc như trẻ con phỏng có ích gì?”
Totapuri đem một mảnh thuỷ tinh lại và yêu cầu Ramakrishna ngồi thiền. Ông ấy nói, “Khi ta cảm thấy rằng ông đã bắt đầu thấy được Kali bên trong, để cho ông khỏi quên - vì như bị thôi miên khi ông đã trở thành cùng với bà ấy ông sẽ quên không dùng kiếm... Cho dù ông nhớ, dường như là ôn g sẽ không có đủ dũng cảm để vung kiếm lên. Ông dường như tràn ngập tình yêu với bà ấy: làm sao ông cầm được kiếm lên? Ta hiểu sự khó khăn cho ông, gần giống như một người mẹ phải chặt con mình ra. Cho nên ta sẽ trợ giúp cho ông, đừng lo.
“Khi ta cảm thấy rằng ông đã bắt đầu thấy Kali bên trong, ta sẽ dùng mảnh thuỷ tinh này cứa một vết thương sâu vào vị trí con mắt thứ ba của ông. Ngay khi ông cảm thấy vết cắt và máu bắt đầu chảy ra và ông cảm thấy đau - và ta sẽ tiếp tục cứa bằng mảnh thuỷ tinh này - ngay khoảnh khắc đó ông cũng phải thu hết dũng cảm và vung kiếm, chặt Kali thành hai mảnh.”
Điều ấy là phải. Nếu vết cắt được tạo ra ở vị trí con mắt thứ ba bằng mảnh thuỷ tinh từ bên ngoài - vì chính là qua con mắt thứ ba mà người ta thấy linh ảnh của Kali hay Rama hay Krishna hay đó có thể là bất kì ai khác - và đồng thời người ta thu lấy dũng cảm, thế thì với kinh nghiệm này của việc cắt vào con mắt thứ ba, bất kì hình ảnh bên trong dù nó là gì, cũng tan thành từng mảnh.
Ramakrishna đã thu lấy dũng cảm, và hình ảnh bên trong tan thành từng mảnh. Ramakrishna, sau khi ra khỏi kinh nghiệm của mình, nói, “Rào chắn cuối cùng đã sụp đổ.”
Nhưng đây tất cả là phương cách. Điều tôi đang giải thích là ở chỗ Kali một điều không thật bên trong và kiếm là một thứ không thật khác bên trong - nhưng một thứ không thật chém vào một thứ không thật khác.
Tất cả những người thấy của Upanishad đều đưa ra những phương cách để cắt bỏ cái không có, bởi vì chúng ta duy trì niềm tin vào cái thực ra là không có, cứ dường như là nó có. Cho nên một số phương cách đã được trao cho chúng để có thể cắt bỏ cái không tồn tại. Bệnh giả đòi hỏi phương thuốc giả. Toàn bộ thế giới tâm lí của chúng ta là giả - đây là lí do tại sao phải cần tới nhiều phương cách. Và bởi chính lí do đó mà mọi phương cách đều có hiệu quả... bất kì phương cách nào, với giả định bạn có được mẹo về nó.
Có mơ bên trong mơ: mơ phải giết mơ, không có cách nào khác. Chân lí thì không bị giết bằng chân lí - điều đó là không thể được. Phi chân lí cũng không thể bị giết bằng chân lí - điều đó nữa cũng không thể được, bởi vì chân lí và phi chân lí không bao giờ có thể gặp được nhau ở bất kì đâu cho nên làm sao cái nọ có thể giết được cái kia? Chỉ có phi chân lí giết phi chân lí. Phi chân lí nọ giết phi chân lí kia, và khi cả hai đều ngã xuống, cái còn lại là chân lí.
Hiểu điều ấy theo cách này: chân bạn bị gai đâm. Bạn nhặt một chiếc gai khác trên đất và dùng nó để khều chiếc gai trong chân ra. Xong rồi bạn vứt cả hai đi.
Cho nên kinh này đang nói, bạn không là thân thể, không có nghiệp, hành động, không nghiệp tích luỹ, hành động quá khứ - thực ra không có thế giới này. Tuy nhiên nó không yêu cầu bạn phải tin vào điều đó, bởi vì nếu làm như thế bạn sẽ rơi vào khó khăn - ngay bây giờ.
Không, với bạn nó vẫn có, vì bạn chưa có. Bạn chưa biết đến chân lí, do đó mọi điều phi chân lí đều là chân lí đối với bạn. Cái ngày mà bạn biết chân lí riêng của mình, mọi điều phi chân lí sẽ tan biến.
Với việc biết về cái ta riêng của mình, thế giới trở thành giả. Chính bởi vì chúng ta không biết bản thân mình mà thế giới giả dường như là đúng.