Chương 14. Bay là quyền tập ấm của bạn


Biết bản thân mình là vô gắn bó và dửng dưng như bầu trời, nhà yoga không bị gắn bó chút nào sau đó vào mọi hành động tương lai.
Cũng tựa như bầu trời hiện diện trong vò đầy rượu không bị nhiễm bởi mùi rượu, linh hồn vẫn còn không bị động chạm bởi mọi việc xảy ra mặc cho có hiện diện trong tất cả chúng.
Giống như mũi tên được buông ra sẽ không dừng trước khi xuyên vào mục tiêu, hành động được thực hiện trước khi xảy ra chứng ngộ sẽ không dừng cho quả sau khi chứng ngộ xảy ra.
Mũi tên được thả ra nhằm vào một con vật là hổ không thể bị dừng lại nửa chừng nếu sau đó hiểu biết bừng lên rằng con vật đó là bò. Mũi tên sẽ đâm trúng mục tiêu với toàn bộ sức mạnh của nó. Tương tự, hành động đã được thực hiện đưa tới kết quả cho dù sau khi chứng ngộ đã xảy ra.

Trong kinh này một vài hướng dẫn sâu sắc được cho liên quan tới bản chất của tâm thức. Chỉ jivanamukta, người đã được giải thoát trong khi sống, trải qua những kinh nghiệm như thế. Chỉ jivanamukta đi tới trải nghiệm về kinh này. Chúng ta không có bất kì kinh nghiệm trực tiếp nào về tâm thức; bất kì cái gì chúng ta biết về tâm thức đều là từ phản ánh của nó trong tâm trí. Trước tiên để điều này được hiểu đúng. Thế rồi chúng ta sẽ đi vào kinh.
Tâm trí là một cái máy tuyệt diệu. Bây giờ các nhà khoa học cũng đã xác nhận rằng tâm trí không khác gì hơn một cái máy. Máy tính thậm chí hiệu quả hơn tâm trí. Không cần đưa người lên mặt trăng, thay vào đó máy tính có thể được đưa lên. Nước Nga đã đưa máy tính như thế lên mặt trăng và họ thu thập dữ liệu và truyền nó về trạm mặt đất của Nga. Chúng là máy móc, nhưng dễ tiếp thu và tinh tế như tâm trí chúng ta, và bất kì cái gì xảy ra quanh chúng đều được tích luỹ và truyền đi.
Trước đây tôi đã nói với các bạn rằng khi jivanamukta trở về từ samadhi, xảy ra việc chứng ngộ...
Một người bạn đã hỏi tôi rằng vì khi tâm thức đi vào kinh nghiệm samadhi tâm trí bị bỏ lại xa đằng sau - và vì chỉ tâm trí mới có thể nhớ được - ai gợi lại những kinh nghiệm đã xảy ra cho tâm thức? Chính là tâm thức đã đi vào kinh nghiệm đó, nhưng tâm thức không giữ lại kí ức nào mà cũng không cho phép bất kì dấu vết nào của kí ức được để lại trên nó; và tâm trí đã không đi vào kinh nghiệm đó, nó bị bỏ lại sau. Thế thì ai nhớ? Thế thì ai nhìn vào kinh nghiệm này trong hồi tưởng?
Vâng, mặc dầu tâm trí đã không đi vào trong kinh nghiệm này và bị bỏ đứng ở cửa, nó vẫn có khả năng chớp được thoáng nhìn từ cánh cửa. Nó chớp được cái thoáng nhìn về những biến cố xảy ra trong thế giới bên ngoài cũng như trong thế giới bên trong. Nó quan sát cả hai phía bất kì cái gì bên trong ngoại vi của nó. Không nhất thiết bản thân tâm trí phải đi vào trong kinh nghiệm này. Nếu một máy quay phim được đặt ở quãng cách xa đâu đó, nó sẽ cứ thu bắt lấy mọi sự xảy ra quanh đây. Hoặc nếu một máy ghi âm được đặt ở một khoảng cách đâu đó, nó sẽ cứ ghi lại mọi điều tôi đang nói - tiếng chim hót, tiếng gió xào xạc qua cây cối, tiếng lá khô rụng xuống.
Hiểu điều đó cho kĩ rằng tâm trí chỉ là cái máy; nó không có linh hồn của nó, nó chỉ là cái máy sinh học do tự nhiên dựng ra. Tâm trí là cái gì đó nằm giữa linh hồn chúng ta và thế giới bên ngoài. Tâm trí ghi lại mọi điều xảy ra trong thế giới. Để làm điều đó nó có năm giác quan xem như các cánh cửa của nó.
Giác quan là cánh cửa của tâm trí. Chẳng hạn chiếc micrô phôn này được đặt trước tôi có thể chuyển âm thanh sang máy ghi băng được đặt cách xa nó hàng trăm ki lô mét. Giác quan của bạn cũng tựa như chiếc micrô phôn này chuyển tải nhiều kiểu thông tin cho tâm trí. Năm giác quan tựa như năm cánh cửa của tâm trí. Để chuyển tải bất kì cái gì xảy ra trong thế giới bên ngoài dưới dạng ánh sáng, mầu sắc và hình dạng, tâm trí có mắt xem như phần kéo dài của nó ra ngoài thân thể; chúng cứ ghi lại mọi thứ như máy quay phim.
Bất kì cái gì xảy ra trong thế giới âm thanh như âm nhạc, lời nói hay yên lặng, đều được tai thu bắt vào mọi lúc. Và cái được bắt giữ cũng được chuyển tiếp lên tâm trí còn tâm trí tích luỹ những thông tin này. Tay sờ, lưỡi nếm và mũi ngửi, tất cả những điều này đều được chuyển tiếp lên tâm trí.
Tấc cả năm giác quan là tất cả các cánh cửa của tâm trí. Còn một giác quan nữa, và đó là giác quan bên trong của bạn. Giác quan này bắt giữ bất kì cái gì xảy ra bên trong bạn. Nó cũng là giác quan. Bất kì cái gì xảy ra bên trong bạn, chẳng hạn trong trạng thái chứng ngộ, giác quan bên trong này cứ ghi lại mọi điều xảy ra. An bình? Im lặng? Phúc lạc? Nhận biết về Thượng đế? Bất kì cái gì xảy ra, nó giữ lại dấu vết.
Giác quan bên trong này tựa như chiếc micrô phôn hướng trực tiếp vào trong. Nó là sự cảm thụ về cái bên trong. Bên trong, một giác quan là đủ, năm giác quan không được cần tới ở đấy. Bên ngoài, năm giác quan được cần tới bởi vì có năm yếu tố cơ sở và để ghi từng phần tử này cần có từng giác quan tách biệt. Bên trong chỉ có một Brahman - năm giác quan không được cần tới, chỉ một giác quan là đủ ghi lại kinh nghiệm bên trong.
Vậy con người có sáu giác quan - năm hướng ngoại và một hướng nội - và tâm trí là cơ chế ở giữa nối với tất cả chúng. Chỉ một nhánh này đi vào bên trong và thu bắt mọi kinh nghiệm bên trong.
Bất kì cái gì xảy ra bên trong đều được truyền qua giác quan bên trong này tới tâm trí. Tâm trí không cần đi đâu cả. Do vậy khi một người trở về từ samadhi bản thân tâm trí chuyển trao mọi bản ghi cho người đó, rằng những việc thế nọ thế kia đã xảy ra khi bạn không có đó.
Nếu bạn để máy ghi âm ở đây và bỏ đi, thế thì khi bạn quay về sau một giờ máy ghi âm sẽ cho bạn bản ghi đầy đủ về mọi lời đã được nói ra ở đây và nhiều âm thanh khác đã xảy ra. Máy ghi âm không cần phải có cuộc sống. Tâm trí không phải là tâm thức; nó là vật chất, và là cái máy tinh vi. Cái máy này cứ thu thập dữ liệu từ mọi phía. Do đó người tìm kiếm trở về từ samadhi suy diễn qua tâm trí điều đã xảy ra.
Tâm trí càng sáng tỏ, thông tin do nó trao cho càng chân thực. Tâm trí càng lẫn lộn, thông tin càng không chính xác. Chẳng hạn, nếu máy ghi âm của bạn bị hỏng, nó có thể ghi lại mọi thứ nhưng việc ghi sẽ không rõ. Âm thanh sẽ bị méo, bị lẫn tạp âm hay biến dạng. Một số phần có thể rõ, một số phần không rõ.
Do đó tâm trí trước hết được làm thuần khiết qua việc nghe đúng, suy tư đúng và hấp thu. Khi độ cảm nhận của tâm trí trở nên thuần khiết đến mức nó có thể tạo ra bản sao chân thực của bất kì cái gì xảy ra, chỉ thế thì việc đi vào trong samadhi mới xuất hiện.
Cho nên giác quan bên trong ghi lại mọi thứ. Nhưng bởi vì sự trung thành với chân lí của họ mà những người thấy đã gọi nó là suy diễn của tâm trí, bởi vì tâm trí không hiện diện ở đó và bất kì cái gì bây giờ nó nói đều là thông tin được cung cấp cho nó bởi giác quan bên trong của nó. Và tâm trí nhận biết rằng có khả năng thiếu sót trong thông tin đó.
Do đó có một điểm thú vị cần được hiểu đúng. Khi một người Hindu trở về từ samadhi, hay khi một người Mô ha mét giáo hay Ki tô giáo hay Jaina trở về từ samadhi, tâm trí của họ cho những phiên bản hơi khác nhau về thông tin đó bởi vì có khác biệt trong tính chất của các thiết bị mà chính là tâm trí của họ. Kinh nghiệm về samadhi là một, nhưng tính chất của tâm trí là khác nhau.
Một người được sinh ra trong một gia đình Jaina có lương tâm được phát triển theo cách thức của Jaina giáo, và việc là người Jaina của người đó đã bước vào cơ chế của tâm trí người đó. Ngay từ thời trẻ thơ người đó đã nghe rằng không có Thượng đế, cho nên điều đó đã trở thành một quá trình có sẵn trong tâm trí người đó rằng không có Thượng đế. Tâm trí người đó cũng đã từng nghe nói rằng kinh nghiệm tối thượng là kinh nghiệm về linh hồn chứ không phải về Thượng đế. Tâm trí này được chế tác và ước định, cho nên khi samadhi xảy ra chính tâm trí này sẽ ghi lại biến cố đó.
Samadhi là như nhau với bất kì ai nó xảy ra, nhưng tâm trí chúng ta là khác nhau - và chính tâm trí này sẽ ghi lại kinh nghiệm đó. Tâm trí người Jaina biết rằng không có Thượng đế, kinh nghiệm tối thượng là kinh nghiệm về linh hồn, không còn kinh nghiệm nào bên ngoài điều đó; hay, bản thân kinh nghiệm này là Thượng đế, không có Thượng đế nào khác hơn bản thân kinh nghiệm này. Bây giờ một tâm trí như vậy sẽ lập tức ghi lại kinh nghiệm samadhi là, “Kinh nghiệm tối thượng về linh hồn đang xảy ra.”
Người Hindu đã nghe nói về kinh nghiệm Thượng đế và có thông tin rằng kinh nghiệm về Thượng đế là điều kinh nghiệm khi linh hồn tan biến bên trong. Tâm trí của người đó sẽ ghi lại, “Đây là việc thấy Thượng đế.” Điều xảy ra là như nhau, nhưng trong trường hợp này chính Thượng đế đang được kinh nghiệm.
Tâm trí của phật tử, người không tin vào cả linh hồn lẫn Thượng đế sẽ không ghi lại cả hai điều này. Tâm trí người đó sẽ nói, “Niết bàn đã xảy ra, bạn đã trở thành cái trống rỗng, cái không, “
Đây là lí do làm cho kinh sách khác nhau, bởi vì kinh sách là bản ghi của các tâm trí khác nhau, không phải của kinh nghiệm thực tại. Đây là lí do tại sao sẽ có khác biệt giữa kinh sách Hindu, kinh sách Jaina và kinh sách Phật giáo. Đôi khi khác biệt thậm chí còn có vẻ mâu thuẫn, bởi vì tâm trí bị giới hạn bởi từ ngữ có sẵn và chúng là điều được học. Tâm trí là tri thức, điều được học, điều được chế tạo.
Chúng ta hiểu điều đó theo cách này, gạt tôn giáo sang một bên. Chúng ta nói bạn đã học tiếng Phạn hay tiếng Hi lạp hay tiếng A rập, cho nên tâm trí bạn đã biết một ngôn ngữ. Bây giờ thậm chí không có vấn đề về bất kì ngôn ngữ nào trong khi xảy ra samadhi, nhưng tâm trí sẽ ghi lại kinh nghiệm này trong ngôn ngữ nó biết. Người biết tiếng A rập không bao giờ nói rằng đó là việc xảy ra của samadhi - chính từ samadhi là không được biết tới cho tâm trí đó. Cho nên người Sufi nói fana - người đó không còn từ khác. Nhưng ý nghĩa là như nhau.
Bạn nhận biết rằng mộ của một sannyasin - được gọi là samadhi - bởi cùng lí do. Không phải mộ của ai cũng đều được gọi là samadhi đâu, chỉ có mộ của người như vậy người đã triệt tiêu bản thân mình thôi. Người đó đã triệt tiêu được bản ngã của mình trong khi đang sống; không còn lại gì để cái chết triệt tiêu nữa khi nó tới, người này đã triệt tiêu bản thân mình theo cách riêng của mình.
Cho nên người Sufi sẽ gọi nó là fana, người Hindu sẽ gọi nó là samadhi, và Phật tử sẽ gọi nó là niết bàn. Những từ này có đó trong tâm trí. Cho nên bất kì cái gì sẽ xảy ra với tâm trí, nó lập tức sẽ dịch điều đó sang ngôn ngữ riêng của nó. Chúng ta thấy khó hiểu được cách thức một cái máy có thể dịch. Nhưng điều này chỉ nói rằng bạn không biết nhiều về các máy móc.
Những phát kiến mới nhất trong máy móc và dụng cụ rất đáng ngạc nhiên. Tất cả những điều tâm trí có thể làm được cũng có thể được làm bằng máy. Không có gì tâm trí làm được mà không thể được làm bằng máy móc. Điều này đem tới một thái độ rất nguy hiểm: nếu máy có thể làm được mọi thứ mà tâm trí làm, thế thì tâm trí cũng không là gì ngoài cái máy. Cho nên với những người tin rằng không còn gì bên ngoài tâm trí, rằng không có linh hồn, thế thì con người trở thành cái máy, không gì khác còn lại. Nếu đúng là không có linh hồn, thế thì con người chỉ là cái máy - và không hiệu quả cho lắm. Có thể có máy được chế tạo ra hiệu quả hơn con người.
Không bao lâu nữa các bài nói sẽ được dịch tức thời. Nếu tôi đang nói ở đây bằng tiếng Hindu, bài nói của tôi sẽ đồng thời được dịch sang năm thứ tiếng chính. Không cần người phiên dịch nào cho việc này, chỉ có máy. Khi tôi nói từ prem trong tiếng Hindu, máy dịch tiếng Anh sẽ lập tức dịch nó thành yêu. Tác động của âm thanh của từ prem lên máy sẽ chuyển nó thành sóng âm khác về mặt điện tử tạo ra âm thanh cho từ yêu.
Cho nên sẽ có máy nói, máy tính và máy có bộ nhớ; máy đã bắt đầu làm mọi việc mà tâm trí con người có thể làm được. Khi nhà yoga, tantrikas và Upanishad lần đầu tiên nói rằng tâm trí con người hệt như máy, mọi người trên toàn thế giới đã không hiểu điều đó. Bây giờ khoa học đã phát minh ra máy làm được những việc tương tự như tâm trí con người, và không còn vấn đề gì trong việc hiểu điều ấy.
Tâm trí con người cất giữ dữ liệu từ cả hai phía - từ thế giới cũng như từ samadhi. Chính tâm trí cung cấp thông tin về thế giới cũng như về Brahman.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào kinh.
Khi người ta đi đến kinh nghiệm rằng mọi phản ánh chỉ tạo nên trong tâm trí, và khi người ta chuyển sâu hơn vào trong mình tới chính trung tâm người ta tới mức không còn ấn tượng nữa, tới mức tất cả các ước định chỉ hình thành trên tâm trí, không phải trên cái ta - chỉ thế thì kinh này sẽ được hiểu.
Biết bản thân mình là vô gắn bó và dửng dưng như bầu trời, nhà yoga không bị gắn bó chút nào sau đó vào mọi hành động tương lai.
Có nhiều điều cần phải hiểu ở đây. Biết bản thân mình là vô gắn bó và dửng dưng như bầu trời... Chúng ta thấy bầu trời mọi ngày. Chim bay trên trời nhưng không để lại dấu vết nào trên trời. Khi người ta bước đi trên đất, dấu chân còn để lại phía sau. Nếu đất ướt vết chân hằn sâu hơn; nếu đất cứng vết chân rất mờ, nhưng nếu bạn cố chúng có thể được làm cho sâu hơn ở đó nữa. Nhưng trên trời, khi một con chim bay qua, không có dấu vết nào để lại đằng sau. Bầu trời vẫn còn như trước khi chim bay qua. Không có cách nào để biết được từ trời rằng một con chim đã bay qua nó. Mây tụ tập trên trời, chúng tới và đi; bầu trời vẫn còn như nó vẫn thế.
Không có cách nào làm ô uế bầu trời - in dấu ấn lên nó, đánh dấu vào nó. Chúng ta có thể vẽ các đường trên nước, nhưng ngay khi đường được tạo ra chúng biến mất; vậy mà đường được tạo ra trên đá kéo dài hàng nghìn năm. Đường không thể được vẽ trên bầu trời, cho nên không có vấn đề về việc biến đi của chúng.
Xin hiểu khác biệt này. Đường không thể được vẽ trên trời - tôi có thể chuyển ngón tay mình ngang qua bầu trời, ngón tay đi qua nhưng đường không được vẽ ra và vấn đề biến mất của đường đơn giản không nảy sinh ra. Ngày một người vượt ra ngoài tâm trí, khi tâm thức siêu việt lên trên tâm trí, người đó kinh nghiệm rằng, tựa như bầu trời, không có đánh dấu hay đường nào đã từng được vẽ trên linh hồn. Nó là thuần khiết vĩnh viễn, được chứng ngộ vĩnh viễn, ô nhiễm chưa bao giờ xảy ra cho nó.
Vô gắn bó, asanga, tựa bầu trời... Từ asanga rất có giá trị. Asanga nghĩa là một người ở trong thế giới nhưng vô gắn bó, không bị ảnh hưởng bởi bất kì cái gì. Bầu trời hiện diện khắp xung quanh; nó bao gồm cây cối, nó bao gồm bạn, nó bao gồm cả người ngoan đạo cũng như người nghịch đạo; nó hiện diện nơi hành vi thiện xảy ra, nó hiện hữu nơi hành vi ác xảy ra. Bạn phạm tội hay bạn thu được đức hạnh, bạn sống hay bạn chết - bầu trời hiện diện, nhưng vô gắn bó. Nó hiện diện cùng bạn, nhưng nó không là người đồng hành của bạn. Nó không tạo ra bất kì quan hệ nào với bạn. Nó hiện diện nhưng hiện diện của nó là vô gắn bó. Nó bao giờ cũng hiện diện, nhưng không tình bạn nào được tạo ra với bạn, không quan hệ nào được hình thành với bạn.
Asanga nghĩa là vô quan hệ. Nó có đấy, nhưng không có quan hệ. Nếu bạn biến mất bầu trời thậm chí không để ý rằng bạn đã biến mất hay rằng bạn đã từng có đó. Bao nhiêu trái đất đã xuất hiện và biến mất lần nữa, bao nhiêu người đã được sinh ra và chết đi, bao nhiêu lâu đài được xây dựng và sụp đổ lại thành bụi - bao nhiêu thứ đã xảy ra dưới bầu trời, nhưng bầu trời giữ bản kê nào. Bạn hỏi và bầu trời đã không giữ lịch sử nào; nó trống rỗng. Bầu trời hiện hữu dường như là không cái gì đã từng xảy ra.
Bạn có thể nhìn lại hàng triệu năm - người ta nói rằng trái đất chúng ta được sinh ra quãng bốn tỉ năm trước đây. Trong suốt bốn tỉ năm này bao nhiêu điều đã xảy ra trên trái đất nhỏ này - bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu cuộc tình, bao nhiêu tình bạn, bao nhiêu thù địch, bao nhiêu cuộc chinh phục, bao nhiêu thất bại và bao nhiêu người - nhưng bầu trời không có bản ghi nào về bất kì điều nào của đó. Dường như là không cái gì đã bao giờ xảy ra; không dấu vết của bất kì việc xảy ra nào còn lại trên bầu trời.
Người Ấn Độ chưa bao giờ quan tâm tới lịch sử. Người phương Tây lấy làm lạ tại sao điều này là như vậy, tại sao người Ấn Độ không có cảm giác về lịch sử. Chúng ta không biết đích xác khi nào Rama sống, chúng ta không biết đích xác ngày sinh của Krishna. Không có gì chắc chắn cả. Chúng ta có những chuyện huyền thoại về họ, nhưng không có bản ghi lịch sử.
Công lao tạo ra lịch sử như một phần của thế giới loài người thuộc về Ki tô giáo. Theo nghĩa này Jesus là lịch sử, Phật, Krishna hay Parashuram không. Với Jesus, lịch sử loài người được chia thành hai phần: thế giới trước Jesus Christ được coi là không quan trọng và thế giới sau Jesus Christ được coi là quan trọng. Do đó điều đúng duy nhất là phương pháp ghi lịch ngày tháng theo Ki tô giáo đáng phải trở nên phổ biến khắp nơi, bởi vì chính với Jesus mà lịch sử đi vào thế giới loài người. Cho nên chúng ta nói trước công nguyên (trước Christ) và sau công nguyên (sau Christ); một đường đã được vạch ra.
Ấn Độ chưa bao giờ viết bất kì lịch sử nào; có lí do cho điều đó. Lí do nền tảng là ở chỗ Ấn Độ đã cảm thấy rằng, khi chính bầu trời mà trong đó mọi điều đều xảy ra không giữ bất kì bản kê nào, tại sao chúng ta phải giữ bản kê vô dụng như vậy? Khi cái một mà trong đó mọi điều xảy ra không bận tâm gì tới việc lưu giữ bất kì bản kê nào, tại sao chúng ta phải lưu giữ một cách không cần thiết bản kê về ai được sinh ra khi nào và ai chết khi nào?
Cho nên chúng ta đã không viết lịch sử nào, chúng ta đã tạo ra Puranas, huyền môn. Huyền môn là hiện tượng Ấn Độ. Nó nghĩa là chúng ta không bận tâm về ngày tháng và năm, ngày sinh và ngày chết, chúng ta bận tâm tới điều tinh hoa - rằng một Rama có thể xảy ra. Chúng ta không bận tâm tới ràng buộc khi nào ông ấy được sinh ra, vào ngày nào năm nào, ông ấy đã đi học ở đâu, khi nào cưới vợ, vân vân, bởi vì giữ bản kê về tất cả những điều này dường như không đem lại hệ quả gì. Nhưng hiện tượng bên trong làm cho Rama là Rama, sự kiện rằng một cá nhân trở thành một Rama, rằng một ngọn đèn đã sáng và có ngọn lửa, là đáng ghi nhớ. Chúng ta đã không giữ bất kì bản kê nào về những điều xảy ra cho cái vỏ của người đó, thân thể. Chúng ta chỉ nhớ nhiều về chừng này - rằng một ngọn đèn đã tắt có thể được thắp sáng lên; chúng ta giữ ghi chép chỉ chừng này, rằng cuộc đời con người không chỉ có mùi khó chịu, hương thơm cũng có thể xảy ra cho nó. Tất cả những chi tiết vô dụng còn lại đã bị bỏ đi.
Cho nên chúng ta không coi điều bản chất là giữ những bản ghi chép lịch sử chính xác về Rama; điều đó không có hệ quả gì. Một Rama là có thể - chỉ điều đó là đủ. Hiện tượng là một Rama có thể xảy ra; ngần này chúng ta nên nhớ nhiều, và việc ghi nhớ đó là đủ. Một Krishna là có thể - liệu ông ấy có tồn tại về mặt lịch sử hay không là điều thứ yếu. Ngay cả khi chúng ta giữ ghi chép lịch sử về loại người này nó chỉ để để nhắc nhở bản thân chúng ta rằng một người như thế là có thể, rằng một đoá hoa như thế cũng có thể nở bên trong chúng ta, rằng một dòng suối phúc lạc như thế cũng có thể tuôn trào bên trong chúng ta.
Purana nghĩa là, chỉ cái đó là bản chất.
Khi đi vào trong tâm thức điều được phát hiện ra rằng không có đường, không có dấu vết được vẽ ra trên bầu trời, nhưng cái là bản chất trong bạn được bỏ lại đằng sau trong bầu trời.
Cố hiểu điều này cho đúng.
Không dấu vết nào được bỏ lại trên bầu trời nhưng hương thơm bản chất của bạn hiện hữu. Và điều đó xảy ra bởi vì rằng hương thơm bản chất không xa lạ với bầu trời theo bất kì cách nào; nó là bầu trời bên trong bạn. Khi bạn chết chính bầu trời bên trong bạn được thoát vào bầu trời này - phần còn lại của bạn mất đi. Chúng ta gọi bầu trời bên ngoài là bầu trời, nhưng chúng ta gọi bầu trời bên trong nhất của mình là linh hồn.
Có một mở rộng bên ngoài và có một mở rộng bên trong. Trong bầu trời bên ngoài mây cũng tụ tập và nó trở thành bị bao phủ. Vào mùa mưa, các buổi chiều tà tháng bẩy hay tháng tám, tất cả bị bao phủ bởi mây và người ta thậm chí không thể quan niệm được rằng có thời đã có bầu trời xanh, không thể quan niệm được rằng người ta có khả năng thấy bầu trời xanh đó lần nữa. Khi mây đen che phủ bầu trời trời xanh không thể được thấy, chỉ mây có thể được thấy.
Tương tự như vậy, giống như mây đen bao phủ bầu trời bên ngoài, bầu trời bên trong cũng bị bao phủ bởi mây. Mây của bầu trời bên trong được gọi là ý nghĩ, chọn lựa, ham muốn - hay bất kì cái gì chúng ta muốn gọi chúng. Khi những đám mây như vậy bao phủ bầu trời bên trong, ở đó nữa người ta cảm thấy không tồn tại bầu trời không mây đằng sau nó. Vứt bỏ những đám mây bên trong này và nhìn vào bầu trời xanh bên trong là thiền.
Nhìn vào bầu trời bên trong này là đạt tới, sự hoàn thành tối thượng.
Kinh này nói: Biết bản thân mình là vô gắn bó và dửng dưng như bầu trời... Bầu trời không cười cùng bạn không khóc cùng bạn. Khi bạn chết bầu trời không rơi lệ nào; nếu bạn sống và hân hoan bầu trời không đi giầy nhảy vào chân và nhảy múa vì vui vẻ của bạn. Bầu trời tuyệt đối dửng dưng. Nó không diễn đạt bất kì ý kiến nào về điều đang xảy ra. Dù cho một xác chết đang được đưa tới lò hoả táng, hay một buổi lễ kỉ niệm lớn đang được tiến hành mừng sự ra đời của đứa trẻ mới, bầu trời vẫn còn dửng dưng. Dù cho lễ cưới đang xảy ra và nhà được trang hoàng bằng hoa và vòng hoa, hay dù một người yêu vừa chết và việc sống thêm dường như vô nghĩa với bạn, bầu trời vẫn còn dửng dưng. Nó chẳng liên quan gì với bất kì cái gì đang xảy ra.
Tương tự, khi người ta đi vào bầu trời bên trong người đó trở thành dửng dưng. Người đó không có bất kì quan hệ nào với bất kì cái gì xảy ra; người đó bắt đầu nhìn thế giới hệt như bầu trời nhìn nó.
Khi một kinh nghiệm như vậy xảy ra, biết rằng bạn đã trở thành một jivanamukta, một người được giải thoát khi sống. Đây là khi không dấu vết nào hình thành trong bầu trời bên trong của bạn, khi bất kì cái gì xảy ra bên ngoài vẫn còn là vở kịch với bạn, khi mọi thứ xảy ra chỉ trên chu vi và trung tâm của bạn vẫn còn không bị chạm tới.
Khi tâm trí bị đẩy sang bên, điều như vậy xảy ra.
Biết bản thân mình là vô gắn bó và dửng dưng như bầu trời, nhà yoga không bị gắn bó chút nào sau đó vào mọi hành động tương lai.
Bây giờ phần thứ hai của kinh này: khi một người đi tới biết rằng không hành động nào của người đó đã bao giờ chạm tới người đó... Nếu người đó thất bại, linh hồn người đó đã không thất bại, và nếu người đó đã thắng, linh hồn người đó đã không thắng; nếu người đó được tôn kính, linh hồn người đó không có gì được thêm vào cho nó, nếu người đó bị xúc phạm, linh hồn người đó chẳng có gì bị lấy đi khỏi nó - với việc nhận ra như thế các hành động tương lai tự nhiên mất đi sự bận tâm của chúng đối với người như thế. Người đó biết rằng nếu hành động của mình trong quá khứ không thể chạm được tới mình, hành động của người đó trong tương lai cũng sẽ không chạm đến người đó. Do đó mọi việc lập kế hoạch cho tương lai sẽ dừng lại. Người đó không còn lo nghĩ liệu người đó thành công hay thất bại, liệu danh tiếng của người đó sẽ chống đỡ cho mình hay ai đó sẽ làm ô danh mình. Với người đã thấy được cái ta riêng của mình, toàn bộ quá khứ của người đó trở nên bị cắt rời khỏi người đó và toàn bộ tương lai của người đó cũng bị cắt rời như vậy.
Tương lai chỉ là kéo dài của quá khứ. Bất kì cái gì chúng ta đã biết trong quá khứ, hoặc như vui thú hoặc như đau đớn, chúng ta tiếp tục lập kế hoạch cùng điều đó cho tương lai. Điều chúng ta thấy thoải mái, chúng ta đều ước muốn lặp lại nó trong tương lai; và điều chúng ta thấy không thoải mái, chúng ta ham muốn tránh trong tương lai.
Tương lai của chúng ta là gì? Nó chỉ là phóng chiếu của quá khứ chúng ta, một phiên được cải tiến chút ít của quá khứ. Hôm qua chúng ta đã làm điều gì đó đem lại bất hạnh - chúng ta không muốn làm điều đó lần nữa trong tương lai. Hôm qua chúng ta đã làm điều gì đó đem lại cho chúng ta hạnh phúc - chúng ta muốn làm điều đó lần nữa trong tương lai.
Nếu một người thấy rằng trong toàn bộ quá khứ của mình, vui thú và đau đớn của nó, điều tốt và điều xấu của nó, không cái gì đã chạm tới mình, người đó vẫn còn trống rỗng như bầu trời, hoàn toàn trống rỗng, tương lai trở thành vô nghĩa. Không cái gì đã để lại bất kì dấu hiệu nào trên người đó, người đó vẫn còn không bị ước định; bây giờ toàn bộ cuộc hành trình này được hoàn thành và người đó vẫn còn không bị động chạm và trinh bạch bên trong, bây giờ toàn thể tương lai đã trở thành vô nghĩa với người đó.
Nhớ lấy, với một jivanamukta không có tương lai. Cho dù chỉ một chút xíu tương lai của bạn còn lại, hiểu rằng bầu trời bên trong vẫn còn chưa được kinh nghiệm đâu. Nếu thiền nhân nào đó vẫn còn nghĩ đến cách đạt tới chứng ngộ hay cách gặp Thượng đế, hiểu rằng việc kinh nghiệm về bầu trời bên trong vẫn còn chưa xảy ra cho người đó. Đây vẫn là các kế hoạch cho tương lai; tương lai vẫn có đó. Ngay cả một li của tương lai còn lại là đủ. Ngay cả một li tương lai còn lại chỉ ra rằng người ta còn chưa kinh nghiệm rằng không hành động nào chạm tới linh hồn. Cả chứng ngộ lẫn Thượng đế không thể chạm được tới linh hồn. Thực ra chính tính vô động chạm này, tính vô động chạm vĩnh viễn này là thực tại. Tâm thức không bị động chạm, còn lại vĩnh viễn là tính thượng đế, là Thượng đế. Không có ý nghĩa khác cho Thượng đế.
Nếu chúng ta gọi Krishna hay Mahavira hay Phật là bhagwan, người được phúc lạc, chúng ta ngụ ý gì cho điều đó? Nếu như Phật đã tạo ra vũ trụ này - đó là lí do tại sao ông ấy là bhagwan chăng? Nghĩa của ‘bhagwan’ là gì? Phật cũng ốm, ông ấy già đi, ông ấy chết, thân thể ông ấy đi đến chấm dứt - ông ấy là loại bhagwan gì? Đau đớn vẫn tới ông ấy, ốm yếu, tuổi già và cái chết đến với ông ấy. Một bhagwan đáng ra không già đi, bhagwan đáng ra không bị bệnh gì, bhagwan đáng ra không chết. Phật cũng trở nên đói và khát. Nếu người ta lấy dao xẻo thân thể ông ấy máu sẽ chảy ra - ông ấy là loại bhagwan gì? Là bhagwan có nghĩa gì?
Điều ngụ ý trong bhagwan là ở chỗ tất cả những điều này có thể xảy ra và người ẩn bên trong thân thể ấy biết rằng không cái gì động chạm tới nó. Tất cả những điều này có thể xảy ra: nếu tay bị đứt, dứt khoát máu sẽ chảy ra; thân thể sẽ trở nên đói và cảm thấy khát, tuổi già sẽ tới rồi cái chết cũng vậy; nhưng bầu trời bên trong của vị phật bên trong biết rằng không cái gì chạm tới nó. Cả chết lẫn sống đều không chạm tới nó. Cuộc sống trôi qua, cái chết trôi qua - tuổi thanh xuân cũng như tuổi già - nhưng trinh bạch bên trong vẫn còn không bị động chạm; không có rạn nứt nào trong nó, ngay cả những tin tức về điều xảy ra bên ngoài cũng không đạt tới nó được.
Tên của kinh nghiệm này là tính thượng đế.
Cho nên nếu ai đó đang tìm kiếm để gặp Thượng đế, người đó có tương lai. Người đó, người có tương lai, không bao giờ có gặp gỡ với Thượng đế. Tương lai nghĩa là thế giới. Tương lai nghĩa là chân lí của quá khứ còn chưa được thấy, nghĩa là việc người ta là tựa như bầu trời còn chưa được kinh nghiệm.
Kinh này nói rằng với một nhà yogin, một thiền nhân, không quan tâm về bất kì cái gì còn lại trong bất kì hành động tương lai nào. Với một nhà yogin không tồn tại ngày mai, chỉ có hôm nay. Thậm chí hôm nay là một thời gian dài; người ta nên nói chỉ có khoảnh khắc này. Ở đây và bây giờ là toàn thể sự tồn tại; không cái gì còn lại trong người đó đi tới tương lai.
Cũng tựa như bầu trời hiện diện trong vò đầy rượu không bị nhiễm bởi mùi rượu, linh hồn vẫn còn không bị động chạm bởi mọi việc xảy ra mặc cho có hiện diện trong tất cả chúng.
Khi một vò rượu đất sét chứa đầy rượu, nó bị nhiễm mùi rượu. Đất sét của vò thực ra đã uống rượu, từng lỗ li ti đều thấm rượu. Và nếu một cái vò nào đó đã được dùng đựng rượu khá lâu thế thì người ta có thể bị say dù chỉ nhai đất sét của vò. Đất sét của vò bị nhiễm rượu, trở nên bị ngấm đầy rượu. Tại sao? Bởi vì đất sét xốp có lỗ nhỏ li ti.
Cố hiểu điều này. Đất sét của vò có nhiều lỗ, rượu ngấm đầy những lỗ này và ẩn ở đó. Vò đất uống rượu và trở thành kẻ say rượu... vò bị say. Nhưng vò còn đầy một phần tử nữa, và đó là bầu trời - cái trống rỗng của vò.
Bây giờ điều này rất thú vị. Người ta đang rót rượu vào cái trống rỗng của vò, không phải vào đất sét của vò. Rượu dồn tụ không phải trong đất sét của vò mà trong cái trống rỗng - bầu trời của vò. Chúng ta có rót rượu vào trong đất sét của vò không? Không, đất sét có đó chỉ để bao quanh cái trống rỗng từ mọi phía. Bầu trời rất lớn, rượu rất nhỏ. Do đó chúng ta chọn một khu vực nhỏ của bầu trời và bao quanh nó bằng bức tường đất sét, kết thúc với một bầu trời nhỏ bên trong. Rồi chúng ta rót rượu vào trong đó.
Vậy rượu được rót vào trong bầu trời, không phải vào trong đất sét. Những điều thú vị cần để ý là ở chỗ đất sét bị ngấm rượu và bị say, và bầu trời mà rượu thực tại được rót vào vẫn còn không bị rượu động tới. Nếu bạn đổ rượu ra khỏi vò cái trống rỗng trong vò vẫn không có mùi rượu nhưng đất sét vò có mùi. Đất sét bị say do sự gần gũi - chỉ satsang, ở trong nhóm gần gũi, đem lại kết quả - và mọi thứ thực tại được chứa trong bầu trời nhưng bầu trời vẫn còn không bị chạm tới.
Cho nên bất kì điều gì bạn đã làm chỉ động chạm đến thân thể bạn, không gì khác. Nó đi vào đất sét của bạn, thân thể, nhưng nó đã không chạm tới bầu trời bên trong của bạn, linh hồn. Bạn có thể phạm tội lỗi hay đã làm những hành vi tốt - điều tốt hay điều xấu; mọi thứ đều động chạm tới đất sét của bạn, tới thân thể.
Tâm trí bạn là đất sét và thân thể bạn cũng là đất sét. Cái trống rỗng, cái trống rỗng giữa hai thứ này là linh hồn của bạn - không cái gì đã bao giờ đạt tới chỗ đó.
Biết được điều này, kinh nghiệm được điều này, là đi ra ngoài mọi rối loạn. Mọi rối loạn đều là của thân thể và của tâm trí, không phải của bạn. Nhưng bất kì cái gì mà đất sét đã hấp thu, đất sét sẽ phải sống với nó.
Ngay cả thân thể của người đã chứng ngộ sẽ phải sống với mọi cái đã được nó hấp thu. Cái tốt, cái xấu, nỗi buồn; tất cả những gì đã được làm và tất cả những gì đã xảy ra - toàn thể quá khứ có đó trong từng tế bào của thân thể. Cho nên ngay cả khi chứng ngộ xảy ra và người này tỉnh thức và trở thành tựa bầu trời, bất kì cái gì đã xảy ra cho thân thể sẽ hoàn tất cuộc hành trình của nó.
Dường như là bạn đang đi xe đạp và bạn mới dừng đạp bởi vì bạn đi tới nhận ra rằng mọi việc du hành đều vô ích và rằng bạn không có đâu mà đi. Nhưng xe đạp đã thu được đà. Bạn đã đạp xe đi hàng nghìn ki lô mét và nó đã thu tập lực của riêng nó. Cho dù bạn đã dừng đạp xe sẽ không dừng lại ngay đây đó. Ngay cả không đạp thêm nó sẽ đi một khoảng cách nữa, bởi vì xe đạp đã có đà.
Chừng nào đà đó còn chưa tiêu tan hoàn toàn xe đạp sẽ tiếp tục tiến tới. Khi hết đà xe sẽ đổ, nhưng nếu bạn cứ thêm đà nó sẽ không bao giờ đổ. Nếu bạn dừng cung cấp đà xe sẽ không đổ ngay, chỉ đổ sau đó một lúc.
Chúng ta đã đi trong thân thể và tâm trí mình trong vô số kiếp sống: nếu chúng ta tỉnh thức hôm nay và tách bản thân mình ra khỏi thân thể và tâm trí chúng sẽ không sụp đổ ngay. Thân thể và tâm trí sẽ phải dùng hết đà chúng đã thu được.
Giống như mũi tên được buông ra sẽ không dừng trước khi xuyên vào mục tiêu, hành động được thực hiện trước khi xảy ra chứng ngộ sẽ không dừng cho quả sau khi chứng ngộ xảy ra.
Cho nên, dù đó là Phật, dù đó là Krishna hay dù đó là ai đó khác, bất kì điều gì đã được làm trong quá khứ phải đi tới kết quả; mũi tên sẽ bay đủ tầm của nó.
Điều này có nghĩa là quả của hành động trước đó phải được kéo dài ngay cả sau khi chứng ngộ. Hành động quá khứ không bị phá huỷ bởi chứng ngộ.
Chứng ngộ đem đến kinh nghiệm rằng người ta không là người làm, nhưng nó không phá huỷ hành động quá khứ. Bất kì cái gì đã được làm sẽ đi tới kết quả.
Điều đó có thể được giải thích qua ví dụ về mũi tên đã được buông ra sau khi nhắm. Sau khi mũi tên đã được buông ra, cho dù người ta nhận ra rằng mình đang làm điều bạo hành và rằng người đó không nên làm điều đó, không cái gì có thể được làm bây giờ, mũi tên sẽ hoàn tất cuộc hành trình của nó.
Tôi thốt là một lời, và ngay lập tức sau khi thốt ra nó tôi nhận ra rằng tôi không nên thốt ra điều đó, nhưng bây giờ quá trễ rồi, lời nói sẽ hoàn tất cuộc hành trình của nó. Đà mà lời này đã nhận được trong việc thốt ra nó sẽ giữ cho nó chuyển động cho tới khi đà này tiêu tan.
Khi chúng ta ném một hòn đá, chúng ta trao cho hòn đá năng lượng của mình; hòn đá bay đi trong khi năng lượng còn và thế rồi rơi xuống. Sau khi ném hòn đá, cho dù chúng ta nhận ra mình không nên ném hòn đá, không có cách nào gọi hòn đá quay lại nữa.
Hành động tựa như mũi tên buông ra từ cánh cung. Mọi suy nghĩ sau đó đều không còn hữu dụng, mũi tên sẽ hoàn tất cuộc hành trình của nó. Chừng nào cuộc hành trình của tất cả các hành động trước đó còn chưa kết thúc sẽ chỉ có jivanamukta, niết bàn trong khi sống, nhưng không có mahanirvada, hội nhập tối thượng với sự tồn tại.
Cố hiểu điều này. Một jivanamukta sẽ sống trong trạng thái giải thoát, nhưng xung quanh người đó các hoạt động của thân thể và tâm trí người đó sẽ tiếp tục. Không cái gì mới được đưa thêm vào, nhưng chừng nào những tình cảm cũ còn chưa hết, các hoạt động sẽ tiếp tục.
Hiểu điều đó theo cách này. Giả sử bạn quyết định bỏ thân thể bằng cách nhịn ăn. Bạn sẽ không chết ngay vào ngày bạn bắt đầu nhịn ăn, sẽ phải mất ít nhất quãng chín mươi ngày - thậm chí có thể còn lâu hơn nữa, nhưng chín mươi ngày là tối thiểu - trước khi cái chết có thể xảy ra.
Tại sao? Bạn nhịn hôm nay, bạn đáng phải chết hôm nay. Nhưng không, thân thể bạn có tích luỹ thịt từ quá khứ và nó sẽ cần tới ba tháng để thịt đó được tiêu hết. Đến lúc đó bạn sẽ chỉ còn là bộ xương, mọi thịt trong thân thể bạn sẽ bị tiêu đi. Đây là cách bạn nhịn ăn một ngày bạn giảm trọng lượng gần nửa cân.
Cho nên một người càng béo, người đó càng phải kéo dài nhịn ăn lâu hơn, bởi vì người đó có tích luỹ lượng mỡ lớn hơn. Vậy một người cứ giảm nửa cân hay cỡ như vậy hàng ngày, và bạn sẽ chưa chết chừng nào kho thịt tích luỹ vẫn còn. Sẽ phải mất khoảng ba tháng.
Tương tự, khi tâm thức tràn đầy thức tỉnh, người ta đáng phải đạt tới mahanirvana, sự hội nhập tối thượng, ngay lập tức. Nhưng điều đó không xảy ra. Thỉnh thoảng điều đó đã xảy ra theo cách đó, nhưng những biến cố như thế là rất hiếm - hầu như không có được - rằng một người chết ngay khi trở nên chứng ngộ. Dường như là ai đó đã chỉ còn là bộ xương, không còn gì tích luỹ lại cả, và người đó chết ngay ngày đầu nhịn ăn. Điều này sẽ có nghĩa là một người như thế chỉ sẵn sàng để chết, người đó không còn để dành cái gì. Nhưng khó tìm được người như thế lắm; ngay cả thân thể của một người ăn xin đói cũng còn giữ đồ để dành, một cái kho tích luỹ cần cho những trường hợp khẩn cấp.
Sự trùng lặp như thế đôi khi có thể xảy ra rằng hành động của một người cũng đi tới hoàn tất vào cùng khoảnh khắc chứng ngộ. Tuy nhiên, đó là hiện tượng rất hiếm. Thông thường họ phải đợi và sống nhiều năm sau chứng ngộ - là Phật hay Mahavira hay ai đó khác. Cái gì là lí do cho việc tiếp tục sống? - bởi vì giải thoát đã xảy ra. Nó là gánh nặng của hành động quá khứ, cái đà của quá khứ, cái cứ đẩy thân thể tiến lên trên cuộc hành trình một thời gian nữa. Khi đà đó tiêu tan, jivanamukti, giải thoát trong khi sống, sẽ trở thành mahanirvana.
Nhưng cũng cần thiết và có ích nữa để những người như thế sống sau khi chứng ngộ, bởi vì nếu họ chết ngay khi chứng ngộ, bất kì điều gì họ đã biết được họ sẽ không có khả năng kể lại cho chúng ta. Một người được giải thoát trong khi sống có khả năng kể cho chúng ta, chia sẻ với chúng ta, bởi vì có khoảng thời gian này.
Phật đã sống bốn mươi năm sau khi chứng ngộ của ông ấy, Mahavira cũng sống bốn mươi năm sau chứng ngộ của ông ấy. Chính bốn mươi năm đó trở thành hữu dụng cho chúng ta. Trong bốn mươi năm đó tâm trí họ có thể trao đổi với chúng ta bất kì điều gì họ đã kinh nghiệm và biết.


Mũi tên được thả ra nhằm vào một con vật là hổ không thể bị dừng lại nửa chừng nếu sau đó hiểu biết bừng lên rằng con vật đó là bò. Mũi tên sẽ đâm trúng mục tiêu với toàn bộ sức mạnh của nó. Tương tự, hành động đã được thực hiện đưa tới kết quả cho dù sau khi chứng ngộ đã xảy ra.
Cho nên nếu một người chứng ngộ được bạn thấy đôi khi bị đau đớn, đừng băn khoăn tại sao sự tồn tại tra tấn một con người thuần khiết và an bình như thế, một con người chứng ngộ như thế. Không ai tra tấn bất kì ai cả. Một người chứng ngộ có thể là một người vĩ đại đến đâu, người ta vẫn có đằng sau mình một chặng đường dài dốt nát. Chính sự kiện là một người được chứng ngộ có nghĩa là người đó đã đi qua chặng đường dài trong dốt nát. Bất kì bụi cát nào đã từng bám vào trong cuộc hành trình dài đó sẽ phải được rũ sạch. Người chứng ngộ bây giờ sống trong cuộc hành trình với bản tính tựa bầu trời của mình. Nhưng những người tụ tập xung quanh người đấy có thể không có khả năng giải quyết điều đó theo cùng cách.
Khi Ramakrishna đang đau đớn vì ung thư, Vivekananda thường hay khóc. Vivekananda chưa đạt tới chứng ngộ, bản tính bầu trời của ông ấy. Khi Ramana Maharshi bị ung thư, mọi người trong đạo tràng của ông ấy đều bất hạnh bởi vì những người tụ tập xung quanh đó đều chưa biết đến bản tính bầu trời.
Vào lúc ông ấy chết, gần như khi ông ấy thở hơi cuối cùng, ai đó hỏi Ramana, “Bây giờ cái gì sẽ xảy ra cho chúng tôi?” Ramana đáp, “Cái gì sẽ xảy ra? Ta sẽ ở đây.”
Nước mắt mọi người ngừng chảy. Lời đảm bảo đã đưa ra rằng ông ấy sẽ còn lại. Họ nghĩ ông ấy sẽ không chết - và ông ấy đã chết! Mọi người đã hiểu nhầm lời phát biểu này. Khi Ramana nói “Ta sẽ ở đây,” ông ấy đang nói đến bầu trời mà ông ấy là. Bầu trời có thể đi đâu ngay cả khi cái vò bị vỡ?
Chỉ có cái vò vỡ thôi. Ramana đang nói, “Ta sẽ ở đây, sao các ông khóc?” Nhưng đây là lời nói của bầu trời, không phải của cái vò. Những người xung quanh ông ấy đã hiểu rằng những lời đó là cái vò, rằng cái vò sẽ còn lại, nhưng thế rồi cái vò đã vỡ. Họ nghĩ, “Không lẽ Ramana lừa chúng ta? Ông ấy đã nói mọi điều để an ủi chúng ta sao? Không lẽ đấy chỉ là lời an ủi sao?”
Đây không phải là lời an ủi, đây là chân lí. Nhưng bạn không có cách nào kinh nghiệm Ramana như bầu trời chừng nào bạn chưa kinh nghiệm bản thân mình như bầu trời. Chừng nào bạn còn nghĩ bản thân mình chỉ là cái vò, với bạn Ramana đã qua đời.
Khi Ramakrishna đang hấp hối, vợ ông ấy, Sharda, bắt đầu khóc lóc và rền rĩ. Ramakrishna nói, “Sao em lại khóc? Em sẽ không trở thành goá bụa đâu.” Và Ramakrishna chết - để lại thông điệp, “Em sẽ không goá bụa đâu, và ngay chỗ đầu tiên làm sao anh có thể chết được?” Nhưng Sharda không phải là người đàn bà bình thường. Ramakrishna chết, thân thể ông được hoả thiêu, nhưng thậm chí không có lấy một giọt nước mắt trong mắt bà ấy. Mọi người tụ tập và, theo truyền thống ở Bengal, muốn đập vỡ và loại bỏ vòng tay của Sharda. Nhưng bà ấy đã yêu cầu mọi người đừng làm thế, “Bởi vì,” bà ấy nói, “tôi không goá bụa.” Mọi người yêu cầu bà mặc quần áo truyền thống của người goá bụa, nhưng Sharda yêu cầu họ thậm chí đừng nhắc đến việc đó, rằng bà ấy tin vào lời Ramakrishna đã nói với bà ấy, rằng những lời đó đã không được nói với bà ấy như lời an ủi.
Điều đã xảy ra là một câu chuyện rất cảm động. Shardra đã sống khá lâu sau cái chết của ông ấy, bà ấy chưa bao giờ chấp nhận ngay cả trong giấc mơ rằng Ramakrishna đã chết. Mọi người tự hỏi liệu bà ấy có điên không. Nhưng bà ấy không điên, không có dấu hiệu gì về điên. Ngược lại, chân lí của vấn đề là ở chỗ ngay từ ngày Ramakrishna chết và Sharda đã không chấp nhận rằng ông ấy đã chết, bản thân bà ấy đã trở thành bất tử và tựa bầu trời.
Với Sharda kinh nghiệm về cái chết của Ramakrishna chỉ là một kinh nghiệm về cái chết của cái vò, thân thể. Và chưa bao giờ có bất kì giao tác nào giữa các cái vò - hôn nhân của Ramakrishna và Sharda đã là hôn nhân phi thường. Trong cuộc sống hôn nhân của họ, các cái vò chưa bao giờ gặp gỡ. Ramakrishna bao giờ cũng đối xử với Sharda tựa như mẹ mình; không có giao tác thân thể trong đó. Hôn nhân của họ không là gì ngoài sự gặp gỡ của hai bầu trời.
Đây là một câu chuyện có thực và rất hay, đáng ngạc nhiên. Sharda đã sống nhiều năm sau cái chết của Ramakrishna, nhưng bà ấy đã quen chuẩn bị cơm như bà đã làm trong quá khứ và thế rồi lại gần giường của Ramakrishna nói, “Paramahansadeva, cơm xong rồi đó” - tất cả vẫn tiếp tục như nó đã xảy ra trước đây. Bà ấy sẽ chuẩn bị cơm, lại gần giường - nơi không còn ai - và mời Ramakrishna như thường lệ.
Mọi người ta hay nhìn điều này và khóc cho hoàn cảnh của bà ấy. Bà ấy sẽ gọi ông ấy đi ăn cơm và thậm chí còn đợi như thường lệ để ông ấy dậy, và thế rồi, khi ông ấy bắt đầu bước ra, bà ấy sẽ đi theo ông ấy. Chỉ bà ấy mới có thể thấy được mọi điều xảy ra này - không ai khác thấy được. Bà ấy sẽ mời ông ấy ngồi ăn, bà ấy sẽ quạt cho ông ấy trong khi ông ấy ăn. Bà ấy sẽ làm cho ông ấy ngủ ban đêm và đánh thức ông ấy vào sáng sớm. Mọi sự tiếp diễn như thường lệ.
Ai đó hỏi Sharda bà ấy đánh thức ai vậy và bà ấy cho ai ăn cơm vậy, bà ấy đưa ai lên giường ngủ vậy - cái gì đang xảy ra? Sharda đáp rằng đấy vẫn là cùng người bà ấy đã phục vụ trước đây. Bây giờ, thân thể đã đi, nhưng bầu trời vẫn còn lại.
Sharda đã không trở thành goá bụa ngay cả sau cái chết của chồng bà ấy. Đó là một kinh nghiệm duy nhất cho bất kì người vợ nào trong toàn thể lịch sử loài người. Đây là biến cố duy nhất thuộc kiểu này. Khó mà tìm được một người đàn bà khác giống như Sharda.
Hành động quá khứ đi tới việc hoàn thành của chúng ngay cả sau chứng ngộ, nhưng sau kinh nghiệm này về cái trống rỗng bên trong, người này quan sát tất cả những cái đang xảy ra như một nhân chứng. Người đó không có ham muốn, không ý chí về cái gì phải xảy ra và cái gì phải không xảy ra. Người đó chấp nhận bất kì cái gì xảy ra.
Chứng kiến nghĩa là như thế. Bất kì cái gì xảy ra hay không xảy ra đều tốt. Sự tin cậy bên trong vào kinh nghiệm này thường hiện diện, rằng không cái gì đã bao giờ xảy ra hay đã bao giờ có thể xảy ra cho bầu trời bên trong vậy.
Người hiểu rằng mình là bất tử và trẻ mãi vẫn còn là một với linh hồn và không có quan hệ gì với quả của hành động quá khứ của mình.
Hiểu điều này. Kinh này dường như có đôi chút mâu thuẫn nhưng nó không phải vậy. Hành động quá khứ tiếp tục, nhưng người đã chứng ngộ vẫn còn không có quan hệ với chúng. Người chứng ngộ đi tới biết rằng mình là tựa bầu trời - bất tử, trẻ mãi, vô tư lự, vô gắn bó, dửng dưng và trung lập. Người đó biết, “Mình chưa bao giờ đi ra ngoài bản thân mình, không cái gì đã bao giờ đi vào bên trong mình, mình không sinh không diệt; chỉ hiện hữu là trạng thái của mình.” Với một người như thế hành động cứ xảy ra bởi dây chuyền của chúng trong quá khứ, nhưng người này không có quan hệ gì với chúng. Khi bất hạnh và đau đớn hay tuổi già kéo đến cho thân thể, người đó không đồng nhất và nói, “Tôi đang già đi,” người đó chỉ nói rằng người đó thấy thân thể đang già đi, hay người đó thấy thân thể đang ốm, hay hạnh phúc đã tới hay bất hạnh đã tới.
Người đó, người được lắng đọng trong cái ta, không đồng nhất. Và khi một người không đồng nhất, hành động quá khứ tan biến sau khi cạn kiệt đà của chúng; thân thể sẽ bị vứt bỏ sau khi hoàn tất hành trình của nó, ham muốn của nó và thân thể tiêu hao, và nhân chứng trở thành một với bầu trời trống rỗng.
Chừng nào thân thể còn đó, chỉ có jivanamukti, giải thoát trong cuộc sống, và khi thân thể cũng bị vứt bỏ, có mahanirvana.