CHƯƠNG 7. Thìa có nếm canh không?


Đêm dài làm sao với người gác,
Đường dài làm sao với lữ khách mệt lử,
Lang thang lâu sao qua nhiều kiếp với người ngu bỏ lỡ con đường.
Nếu lữ khách không thể tìm ra thầy hay bạn đi cùng mình,
để người đó đi một mình hơn là đi cùng người ngu.
"Con ta, của cải của ta!"
Người ngu tự gây rắc rối cho mình.
Nhưng người đó làm sao có con hay của cải? Người đó thậm chí không là người chủ riêng của mình.
Người ngu biết mình là ngu là khôn hơn nhiều.
Người ngu nghĩ mình khôn thực sự là người ngu.
Thìa có nếm canh không? Người ngu có thể sống cả đời cùng với thầy
và vẫn lỡ con đường.
Lưỡi nếm canh.
Nếu ông thức trong hiện diện của thầy
một khoảnh khắc sẽ chỉ cho ông con đường.
Người ngu là kẻ thù riêng của mình.
Tai hoạ người đó gây ra phá huỷ của người đó. Người đó chịu cay đắng làm sao!
Tại sao làm điều ông sẽ hối tiếc?
Tại sao mang nước mắt theo bản thân ông? Làm chỉ điều ông không tiếc,
và rót đầy bản thân ông bằng vui vẻ.
Con người là cây cầu giữa cái biết và cái không biết. Vẫn còn bị giới hạn trong cái biết là kẻ ngu. Đi tìm cái không biết là bắt đầu của trí huệ. Trở thành một với cái không biết là trở thành người thức tỉnh, vị phật.
Nhớ lấy, lặp đi lặp lại, rằng con người vẫn chưa là sự hiện hữu - con người đang trên đường, một lữ khách, một người hành hương. Con người chưa ở nhà, con người đang đi tìm nhà. Người nghĩ rằng mình đang ở nhà là người ngu, vì thế thì việc tìm kiếm dừng lại, thế thì việc tìm không còn nữa. Và khoảnh khắc bạn dừng tìm tòi và tìm kiếm, bạn trở thành cái vũng năng lượng tù đọng, bạn bắt đầu bốc mùi. Thế thì bạn chỉ chết, thế thì bạn không sống chút nào.
Sống là trong tuôn chảy, sống là trong duy trì dòng sông - bởi vì chỉ dòng sông sẽ đạt tới đại dương. Nếu bạn trở thành cái ao tù đọng thế thì bạn chẳng đi đâu cả. Thế thì bạn không thực sự sống. Người ngu không sống, người đó chỉ giả vờ sống. Người đó không biết, người đó chỉ giả vờ biết. Người đó không yêu, người đó chỉ giả vờ yêu. Người ngu tự phụ. $ketdoan $modoan
Người trí huệ sống, yêu, người trí huệ truy tìm. Người trí huệ sẵn sàng, bao giờ cũng sẵn sàng, đi vào biển chưa lập bản đồ. Người trí huệ có tính phiêu lưu. Người ngu sợ.
Khi Phật dùng từ 'ngu' bạn phải nhớ mọi nghĩa này của từ này. Không phải là nghĩa thường mà Phật đem cho từ 'ngu'. Với ông ấy, người ngu nghĩa là người sống trong tâm trí và không biết gì về vô trí; người sống trong thông tin, tri thức, và đã không nếm trải cái gì của trí huệ; người sống cuộc sống vay mượn, bắt chước, nhưng chẳng biết gì về bất kì cái gì nảy sinh trong bản thể riêng của mình.
Với "người ngu" Phật ngụ ý người đã quá quen thuộc với kinh sách, nhưng chưa nếm trải lấy một khoảnh khắc của chân lí. Người đó có thể là học giả lớn, rất thông thái - thực ra, người ngu là các học giả; họ phải như vậy bởi vì đó là cách duy nhất để che giấu cái ngu của họ. Người ngu là những người rất có học; họ phải như vậy, bởi vì chính là chỉ qua những lời có học, các lí thuyết, các triết lí mà họ mới có thể che giấu cái dốt nát bên trong của họ, mà họ mới có thể che giấu cái trống rỗng của họ, mà họ mới có thể tin rằng họ cũng biết.
Nếu bạn muốn tìm thấy người ngu, vào các đại học, vào các viện hàn lâm. Tại đó bạn sẽ tìm thấy họ - trong dốt nát hoàn toàn của họ, nhưng vẫn giả vờ biết. Họ chắc chắn biết điều người khác đã nói, nhưng đấy không phải là cái biết thực. Người mù có thể thu thập mọi thông tin có đó về ánh sáng, nhưng người đó sẽ vẫn còn mù. Người đó có thể nói về ánh sáng, người đó có thể viết ra các chuyên luận về ánh sáng; người đó có thể rất láu lỉnh trong dự đoán, trong nguỵ tạo các lí thuyết, nhưng dầu vậy người đó vẫn còn là người mù và người đó chẳng biết gì về ánh sáng cả. Nhưng thông tin mà người đó thu thập có thể không chỉ lừa dối người khác, nó có thể lừa dối bản thân người đó nữa. Người đó có thể bắt đầu nghĩ rằng mình biết, rằng mình không mù nữa.
Khi Phật dùng từ 'ngu' ông ấy không ngụ ý đơn giản là dốt nát, bởi vì nếu người dốt nát mà nhận biết rằng mình dốt nát, người đó không phải là người ngu. Và điều có thể hơn đối với người dốt nát là nhận biết rằng mình dốt nát hơn chính cái gọi là những người có học. Bản ngã của họ cũng được thổi phồng thế; rất khó cho họ thấy - điều đó đi ngược lại đầu tư của họ. Họ đã dành cả các kiếp sống của họ cho tri thức, và bây giờ, thật là khó khăn, thật là gian nan để nhận ra sự kiện là tất cả tri thức này là vô nghĩa, vô tích sự, vì bản thân họ đã không nếm trải chân lí.
Người dốt nát có thể nhớ rằng mình dốt nát - người đó chẳng có gì để mất; nhưng người có học, người đó không thể nhận ra được rằng mình dốt nát - người đó có nhiều thứ để mất. Người thông thái là người ngu thực. Người dốt nát là hồn nhiên; người đó biết rằng mình không biết, và bởi vì người đó biết rằng mình không biết, vì người đó là người dốt nát, nên người đó ở ngay ngưỡng cửa của trí huệ. Bởi vì người đó biết mình không biết, người đó có thể truy tìm, và cuộc truy tìm của người đó sẽ thuần khiết, không định kiến. Người đó sẽ truy tìm mà không có kết luận nào. Người đó sẽ truy tìm mà không là người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Hindu giáo. Người đó đơn giản sẽ truy tìm như người truy tìm. Việc truy tìm của người đó sẽ không bắt nguồn từ những câu trả lời làm sẵn, việc truy tìm của người đó sẽ bắt nguồn từ trái tim riêng của người đó. Việc truy tìm của người đó sẽ không phải là sản phẩm phụ của tri thức, việc truy tìm của người đó sẽ có tính tồn tại. Người đó truy tìm bởi vì đó là vấn đề sống và chết với người đó. Người đó truy tìm bởi vì người đó thực sự muốn biết. Người đó biết rằng mình không biết - đó là lí do tại sao người đó truy tìm. Việc truy tìm của người đó có cái đẹp của riêng nó. Người đó không phải là người ngu, người đó đơn giản dốt nát. Người ngu thật là người nghĩ mình biết mà chẳng biết gì cả. $ketdoan $modoan
Socrates đã cố gắng làm cùng điều đó ở Athens: ông ấy đã cố gắng làm cho những người ngu có học này nhận biết rằng mọi học vấn của họ đều là giả, rằng họ thực sự là người ngu, kẻ giả vờ, đạo đức giả. Một cách tự nhiên, mọi giáo sư và mọi triết gia và mọi cái gọi là nhà tư tưởng... và Athens đầy những họ. Athens là thủ đô của tri thức vào những ngày đó. Cũng như ngày nay mọi người nhìn vào Oxford hay Cambridge, mọi người đã nhìn tới Athens. Nơi đó đầy  những người ngu có học, và Socrates đang cố gắng đưa họ xuống đất, làm tan nát tri thức của họ, đang nêu ra những câu hỏi - đơn giản theo cách nào đó, nhưng khó được trả lời bởi những người chỉ đi góp nhặt tri thức từ người khác.
Athens trở nên giận Socrates lắm. Họ đã đầu độc con người này. Socrates là một trong những người vĩ đại nhất đã từng bước đi trên trái đất; và điều ông ấy đã làm rất ít người đã làm được. Phương pháp của ông ấy là phương pháp cơ bản. Phương pháp của Socrates để truy tìm là tới mức nó phơi bày người ngu là ngu. Phơi bày người ngu là ngu là điều nguy hiểm, tất nhiên, bởi vì người đó sẽ trả thù. Socrates đã bị đầu độc, Jesus đã bị đóng đinh, Phật đã bị kết án.
Ngày Phật chết, Phật giáo bị tống khỏi đất nước này, bị trục xuất khỏi đất nước này. Các học giả, các nhà bác học, những người brahmins, không thể cho phép nó còn lại. Nó quá không thoải mái cho họ. Công kích cơ sở của nó là vào các brahmins, những kẻ ngu có học, và một cách tự nhiên họ đều bị bực mình. Họ đã không thể đối diện được với Phật, họ đã không thể đương đầu được với ông ấy. Họ chờ đợi cơ hội của họ theo cách tinh ranh: khi Phật chết, thế rồi họ bắt đầu đánh các tín đồ. Khi ánh sáng đã tắt rồi, thế thì đó là thời gian cho cú, cho người ngu có học, để cai trị đất nước này lần nữa. Và kể từ lúc đó họ đã cai trị mãi cho tới nay - họ vấn đang nắm quyền. Vẫn cùng những người ngu đó!
Thế giới đã chịu đựng nhiều rồi. Con người có thể đã trở thành vinh quang của trái đất, nhưng bởi vì những kẻ ngu này... và bởi vì họ có quyền họ có thể gây hại, và bởi vì họ có quyền họ có thể phá huỷ bất kì khả năng nào, bất kì cơ hội nào cho con người tiến hoá. Con người đã đi trong vòng tròn, và những người ngu này không muốn con người trở thành trí huệ, bởi vì nếu con người trở thành trí huệ những người ngu này sẽ không ở đâu cả. Họ sẽ không trong quyền lực nữa - về tôn giáo, chính trị, xã hội, tài chính, mọi quyền lực sẽ mất đi. Họ có thể vẫn còn trong quyền lực chỉ nếu họ có thể cứ phá huỷ đi mọi khả năng của trí huệ đối với con người.
Nỗ lực của tôi ở đây là để tạo ra lần nữa việc truy tìm kiểu Socrates, để hỏi những câu hỏi nền tảng mà Phật đã nêu ra.
Trong công xã mới này chúng ta sẽ có bẩy vòng đồng tâm gồm những người. Vòng thứ nhất, vòng bề ngoài nhất, sẽ bao gồm những người chỉ tới do tính tò mò trẻ con, hay tới do các định kiến đã tích luỹ, những người mà, sâu bên dưới, là đối kháng - các nhà báo, vân vân.
Họ sẽ được phép chỉ thấy phần bề mặt của công xã - không phải là cái gì sẽ bị che giấu, mà chỉ bởi vì cách tiếp cận của họ nên họ sẽ không có khả năng thấy cái gì nhiều hơn cái bề ngoài nhất. Họ sẽ thấy chỉ cái vỏ ngoài. Ở đây cùng điều đó vẫn cứ xảy ra. Họ tới và họ chỉ thấy cái bên ngoài. $ketdoan $modoan
Mới hôm nọ tôi đã đọc một phóng sự của một nhà báo; anh ta đã ở đây trong năm ngày. Anh ta viết, "trong năm ngày," dường như đó là thời gian rất dài ở đây; năm ngày, dường như anh ta đã ở đây năm kiếp rồi! Bởi vì anh ta đã ở đây nên anh ta trở thành người có thẩm quyền. Bây giờ anh ta biết điều đang xảy ra ở đây bởi vì anh ta đã xem mọi người thiền. Làm sao bạn có thể xem mọi người thiền được? Hoặc bạn có thể thiền hoặc không, nhưng bạn không thể xem mọi người thiền được. Vâng, bạn có thể xem cử chỉ vật lí của mọi người, những chuyển động, nhảy múa, hay việc ngồi im lặng của họ dưới gốc cây, nhưng bạn không thể thấy được thiền! Bạn có thể xem tư thế vật lí của thiền nhân, nhưng bạn không thể thấy được kinh nghiệm bên trong của người đó. Để thấy điều đó, bạn phải thiền, bạn phải trở thành người tham dự.
Và điều kiện cơ bản cho việc là người tham dự là ở chỗ bạn phải vứt bỏ ý tưởng này về việc là người xem. Ngay cả nếu bạn tham gia, nếu bạn nhảy múa với các thiền nhân, với ý tưởng này rằng bạn đang tham gia chỉ để xem điều xảy ra, thế thì chẳng cái gì sẽ xảy ra cả. Và tất nhiên, bạn sẽ đi với kết luận rằng tất cả điều này là vô nghĩa - chẳng cái gì xảy ra cả. Và bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn đúng bên trong bản thân bạn  rằng chẳng cái gì xảy ra, bởi vì bạn thậm chí đã tham gia vào mà có gì xảy ra đâu.
Người đó viết rằng anh ta đã dự vào buổi darshan trao đổi tâm tình và nhiều điều đã xảy ra cho các sannyasins - nhiều điều đã xảy ra rằng sau khi tiếp xúc năng lượng sâu với tôi tới mức họ thậm chí không thể bước trở về chỗ của mình được - họ phải được khiêng đi. Và thế rồi anh ta nhắc tới, "Nhưng chẳng cái gì xảy ra cho tôi cả." Điều đó là đủ chứng minh rằng mọi điều xảy ra chỉ là thôi miên, hay mọi người giả vờ chỉ bởi vì nhà báo có đó, hay đấy chỉ là vở diễn được bố trí, cái gì đó được dàn xếp - bởi vì có gì xảy ra với anh ta đâu.
Có những điều có thể xảy ra chỉ khi bạn sẵn có, cởi mở, không định kiến. Có những điều có thể xảy ra chỉ khi bạn gạt tâm trí của mình sang bên.
Nhà báo này lại viết, "Những người tới đó, họ bỏ tâm trí của mình ở nơi họ bỏ giầy - nhưng tôi không thể làm được điều đó. Tất nhiên," anh ta nói, "nếu tôi mà bỏ tâm trí mình đằng sau, tôi chắc cũng phải bị ấn tượng." Nhưng anh ta nghĩ tâm trí mà anh ta có là cái gì đó giá trị thế - làm sao anh ta có thể bỏ nó đằng sau được? Anh ta cảm thấy bản thân mình rất tinh ranh bởi vì anh ta đã không bỏ tâm trí mình đằng sau.
Tâm trí là rào chắn, không phải là cây cầu. Trong công xã mới này, vòng đồng tâm thứ nhất sẽ dành cho những người tới như nhà báo - những người có định kiến, người đã biết rằng họ biết. Nói tóm lại, dành cho người ngu.
Vòng đồng tâm thứ hai sẽ dành cho những người là người truy tìm - không định kiến, không Hindu giáo không Mô ha mét giáo không Ki tô giáo, những người tới mà không có kết luận gì, người tới với tâm trí cởi mở. Họ sẽ có khả năng thấy sâu hơn một chút. Cái gì đó của điều bí ẩn sẽ khuấy động con tim họ. Họ sẽ vượt qua rào chắn của tâm trí. Họ sẽ trở nên nhận biết rằng điều gì đó có tầm quan trọng mênh mông đang xảy ra - đích xác nó là cái gì họ sẽ không có khả năng hình dung ra ngay lập tức, nhưng họ sẽ trở nên nhận biết mơ hồ rằng cái gì đó có giá trị đang xảy ra. Họ có thể không có đủ dũng cảm để tham gia vào trong nó; việc truy tìm của họ có thể có tính trí tuệ nhiều hơn tính tồn tại, họ có thể không có khả năng trở thành một phần, nhưng họ sẽ trở nên nhận biết - tất nhiên, theo cách rất mơ hồ và lẫn lộn, nhưng chắc chắn có nhận biết - rằng rõ ràng có cái gì đó hơn nữa đang diễn ra. $ketdoan $modoan
Vòng thứ ba sẽ dành cho những người đồng cảm, người trong đồng cảm sâu sắc, người đã sẵn sàng đi với công xã thêm một chút ít, người sẵn sàng nhảy múa và ca hát và tham gia, người không chỉ là người truy tìm mà còn sẵn sàng thay đổi bản thân mình nếu việc truy tìm yêu cầu điều đó. Họ sẽ trở nên nhận biết rõ ràng hơn về những cõi giới sâu hơn.
Và vòng thứ tư sẽ là thấu cảm. Đồng cảm nghĩa là người có thân thiện, người không đối kháng. Thấu cảm nghĩa là người không chỉ thân thiện; mà là người cảm thấy có một loại thống nhất, cái một. Thấu cảm nghĩa là người cảm với công xã, với mọi người, với điều đang xảy ra. Người ta gặp gỡ, hội nhập, tan chảy, trở thành một.
Vòng thứ năm sẽ là những người điểm đạo, các sannyasins - người không chỉ cảm thấy trong tim mình mà còn là người sẵn sàng cam kết, sẵn sàng tham dự. Người sẵn sàng mạo hiểm. Người sẵn sàng cam kết, bởi vì người đó cảm thấy một tình yêu lớn lao, cuồng nhiệt - đang nảy sinh trong mình. Sannyasin, người điểm đạo.
Và vòng thứ sáu sẽ là những người đã bắt đầu tới nơi - những người lão luyện. Những người có cuộc hành trình đang tới gần đích hơn, những người không còn là sannyasins mà đang trở thành siddhas, người có cuộc hành trình sắp tới điểm chấm dứt hoàn toàn, đang ngày một tới gần sự kết thúc hơn. Nhà không còn xa nữa, chỉ vài bước thêm nữa thôi. Theo một cách nào đó, họ đã đạt tới rồi.
Và vòng thứ bảy sẽ bao gồm các a la hán và bồ tát. Các a la hán là những sannyasins đã đạt tới nhưng không quan tâm tới việc giúp người khác đạt tới. Phật giáo có một cái tên đặc biệt cho họ: a la hán - lữ khách đơn độc, đã tới nơi và rồi biến mất vào trong điều tối thượng. Còn bồ tát là những người đã đạt tới nhưng họ cảm thấy từ bi lớn lao với những người chưa tới. Bồ tát là a la hán có từ bi. Người đó dừng lại, ngoái nhìn sau và cứ vẫy gọi những người vẫn còn đang dò dẫm trong bóng tối. Người đó là người giúp đỡ, người phục vụ nhân loại.
Có hai kiểu người. Một kiểu là những người thấy thoải mái chỉ khi người đó được một mình; người đó cảm thấy chút ít không thoải mái trong mối quan hệ, người đó cảm thấy chút ít nhiễu loạn, phân tán trong mối quan hệ. Kiểu người đó trở thành a la hán. Khi người đó đạt tới, người đó được kết thúc với mọi thứ. Bây giờ người đó không nhìn lại.
Bồ tát là loại người thứ hai: người cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ, thực ra khi người đó đang trong quan hệ người đó thoải mái hơn khi người đó một mình. Người đó nghiêng nhiều hơn về yêu. A la hán nghiêng nhiều hơn về thiền. Con đường của a la hán là của thiền thuần khiết, còn con đường của bồ tát là con đường của yêu thuần khiết. Yêu thuần khiết bao hàm thiền, và thiền thuần khiết bao hàm yêu - nhưng thiền thuần khiết chỉ chứa yêu như hương vị, hương thơm; nó không là lực trung tâm trong đó. Và yêu thuần khiết bao hàm thiền như hương thơm; nó không là trung tâm trong đó.
Hai kiểu người này tồn tại trên thế giới. Kiểu thứ hai - tín đồ trên con đường của yêu - trở thành bồ tát. Vòng thứ bẩy sẽ bao gồm các a la hán và bồ tát.
Bây giờ, vòng thứ bẩy sẽ nhận biết về tất cả sáu vòng kia, và vòng thứ sáu sẽ nhận biết về năm vòng kia - vòng cao hơn sẽ nhận biết về vòng thấp hơn, nhưng vòng thấp hơn sẽ không nhận biết về vòng cao hơn. Vòng thứ nhất sẽ không nhận biết gì khác hơn vòng thứ nhất. Người đó sẽ thấy nhà cửa và khách sạn và bể bơi và trung tâm mua bán và việc thêu may và làm đồ gốm và đồ mộc. Người đó sẽ thấy cây cối, toàn thể khung cảnh… người đó sẽ thấy mọi thứ này. Người đó sẽ thấy hàng nghìn sannyasins, và người đó sẽ nhún vai: "Những người này làm gì ở đây thế nhỉ?" Người đó sẽ có chút ít phân vân, bởi vì người đó không nghĩ rằng có thể tìm thấy nhiều người điên thế ở một chỗ: "Tất cả đều bị thôi miên!" Người đó sẽ tìm ra lời giải thích. Người đó sẽ đi hoàn toàn thoả mãn rằng mình đã biết về công xã này. Người đó sẽ không nhận biết về các vòng cao hơn - vòng thấp hơn không thể nhận biết được vòng cao hơn. Đó là một trong những luật nền tảng của cuộc sống - aes dhammo sanantano - chỉ vòng cao hơn biết vòng thấp hơn, bởi vì người đó đã đi từ vòng thấp hơn. $ketdoan $modoan
Khi bạn đứng trên đỉnh núi chan hoà ánh nắng, bạn biết mọi thứ bên dưới thung lũng. Người dưới thung lũng có thể không nhận biết về bạn chút nào, điều đó là không thể được cho họ. Thung lũng có mối bận tâm riêng của nó, vấn đề riêng của nó. Thung lũng bận tâm với bóng tối riêng của nó.
Người ngu có thể tới một thầy nhưng sẽ vẫn còn chẳng được lợi lộc gì bởi vì người đó sẽ chỉ thấy cái bên ngoài. Người đó sẽ không có khả năng thấy được cái bản chất, người đó sẽ không có khả năng thấy được cái cốt lõi. Người ngu cũng tới đây nữa, nhưng người đó chỉ nghe những lời - và người đó cứ diễn giải những lời này theo ý tưởng riêng của mình. Người đó cứ thoả mãn hoàn toàn rằng mình biết điều đang xảy ra.
Có nhiều người ngu không tới đây - họ không cảm thấy cần thiết. Họ đơn giản phụ thuộc vào các báo cáo của những người ngu. Thế là đủ. Chỉ một người ngu có thể thuyết phục cả nghìn người ngu, bởi vì ngôn ngữ của họ là như nhau, định kiến của họ là như nhau, quan niệm của họ là như nhau… không có vấn đề gì! Một người ngu đã thấy, và tất cả những người ngu khác bị thuyết phục. Một người ngu tường trình trên báo chí và tất cả những người ngu khác đọc nó vào buổi sáng, và được thuyết phục.
Lời kinh:
Đêm dài làm sao với người gác,
Đường dài làm sao với lữ khách mệt lử,
Lang thang lâu sao qua nhiều kiếp với người ngu bỏ lỡ con đường.
Đêm rất dài đối với người gác  đêm - tại  sao? Người đó không thể thảnh thơi, người đó phải giữ bản thân mình thức bằng cách nào đó. Đó là cuộc vật lộn. Người đó phải giữ bản thân mình thức đi ngược tự nhiên, bởi vì đêm có nghĩa là dành cho thảnh thơi và nghỉ ngơi và đi vào giấc ngủ. Người đó đang tranh đấu chống lại tự nhiên - người ngu là như vậy. Người ngu cứ tranh đấu chống lại tự nhiên. Người đó cố gắng bơi ngược dòng; do đó, khổ của người đó kéo dài, dài không cần thiết. Người đó nhân nó lên cả nghìn lần bởi vì người đó không thể buông bỏ được, người đó không thể thảnh thơi được.
Chỉ dẫn thứ nhất về tâm trí ngu si là ở chỗ nó không thể thảnh thơi được, nó bao giờ cũng căng thẳng, nó bao giờ cũng canh gác, nó bao giờ cũng sợ.
Đêm dài làm sao với người gác... Nó không dài như vậy với những người đang nghỉ ngơi, thảnh thơi, và đã đi vào trong giấc ngủ sâu. Nó trôi qua nhanh thế! Mới khoảnh khắc này bạn còn thức, thế rồi bạn rơi vào giấc ngủ... và khoảnh khắc sau bạn thức dậy, trời đã sáng rồi. Bạn không thể tin được đêm đã bay qua nhanh thế. Nếu bạn thực sự nghỉ... bạn càng nghỉ nhiều, đêm bay qua càng nhanh. Nếu bạn nghỉ toàn bộ, thời gian biến mất. Đây là điều gì đó cần được hiểu.
Thời gian là hiện tượng tâm lí. Tôi không nói về thời gian bạn thấy trên đồng hồ, tôi đang nói về thời gian tâm lí. Khi bạn hạnh phúc, thảnh thơi, an bình, thời gian bay qua nhanh. Khi bạn đau đớn, khổ sở, buồn phiền, thời gian trôi qua rất chậm; nó dường như không chấm dứt. $ketdoan $modoan
Bạn đã ngồi bên cạnh người sắp chết trong đêm chưa? Dường như sáng chẳng bao giờ tới. Đêm dường như dài thế... vẫn cùng đêm đó thôi. Cùng đêm đó bạn ngồi cùng người yêu, và đêm bay qua nhanh tới mức bạn không thể tin được vào điều đó - bởi vì bạn hạnh phúc và bạn thảnh thơi và bạn tận hưởng và bạn đi với tự nhiên, không tranh đấu. Yêu nghĩa là buông xuôi, yêu nghĩa là thảnh thơi.
Người ta cứ hỏi Albert Einstein lặp đi lặp lại mãi trong đời ông ấy, "Lí thuyết tương đối là gì?" Đó là một lí thuyết phức tạp và nó không thể được giải thích một cách dễ dàng cho những người không biết về toán học cao cấp. Thực ra, người ta nói rằng chỉ có mười hai người trên cả trái đất hiểu đích xác điều Einstein ngụ ý bởi lí thuyết tương đối. Làm sao giải thích nó cho người thường được?
Cho nên ông ấy đã đưa ra cách giải thích hay này. Ông ấy sẽ nói, "Ngồi trên bếp lò nóng thì một giây dường như vĩnh viễn, không chấm dứt - nó nóng thế, nó đau thế. Và thế rồi cầm tay người yêu và ngồi bên cô ấy trên bờ sông trong đêm trăng tròn, và hàng giờ trôi qua như khoảnh khắc." Điều này, ông ấy thường nói, là lí thuyết tương đối.
Mọi thứ đều phụ thuộc vào bạn, vào trạng thái tâm lí của bạn. Thời gian không phải là hiện tượng vật lí, vật chất; nó có tính tâm lí. Do đó, trong thiền sâu thời gian biến mất toàn bộ. Và điều này không phải là cái gì mới, các nhà huyền môn đã biết tới nó trong nhiều thời đại. Họ đã nói, mọi nhà huyền môn của mọi nước, rằng thời gian dừng khi thiền thực sự bắt đầu.
Jesus được ai đó hỏi, "Ông nói nhiều thế về vương quốc của Thượng đế - cái gì rất đặc biệt về nó, cái gì đó mà chúng tôi không biết chút nào vậy? Nói cho chúng tôi điều gì đó về vương quốc của Thượng đế mà tuyệt đối đặc biệt xem nào."
Và bạn có biết ông ấy nói gì không? Câu trả lời rất kì lạ - ông ấy nói, "Sẽ không có thời gian nữa."
Vâng, trong vương quốc của Thượng đế không thể có thời gian nữa, bởi vì thời gian chỉ tỉ lệ với đau đớn, khổ sở, lo âu. Nếu mọi lo âu, mọi đau đớn, mọi ác mộng biến mất, thời gian biến mất. Thời gian là hiện tượng tâm trí: nếu không có tâm trí, không có thời gian. Và bạn cũng biết về điều đó. Tính tương đối này bạn đã cảm thấy.
Vivek mới nói hôm nọ, nhiều lần cô ấy đã nói điều đó, rằng thời gian ở đây bay nhanh tới mức cô ấy không thể tin được rằng cô ấy đã ở đây bẩy năm rồi. Có vẻ như cô ấy mới đến đây chỉ bẩy ngày thôi.
Và vậy mà chúng ta vẫn đang trong thế giới này! Một khi chúng ta đã đi khỏi thế giới, một khi chúng ta có thể giới nhỏ của riêng mình, một khi chúng ta vứt bỏ mọi cây cầu, thời gian sẽ bắt đầu biến mất. Nỗ lực của tôi là để cho bạn hương vị của vô thời gian. Một khi bạn đã nếm trải nó, thế thì bạn có thể quay trở về thế giới này và nó sẽ vẫn còn với bạn. Điều quan trọng nhất là nếm trải nó ít nhất một lần - vô thời gian - và bỗng nhiên bạn được đưa vào thế giới khác.
Thế giới này bao gồm thời gian và không gian. Đó là cách Albert Einstein định nghĩa nó: không-thời- gian. Ông ấy tạo ra một từ từ hai từ, bởi vì ông ấy nói thời gian không là gì ngoài chiều thứ tư của không gian. Cho nên thế giới này bao gồm không gian và thời gian, và trong thiền bạn biến mất khỏi cả hai, hay cả hai biến mất khỏi bản thể bạn. Bạn không biết bạn ở đâu. Bạn hiện hữu, chắc chắn, còn hơn cả bạn đã từng hiện hữu; bạn toàn bộ ở đó nhưng không có không gian giới hạn bạn và không có thời gian xác định bạn. Sự tồn tại thuần khiết. Một khi được nếm trải rồi, mọi cái ngu ngốc biến mất.


Người ngu sống trong thời gian, người trí huệ sống trong vô thời gian.
Người ngu sống trong tâm trí, người trí huệ sống trong vô trí.
Đêm dài làm sao với người gác, đường dài làm sao với lữ khách mệt lử... nhìn vào mặt mọi người mà xem - họ trông mệt mỏi làm sao, mòn mỏi, hoàn toàn thất vọng. Và họ không chỉ trông như vậy, họ là như vậy đấy. Linh hồn của họ mệt mỏi, chính bản thể họ đã trở thành một loại chán ngán. Họ đang kéo lê bản thân mình - họ không vui vẻ, không nhảy múa trong bước đi của họ, không bài ca trong trái tim họ, không biết ơn, không cám ơn... ngược lại, nhiều phàn nàn ca cẩm thế.
Một trong những nhân vật của Dostoevsky trong cuốn Anh em nhà Karamazov nói, "Tôi muốn trả lại cuộc sống này cho Thượng đế nếu tôi gặp ngài. Tôi không muốn sống thêm nữa. Cuộc sống đầy khổ não thế!" Anh ta muốn trả vé. Làm sao anh ta có thể cám ơn được?
Nghĩ mà xem: nếu bạn gặp Thượng đế một ngày nào đó, bạn định nói gì với ngài? Thậm chí khó mà nói "Chào ngài!" Bạn sẽ giận ngài thế, hoàn toàn bực tức thế, cáu bẳn vì rằng đây là người đã tạo ra bạn, đây là người đã tạo ra thế giới này! Điều đó là đơn giản bởi vì điều này mà Thượng đế cứ trốn tránh; bằng không thì mọi người nhất định giết chết ngài. Họ sẽ không để cho ngài sống đâu; ngài phải đi trốn, chỉ để sống sót mà ngài phải đi trốn.
Đêm dài làm sao với người gác, đường dài làm sao với lữ khách mệt lử, lang thang qua nhiều kiếp dài làm sao với người ngu bỏ lỡ con đường. Và người ngu nhất định bỏ lỡ con đường rồi. Tại sao? - bởi vì người đó nghĩ mình đã biết con đường rồi, bởi vì người đó nghĩ người đó đang trên đường rồi. Mọi người khác đều sai, người đó đúng. Người đó tin rằng nếu mọi người theo người đó, mọi thứ sẽ đúng trên thế giới. Người đó là cuồng tín. Người đó có Kinh Thánh, Koran, Vedas - còn cần gì khác nữa? Người đó biết mọi giáo điều hay của mọi tôn giáo rồi - còn cần gì thêm nữa? Người đó biết con đường rồi!
Nhưng khi Phật dùng từ 'đạo', ông ấy ngụ ý pháp dhamma - aes dhammo sanantano. Ông ấy ngụ ý con đường đưa bạn ra khỏi bản ngã của bạn, con đường đưa bạn ra khỏi tâm trí của bạn, con đường đưa bạn ra khỏi sự đồng nhất của mình, con đường làm cho bạn thành cái không tuyệt đối... con đường giúp bạn tan biến vào trong cái toàn thể.
Ông ấy không nói về tôn giáo, ông ấy không nói về cái gọi là kĩ thuật, phương cách, phương pháp. Khi ông ấy dùng từ 'con đường', ông ấy ngụ ý đích xác điều Lão Tử ngụ ý bởi 'đạo'. Đạo đích xác nghĩa là "con đường" - con đường tới cái gì? Con đường đi ra ngoài bản thân bạn, con đường dẫn bạn đi ra khỏi trạng thái bi giới hạn của bạn, trạng thái bị cầm tù, vào chỗ mở.
Lang thang qua nhiều kiếp dài làm sao... Và điều đó thực sự dài, việc lang thang dài - không phải một ngày hay một kiếp, mà nhiều kiếp, hàng triệu kiếp. Và nếu mọi người mệt mỏi, điều đó không gây ngạc nhiên. Nếu mắt họ đầy bụi, điều đó không gây ngạc nhiên. Nếu linh hồn họ bị bao phủ bởi nhiều tầng bụi bặm, điều đó không gây ngạc nhiên. Nếu chúng không còn phản chiếu, nếu những tấm gương của họ bị mất, điều đó không phải là ngẫu nhiên - điều đó là hiểu được, mặc dầu không tha thứ được, bởi vì không ai khác chịu trách nhiệm cho tình huống này ngoại trừ bạn. Nếu bạn quyết định, bạn có thể vứt bỏ mọi tầng bụi bặm này ngay chính khoảnh khắc này, và khoảnh khắc bạn vứt đi mọi bụi bặm của ý nghĩ của mình, bạn đang trên đường. Bạn là con đường rồi! $ketdoan $modoan
Jesus nói, "Ta là con đường, ta là chân lí, ta là lối cổng." Người Ki tô giáo cứ diễn giải điều đó như thể Jesus là con đường; điều đó không đúng, điều đó là làm sai lạc Jesus hoàn toàn. Khi Jesus nói, "Ta là con đường," ông ấy đang nói, "Bất kì ai có thể nói 'tôi hiện hữu', có con đường." Ông ấy không nói về Jesus, con của Joseph và Mary; ông ấy đang nói về "tính tôi đây".
Khoảnh khắc này, trong thiền im lặng sâu sắc, bạn bắt gặp tính tôi đây, bạn là con đường. Vấn đề không phải là việc là người Ki tô giáo. Không phải là điều người Ki tô giáo cứ đi nói với cả thế giới, "Chừng nào các ông chưa tới với Jesus, các ông sẽ không tìm thấy đường tới Thượng đế đâu." Điều đó là cực kì vô nghĩa!
- bởi vì Phật đã tìm thấy mà đâu có là người Ki tô giáo, và Mohammed đã tìm thấy mà đâu có là người Ki tô giáo, và Mahavira đã tìm thấy và Krishna đã tìm thấy và Lão Tử đã tìm thấy... tôi đã tìm thấy mà đâu có là người Ki tô giáo. Điều đó là vô nghĩa.
Nhưng điều Jesus thực sự ngụ ý là đúng.
Moses đã hỏi Thượng đế khi ông ấy gặp ngài... một câu chuyện hay; nhớ lấy, nó là chuyện kể thôi, không phải là lịch sử. Lịch sử là điều rất bình thường; lịch sử bao gồm Tamerlane, và Genghis Khan và Adolf Hitler và Joseph Stalin và Mao Trạch Đông - lịch sử rất bình thường. Nó bao gồm tất cả những cái xấu xa. Đây không phải là lịch sử, đây là chuyện cách ngôn, ẩn dụ, có tính thơ ca và cái đẹp vô cùng.
Chuyện kể rằng khi Moses gặp Thượng đế ông ấy hỏi, "Ngài là ai?" Và Thượng đế tương truyền đã nói, "Ta là cái ta đang là đây này."
Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói, "Ta là con đường."
Nếu bạn có thể cảm thấy bản thể riêng của mình, 'cái đây' riêng của mình, bạn sẽ thấy con đường. Người ngu không thể tìm thấy được nó. Người đó cứ đi mãi... sống trong cùng ham muốn, cùng những ý nghĩ ngu xuẩn, trong cùng kí ức. Người ngu có tính lặp lại; người đó chỉ lặp điều mình biết - người đó chưa bao giờ cố gắng vượt ra ngoài tri thức của mình. Và chân lí là cái không biết.
Quan sát tâm trí bạn và bạn sẽ có khả năng hiểu điều tôi đang cố truyền đạt cho bạn. Tâm trí bạn có tính lặp lại! Nó nói, "Hôm qua thức ăn rất ngon, chúng ta tới khách sạn đó đi... Hôm qua người đó rất thân thiện, chúng ta tìm người đó đi." Nó muốn lặp cái hôm qua, và nó không cho phép hôm nay có sự hiện hữu riêng của hôm nay. Nó thậm chí không cho phép ngày mai có sự hiện hữu riêng của ngày mai; với các ngày mai cũng vậy, nó có kế hoạch để lặp chính điều nó đã biết trong quá khứ. Và bạn đã biết gì trong quá khứ ngoại trừ khổ? Nhưng bạn đã trở nên quen thuộc với nó và bạn cứ lặp nó.
Người ngu có tính lặp lại: người trí huệ sống mọi khoảnh khắc đều mới.
Tất cả lính tráng của trung đoàn Mĩ ở Hàn Quốc đóng góp mỗi người một đô la rồi mở sổ số cho người trúng số được lấy số tiền đó và sống một đêm ở nhà chứa xịn nhất ở Phương Đông.
Hymie Kaplowitz, kẻ ghê gớm vùng Brooklyn, tự nhiên trúng giải, và khi trở về từ nhà chứa huyền thoại đó, tả điều đã xảy ra cho bạn cùng phòng đã tụ tập: bức màn vàng kéo lên, âm nhạc phương đông cuốn hút, thức ăn kì lạ, kích dục được các cô gái mười hai tuổi trần truồng nhỏ nhắn phục vụ trước, vân vân, kết thúc mọi đoạn bằng "... chẳng cái gì giống như Brooklyn cả!" $ketdoan $modoan
Cuối cùng anh ta tả cách người đàn bà đẹp nhất mà anh ta đã từng thấy chậm rãi bước xuống cầu thang lộng lẫy, chỉ mặc khăn trùm đầu kiểu nhà chùa với mạng che mặt kéo dài bằng dải đăng ten trắng, và nắm tay đưa anh ta lên cầu thang tới giường đượm hương thơm của cô ta "... chẳng cái gì giống Brooklyn cả!"
"Thế rồi sao?" mọi lính khác hỏi một cách sốt ruột. "Rồi sao á?" Hymie trả lời. "Ồ, thế rồi giống như Brooklyn thôi."
Tâm trí người ngu cứ làm lặp đi lặp lại cùng một điều mãi. Tâm trí người ngu là cái vòng luẩn quẩn - nó đi theo vòng tròn. Người trí huệ không lặp chút nào. Người đó sống từng khoảnh khắc mới mẻ, người đó được sinh ra mới từng khoảnh khắc. Người đó chết đi quá khứ mọi khoảnh khắc, và lại được sinh ra lần nữa.
Toàn thể cuộc sống của người trí huệ là quá trình tái sinh. Người trí huệ không được sinh ra một lần, người đó được sinh ra mọi khoảnh khắc lặp đi lặp lại. Cái cũ không bao giờ nắm giữ người đó. Nhưng người ngu được sinh ra chỉ mỗi một lần, và thế rồi người đó cứ lặp lại.
Nếu bạn cứ lặp bạn sẽ bỏ lỡ con đường, bởi vì linh hồn bạn, bản thể bạn tuyệt đối tươi tắn và bao gờ cũng trẻ trung. Nó không bao giờ già. Tâm trí già đi, thân thể già đi, nhưng bản thể không biết gì về thời gian cả - làm sao nó có thể già đi được? Nó bao giờ cũng trẻ, nó bao giờ cũng thanh xuân. Nó tươi trẻ như giọt sương trong ánh mặt trời buổi sớm, nó tươi trẻ như lá sen trong hồ.
Nếu lữ khách không thể tìm ra thầy hay bạn đi cùng mình,
để người đó đi một mình hơn là đi cùng người ngu.
Điều tốt nhất là tìm ra thầy, bởi vì thầy là người bạn vĩ đại nhất có thể có; do đó Phật nói thầy hay bạn.
Nếu lữ khách không thể tìm ra thầy hay bạn đi cùng mình, để người đó đi một mình thay vì đi cùng người ngu. Nhưng tránh người ngu ra. Và đó là điều bạn chưa bao giờ làm. Bạn thu thập những người ngu quanh bản thân bạn. Có bí mật nào đó trong việc ấy: khi bạn được bao quanh bởi những người ngu, bạn dường như cao siêu. Đó chính là việc thoả mãn bản ngã; do đó không ai muốn sống với ai đó cao siêu hơn. Mọi người muốn sống với người thấp kém hơn, bởi vì những người thấp kém hơn bạn cho bạn ý tưởng rằng bạn vĩ đại.
Sống cùng với thầy bạn sẽ phải vứt bỏ ý tưởng đó rằng bạn vĩ đại, bạn sẽ phải vứt bỏ tất cả những rác rưởi đó, bạn sẽ phải vứt bỏ toàn thể bản ngã của mình, bạn sẽ phải buông xuôi. Bạn sẽ phải tan biến đi trong thầy; do đó mọi người tránh né thầy. Làm sao nhiều người tới với Jesus được? Rất ít người, họ có thể được đếm trên đầu ngón tay. Bao nhiêu người tới với Phật? Rất ít... Điều này bao giờ cũng như vậy. Nhưng mọi người rất sung sướng tới câu lạc bộ Rotary. Người ta cảm thấy rất thích khi bạn được những kẻ ngu bao quanh - điều đó cho cảm giác rất thích thú: mọi kẻ ngủ đều ăn vận tề chỉnh, và mọi kẻ ngu đều cảm thấy hơn người khác, và mọi kẻ ngu đều ba hoa về bản thân mình, và mọi kẻ ngu đều được những kẻ ngu khác nâng đỡ. $ketdoan $modoan
Mọi người thích ở trong đám đông, bởi vì trong đám đông bạn có thể quên đi cái kém cỏi của mình. Đó là lí do tại sao mọi người không rời bỏ đám đông. Đám đông này là của người Hindus, đám đông khác là của người Mô ha mét giáo, đám đông thứ ba là của người Ki tô giáo vân vân và vân vân. Chẳng ai muốn rời bỏ đám đông cả.
Và ngay cả đôi khi mọi người rời bỏ đám đông này, họ lập tức gia nhập đám đông khác. Bằng cách nào đó họ trốn khỏi nhà tù này để đi vào trong nhà tù khác - họ không thể sống một mình được. Phật nói sống một mình tốt hơn là sống với người ngu. Nếu bạn có thể tìm thấy thầy hay bạn, tốt; nếu bạn không thể tìm được, thế thì tốt hơn cả là một mình thôi. Tất nhiên, một mình sẽ vất vả, sẽ khó khăn bởi vì đám đông sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho bạn. Đám đông không thích cá nhân, nó không muốn ai độc lập cả; nó muốn mọi người đều phụ thuộc vào đám đông. Nó sẽ tạo ra rắc rối cho bạn. Nhưng tất cả những rắc rối đó là việc lau sạch, tất cả những rắc rối đó đều là thách thức. Chúng mài sắc thông minh của bạn, chúng sẽ làm cho bạn trí huệ.
"Con ta, của cải của ta!"
Người ngu tự gây rắc rối cho mình.
Nhưng người đó làm sao có con hay của cải? Người đó thậm chí không là người chủ riêng của mình.
Người ngu sống quanh ý tưởng về "của tôi" và "cái của tôi": quốc gia của tôi, tôn giáo của tôi, giống nòi của tôi, gia đình của tôi, của cải của tôi, con tôi, bố mẹ tôi... người đó sống quanh "của tôi" và "cái của tôi."
Và người đó đã tới một mình rồi sẽ đi một mình; không ai đem bất kì cái gì vào thế giới này và không ai lấy bất kì cái gì khỏi thế giới này. Một mình, với đôi bàn tay trống chúng ta tới; một mình, với đôi bàn tay trống chúng ta đi. Người trí huệ biết điều đó; do đó người trí tuệ chẳng tuyên bố cái gì là "cái của tôi" cả. Người đó dùng mọi thứ, nhưng người đó không sở hữu chúng. Việc dùng là hoàn toàn tốt - dùng mọi thứ của thế giới này, chúng là dành cho bạn. Thế giới là món quà từ Thượng đế - dùng nó đi, nhưng đừng sở hữu nó. Khoảnh khắc bạn trở thành kẻ sở hữu, bạn không thể dùng mọi thứ được - mọi thứ bắt đầu dùng bạn. Khoảnh khắc bạn trở thành kẻ sở hữu, thực ra bạn bị các vật của mình sở hữu, bạn trở thành nô lệ. Và chính ý tưởng về sở hữu là ngu xuẩn. Làm sao bạn có thể sở hữu được cái gì? Bạn thậm chí không sở hữu được bản thể riêng của mình. Bạn có thể sở hữu được cái gì khác? Bạn thậm chí không là người chủ của bản thân mình.
Phật nói: "Con ta, của cải của ta!" Cho nên người ngu tự gây rắc rối cho mình. Và bao nhiêu lo âu nảy sinh từ cái "của tôi" này, từ công việc "của tôi" này? Giả dối toàn bộ! Về căn bản là giả, nhưng nó có thể tạo ra nhiều, nhiều khổ. Điều đó cũng giống như là trong đêm tối bạn nhìn chiếc dây thừng và bạn cứ tưởng là đó là con rắn. Thế là bạn vùng chạy, la hét, run rẩy, bạn có thể bị đau tim nữa. Và chẳng có rắn chút nào - chỉ có mỗi chiếc dây thừng! Nhưng cơn đau tim sẽ là thực, nhớ lấy: con rắn không thực có thể tạo ra cơn đau tim thực.
Đây là những vấn đề không thực. Tuyên bố "cái của tôi" - bất kì cái gì! Quốc gia, nhà thờ, con cái, của cải, bất kì cái gì - khi bạn công bố "Nó là của tôi!" bạn đang tạo ra một nguồn lo âu phiền não lớn cho bản thân bạn. Bạn đang tạo ra địa ngục quanh bản thân bạn. $ketdoan $modoan
Nhưng người đó làm sao có con hay của cải? Phật hỏi. Người đó thậm chí là người chủ riêng của mình.
Một kẻ ngu ngã từ cửa sổ tầng thứ sáu. Anh nằm trên đất với một đám đông lớn bu xung quanh. Một cảnh sát tới và nói, "Có chuyện gì vậy?"
Người ngu nói, "Tôi không biết. Tôi vừa mới tới đây."
Bạn biết gì về cách bạn tới đây? Bạn biết gì về chỗ mà bạn tới không? Bạn biết gì về nơi bạn nhất định sẽ tới không? Bạn biết gì về bạn là ai không? Những câu hỏi nền tảng nhất vẫn còn trong bóng tối, và dầu vậy bạn cứ tuyên bố, "Đây là nhà của tôi..."
Khi Phật trở nên chứng ngộ, ông ấy đã trở về nhà. Người bố giận lắm, hiển nhiên - đây là đứa con duy nhất của ông ấy và nó đã trở thành kẻ bỏ dở nửa chừng. Người bố đang già đi, và ông ta đã cai quản một vương quốc lớn. Ông ta rất lo âu: "Ai sẽ sở hữu nó? Ai sẽ cai trị nó đây? Thằng ngu kia, con ta, đã bỏ trốn mất rồi."
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để thuyết phục Phật quay về, nhưng tất cả đều thất bại. Khi ông ấy đã trở nên chứng ngộ ông ấy đã tới theo cách riêng của ông ấy - cuộc chạm trán đó là một trong những cuộc chạm trán hay nhất trong lịch sử nhân loại.
Người bố đã già của Phật giận lắm, giận tới mức nước mắt giận dữ bắt đầu trào ra từ đôi mắt già nua của ông ấy. Ông ấy quát tháo, la hét, lăng mạ, còn Phật đứng đó, hoàn toàn bình thản và yên tĩnh, cứ dường như chẳng có gì xảy ra cả. Phải đến cả nửa giờ, một giờ... thế rồi người bố, ông già này, kiệt sức. Thế rồi ông ấy trở nên nhận biết rằng đứa con thậm chí đã không thốt ra lấy một lời, đứa con đã không phản ứng chút nào. "Và nó trông bình thản và yên tĩnh thế! Chuyện gì vậy? Nó điếc hay cái gì đó không nhỉ? Nó đã phát điên hay cái gì vậy?" Ông ấy hỏi, "Sao con không trả lời ta?"
Phật nói, "Người đã rời bỏ ông không còn nữa rồi. Ông không nói với ta - ông đang nói với con ông, người không còn nữa. Nhiều nước đã chảy qua sông Hằng từ ngày đó rồi. Mười hai năm đã qua rồi. Ta là người hoàn toàn khác."
Phật, tất nhiên, ngụ ý ẩn dụ. Ông ấy ngụ ý, "Ta không còn là cùng tâm thức ấy nữa, không còn là cùng tâm trí ấy nữa. Thái độ của ta đã bị bỏ đi rồi, định kiến của ta đã mất rồi. Ta là người hoàn toàn tươi tắn. Bây giờ ta biết mình là ai. Thời đó ta đã là kẻ ngu. Bây giờ ánh sáng đã tới bên trong linh hồn ta. Đó là lí do tại sao," ông ấy nói, "ta không còn là người cũ nữa."
Ông bố già của Phật trở nên tức điên lên. Ông ấy nói, "Con ngụ ý gì việc con không là người cũ nữa? Chẳng lẽ ta không thể nhận ra con trai ta sao? Ta không biết con sao? Ta đã sinh ra con, máu của ta chảy trong huyết quản con, con được tạo ra từ máu  và xương ta - và ta không biết con sao? Con phải đã thần kinh khi nói điều này rồi!"
Và Phật nói, "Ta xin lỗi, nhưng ta phải nói rằng thân thể ta có thể là một phần của thân thể ông - nhưng ta thì không. Bây giờ ta biết rằng ta không là thân thể, không là tâm trí. Bây giờ ta biết ta là ai. Và ông chẳng liên quan gì tới bản thể ta cả; ông đã không tạo ra bản thể của ta, ông đã không cho sinh thành ra bản thể của ta. Ta đã từng hiện hữu từ trước việc sinh của ta, và ta sẽ hiện hữu sau cái chết của ta. Xin cố gắng hiểu ta; đừng tức giận làm gì, đừng bực mình làm gì. Ta tới chỉ để chia sẻ vui vẻ mà ta đã tìm ra." $ketdoan $modoan
Nhưng các bố mẹ cứ nghĩ con cái là của họ, con cái nghĩ bố mẹ là của họ. Trong thế giới này, bản thể bạn là tuyệt đối một mình. Vâng, chia sẻ vui vẻ của bạn với người khác, nhưng đừng bao giờ sở hữu. Chỉ kẻ ngu mới sở hữu, người trí huệ không có tính sở hữu.
Người ngu biết mình là ngu là khôn hơn nhiều.
Người ngu nghĩ mình khôn thực sự là người ngu.
Đào sâu về điều đó: bạn nghĩ gì về bản thân mình? Thấy ra cái ngu xuẩn của mình sẽ là điều đau đớn. Dễ dàng nhìn người khác như những người ngu - thực ra, mọi người đều biết rằng mọi người khác là ngu - nhưng thấy cái ngu riêng của bạn là bước tiến lớn tới trí huệ. Thấy cái ngu riêng của bạn là đã biến đổi bản thể bạn, tâm thức bạn.
Một người tới thăm nước Pháp. Anh ta đi lang thang chút ít trong đêm đầu tiên. Làm tình với vợ ông chủ, với con gái ông ta, với người nấu ăn, người hầu gái, vân vân. Ông chủ mắng mỏ người đó vào buổi sáng.
"Ý tưởng to tát gì thế này? Ở đây anh là khách của tôi. Tôi đón anh như người bạn. Còn anh làm gì? Anh làm tình với vợ tôi, con gái tôi và nửa số người hầu - còn với tôi, chẳng làm gì cả sao?"
Người ngu bao giờ cũng quan tâm chỉ với một điều - bản ngã của người đó. Bất kì cái gì ủng hộ cho người đó đều tốt - bất kì cái gì. Và người đó sẵn sàng níu bám lấy nó. Người ngu thậm chí còn níu bám lấy khổ, bởi vì đó là khổ của người đó. Người đó cứ tích lũy bất kì cái gì người đó có thể kiếm được, bởi vì người ngu không có ý tưởng gì về vương quốc bên trong của mình, về kho báu bên trong của mình; người đó cứ tích luỹ những đồ đồng nát bởi vì người đó nghĩ đây là tất cả những gì có thể được sở hữu. Đồ đồng nát bên ngoài và đồ đồng nát bên trong; đó là điều mọi người cứ thu thập - mọi vật họ thu thập và ý nghĩ họ cũng thu thập. Mọi vật là đồ đồng nát bên ngoài, ý nghĩ là đồ đồng nát bên trong, và bạn bị chìm nghỉm trong đống đồng nát của mình.
Nhìn đi, nhìn một cách thản nhiên, tách rời vào cuộc sống của bạn mà xem, bạn đã làm gì với nó, và bạn đã được cái gì từ nó. Và đừng cố gắng tự lừa mình, bởi vì đây là cách tâm trí cứ tiếp diễn. Nó nói, "Trông mình được nhiều thế! Bao nhiêu là tiền trong ngân hàng, bao nhiêu là người biết tới mình, kính trọng mình, tôn vinh mình; mình có vị trí lớn lao thế, về mặt chính trị mình quyền hành thế... còn cái gì khác? Người ta có thể hi vọng vào cái gì khác? Cuộc sống đã cho tất cả những cái người ta có thể hi vọng rồi."
Nhưng tiền hay quyền hay danh chẳng là gì cả, bởi vì cái chết sẽ tới và tất cả những thành trì vĩ đại của bạn về của cải, quyền lực, danh vọng, kính trọng, sẽ chỉ bắt đầu sụp đổ đi cứ dường như bạn đã làm chúng bằng con bài. Chỉ một cú đáng của cái chết và mọi thứ tan tành.
Chừng nào bạn chưa có cái gì đó mà bạn có thể đem ra bên ngoài cái chết, nhớ lấy, bạn không có cái gì cả đâu - tay bạn trống rỗng. Chừng nào bạn chưa có cái gì đó bất tử, vĩnh hằng, bạn vẫn cứ là người ngu. Phật gọi người trí huệ là người đã đạt tới kho báu thực nào đó - của thiền, của từ bi, của chứng ngộ.
Thìa có nếm canh không? Người ngu có thể sống cả đời cùng với thầy
và vẫn lỡ con đường.


Thìa không thể nếm được canh, thìa là thứ chết - người ngu cũng vậy. Người đó chỉ dường như là sống thôi; bằng không, trái tim người đó chết rồi, gần như chết, bởi vì trái tim người đó không hoạt động. Người đó sống qua cái đầu, và cái đầu chỉ là cái thìa.
Qua cái đầu bạn không thể nếm trải bất kì vui vẻ nào của cuộc sống được. Bạn có thể thấy cái đẹp qua cái đầu không? Bạn có thể thấy được đoá hoa, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cái đẹp; bạn sẽ thấy mặt trăng, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cái đẹp; bạn sẽ thấy mặt trời lặn, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ cái đẹp. Đầu bạn không thể biết gì về cái đẹp.
Đầu bạn có thể biết cái gì đó về dục nhưng không thể biết cái gì về tình yêu. Đầu bạn có thể hiểu phần văn xuôi của cuộc sống, đầu bạn là cái máy tính - nhưng nó không thể biết tới thơ ca của sự tồn tại. Và thơ ca của sự tồn tại chứa chân lí. Âm nhạc của sự tồn tại chứa ích lợi thực sự. Nó chỉ có thể được biết tới bằng trái tim. Chỉ trái tim mới có thể kinh nghiệm được điều đó.
Nhớ lấy, tất cả những điều là vô nghĩa, cái đầu là hiệu quả với nó; còn tất cả những cái có ý nghĩa, chỉ trái tim mới có khả năng biết nó. Và tất cả chúng ta đều đang sống trong đầu. Các trường phổ thông, cao đẳng, đại học chỉ tồn tại vì mỗi một chủ định, vì mỗi cái tội duy nhất mà chúng tồn tại, và tội đó là: làm chệch năng lượng của mọi người khỏi trái tim để hướng lên đầu, để cho họ tất cả đều có thể trở thành máy tính, các thư kí hiệu quả và những người thu thuế, trưởng ga... Nhưng hệ thống giáo dục không cho phép bạn trở thành người yêu, nhà thơ, ca sĩ. Nó không cho phép bạn biết ý nghĩa thực của cuộc sống. Nó không cho phép bạn đi vào trong đền chùa, nó giữ bạn ở ngoài.
Cái đầu là ở bề mặt, trái tim là ở trung tâm. Và nếu trái tim không vận hành, bạn chỉ là cái thìa, cái thìa gỗ. Bạn sẽ không nếm canh. Người ngu có thể sống cả đời cùng với thầy và vẫn lỡ con đường.
Sống cùng với thầy là phúc lành lớn lao nhất có thể có, bởi vì sống cùng một người đã thức tỉnh, khả năng mở ra cho bạn cũng được thức tỉnh. Người thức tỉnh có thể làm cho bạn thức tỉnh, bởi vì thức tỉnh có tính lây nhiễm. Người đó có thể lay bạn ra khỏi mơ và ác mộng của bạn. Nhưng người ngu có thể sống cùng với thầy cả đời và bỏ lỡ. Người đó bỏ lỡ thế nào? Bởi vì ở cùng với thầy người đó vẫn nối qua đầu - đó là cách bỏ lỡ thầy.
Bây giờ, có vài người ở đây đang bỏ lỡ và vài người cứ lỡ mãi nếu họ vẫn còn hướng theo cái đầu. Đây không phải là chỗ để sống trong cái đầu. Không đầu đi! Sannyasin thực sự sẽ không có đầu. Người đó sẽ có tính trái tim, bởi vì chính là qua trái tim mà tôi có thể thấm nhuần vào trong bạn. Chính là chỉ qua trái tim mà mới có khả năng giao cảm. Bằng không, bạn sẽ nghe lời tôi và bạn sẽ cóp nhặt lời tôi, và bạn sẽ trở thành vẹt và bạn sẽ lặp lời tôi - và đó là mọi sự vô tích sự... chừng nào bạn chưa nếm trải, chừng nào bạn chưa uống lấy tôi.
Lưỡi nếm canh. Xin đừng là thìa, là lưỡi đi. Khi bạn ở quanh vị phật, đừng là thìa, là lưỡi đi - sống động, nhạy cảm, mang tính trái tim, đáng yêu, tin cậy.
Lưỡi nếm canh.
Nếu ông thức trong hiện diện của thầy
một khoảnh khắc sẽ chỉ cho ông con đường.


Một khoảnh khắc là đủ! Vấn đề không phải là sống với thầy cả thời gian dài; thời gian không đi vào trong nó. Đấy không phải là vấn đề số lượng, về việc bạn đã sống bao lâu với thầy. Vấn đề là bạn đã yêu thầy sâu sắc thế nào, không phải là bạn đã sống bao lâu với thầy - bạn đã trở nên bị thu hút vào thầy mạnh mẽ, đam mê thế nào... không ở chiều dài thời gian, mà ở chiều sâu của tình cảm của bạn. Thế thì một khoảnh khắc của nhận biết, của trái tim thức tỉnh, một khoảnh khắc của im lặng... và việc truyền trao, việc truyền trao bên ngoài mọi kinh sách.
Người ngu là kẻ thù riêng của mình.
Tai hoạ người đó gây ra phá huỷ của người đó. Người đó chịu cay đắng làm sao!
Người ngu là kẻ thù riêng của mình, Phật nói. Tại sao? - bởi vì điều đó đơn giản là từ thoả thuận riêng của mình mà người đó cứ bỏ lỡ tất cả những điều có ý nghĩa trong sự tồn tại. Không ai cản đường cả. Thơ ca của cuộc sống là sẵn có cho mọi người. Người ngu vẫn còn điếc, người đó giữ cho tai mình bị bịt kín. Cuộc sống tràn đầy ánh sáng, nhưng người ngu cứ giữ cho mắt nhắm lại. Cuộc sống liên tục mưa rào niềm vui thiêng liêng, hoa cứ mưa xuống, nhưng người ngu vẫn còn quên lãng hoàn toàn. Cho dù đôi khi mặc cho bản thân mình người đó bắt gặp một đoá hoa, người đó không tin vào điều đó. Người đó nói, "Mình phải bị lừa rồi."
Điều đó xảy ra gần như mọi ngày. Mọi người viết thư cho tôi rằng trong thiền của họ điều gì đó kì lạ đang xảy ra: họ cảm thấy rất hạnh phúc - điều đó không thể đúng được! Không ai đã viết cho tôi, "Tôi cảm thấy bất hạnh - nó không thể đúng được!" Nhưng bất kì khi nào hạnh phúc được cảm thấy, vui vẻ phát sinh, họ trở nên sợ, họ không thể tin được vào điều đó. Họ bắt đầu nghi ngờ. Họ bắt đầu nghi ngờ và họ bắt đầu lí thuyết hoá rằng điều đó chắc phải là do tính thôi miên của chỗ này, điều đó phải là do nhiều người áo da cam bao quanh, đó là lí do tại sao họ bị ảnh hưởng. Làm sao họ có thể hạnh phúc được?! Họ chỉ biết mỗi khổ trong toàn thể các kiếp sống của mình, họ đã trở nên quen với điều đó, khổ đã trở thành bản thể của họ. Bây giờ cực lạc sao? Không, những hoa này không thể đúng được - cái gì đó sai rồi.
Trong hầu hết mọi ngôn ngữ trên thế giới đều có câu ngạn ngữ như câu này trong tiếng Anh: bạn nói, "Điều đó không thể thật được bởi vì nó tốt thế." Cái tốt không thể thật được sao? Không ai tin vào cái tốt cả. "Quá tốt để là thật," bạn nói. Không ai nói, "Quá xấu để là thật." Không câu ngạn ngữ nào giống như vậy có trong bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới: "Quá xấu để là thật." Cái xấu được chấp nhận, cái xấu xí được chấp nhận, cái trần tục được chấp nhận - còn cái linh thiêng bị phủ nhận.
Và cho dù bạn chấp nhận cái linh thiêng, bạn cũng chỉ chấp nhận nó một cách hình thức. Bạn đi tới đền chùa và nhà thờ như các nghi thức xã hội; bạn không thực tin vào Thượng đế, bạn không thực tin vào đền chùa. Điều đó là tốt, nó giữ cho mọi sự được trôi chảy, nó giống như chất bôi trơn. Nếu bạn đi tới đền chùa và nhà thờ, mọi người nghĩ bạn là người tốt, chân thành, tôn giáo; và nếu mọi người nghĩ bạn có tính tôn giáo, chân thành và tốt bụng, bạn có thể lừa họ theo cách ngoạn mục hơn là bạn có thể làm điều ngược lại. Họ sẽ tin cậy bạn, và bạn có thể lừa họ và dối họ chỉ nếu họ tin cậy vào bạn. Đó là nghi thức xã hội, có thể là một chiến lược xã hội để lừa và dối mọi người. Nhưng bạn không tin. $ketdoan $modoan
Bất kì khi nào cái gì đó mênh mông, khổng lồ, lớn hơn bạn, mà giáng xuống bạn, bạn đơn giản co lại, bạn nhắm mắt lại, bạn trở thành con đà điểu. Bạn đơn giản phủ nhận nó! Điều đó không thể như vậy được. Không phải là Thượng đế không tới trên con đường của bạn - ngài đã tới nhiều lần rồi, ngài đã gõ cửa nhà bạn nhiều lần rồi, nhưng bạn không mở cửa. Ngược lại, bạn cứ tìm cách hợp lí hoá. Khi thì bạn nói, "Đấy chỉ là gió thôi, đấy phải là trời mưa, đấy phải là con hàng xóm đang chơi trên bậu cửa, gõ vào cánh cửa." Bạn cứ giải thích cho mình... nhưng bạn chưa bao giờ mở cửa ra và xem ai có đó.
Người ngu là kẻ thù riêng của mình.
Tai hoạ người đó gây ra phá huỷ của người đó. Người đó chịu cay đắng làm sao!
Tại sao làm điều ông sẽ hối tiếc?
Tại sao mang nước mắt theo bản thân ông? Làm chỉ điều ông không tiếc,
Từ từ bi lớn lao của mình, ông ấy nêu ra câu hỏi - ông ấy đang nói với bạn - Tại sao làm điều ông sẽ hối tiếc? Tại sao cứ mang nước mắt mãi theo bản thân ông?
Làm chỉ điều ông không tiếc,
và rót đầy bản thân ông bằng vui vẻ.
Nhớ lấy, để điều này là tiêu chuẩn: bất kì điều gì đem tới vui vẻ và phúc lạc và phúc lành đều là thực - bởi vì phúc lạc là bản tính của Thượng đế. Chân lí là cái tên khác của phúc lạc. Giả dối đem tới khổ. Nếu bạn sống trong dối trá, bạn sẽ sống trong khổ. Và nếu bạn sống trong khổ, nhớ và tìm ra cuộc sống bạn đã dựa trên điều dối trá nào. Tự rút lui bản thân mình khỏi những dối trá đó. Đừng phí thời gian và đừng trì hoãn. Rút lui ngay lập tức! Việc rút lui đó tôi gọi là tính chất sannyas.
Nó không phải là rút lui khỏi thế giới, nó là rút lui khỏi những dối trá mà bạn đã từng sống mãi cho tới giờ. Nó không phải là từ bỏ thế giới, nó là từ bỏ những dối trá mà bạn đã dựa cả đời mình vào. Khoảnh khắc bạn tự rút bản thân mình khỏi dối trá, chúng bắt đầu sụp đổ, bắt đầu chết, bởi vì chúng phụ thuộc vào bạn, chúng tự nuôi dưỡng chúng trên bạn - chúng không thể sống mà thiếu sự hỗ trợ của bạn được. Rút đi sự hợp tác của bạn, và mọi dối trá đều biến mất. Và khi mọi dối trá biến mất, cái còn là chân lí.
Chân lí là bản tính bên trong nhất của bạn. Chân lí phải không được tìm ở bất kì đâu khác. Aes dhammo sanantano - đây là luật tối thượng, luật không cạn, chân lí tối thượng, cái ở bên trong bạn. Bạn không cần đi đâu cả. Bạn có thể tìm thấy nó bên trong bản thân bạn nếu bạn có thể hoàn thành chỉ một điều kiện này: rút lui khỏi mọi điều dối trá mà bạn đã đã đầu tư vào nhiều thế - rút lui khỏi chúng. Từ bỏ tất cả những cái không thật. Khổ là chỉ dẫn cho cái không thật.
Bất kì khi nào phúc lạc nào đó xảy ra, tin cậy vào nó, và đi vào theo chiều hướng đó... và bạn sẽ đi hướng tới Thượng đế. Phúc lạc là hương thơm của ngài. Nếu bạn có thể theo phúc lạc, bạn sẽ không bao giờ đi lạc lối. Nếu bạn theo phúc lạc, bạn sẽ đi theo tự nhiên. Và nếu bạn tự nhiên, phúc lạc, thảnh thơi, trí huệ nảy sinh.
Trí huệ là trạng thái rất thảnh thơi của bản thể. Trí huệ không phải là tri thức, không phải là thông tin; trí huệ là sự thức tỉnh bản thể bên trong của bạn, tỉnh táo, có tính quan sát, chứng kiến, đầy ánh sáng. Tràn đầy ánh sáng đi - đó là quyền tập ấm của bạn. Nếu bạn bỏ lỡ, bạn là người ngu. Và bạn đã bỏ lỡ nhiều kiếp rồi - lần này, xin từ bi thêm chút nữa cho bản thân mình.
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 8