CHƯƠNG 6. Đừng coi chứng ngộ là nghiêm chỉnh


Câu hỏi 1
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy đã trở nên được chứng ngộ thế nào?
Prem Christo, người ta chưa bao giờ trở nên được chứng ngộ - người ta được chứng ngộ. Người ta đơn giản nhớ điều đó. Nó không phải là thành tựu, mà chỉ nhận ra. Bạn được chứng ngộ nhiều cũng như tôi đây, chẳng cái gì thiếu cả. Bạn đã không đánh mất thượng đế của bạn, không thể nào đánh mất được ngài. Ngài là chính cuộc sống của chúng ta; không có ngài chúng ta không thể tồn tại lấy một khoảnh khắc.
Cho nên câu hỏi không phải là về cách tìm thấy ngài. Câu hỏi là cách trở nên ngày một tỉnh táo hơn, nhận biết về cái đã là hoàn cảnh rồi.
Chứng ngộ không phải là quá trình trở thành, nó là việc khám phá ra bản thể. Bạn không trưởng thành tới chứng ngộ; do đó nó chưa bao giờ dần dần - trưởng thành là dần dần. Nó là bùng nổ - bất thần, ngay lập tức. Nó xảy ra trong một khoảnh khắc... nó có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào.
Bạn chỉ ngủ, không phải không chứng ngộ. Bạn phải được đánh thức dậy. Cho nên nhớ điều đó: đừng bao giờ nghĩ dưới dạng trở thành. Trở thành là ham muốn, và ham muốn là cản trở, ham muốn là giấc mơ. Nếu bạn muốn trở nên chứng ngộ bạn sẽ không bao giờ được chứng ngộ. Đừng làm cho nó thành mục đích, thành đối tượng của ham muốn, bởi vì mọi mục đích đều đem tương lai vào. Và khi tương lai bước vào, bạn trong rối loạn. Đó là điều cái gọi là không chứng ngộ của bạn là gì. Khi không có mục đích, không có tương lai. Khi không có ham muốn, không có khả năng của mơ. Và khoảnh khắc mơ dừng lại, ngủ biến mất.
Trạng thái của cái không ngủ, không ham muốn, không mơ, không mục đích, là chứng ngộ. Đột nhiên bạn thấy bản thân mình hoàn toàn hoàn hảo. Và người ta bắt đầu cười, bởi vì người ta đã tìm kiếm cái gì đó mà chưa bao giờ mất; người ta đã tìm kiếm cái gì đó mà người ta đã là nó rồi. Làm sao bạn có thể tìm thấy cái mà bạn đã là? Không thể nào tìm thấy nó được. Đó là lí do tại sao chứng ngộ dường như là quá trình khó khăn thế - bởi vì nó không phải là quá trình chút nào, do đó mới khó.
Các thầy trong nhiều thời đại đã đơn giản phát minh ra các phương pháp để đánh thức bạn, để lay bạn, vào chứng ngộ. Họ đã dùng mọi loại phương pháp, mọi loại phương cách. Nhưng tất cả những phương cách đó đều tuỳ tiện; chúng không có giá trị bản chất của riêng chúng. Giá trị của chúng phụ thuộc vào thầy và nghệ thuật của thầy, khéo léo của thầy. Nếu ai đó khác định thử những phương cách đó chúng sẽ không có tác dụng. Nó không phải là khoa học, nó là nghệ thuật, là mẹo.
Thiền sư có thể tát bạn, có thể ném bạn ra khỏi cửa, có thể nhảy lên bạn và đánh bạn, nhưng nó có tác dụng chỉ trong tay của Thiền sư. Nếu bạn làm nó bạn sẽ thấy bản thân mình bị đánh, có vậy thôi, hay vào tù. Thiền sư có cách nhìn khác toàn bộ về cuộc sống, và dần dần, dần dần ông ấy tạo ra trường năng lượng nào đó quanh bản thân ông ấy nơi các phương cách bắt đầu vận hành. Nó không thể vận hành được ở bất kì đâu khác. $ketdoan $modoan
Thầy Sufi dùng phương cách riêng của mình, họ là những người tạo phương cách vĩ đại. Tín ngưỡng Sufi lớn nhất có tên là Naqshband; Naqshband nghĩa là người thiết kế, người tạo phương cách. Và họ đã phát minh ra những phương cách kì lạ. Chẳng hạn điệu vũ Sufi của Jalaluddin Rumi, xoay tít, là một phương cách rất kì lạ. Trong tay ông ấy nó có tác dụng vô cùng, bởi vì khi bạn thực sự quay tít bạn trở nên không đồng nhất với thân thể. Đó là lí do tại sao trẻ con thích xoay tít lắm; chúng cảm thấy sự nâng lên lớn.
Nhưng để làm điều đó, cần có chuẩn bị nào đó; thức ăn nào đó, hình mẫu ngủ nào đó, luyện tập nào đó phải làm trước nó. Bằng không, nếu bạn bất thần bắt đầu quay tít, bạn sẽ đơn giản cảm thấy buồn nôn và chẳng gì khác; bạn có thể bị ốm. Không chứng ngộ nào sẽ xảy ra qua nó. Mọi người không thể làm được nó. Việc chuẩn bị là cần để cho phương cách này có tác dụng, bởi vì phương cách này là tuỳ tiện, nó là loại thảo mộc trong nhà kính.
Khi thầy còn sống, thầy đem cuộc sống của mình vào các phương cách của mình. Khoảnh khắc thầy qua đời, chỉ công thức chết là còn lại. Và mọi người cứ lặp lại những công thức đó hàng thế kỉ. Tất cả những công thức đó về sau dường như ngu xuẩn. Trong tay của thầy chúng có cái chạm bằng vàng; không có thầy, không có người thức tỉnh, chúng chỉ là bài tập trống rỗng.
Nhớ điều đó: rằng những thầy vĩ đại không thể được bắt chước. Họ là duy nhất và họ không nên được bắt chước.
Một bữa ăn tối ngoại giao được tổ chức tại toà đại sứ ở Paris. Trong số các khách có một bà già chững chạc. Bà ấy quá mê mải với thức ăn, vì đó là thói quen của bà ấy, và kết quả là ợ lên một tiếng to. Trong im lặng bối rối tiếp theo đó, một người Anh, thấy người đồng hương đang lúc khó khăn, giả vờ lịch sự với phụ nữ rằng anh ta đã là người có lỗi và xin lỗi vì hớ hênh quá đáng.
Khoảnh khắc khó khăn qua đi, nhưng không được lâu. Một lần nữa tiếng ợ thực thụ lại vọng lên qua tiếng rì rầm của cuộc hội thoại lễ phép. Lần này là một người Pháp, không trội hơn người Anh tinh tế, đứng ra xin lỗi cho sự gián đoạn khó chịu và nhận được những ánh mắt ngưỡng mộ về suy nghĩ nhanh chóng của người đó.
Một người Mĩ quan sát tất cả những điều  này quyết định không chơi trội và tự đi vào chỗ lân cận người đàn bà chững chạc để cho người đó có thể làm điều vinh dự cho nước mình. Điều tất yếu, người đàn bà đáng thương lại ợ lần nữa và người Mĩ kêu lên, "Thôi được rồi, thưa bà, lần này là đến tôi!"
Tránh bắt chước! Đó là điều đã xảy ra cho mọi phương cách vĩ đại do các thầy phát minh ra. Mọi người cứ bắt chước nguyên si từng chữ, chẳng hiểu tinh thần - và tinh thần mới là điều thực để hiểu, không phải từng chữ.
Người Hindu cứ lặp lại các phương pháp được phát minh bởi những người như Patanjali, Manu, Yagnavalkya. Hàng nghìn năm đã trôi qua rồi, nhưng tâm trí chính thống cứ níu bám lấy từng chữ; sợ thay đổi bất kì cái gì. Và không hiểu tinh thần của nó, lặp lại như con vẹt. Còn tình huống thì cứ thay đổi.
Bây giờ Patanjali không thể được áp dụng cho con người hiện đại đích xác như ông ấy đã dạy cho các đệ tử của mình. Năm nghìn năm đã trôi qua rồi, con người không còn như cũ. Nếu bạn muốn áp dụng Patanjali bạn sẽ cần một Patanjali khác để dịch chuyển nhiều điều, để thay đổi nhiều điều, để vứt bỏ nhiều điều, để thêm vào nhiều điều. Ông ấy sẽ phải tạo ra toàn thể phương pháp luận lần nữa, bởi vì con người không tồn tại vì bất kì phương pháp nào - mọi phương pháp tồn tại vì con người. $ketdoan $modoan
Không hệ thống nào là có giá trị tới mức con người có thể bị hi sinh cho hệ thống; mọi hệ thống phải phục vụ con người. Nếu chúng phục vụ, tốt; nếu chúng trở nên vô dụng, lạc hậu, không liên quan, chúng phải bị vứt bỏ - với sự tôn kính sâu sắc, với lòng biết ơn - chúng đã làm xong việc của chúng.
Nhưng tâm trí con người là như vậy đấy, bao giờ cũng yêu quá khứ. Phương pháp càng cổ đại, nó càng được yêu mến hơn. Thực ra, nó càng vô dụng hơn: nó không thể thay đổi được bạn, nó không thể giúp được bạn thay đổi.
Mỗi lần một người mới trở nên nhận biết về bản thể bên trong nhất của mình, lắng nghe người đó, và trong khi người đó còn sống sẵn có cho người đó. Sẽ là khó để có sẵn cho thầy đang sống, bởi vì thầy sẽ không chỉ dạy bạn qua lời nói, thầy sẽ chặt khúc con người bạn. Điều đó gây đau, bởi vì bạn đã thu thập quá nhiều rác rưởi không cần thiết quanh bản thân mình; nó phải bị cắt đi, cắt đi không thương tiếc. Chỉ thế thì bản thể tinh tuý của bạn mới có thể được làm lộ ra trong mọi cái đẹp của nó.
Một nông dân tập trung các con mình lại và hỏi, "Đứa nào trong các con đẩy chuồng xí xuống sông?"
Thủ phạm không bước  ra. "Bây giờ,  các con," người nông dân nói, "Nhớ lại chuyện về George Washington và cây anh đào. Đúng là chàng thanh niên George đã chặt hạ cây đó, nhưng anh ta nói sự thực với bố mình và người bố tự hào về anh ta."
Và rồi thì đứa con trai út của người nông dân bước ra và thú nhận rằng mình đãy đẩy chuồng xí xuống sông. Người nông dân nhặt chiếc roi lên đánh đen đét vào đứa con.
"Nhưng bố ơi," cậu bé đầy nước mắt phản đối, "bố bảo con là bố của George Washington đã tự hào về ông ấy khi ông ấy thú nhận chặt đổ cây anh đào."
"Ông ấy tự hào thật đấy, con," người nông dân đáp, "nhưng bố của George Washington không ngồi trên cây anh đào khi con ông ta chặt nó xuống!"
Tình huống đã thay đổi... còn bạn cứ lặp lại những công thức cũ. Trước hết quan sát tình huống đã. Do đó, các phương pháp đã có tác dụng trước đây sẽ không có tác dụng bây giờ.
Chứng ngộ là điều đơn giản nhất, nhưng bởi vì con người rất phức tạp - và khi thời gian trôi qua con người trở nên ngày một phức tạp hơn - con người sẽ cần những phương pháp ngày một phức tạp hơn.
Tôi phải là người chứng ngộ đầu tiên đang dùng các nhóm trị liệu như sự giúp đỡ cho thiền, bởi lẽ đơn giản là trong quá khứ con người đơn giản thế, không cần con người phải trải qua các cách trị liệu trước nhất. Con người đã khoẻ mạnh theo một cách nào đó, lành mạnh hơn theo cách nào đó, đích thực hơn, chân thành và trung thực.
Con người hiện đại tinh ranh, rất tinh ranh, và rất kìm nén, nhiều tới mức bản thân người đó không nhận biết điều người đó đã kìm nén trong bản thể mình. Và con người hiện đại là rất láu cá, người đó không đơn giản. Người đó láu cá tới mức người đó có thể lừa dối ngay cả bản thân mình. Bằng việc lừa dối người khác liên tục người đó đã trở nên khéo léo trong việc lừa dối. Kĩ năng này đã trở nên ăn sâu bắt chặt tới mức bây giờ không nỗ lực có ý thức, có chủ định nào được cần tới để người đó tinh ranh. Người đó có thể đơn giản tinh ranh mà không phải nỗ lực gì về phần mình. $ketdoan $modoan
Tình huống đã thay đổi này đòi hỏi những phương pháp mới, cách tiếp cận mới, cửa sổ mới, mới tới mức tâm trí bạn bị lúng túng chẳng biết phải làm gì. Nếu tâm trí bạn biết điều phải làm, phương cách không thể có ích lợi gì. Tâm trí, khi nó không thể tìm được cách thoát ra, nó bị lúng túng - đó là khoảng khắc lớn lao, quí giá khi cái gì đó của cõi bên kia có thể xảy ra.
Ông già Do Thái nhỏ bé có râu ngẫu nhiên bị một sĩ quan Quốc Xã lướt qua và bị đánh bật mất cân bằng.
"Schwein!" người Đức gầm lên, đá gót canh cách. "Solomon," người Do Thái nói, cúi mình lễ phép.
"Rất vui được gặp ông."
Bạn thấy tinh ranh đấy, láu cá đấy!
Liddell bước vào trong quán rượu khu người Trung Quốc và nói với người phương Đông đứng sau quầy, "Này, Xủng xẻng, cho tôi một cốc rượu!"
Mười phút saur Liddell lại gọi, "Được rồi, Xủng xẻng, cho tôi cốc rượu!"
Một thời gian ngắn trôi qua và lần nữa Liddell kêu to "Này, Xủng xẻng, cho tôi cốc rượu!"
"Nghe đây," người đứng quầy Trung Quốc nói, "Tôi đã kìm bực mình lắm, nhưng ông ra sau quầy và xem ông thích bị xúc phạm thế nào."
Hai người này đổi chỗ cho nhau. "Được rồi," người phương Đông nói. "Bây giờ, ông Da đen, cho tôi li rượu!"
Con người hiện đại không thể được giúp đỡ bởi Patanjali hay Moses. Sẽ cần phải có cách tiếp cận hoàn toàn mới.
Đó là đích xác là điều tôi đang làm ở đây. Bạn cần trị liệu để cho nhiều rác rưởi có thể được tống ra khỏi bạn. Trị liệu là thanh tâm; nó đem bạn tới đối diện với vô thức riêng của bạn. Không phương pháp cũ nào đã từng có khả năng làm điều đó - nó đã không được cần tới ngay chỗ đầu tiên, nó đã là không cần thiết. Ngồi yên lặng, không làm gì là đủ. Nhưng bây giờ, nếu bạn ngồi im lặng không làm gì, điều đó sẽ không giúp ích gì cả.
Ngay chỗ đầu tiên, bạn không thể ngồi im lặng được - nhiều rối loạn bên trong thế. Vâng, từ bên ngoài bạn có thể xoay xở ngồi hệt như Phật, bức tượng đá, tĩnh lặng, nhưng sâu bên dưới bạn có tĩnh lặng không? Thân thể có thể học thủ đoạn tĩnh lặng đấy, nhưng tâm trí không dễ vượt qua thế đâu. Thực ra, bạn càng buộc thân thể tĩnh lặng, tâm trí càng nổi loạn chống lại điều đó, tâm trí càng sẽ cố gắng kéo bạn ra khỏi cái gọi là tĩnh lặng của bạn. Nó đưa ra thách thức và làm bùng nổ lên bạn việc báo thù, và đủ mọi loại ý nghĩ, ham muốn, tưởng tượng bùng phát ra.
Đôi khi người ta tự hỏi tất cả những điều này đi đâu khi bạn không thiền. Khoảnh khắc bạn ngồi trong im lặng, đủ mọi loại điều vô nghĩa bắt đầu nổi lên trong đầu bạn, cứ dường như chúng chỉ đang chờ đợi; khi bạn ngồi thiền chúng sẽ tới.
Điều đó không là như vậy trong quá khứ. Người nguyên thuỷ đơn giản, người nguyên thủ chưa bao giờ cần cái gì như nhóm Trị liệu Nguyên thuỷ. Người đó đã nguyên thuỷ rồi! Bạn đã trở nên được văn minh tới mức đầu tiên văn minh của bạn phải bị lấy đi khỏi bạn. Đó là chức năng của Trị liệu Nguyên thuỷ: nó làm cho bạn lại có tính nguyên thuỷ, nó mang bạn tới điểm hồn nhiên. Không người nguyên thuỷ nào đã từng cần tới cái gì như Đương đầu; toàn thể cuộc sống người đó đã là sự đương đầu rồi! $ketdoan $modoan
Nhưng bây giờ, khi bạn muốn đánh, bạn nói lời chào và khi bạn muốn giết, bạn mỉm cười. Và không chỉ để lừa dối người khác, bạn cũng tin rằng nụ cười của mình là thật. Và mọi người lễ phép tới mức họ dung thứ bạn, họ chấp nhận bạn, họ không nhìn vào điều bạn đang làm. Nếu bạn không can thiệp vào họ, họ để bạn một mình. Mọi người đều sống cuộc sống kép: cuộc sống xã hội, có tính hình thức, và cuộc sống riêng tư, chính là cái đối lập lại.
Bạn sẽ cần các quá trình nào đó mà qua đó bạn được mang tới cái ta đích thực của mình để cho tính hai mặt của bạn bị vứt bỏ, để cho bạn lần đầu tiên có thể thấy mình là ai. Đạo đức của bạn, cái gọi là tôn giáo của bạn, họ tất cả đều dạy bạn một loại nhị nguyên, họ tất cả đều làm bạn thành rởm. Họ nói về chân lí, nhưng điều đó đơn thuần là nói thôi. Họ không làm cho bạn là thật, họ làm cho bạn lịch sự, lễ phép, văn minh. Họ dạy bạn cách là tốt một cách chính thức. Họ cho bạn bề ngoài đẹp và họ không chú ý gì tới bản thể bên trong của bạn, cái chính là con người thực của bạn. Và bạn có xu hướng quên mất con người thực của mình.
Chứng ngộ là việc thấy bản thể thực của bạn. Và bạn đã trở nên quen thuộc và gắn bó với cái không thực thế. Bạn phải bị gõ búa để trở lại với thực tại của bạn.
Tôi đã phát minh ra phương pháp động, hỗn độn chỉ để cho bạn một thoáng nhìn về tuổi thơ thuần khiết của bạn khi bạn chưa bị vấy bẩn, chưa bị ô nhiễm, chưa bị ước định bởi xã hội, khi bạn là như bạn được sinh ra, khi bạn còn tự nhiên. Xã hội tạo khuôn bạn theo những hình mẫu nào đó. Nó phá huỷ tự do của bạn. Nó lấy đi mọi phương án từ bạn; nó áp đặt phương án nào đó lên bạn. Nó ép buộc và gây sức ép lên bạn theo nhiều cách tinh tế tới mức bạn phải chọn nó. Tất nhiên, nó cũng cho bạn ý niệm rằng bạn đang chọn nó.
Tôi đã nghe:
Khi Ford bắt đầu chế tạo xe hơi ông ấy chỉ có một mầu xe, mầu đen. Ông ấy trưng bày xe cho khách hàng và ông ấy sẽ nói, "Ông có thể chọn bất kì mầu nào, với điều kiện nó là mầu đen!"
Đó là điều mọi người đang làm với con của họ. Bạn có thể là bất kì ai bạn thích với điều kiện bạn là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Với điều kiện bạn cư xử như thế này, bạn được tự do, bạn tuyệt đối tự do. Họ cứ tạo ra mẽ ngoài của tự do và đồng thời cứ tạo ra sự nô lệ sâu sắc.
Bạn cần được ném trở lại thực tại của mình. Và thỉnh thoảng ngay cả những phương pháp tàn nhẫn cũng được cần tới. Các Thiền sư đánh đệ tử của họ: bạn không thể nói đây là phương pháp rất từ bi được. Nó là phương pháp tàn nhẫn, nhưng nó nảy sinh từ từ bi lớn lao. Và đôi khi điều không thể được dạy lại có thể được khêu gợi bởi thầy qua việc tát vào mặt bạn.
Một người đi vào cửa hàng để mua cho vợ một món quà. Khi anh ta nhận được gói hàng từ nhân viên anh bắt đầu ra về, nhưng thế rồi đột nhiên quay lại và tát vào giữa mặt người nhân viên. Ngay sau khi làm điều đó người này bắt đầu xin lỗi hết lời. Người nhân viên này tự nhiên bị rút lại ý mình, nhưng anh ta không thể nào hoài nghi được sự chân thành của lời xin lỗi của người này.
"Có lẽ," người nhân viên thông cảm gợi ý, "ông nên tới gặp nhà tâm thần." $ketdoan $modoan
Vài tháng sau người này lại xuất hiện ở cửa hiệu. Ông ta lại mua sắm nhưng không định làm hại gì anh nhân viên. "Tôi đã theo lời khuyên của anh, anh bạn trẻ. Tôi đã tới gặp nhà tâm thần."
"Ông ấy chữa cho ông thế nào?" người nhân viên hỏi.
"Thế này," người này đáp, "ngay sau khi tôi trả tiền ông ta về việc tới khám tôi đã tát vào mặt ông ta."
"Thế à? Thế điều gì đã xảy ra?" "Ông ta tát lại tôi."
Bạn hiểu không? Và điều đó đã chữa cho anh ta đấy, đó là cách trị liệu. Điều đó đã đem anh ta trở lại với ý thức của mình. Thỉnh thoảng điều đó là cần, và chỉ phương pháp tàn nhẫn mới có thể trở thành đột phá.
Thiền hỗn độn, động, là phương pháp rất tàn nhẫn. Nó không giống lời cầu nguyện ngọt ngào, nó đắng ngắt, nhưng nó có thể lau sạch nhiều bụi khỏi bản thể bạn. Nó có thể đem tới thức tỉnh lớn cho bạn. Nó có thể trở thành tỏ ngộ đầu tiên của bạn. Chỉ cam kết một trăm phần trăm là cần thiết.
Christo, bạn hỏi tôi, "Thầy đã trở nên được chứng ngộ thế nào?"
Điều đầu tiên: tôi chưa bao giờ trở nên được chứng ngộ. Tôi bao giờ cũng được chứng ngộ rồi cũng như bạn, cũng như mọi người đều chứng ngộ. Mọi cái đã xảy ra đều hiện hữu, tôi đã nhận ra nó. Và cuộc hành trình đã gian nan vất vả như bạn có thể hình dung. Nó còn gian nan hơn là với bạn, bởi vì tôi không có thầy hướng dẫn, chỉ bảo.
Ở Ấn Độ có hàng nghìn thầy giáo rởm. Thầy đã biến mất từ lâu trước đây rồi. Ấn Độ đã trở thành đất nước rởm tới mức ngày nay không có nước nào khác rởm cả. Ấn Độ là duy nhất, vô song! Nhưng điều này đã xảy ra bởi lí do nào đó, bởi điều không tránh khỏi của lịch sử mà nó đã xảy ra.
Ấn Độ đã tạo ra Patanjali, Phật Gautam, Mahavira, Nagarjuna, Bồ đề đạt ma, những thầy lớn, và khi bạn tạo ra những thầy lớn, một cách tự nhiên những kẻ bắt chước nảy sinh. Kẻ bắt chước có thể nảy sinh chỉ khi cái thực tồn tại, khi cái thực không trong sự tồn tại bạn có thể có cái giả. Nếu có tiền thực, thế thì bạn có thể có tiền giả, nhưng nếu không có tiền thực chút nào thế thì bạn không thể có tiền giả được. Cái giả là có thể chỉ bởi vì cái thực.
Và nhà kinh tế nói rằng có luật: tiền giả có xu hướng làm mất hiệu lực tiền thực. Nó đẩy tiền thực ra khỏi hoạt động của tiền thực. Bạn có thể quan sát điều đó, đó là một luật đơn giản. Nếu bạn có hai đồng mười ru pi trong túi, một đồng thực và một đồng giả, trước hết bạn sẽ thử đồng giả bởi vì bạn muốn gạt bỏ nó đi đầu tiên - càng sớm càng tốt. Đồng thực có thể được dùng bất kì lúc nào, nhưng đồng giả, ai mà biết được? Ai đó có thể bắt giữ bạn.
Cho nên bạn sẽ vội vàng đưa đồng giả vào lưu thông để cho nó đi khuất mắt bạn và bạn được tự do với gánh nặng này. Nếu mọi người đều có tiền giả, họ sẽ che giấu tiền thật trong kho báu của mình và tiền giả sẽ trở thành tiền lưu hành.
Và đó đích xác là điều xảy ra trong thế giới tâm linh nữa: những thầy thực trở nên không tồn tại, không hoạt động, và những thầy không thực trở thành người lãnh đạo mọi người... bởi những lí do đơn giản. Một là ở chỗ thầy thực sẽ không bao giờ đáp ứng cho trông đợi của bạn; do đó bạn sẽ thích thầy giả hơn vì ông ấy sẽ đáp ứng trông đợi của bạn. Ông ấy sẽ còn nhiều hơn là sẵn lòng. Ông ấy muốn bắt giữ bạn, ông ấy muốn bạn là đệ tử của ông ấy. Ông ấy sẽ sẵn sàng, rất sẵn sàng đáp ứng các trông đợi của bạn để cho bạn không bỏ ông ấy. $ketdoan $modoan
Thầy thực sống theo ánh sáng của thầy. Bạn không thể trông đợi được điều gì từ ông ấy. Chừng nào bạn chưa sẵn sàng vứt bỏ mọi trông đợi của mình, bạn không thể sống với thầy thực được. Thầy giả bao giờ cũng sẽ làm vững chắc cho bản ngã của bạn. Ông ấy sẽ nói, "Con vĩ đại đấy, con đức hạnh đấy." Ông ấy sẽ cho bạn những mẹo nhỏ để cảm thấy đức hạnh: "Mọi chủ nhật đi nhà thờ và con sẽ đức hạnh, tôn giáo, tâm linh." Bây giờ, chỉ bằng cách đi tới nhà thờ mọi chủ nhật bạn có cho rằng bạn trở nên tâm linh không? Tâm linh rẻ thế sao? Nhưng ông ấy sẽ cho bạn những thứ rẻ mạt cái bạn có thể dễ dàng mua được và cảm thấy lớn lao.
Với thầy thực, công việc thực phải được thực hiện. Thầy thực làm việc trên bạn như nhà điêu khắc, với chiếc đục và búa trong tay mình. Thầy bắt đầu triệt phá bạn, bởi vì đó là cách duy nhất để biến đổi bạn, cho bạn việc sinh thành mới. Thầy bắt đầu giết bạn! Thầy thực là cái chết, bởi vì chỉ sau cái chết mới có khả năng phục sinh.
Tôi đã không ở cùng thầy nào. Tôi loạng choạng trong bóng tôi theo cách riêng của mình. Đó đã là công việc vất vả, nó đã là việc làm bực mình, bởi vì không ai có đó ngay cả để cho tôi niềm hi vọng, sự đảm bảo nào - ngay cả để cho tôi chỉ một sự thông cảm đơn giản rằng tôi đang đi đúng lối. Tôi đã đi vào trong biển cả chưa từng thăm dò mà không có ai động viên tôi.
Bạn may mắn hơn nhiều. Tôi có thể nói cho bạn khi nào bạn đúng và khi nào bạn sai. Tôi có thể nói với bạn, "Cứ tiếp tục đi, bạn đang đi đúng lối rồi, khoảnh khắc này không còn xa xôi khi mọi sự sẽ bắt đầu thay đổi; mùa xuân ở ngay trên đường rồi. Bất kì khoảnh khắc nào nó sẽ có ở đây. Thực ra, những hoa đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện. Bạn có thể không có khả năng thấy những đoá hoa đầu tiên đó. Tôi có thể thấy."
Bây giờ trong giới y học có thảo luận lớn và hi vọng lớn rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ tìm ra cách để nhờ nó bệnh tật sắp xảy ra trong sáu tháng nữa có thể được dự đoán trước. Điều đó đã trở thành có thể qua cách chụp ảnh Kirlian. Nó cho ảnh chụp năng lượng thân thể của bạn, và nó chỉ ra năng lượng thân thể đang đi sai ở đâu. Sáu tháng trước khi bạn thực ra có thể bị ốm, cách chụp ảnh Kirlian bắt đầu cho bạn những chỉ dẫn. Nếu những chỉ báo này có thể được hiểu rõ, bạn có thể được trị liệu trước khi bạn ốm. Thế thì bạn sẽ không bao giờ ốm.
Thầy có thể thấy hoa, điều sẽ xảy ra cho bạn sau vài ngày, điều chưa là thấy được đối với bạn hay đối với bất kì ai khác - nhưng lại có thể thấy được đối với thầy. Thầy có thể nhận ra các dấu hiệu, những chỉ dẫn vô hình. Thầy có thể giải đoán ngôn ngữ của cái không biết và cái không thể biết. Thầy có thể bảo bạn, "Cứ làm tiếp đi!" Phật nói với các đệ tử mình lặp đi lặp lại, "charaiveti! charaiveti! Đi tiếp! Đi tiếp! Đừng lo nghĩ. Ta có thể thấy bình minh không còn xa nữa."
Bạn chỉ có thể thấy rằng đêm đang trở nên càng tối hơn, nhưng khi đêm thực sự tối, đó chỉ là một chỉ dẫn rằng bình minh đang rất gần rồi, rằng chẳng mấy chốc ở chân trời phương đông mặt trời sẽ mọc. Nhưng điều này có thể được thấy chỉ bởi người đã thấy mặt trời mọc trước đây.
Tôi làm việc cần mẫn theo mọi cách có thể, nhưng cái ngày tôi đi tới biết tôi là ai đã là sự ngạc nhiên lớn lao. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó, rằng nó sẽ là như vậy. Thượng đế chưa bao giờ bị bỏ lỡ, tôi chỉ quên mất ngôn ngữ. Thượng đế đã có đó rồi, bao giờ cũng đã có đó; thượng đế là bản tính bên trong nhất của chúng ta. Cái ngày tôi nhận ra điều đó tôi bắt đầu cười. Ngày đó tôi biết rằng cuộc sống là trò đùa vĩ đại - thượng đế đang chơi trò đùa lớn, trò chơi trốn tìm lớn; nhưng trò chơi tất cả đều như nhau. Đừng coi nó là nghiêm chỉnh. $ketdoan $modoan
Christo, đừng coi chứng ngộ là nghiêm chỉnh. Coi nó là vui đùa đi. Và bạn càng vui đùa, bạn sẽ càng gần nó hơn.

Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi có bao giờ thấy bất kì người nào hay bất kì vật nào như chúng thực sự đang đấy không?
Prem Shanta, tâm trí không có khả năng thấy. Tâm trí bị mù - mù với cả nghìn lẻ một định kiến, mù với khái niệm, ý thức hệ, triết lí, tôn giáo, mù với kinh nghiệm quá khứ của bạn. Mắt bạn bị che phủ bởi bụi nhiều thế, hết tầng nọ tới tầng kia, tới mức bạn không thể thấy được cái đang đó. Và bất kì cái gì bạn thấy đều là diễn giải của bạn về thực tại, không phải là bản thân thực tại. Bạn chưa bao giờ nghe điều được nói cho bạn, bạn chưa bao giờ thấy điều đang đương đầu với bạn. Bạn thấy cái bạn muốn thấy; bạn thấy cái bạn có khả năng thấy. Và bạn nghe cái bạn muốn nghe; bạn nghe cái bạn đã tin vào.
Tâm trí bạn liên tục rà soát; nó cho phép chỉ cái khớp với nó, nó không cho phép cái gì không khớp với nó. Nó thường xuyên cảnh giác; nó canh chừng.
Tôi đang nói với bạn ở đây: ba nghìn người, điều đó nghĩa là ba nghìn nghĩa! Khi tôi đang nói bất kì cái gì, nó sẽ có một nghĩa đặc thù, nhưng khi nó đạt tới bạn nó lấy mầu sắc cá nhân - bạn cho nó mầu riêng của bạn. Ngay lập tức nó là cái gì đó khác. Chừng nào bạn chưa học cách nghe không có tâm trí, cách nhìn không có tâm trí...
Đó là điều thiền tất cả là gì: gạt tâm trí sang bên, nhìn mà không định kiến nào, không có kết quả tiên thiên nào, không có kết luận nào cả. Khi mắt bạn vận hành như tấm gương, đơn giản phản xạ cái đang đó, không kết án không ca ngợi nó... khi mắt bạn không phán xét, khi bạn không nói, "Cái này tốt, cái này xấu. Điều này phải vậy, điều này không phải vậy" - khi bạn không nói cái gì, bạn đơn giản phản xạ... thế thì bạn thấy cái đang đó - bằng không thì không đâu, bình thường không thấy được.
Bạn phải biến mất để thấy thực tại như nó vậy. Nếu bạn có đó, bạn càng có nhiều, bạn càng ít thấy thực tại.
Và nếu bạn muốn thấy cái đang đó, thế thì bạn phải biến mất hoàn toàn. Bạn phải hoàn toàn trống rỗng, không ai cả, vô trí, chỉ là không gian trống rỗng.
Thế thì cuộc sống bùng phát với tất cả huy hoàng của nó.


Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi không thể nào hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy.
Kamalesh, dường như bạn phải là người độc thân!
Định nghĩa của Murphy về người độc thân: Tảng đá lăn không thu thập người chủ nào.
Định nghĩa của Murphy về hôn nhân: Một người chưa đầy đủ chừng nào người đó chưa kết hôn; thế rồi người đó được thực sự chấm dứt.
Bạn không hiểu Phật đáng thương đã chịu đựng cái gì! Chỉ những người đã kết hôn mới hiểu điều đó, nhưng rất ít người đã kết hôn có đủ dũng cảm để nói lên điều đó.
Tôi đã nghe một giai thoại:
Maxim Gorky, Anton Chekhov, và Leo Tolstoy - ba tiểu thuyết gia lớn người Nga, đang ngồi trên một ghế băng trong công viên và tán gẫu. Một cách tự nhiên họ bắt đầu nói về hiện tượng tên là đàn bà.
Chekhov rất cay đắng; ông ấy đang lăng mạ đàn bàn như bất kì cái gì. Gorky cũng không thông cảm với đàn bà theo bất kì cách nào.
Khi cả hai vừa kết thúc họ hỏi Tolstoy, người vẫn giữ yên tĩnh. Tolstoy nói, "Nếu các ông thực sự muốn nghe chân lí các ông sẽ phải đợi."
Họ nói, "Ông ngụ ý gì bởi việc 'Các ông sẽ phải đợi'? Bao lâu?"
Ông ta nói, "Tôi không thể nói bao lâu được, nhưng các ông sẽ phải đợi. Tôi có thể nói chân lí chỉ khi một chân tôi ở trong mồ. Tôi sẽ nói chân lí và nhảy vào trong mồ! Thế thì tôi không muốn ở bên ngoài nấm mồ nữa, bởi vì nếu vợ tôi đi tới biết điều đó thế thì đời tôi, cái đã là địa ngục rồi... tôi không biết cái gì sẽ xảy ra cho tôi!"
Và nhớ lấy, cùng điều đó là trường hợp đối với đàn bà: nếu bạn hỏi họ, họ sẽ nói cùng câu chuyện về những người chồng.
Có một câu ngạn ngữ A rập cổ:
Thượng đế cho con người lửa, và con người đã phát minh ra bật lửa. Thượng đế cho con người tình yêu và con người phát minh ra hôn nhân.
Hôn nhân, mãi cho tới giờ, đã từng là khổ thế! Chính bởi vì hôn nhân mà tu viện đã tồn tại - toàn thể công lao thuộc về hôn nhân đấy! Bằng không sẽ chẳng có sư chẳng có ni nào. Chính việc thấy cái xấu xí của hôn nhân, hàng triệu người đơn giản quyết định không bao giờ đi vào trong nó, hay ngay cả những người đã vào trong nó cũng trốn ra.
Đàn bà đã khổ nhiều, nhưng khổ của cô ấy đã mang một phẩm chất khác: cô ấy đã khổ bởi vì tự do của cô ấy đã bị lấy đi khỏi cô ấy. Đàn ông đã chi phối cô ấy, đã làm cho cô ấy thành nô lệ. Đàn ông cũng khổ... bởi vì nhớ một luật đơn giản của cuộc sống: Nếu bạn làm người khác khổ, cái khổ nhất định bật trở lại bạn. Đàn ông làm đàn bà thành nô lệ, về mặt vật lí... thế còn đàn bà? Cô ấy làm đàn ông thành nô lệ về tâm linh. Thực ra, khổ của đàn ông sâu sắc hơn nhiều so với khổ của đàn bà.
Bây giờ có phong trào Giải phóng Phụ nữ. Một số đàn ông mạnh dạn được cần tới để bắt đầu phong trào Giải phóng Đàn ông, bởi vì sự nô lệ của đàn ông trở thành có tính tâm linh - và nô lệ tâm linh còn nguy hiểm hơn nhiều. $ketdoan $modoan
Định nghĩa của Murphy về hợp tác: Sự trao đổi giữa đàn bà và đàn ông trong đó cô ấy thủ thỉ và anh ấy hợp tác.
Kamalesh, bạn dường như tuyệt đối vô nhận biết về hiện tượng hôn nhân - cái có tính phá huỷ cả đàn ông lẫn đàn bà. Tình yêu có tính sáng tạo, hôn nhân có tính phá huỷ. Nhưng tình yêu là không tin được: khoảnh khắc này nó có thể có đó và khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và con người muốn mọi sự thường hằng; con người bị ám ảnh với những cái thường hằng. Con người muốn an ninh, an toàn, con người muốn níu bám. Do đó tình yêu là không tin cậy, cho nên con người tạo ra hôn nhân.
Hôn nhân là hoa nhựa. Tình yêu là hoa hồng thật, nhưng hoa hồng thật là đẹp vào buổi sáng thôi; đến tối nó mất rồi. Không ai có thể nói khi nào nó sẽ biến mất, khi nào cánh hoa sẽ bắt đầu rụng. Chỉ một cơn gió mạnh và nó không còn nữa, chỉ một mặt trời gay gắt và nó không còn nữa. Nhưng hoa nhựa sẽ còn đó; mưa tới, mặt trời tới, bất kì cái gì tới, hoa nhựa sẽ vẫn có đó. Thực ra, nhựa là thứ thường hằng duy nhất trong thế giới này.
Bây giờ các nhà sinh thái rất lo lắng về nhựa bởi vì bạn không thể phá huỷ được nó. Bạn cứ ném các chai nhựa và túi nhựa và chúng tất cả cứ tích luỹ lại trên đất hay trong biển. Sớm hay muộn chúng sẽ bao quanh toàn thể trái đất và chúng sẽ phá huỷ sự màu mỡ của đất, bởi vì chúng không thể tan ra, hội nhập, trở thành một với đất.
Hoa thực quay trở lại đất, trở thành đất lần nữa. Thế rồi hoa mới sẽ nảy sinh. Nhưng hoa nhựa kẹt lại, vẫn còn mãi. Điều đó là nguy hiểm; nó là cản trở trong việc tuần hoàn của các quá trình cuộc sống.
Hôn nhân là hoa nhựa - hôn nhân là thể chế. Và ai muốn sống trong thể chế?
Nếu Phật trốn đi, bạn không nên lo nghĩ; điều đó là hiểu được. Ông ấy phải đã bị khổ rồi!
"Bố ơi, đa thê là gì?"
"Đa thê là tình huống trong đó một đàn ông có thể có nhiều vợ."
"Được rồi. Vậy bố gọi tình huống trong đó một đàn ông chỉ có thể có một vợ là gì?" "Đơn điệu, con ơi, đơn điệu."
Hôn nhân là đơn điệu, nó hoàn toàn chán. Hai người chỉ móc vào nhau.
Phật đã dũng cảm - ít nhất ông ấy đã trốn đi. Không nhiều dũng cảm, nhưng chút dũng cảm vẫn có đó: ông ấy đã trốn đi.
Tôi đang dạy các sannyasin của tôi cách thức dũng cảm hơn nhiều: đừng trốn đi, nhưng cố sống trong tình yêu. Và bắt đầu quên đi toàn thể ý niệm về hôn nhân - dần dần, dần dần.
Một người đàn ông mới li dị cảm thất thất vọng tới mức anh ta quyết định tới tư vấn nhà tâm thần. Bác sĩ lắng nghe phàn nàn của anh ta và thế rồi đưa ra lời khuyên này, "Tôi nghĩ ông nên lấy vợ lần nữa, ông Jones.... Mua lấy một ngôi nhà, có vài đứa con; sống như người đàn ông khác. Ông sẽ quay trở lại cái ta cũ của mình ngay thôi."
"Không, cám ơn bác sĩ," ông Jones nói. "Tôi thà tự tử còn hơn." $ketdoan $modoan
Một khi bạn đã biết tới cái xấu của hôn nhân thì chỉ có hai cách có thể. Một là, trốn thoát khỏi nó như Phật, điều tôi không chấp thuận bởi vì điều đó chẳng thay đổi gì mấy. Vâng, nó giúp cho Phật - ông ấy thoát ra khỏi nó - nhưng thế giới vẫn tiếp tục như cũ.
Gợi ý riêng của tôi, vứt bỏ chính khái niệm hôn nhân - sống trong tình yêu. Và nếu tình yêu tiếp tục, tốt; nếu nó biến mất, tốt. Cái gì là hại trong nó? Bất kì cái gì xuất hiện một ngày nào đó đều nhất định biến mất một ngày nào đó; đó là cách mọi sự đang vậy - cách thức của mọi điều, cách thức tự nhiên. Cho phép nó. Đừng níu bám, đừng có tính sở hữu. Sống một cách đam mê khi nó có đó, và khi nó qua rồi là nó qua rồi. Cảm thấy biết ơn về tất cả những điều nó đã làm cho bạn. Nói lời tạm biệt. Đừng phàn nàn, đừng đố kị.
Bài tường thuật trên báo về cái chết thảm của George viết: "Bạn bè anh ấy không thể nêu được lí do tại sao anh ấy phải tự tử. Anh ấy là người độc thân."
Kamalesh, bạn phải là người độc thân đấy! Một điều tốt về việc là độc thân: bạn sẽ không tự tử. Và nếu bạn tự tử bạn sẽ để lại cho mọi người câu đố. Không ai sẽ có khả năng hình dung ra tại sao. Bạn chưa trải qua cái gọi là công việc quan hệ này. Bạn dường như hoàn toàn không có kinh nghiệm. Do đó bạn nói, "Tôi không thể hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy."
Chắc chắn ông ấy có vợ rất xinh, nhưng cái đẹp của thân thể bề ngoài tới mức trong vòng một tuần bạn bắt đầu không nhìn vào nó. Bạn bắt đầu bỏ qua nó, bạn bắt đầu quên nó.
Hỏi bất kì ông chồng nào trong bao nhiêu năm anh ta đã không nhìn vào mặt vợ mình - và anh ta vẫn thường nghĩ trước đây là cô ấy là đàn bà đẹp. Hỏi bất kì bà vợ nào đã bao lâu cô ấy không nhìn vào mặt chồng mình. Nhiều năm đã trôi qua.
Làm thực nghiệm nhỏ này: nhắm mắt lại và cố nhớ khuôn mặt của vợ hay chồng bạn. Bạn sẽ không có khả năng nhớ được nó. Bạn có thể có khả năng nhớ khuôn mặt của vợ hàng xóm nhà bạn, nhưng không nhớ khuôn mặt của vợ bạn đâu; điều đó là gần như không thể được. Nếu bạn có thể làm điều đó bạn là hạng người hiếm đấy, bạn là người kì diệu đấy! Điều đó không xảy ra. Nếu bạn cố gắng nhớ khuôn mặt vợ bạn, mọi thứ sẽ thành chóng mặt. Cả nghìn khuôn mặt khác sẽ xuất hiện, nhưng không có khuôn mặt vợ bạn. Tại sao?
Bạn đã không nhìn vào người đàn bà đáng thương này trong nhiều năm rồi, bởi một lẽ đơn giản là hôn nhân làm mọi thứ thành chắc chắn thế. Hôn nhân làm mọi thứ thành chết và đờ đẫn thế. Hôn nhân lấy đi mọi ngạc nhiên và kinh ngạc. Hôn nhân làm bạn coi vợ mình như đương nhiên có đấy, coi chồng mình như đương nhiên có đấy. Cần gì nhìn vào vợ mình? Cô ấy sẽ có đó ngày mai và ngày kia và mãi mãi. Bạn nhìn vào mọi người khi bạn có thể không có khả năng nhìn vào họ lần nữa. Hôn nhân giết chết; nó làm cho cái gì đó đẹp vô cùng thành rất xấu.
Vâng, Phật có vợ đẹp, nhưng thế rồi ông ấy trở nên mệt mỏi - mệt mỏi với toàn thể trò chơi lặp lại này. Ông ấy là người rất tỉnh táo, thông minh. Nếu ông ấy ngu xuẩn như hàng triệu người khác đang vậy ông ấy đã sống mà không nỗ lực nào để trải qua thay đổi triệt để. Ông ấy sẽ đơn giản lặp lại toàn thể cái vòng cuộc sống - ăn, uống, sinh sản - ông ấy sẽ sống và chết.
Nhưng ông ấy đã trở nên nhận biết rằng cuộc sống không thể chỉ là sự lặp lại này. Cuộc sống phải là cái gì đó hơn nữa, cuộc sống phải là cái gì đó nhiều hơn. Phải có bí mật ẩn kín nào đó trong nó mà chúng ta đang bỏ lỡ bởi vì sự lặp lại của chúng ta. $ketdoan $modoan
Ông ấy đã trốn đi không đích xác là vì trốn vợ đâu: ông ấy đã trốn đi để biết chân lí của cuộc sống. Điều đó về căn bản không phải là trốn khỏi vợ; đó không phải là trốn khỏi mà là trốn vì. Đó là lí do tại sao, khi đạt tới chân lí, điều đầu tiên ông ấy làm là quay về cung điện để chia sẻ cách nhìn mới của mình, sự sáng suốt của mình, với vợ ông ấy. Ông ấy nhớ tới cô ấy.
Ông ấy cảm thấy rằng ông ấy nợ cô ấy thế là nhiều rồi. Ông ấy phải quay về xin lỗi cô ấy bởi vì ông ấy đã trốn đi, đã rời bỏ cô ấy. Ông ấy thậm chí đã không hỏi xin phép cô ấy. Ông ấy thậm chí đã không nói cho cô ấy rằng ông ấy sắp đi xa. Ông ấy đã trốn đi như tên trộm và đã quay về để xin lỗi. Con người của duyên dáng lớn lao: ngay cả sau khi trở nên chứng ngộ ông ấy đã tới xin lỗi ai đó người chưa chứng ngộ.
Đệ tử của ông ấy, Ananda, nói với ông ấy. "Điều này có vẻ không phải, người chứng ngộ đi tới người chưa chứng ngộ để xin lỗi, để xin cô ấy, 'Tha thứ cho ta.'"
Phật nói, "Ta biết điều đó có vẻ không phải, nhưng ngần này ta đang nợ cô ấy. Ta phải hoàn thành, phải kết thúc mọi sự; bằng không cái gì đó vẫn còn treo đó. Và hơn thế, việc ta đi tới cô ấy sẽ giúp cho cô ấy đi tới ta; bằng không - cô ấy là người đàn bà rất kiêu sa - cô ấy sẽ không tới ta đâu. Và cô ấy sẽ cứ mang sự phẫn uất đó, vết thương đó; cô ấy sẽ đau khổ không cần thiết. Và điều ta đã tìm ra ta định chia sẻ với mọi người, sao không chia sẻ với vợ ta? Cô ấy đã làm gì sai với ta?"
Ông ấy đi tới vợ ông ấy. Người vợ giận lắm, cũng là điều tự nhiên. Cô ấy kêu la; cô ấy làm mọi điều mà đàn bà sẽ làm trong tình huống như vậy. Còn Phật đứng đó hoàn toàn im lặng, thậm chí không thốt ra một lời. Thế rồi bỗng nhiên cô ấy trở nên nhận biết rằng ông ấy đã không nói một lời nào. Cô ấy chùi nước mắt, nhìn Phật, nói rằng ông ấy im lặng thế và đẹp thế, và là một loại cái đẹp khác toàn bộ: cái đẹp của nội tâm. Ông ấy đang rạng ngời, ông ấy đang toả sáng.
Cô ấy hỏi ông ấy, "Sao anh không trả lời em?"
Phật nói, "Làm sao anh có thể trả lời được? Anh không còn là cùng người đã rời bỏ em. Em nhìn anh mà xem, em quan sát xem! Nhìn vào mắt anh đây, cảm thấy sự hiện diện của anh! Anh không phải là cùng người đó đâu - người đó chết rồi. Anh là sinh linh hoàn toàn mới, anh được tái sinh rồi! Và anh đã tới để chia sẻ vui vẻ của anh, phát kiến của anh với em, bởi vì anh yêu em. Và tình yêu cũ đã không phải là tình yêu, nó đã là khai thác; tình yêu mới này mới thực là tình yêu. Tình yêu cũ chỉ là thèm khát. Bây giờ anh muốn cho em tất cả những điều anh đã biết, chẳng bởi lí do nào khác, nhưng chỉ vì việc cho thôi. Chỉ chia sẻ làm cho anh phúc lạc thế. Nếu anh có thể giúp em theo bất kì cách nào anh sẽ cảm thấy cực kì biết ơn."
Người vợ trở thành sannyasin; cô ấy được điểm đạo.
Bạn hỏi tôi, Kamalesh, "Tôi không thể nào hiểu được tại sao Phật Gautama từ bỏ người vợ đẹp của ông ấy."
Thực ra ông ấy đã không từ bỏ vợ: ông ấy đã từ bỏ toàn thể hệ thống hôn nhân, ông ấy đã từ bỏ cách sống cũ. Vợ chỉ là một phần của nó. Ông ấy đã từ bỏ cách ông ấy đã sống tới khoảnh khắc đó.
Khi ông ấy bỏ lại cung điện của mình ông ấy mới hai mươi chín tuổi; khi ông ấy quay về, mười hai năm đã trôi qua... ông ấy đã trở nên được chứng ngộ. Ông ấy đã đi tới biết chân lí, nghĩa, ý nghĩa của sự tồn tại. Ông ấy đã đi tới biết lễ hội lớn lao đang diễn ra mãi: lễ hội bạn gọi là Thượng đế. Ông ấy đã tới để chia sẻ lễ hội của ông ấy với vợ mình, với con mình, với bố mình, với mẹ kế của mình, với bạn bè mình. Bất kì ai đã sẵn sàng, ông ấy đều sẵn sàng cho họ. Và ông ấy đã biến đổi các kiếp sống của họ.
Phật Gautama là người duy nhất trong toàn thể lịch sử tâm thức con người, người đã biến đổi nhiều người thế. Lòng biết ơn của nhân loại là mênh mông, không thể trả được.

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Khi thầy nói, "Thức dậy đi, có ý thức, bước ra khỏi giấc mơ của ông!" - và để làm điều đó được rõ ràng thầy cho các ví dụ - thay vì đi sâu vào trong nó chúng tôi cười cứ dường như nó là chuyện cười. Thầy cảm thấy thế nào?
Abhinav Bharti, tôi cũng cười chứ! Nhưng tôi không được phép cười to trước bạn, bởi vì điều đó ngược lại với nghệ thuật kể chuyện cười. Người kể chuyện cười phải nghiêm chỉnh. Nhưng tôi cười trong phòng tôi! Khi không có ai cả, tôi cười to lắm. Và thực ra, toàn thể điều này là chuyện cười thôi: khổ của bạn, chứng ngộ của tôi.
Đủ cho hôm nay.