"Chẳng có gì như thèm khát.
Thèm khát có thể được gọi là đam mê mạnh nhất.
May mắn thay chúng ta có một thứ còn mạnh hơn.
Nếu khao khát về chân lí mà yếu hơn đam mê,
thì bao nhiêu người chúng ta trong thế giới này
sẽ có khả năng theo con đường của lẽ phải?"
Phật nói:
"Những người nghiện với những đam mê
giống như người mang đuốc chạy ngược chiều gió;
tay người đó chắc chắn sẽ bị bỏng."
Ngọc Hoàng Thượng đế phái tiên nữ đẹp tới Phật,
muốn cám dỗ ông ấy sang con đường xấu.
Nhưng Phật đã nói: "Đi đi!
Phỏng có ích gì để ta có cái túi da đầy những rác rưởi
mà các ông đã đem lại cho ta?
Thế rồi, Ngọc hoàng Thượng đế chân thành cúi đầu
và hỏi Phật về tinh hoa của Đạo,
theo đó Phật đã hướng dẫn,
tương truyền rằng thần đã đạt tới quả srotapanna- dự lưu.
Tinh hoa của tôn giáo của Phật là nhận biết. Không có cầu nguyện trong nó, không thể có được - bởi vì không có Thượng đế. Và không thể có bất kì cầu nguyện nào trong nó được bởi vì cầu nguyện bao giờ cũng có động cơ. Cầu nguyện là một dạng của ham muốn, một dạng của thèm khát.
Cầu nguyện có ẩn chứa sâu trong nó chính nguyên nhân của khổ. Nguyên nhân của khổ là ở chỗ chúng ta muốn kiểu cuộc sống khác, tình huống khác, thế giới khác, và thế giới đang trước chúng ta mờ nhạt đi trước tưởng tượng của chúng ta. Nguyên nhân của khổ là tưởng tượng, ham muốn, hi vọng. Và trong cầu nguyện tất cả mọi nguyên nhân đều hiện diện, cho nên không có khả năng nào cho cầu nguyện trong tôn giáo của Phật. Chỉ nhận biết mới là chìa khoá. Cho nên chúng ta phải hiểu nhận biết là gì.
Khi bạn cầu nguyện, bạn xin cái gì đó. Khi bạn thiền, bạn thiền về cái gì đó. Nhưng khi bạn nhận biết, bạn đơn giản định tâm trong bản thể mình. Người khác là không quan trọng chút nào. Người khác là không liên quan. Bạn đơn giản nhận biết.
Nhận biết không có đối thể trong nó. Nó mang tính chủ thể thuần khiết. Nó là việc đặt nền tảng trong bản thể bạn, nó là việc định tâm trong bản thể bạn. Đứng đó bên trong bản thể mình, bạn bùng cháy sáng. Ngọn lửa của bạn không có khói. Trong ánh sáng của bạn toàn thể cuộc sống trở thành rõ ràng.
Trong sáng tỏ đó là im lặng. Trong sáng tỏ đó, thời gian dừng hiện hữu. Trong sáng tỏ đó, thế giới biến mất. Bởi vì trong sáng tỏ đó không có ham muốn, không có động cơ. Bạn chỉ hiện hữu… không muốn cái gì, bất kì cái gì. Không muốn bất kì tương lai nào. Không muốn bất kì thế giới nào tốt hơn. Không muốn thiên đường, moksha. Không muốn Thượng đế. Không muốn tri thức, giải thoát. Bạn chỉ hiện hữu.
Nhận biết là sự hiện diện thuần khiết, tâm thức được định tâm. Toàn bộ nỗ lực của Phật là làm sao làm cho bạn được định tâm, bắt vào nền tảng, ngọn lửa không khói, ngọn lửa không biết tới chập chờn. Trong ánh sáng đó, mọi thứ trở nên rõ ràng và mọi ảo tưởng biến mất và mọi mơ trở thành vô tồn tại. Và khi tâm trí mơ dừng lại, có chân lí.
Nhớ điều đó: chỉ khi tâm trí mơ đã dừng lại mới có chân lí. Tại sao? Bởi vì tâm trí mơ liên tục phóng chiếu và bóp méo cái đang đấy. Nếu bạn nhìn vào một thứ mà có ham muốn, bạn sẽ không bao giờ nhìn vào thứ đó như nó đang đấy. Ham muốn của bạn bắt đầu giở trò với bạn.
Một người đàn bà đi qua, người đàn bà đẹp, hay người đàn ông đi qua, người đàn ông đẹp trai - bỗng nhiên có ham muốn: sở hữu cô ấy, sở hữu anh ta. Thế thì bạn không thể thấy được thực tại. Thế thì chính ham muốn của bạn tạo ra mơ xung quanh đối tượng này. Thế thì bạn bắt đầu thấy theo cách bạn muốn thấy. Thế thì bạn bắt đầu phóng chiếu - người kia trở thành màn ảnh và những ham muốn thầm kín nhất của bạn được phóng chiếu ra. Bạn bắt đầu tô mầu đối tượng này; thế thì bạn không thấy cái đang đó. Bạn bắt đầu thấy các hình ảnh, bạn bắt đầu đi vào trong tưởng tượng.
Tất nhiên, tưởng tượng này nhất định sẽ bị tan tành; khi thực tại bùng ra, tâm trí mơ của bạn sẽ bị tan nát. Điều đó xảy ra nhiều lần. Bạn yêu một người đàn bà; một hôm nào đó bỗng nhiên giấc mơ này đã biến mất. Người đàn bà này trông không đẹp như cô ấy vẫn thường trông thế. Bạn không thể tin được làm sao mình lại bị lừa dối trong đó. Bạn bắt đầu tìm lỗi ở người đàn bà này. Bạn bắt đầu tình cách hợp lí hoá - cứ dường như cô ấy lừa bạn trong việc đó, cứ dường như cô ấy đã lừa dối; cứ dường như cô ấy đã giả vờ là đẹp trong khi cô ấy không đẹp. Chẳng ai đang lừa bạn, chẳng ai có thể lừa được bạn - ngoại trừ ham muốn riêng của bạn và tâm trí mơ của bạn. Bạn đã tạo ra ảo tưởng. Bạn chưa bao giờ thấy thực tại của người đàn bà này. Chẳng chóng thì chầy thực tại sẽ thắng.
Đấy là cách mà mọi chuyện tình bao giờ cũng treo trên tảng đá. Và những người yêu nhau, dần dần, trở nên sợ thấy thực tại - họ lảng tránh. Vợ tránh chồng, chồng tránh vợ. Họ không nhìn thẳng. Họ sợ. Họ đã nhận biết rằng giấc mơ đã biến mất. Bây giờ, đừng làm rung chuyển con thuyền nữa. Bây giờ tránh lẫn nhau.
Tôi đã từng nghe:
Một người rất lo nghĩ về vợ mình. Anh ta đã nghe đồn rằng cô ấy đi với ai đó. Một cách tự nhiên, anh ta bị rối loạn. Anh ta đề nghị thám tử theo dõi người đàn bà này và quay phim: cô ấy đi với ai, họ làm gì.
Trong vài tuần, viên thám tử quay lại với cuốn phim đã sẵn sàng. Cuốn phim được chiếu cho anh này. Anh ta xem nó; anh ta cứ lắc đầu hoài dường như anh ta không thể nào tin được vào điều đó. Người vợ đang bơi với ai đó, đang đi xem phim, ôm ghì, hôn hít, làm tình với người đàn ông, và anh ta cứ lắc đầu hoài nghi vô cùng. Viên thám tử không thể đừng được mình: "Sao anh ta cứ lắc đầu mãi thế nhỉ?"
Cuối cùng, khi phim đã hết, người này nói, "Tôi không thể tin được vào nó!"
Viên thám tử nói, "Thế này thì quá lắm - ông đã xem phim, bây giờ ông còn cần bằng chứng nào thêm nữa?"
Anh ta nói, "Chớ hiểu lầm tôi. Tôi không thể nào tin được rằng vợ tôi lại có thể làm cho ai đó sung sướng thế! Bây giờ cố tìm ra xem người kia đã thấy cái gì trong vợ tôi, bởi vì tôi đã sống với cô ấy và tôi chẳng thấy cái gì hết cả. Người này đã thấy cái gì ở cô ấy?"
Các ông chồng chấm dứt thấy những điều họ thường thấy trong vợ mình. Các bà vợ chấm dứt thấy những điều trong chồng mình mà họ thường thấy. Điều gì xảy ra? Thực tại vẫn còn như cũ, nhất quyết chống lại thực tại thì mơ không thể thắng mãi được. Chẳng chóng thì chầy mơ sẽ bị tan vỡ. Và điều đó xảy ra theo đủ mọi chiều hướng.
Bạn theo đuổi tiền bạc, bạn mơ về tiền; bạn chưa bao giờ nhìn vào những người có tiền, bạn không thấy họ. Bạn chỉ đuổi theo tiền. Bạn nghĩ khi tiền có đó thì mọi thứ sẽ đẹp. Thế rồi bạn sẽ nghỉ ngơi và thế rồi bạn sẽ tận hưởng, và thế rồi bạn sẽ mở hội và ca hát và nhảy múa, và làm bất kì cái gì bạn bao giờ cũng muốn làm khi không có tiền làm nó và không có cơ hội làm nó.
Nhưng bạn đã bao giờ nhìn vào những người có tiền chưa? Họ không nhảy múa, họ không mở hội. Họ trông không sung sướng. Đôi khi bạn có thể bắt gặp người ăn mày trông sung sướng, nhưng không thể nào bắt gặp người giầu trông sung sướng được. Gần như là không thể nào tìm ra người giầu trông sung sướng. Bởi vì người ăn mày có thể vẫn còn mơ, đó là lí do tại sao người đó có thể vẫn còn sung sướng. Người đó có thể tin rằng ngày mai mọi sự sẽ tốt hơn, hay ngày kia mọi sự sẽ tốt hơn.
Có tương lai cho người ăn mày, nhưng với người giầu thì toàn bộ tương lai đã biến mất. Người đó đã đạt tới bất kì cái gì mình muốn đạt tới, và chẳng có gì trong nó cả. Khi tiền chất thành chồng, người đó bỗng nhiên cảm thấy thất vọng. Bất kì điều gì người đó đã thấy trong tiền, bây giờ người đó không còn có thể tìm thấy trong nó nữa. Mơ đó đã biến mất.
Con người liên tục mơ về quyền lực, danh vọng, kính trọng. Và bất kì khi nào người đó có được nó, lại có thất vọng. Người hạnh phúc nhất là những người không bao giờ đạt tới những ham muốn của mình. Người bất hạnh nhất là những người đã thành công trong việc đạt tới những ham muốn đó - thế thì có thất vọng.
Bản chất của ham muốn là mơ, và bạn có thể mơ chỉ khi mọi sự không có đó. Bạn có thể mơ về vợ của hàng xóm - làm sao bạn có thể mơ về vợ riêng của mình được? Điều đó chưa hề xảy ra. Bạn có thể mơ về vợ của ai đó khác. Người đó có thể mơ về vợ bạn.
Bất kì cái gì ở xa xa trông đều đẹp cả. Lại gần hơn, và mọi sự bắt đầu thay đổi. Thực tại làm tan nát.
Phật nói rằng nhận biết nghĩa là không mơ, nhận biết nghĩa là vứt bỏ việc ngủ vô ý thức này mà chúng ta vẫn sống một cách bình thường. Chúng ta là những kẻ mộng du, người đi trong mơ. Chúng ta cứ sống, nhưng việc sống của chúng ta rất hời hợt. Sâu bên dưới toàn những mơ là mơ. Và dòng chảy ngầm của việc mơ cứ tiếp diễn - và dòng chảy ngầm đó cứ làm biến chất cái nhìn của chúng ta. Dòng chảy ngầm đó của việc mơ cứ làm cho mắt chúng ta bị vẩn đục. Dòng chảy ngầm đó của việc mơ cứ làm cho đầu chúng ta bị ngầu bùn.
Người sống trong giấc ngủ không bao giờ có thể là thông minh - và nhận biết lại là ngọn lửa thuần khiết nhất của thông minh. Người sống trong giấc ngủ trở nên ngày một ngu xuẩn hơn. Nếu bạn sống trong ngẩn ngơ, thì bạn sẽ trở thành ngu ngốc, bạn sẽ trở thành đờ đẫn.
Sự đờ đẫn này phải bị phá huỷ. Và nó có thể bị phá huỷ chỉ bằng việc trở nên nhận biết nhiều hơn. Bước đi với nhiều nhận biết hơn. Ăn với nhiều nhận biết hơn. Nói với nhiều nhận biết hơn. Lắng nghe với nhiều nhận biết hơn. Tôi đã từng nghe:
Ngày xưa một con khỉ mẹ bị một thay đổi triết học của tâm trí. Điều này làm cho nó hay quên và thường không chú ý tới đứa con mới sinh của mình, có tên là Charles. Giống như nhiều bà mẹ hiện đại khác, nó không chăm nom đủ, hay bị lãng trí bởi những ý nghĩ của mình. Dầu vậy, nó vẫn trải qua trình tự thông thường như mẹ nó đã làm trước đây cho nó, nhưng không theo cùng tinh thần đó. Nó buộc con lên lưng mình và lơ đãng trèo lên cây cọ. Thế là nó ở đó. Và khi nó lục lọi trong những việc tầm tầm, các vấn đề nảy ra trong óc nó, thì đứa con nhỏ tụt ra, với tất cả cuộc sống trẻ trung của nó trước nó.
Trên đường leo xuống, Charles, cũng có khuynh hướng nghiền ngẫm, gọi với lên, "Mẹ ơi, sao chúng ta lại ở đây?"
"Chúng ta ở đây," nó quan sát, "để bám vào."
Chúng ta ở đây để bám vào - người ngủ chỉ làm có vậy cho tất cả cuộc sống của mình. Người đó cứ cố gắng bám vào - với hi vọng, với mơ, với tương lai. Người đó bằng cách nào đó cứ bám quanh, dường như đó là mục tiêu duy nhất của cuộc sống, dường như chỉ ở đây là đủ. Nó là không đủ đâu. Chỉ sống thì vẫn không đủ - chừng nào bạn chưa đi tới hiểu biết cuộc sống là gì. Chỉ ở đây là không đủ, chừng nào bạn còn chưa nhận biết đầy đủ về việc ở đây, rằng trong nhận biết đó là cực lạc, rằng trong nhận biết đó là sự mãn nguyện, rằng trong nhận biết đó là an bình.
Con người có thể sống theo hai cách. Một cách là chỉ cứ bám quanh quẩn. Hay, có nhận biết nhiều hơn: tại sao mình lại ở đây, và mình là ai. Phật nói toàn bộ tôn giáo không là gì khác ngoài nỗ lực vô biên để trở nên nhận biết.
Lời kinh thứ nhất:
Phật nói:
Chẳng có gì như thèm khát. Thèm khát có thể được gọi là đam mê mạnh nhất.
Có thể chia mọi người ra làm hai loại rất dễ dàng và rất khoa học. Những người có toàn bộ cuộc đời dâm dục; bất kì điều gì họ làm, bất kì điều gì họ nói, đều chỉ hời hợt: sâu bên dưới sự ám ảnh của họ vẫn còn với dục. Nó bắt đầu khi bạn là đứa trẻ nhỏ thậm chí không nhận biết về dục là gì. Trẻ con bắt đầu chơi quanh, và trẻ con bắt đầu học mọi thứ xung quanh. Và điều đó tiếp tục cả đời. Và khi mọi người chết đi trong tuổi già của họ, thì thế nữa họ vẫn còn bị ám ảnh với dục.
Đây là một trong những quan sát của tôi, rằng khi một người sắp chết, bạn có thể thấy trên khuôn mặt người đó, trong mắt người đó, kiểu cuộc sống mà người đó đã sống. Nếu người ấy chết đi theo cách ngần ngại, kháng cự, tranh đấu chống lại cái chết, không muốn chết, cảm thấy bất lực, muốn níu bám lấy cuộc sống, thế thì cuộc sống của người đó vẫn còn là cuộc sống bị ám ảnh bởi dục. Và trong khoảnh khắc đó của cuộc khủng hoảng lớn, trong khoảnh khắc của cái chết, tất cả dâm dục của người đó sẽ trồi lên trong tâm thức người đó.
Mọi người chết đi trong khi nghĩ về dục; chín mươi chín phần trăm mọi người chết đi khi nghĩ về dục. Bạn sẽ ngạc nhiên. Chỉ hiếm khi mới có một người chết đi mà không nghĩ tới dục. Người chết đi khi nghĩ tới dục lập tức được sinh ra - bởi vì toàn bộ ý tưởng của người đó không là gì ngoài ám ảnh với dục. Ngay lập tức người đó đi vào bụng mẹ. Và điều này phải là như vậy bởi vì trong khoảnh khắc của cái chết toàn thể cuộc sống của bạn trở nên được cô đọng lại. Bất kì cái gì bạn đã sống vì nó đơn giản phải được gặp lại trong khoảnh khắc của cái chết.
Nếu bạn đã sống một cuộc sống của nhận biết, thế thì cái chết là rất thanh thản, an bình, duyên dáng; thế thì có thanh cao và duyên dáng cho nó. Thế thì người ta chỉ trượt vào trong nó, đón chào nó. Không có xung đột - có hợp tác. Người ta đơn giản hợp tác với cái chết.
Người dâm dục sợ chết bởi vì chết là tương phản với dục. Điều này cần phải được hiểu. Dục là sinh; chết là tương phản với dục, bởi vì chết sẽ phá huỷ bất kì cái gì sinh đã trao cho bạn. Chết không tương phản với sống. Để tôi nhắc bạn - trong tâm trí bạn đây là phân đôi, sống và chết, điều đó là sai - chết không trực tiếp đối lập với sống. Chết là trực tiếp đối lập với dục, bởi vì dục là đồng nghĩa với sinh; sinh là bắt nguồn từ dục. Chết là tương phản với sinh; chết là tương phản với dục. Chết không tương phản với sống.
Nếu bạn sống một cuộc sống có nhận biết, dần dần năng lượng đã đi vào dục sẽ được biến đổi. Không phải là bạn phải biến đổi nó - chính bởi nhận biết mà nó biến mất, đích xác như khi bạn đem đuốc cháy sáng vào trong phòng và bóng tối biến mất. Dục giống như bóng tối trong bản thể bạn. Nó có thể tồn tại chỉ nếu bạn không nhận biết. Và Phật nói:
Không có gì giống thế, chẳng có gì như thèm khát. Thèm khát có thể được gọi là đam mê mạnh nhất.
Điều đó bắt đầu rất sớm. Nếu bạn nghe những người theo Freud, và họ phải được nghe theo bởi vì họ còn đúng hơn cái gọi là thánh nhân của bạn... thánh nhân của bạn có thể nói cho bạn những chân lí thuận tiện và thoải mái, nhưng chân lí chẳng bao giờ thuận tiện và chẳng bao giờ thoải mái cả. Freud đã nói những chân lí rất không thoải mái. Chân lí là không thoải mái, bởi vì bạn đã sống cuộc sống của dối trá.
Bất kì khi nào ai đó nói ra chân lí, nó đều làm chấn động bạn, nó đập sâu, nó đánh vào những dối trá của bạn, nó làm cho bạn không thoải mái, không thuận tiện. Bạn bắt đầu bảo vệ dối trá của mình. Khi Freud khẳng định điều này, rằng đứa trẻ ngay từ chính lúc ban đầu đã mang tính dục, ông ấy đã bị khắp thế giới phản đối. Tất cả những cái gọi là người tôn giáo đều đối lập với ông ấy. Bây giờ, tôi không thể nào tin được vào điều đó, rằng người tôn giáo lại có thể đối lập với chân lí mênh mông như vậy.
Đứa trẻ được sinh ra trong dục, phải mang tính dục. Và trẻ con bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống dục của chúng. Tôi đã đọc một câu chuyện hay:
Một bé gái nhỏ bốn tuổi và một bé trai ba tuổi bước đi tay nắm tay tới trước nhà hàng xóm của chúng. "Chúng cháu đang chơi nhà," đứa bé gái nói khi người hàng xóm mở cửa ra. "Đây là chồng cháu và cháu là vợ nó. Chúng cháu vào được chứ?"
Bà chủ thích thú với cảnh này. "Vào đi các cháu," bà ấy nói.
Khi vào nhà rồi, bà ấy cho lũ trẻ nước chanh và bánh, chúng nhận lấy một cách biết ơn. Khi cốc nước chanh thứ hai được đem ra, bé gái nhỏ từ chối và nói, "Thôi cám ơn bác - chúng cháu phải đi bây giờ đây - chồng cháu vừa làm ướt quần anh ấy rồi."
Điều đó bắt đầu rất sớm: chồng và vợ và chơi nhà. Chúng đang chuẩn bị. Và điều đó diễn ra cho tới tận cùng.
Câu chuyện khác:
Một bà thọ tám mươi tới bác sĩ tâm thần để phàn nàn về sự bất lực của chồng mình.
"Thế chồng bà bao nhiêu tuổi rồi?" ông bác sĩ hỏi.
"Ông ấy chín mươi."
"Và khi nào bà chú ý lần đầu tiên việc ông ấy không quan tâm tới bà về mặt thể chất?"
"Thế này," bà ấy nói, "lần đầu tiên là đêm qua - và lại sáng nay."
Ông già chín mươi tuổi, và bà vợ lo lắng về sự bất lực của ông ấy - và bà ấy đã chú ý điều đó vào đêm qua và sáng nay nữa. Điều đó cứ tiếp diễn - cả đời bị ám ảnh với dục, từ bắt đầu tới kết thúc.
Bạn thu lấy năng lượng bằng việc ăn thức ăn, bằng việc thở ô xi, bằng luyện tập; bằng việc sống bạn tạo ra năng lượng. Con người là cái máy phát. Người đó cứ liên tục tạo ra năng lượng. Và khi năng lượng này tích luỹ vào trong bản thể bạn, thì bạn không thoải mái, bạn muốn tống nó ra - bởi vì bạn cảm thấy như gánh nặng. Dục chỉ được dùng như việc giảm nhẹ. Bây giờ điều này là ngu xuẩn.
Từ đầu này bạn cứ tích luỹ năng lượng, từ đầu kia bạn cứ ném nó đi. Đây là toàn bộ cuộc sống! - thu năng lượng vào, ném năng lượng ra; thu năng lượng vào, ném năng lượng ra. Nếu điều này chỉ có thế, tất cả điều đó phỏng có ích gì? Tại sao người ta phải sống? Đấy là sự lặp lại. Đấy là cái vòng luẩn quẩn. Khi năng lượng bị mất bạn đói năng lượng; khi năng lượng có đó bạn sẵn sàng làm mất nó. Bạn tìm mọi cách và phương tiện để làm mất nó.
Phật nói rằng đây là thứ mạnh nhất trong cuộc sống con người. Và nếu cuộc sống được sống tương ứng theo điều này, cuộc sống là lãng phí, là cực kì lãng phí. Chẳng cái gì phát sinh ra từ nó. Biết bao nhiêu chạy đuổi, chẳng bao giờ đạt tới đâu cả. Biết bao nhiêu công việc, chẳng có sự hoàn thành. Đến cuối cùng cái chết tới, và người ta thấy tay mình trống rỗng. Đây có thể là mục đích duy nhất của cuộc sống không? Nếu đây là mục đích duy nhất của cuộc sống, cuộc sống không có nghĩa, thế thì cuộc sống trong bản thân nó chỉ là ngẫu nhiên.
Một trong những nhà tư tưởng sâu sắc nhất của phương Tây là G.K. Chesterton. Ông ấy hay nói rằng hoặc con người là thần bị sa ngã, hoặc là con vật nào đó đã mất hoàn toàn cái đầu của nó. Chỉ có hai khả năng: hoặc con người là thần sa ngã, hoặc là con vật nào đó đã mất hoàn toàn cái đầu của nó. Nếu dục là tình tiết duy nhất, thì con vật nào đó đã mất hoàn toàn cái đầu của nó. Phải có cái gì đó nhiều hơn nó chứ. Phải có cái gì đó nhiều hơn cho cuộc sống, bằng không nó là vô nghĩa. Bố mẹ bạn sống để cho sinh thành ra thêm vài đứa con, và chúng sẽ sống để cho sinh ra ai đó khác. Và điều này cứ tiếp tục mãi - nhưng mục đích của tất cả những cái đó là gì?
Phật nói: Bằng việc trở nên nhận biết, bạn mở ra cánh cửa khác cho năng lượng. Năng lượng dục đi xuống; năng lượng dục đi xuống đất; năng lượng dục chuyển đi theo lực trọng trường. Khi bạn trở nên nhận biết, có thay đổi, thay đổi về hướng. Bạn càng trở nên nhận biết hơn, năng lượng dục càng bắt đầu đi lên hơn - nó bắt đầu đi ngược với lực trọng trường. Nó bắt đầu đi lên bầu trời. Nó bắt đầu đi lên những đường thanh tao, không theo đường trọng trường.
Nếu năng lượng dục đi xuống, đấy là phí hoài. Nếu năng lượng dục bắt đầu đi lên, bạn bắt đầu làm bùng ra những thế giới mới, sự đầy đủ mới của bản thể, tầm cao mới của tâm thức.
Bây giờ, có hai khả năng để năng lượng này đi lên. Bạn có thể bắt nó đi lên. Đó là điều hatha yoga làm. Đó là lí do tại sao trồng cây chuối lại thành có ý nghĩa. Bạn có hiểu ý nghĩa của việc trồng cây chuối không? Đấy là một mẹo để dùng lực hấp dẫn làm cho năng lượng dục đi lên đầu - nhưng dầu vậy bạn vẫn sống dưới lực hút. Bạn trồng cây chuối; đầu trở thành thấp hơn trung tâm dục, năng lượng có thể bắt đầu đi tới đầu. Nhưng bạn có thể trồng cây chuối được bao lâu? Lần nữa bạn sẽ phải đứng trên đôi chân của mình. Bạn không vượt ra ngoài luật hấp dẫn. Bạn chỉ dùng luật hấp dẫn. Trong thực tế, bạn đánh lừa lực hấp dẫn. Đó là việc làm cái gì đó phi pháp theo cách hợp pháp. Nhưng bạn không thay đổi, bạn không được biến đổi. Bản thể bạn vẫn còn như cũ.
Hatha yoga đã phát triển nhiều phương pháp để ngăn cản năng lượng dục không cho đi xuống và cách bắt nó đi lên - nhưng chúng tất cả đều là bạo hành, một loại xung đột bị bắt buộc. Trưởng thành là không tự nhiên. Bạn có thể thấy điều đó trên khuôn mặt của nhà hatha yogi. Khuôn mặt người đó bao giờ cũng căng thẳng. Bạn sẽ không tìm thấy nét duyên dáng ở đó. Bạn sẽ không tìm thấy cái đẹp, cái huy hoàng. Bạn sẽ không tìm thấy Thượng đế ở đó - bạn sẽ thấy bản ngã tinh vi. Người đó đã lừa gạt - người đó đã lừa gạt chính bản thân tự nhiên. Nhưng bạn không thể lừa gạt được; nó không thể là một thứ thực.
Phật đã phát triển một phương pháp luận hoàn toàn khác - phương pháp luận của thanh tao, của duyên dáng. Với điều đó Phật đã trở thành biểu tượng. Bạn đã bao giờ thấy tượng Phật chưa? - duyên dáng thế, thiêng liêng thế, an bình thế; không một thiếu sót, không một thoáng căng thẳng trên khuôn mặt ông ấy - hồn nhiên thế. Ông ấy đã làm gì với năng lượng của mình? Ông ấy chưa bao giờ bó buộc nó, ông ấy chưa bao giờ đấu tranh chống lại nó, và ông ấy chưa bao giờ lừa gạt tự nhiên.
Phật đã trở nên nhận biết về một điều rất tinh tế - bây giờ khoa học biết rất rõ về điều đó - rằng mọi luật đều có cái đối lập của nó dù bạn có biết hay không. Nếu có điện dương thì phải có điện âm, bằng không dương không thể tồn tại được. Nếu có một luật mà chúng ta gọi là lực trọng trường, kéo xuống đất, thì phải có luật khác - dù chúng ta có biết tới nó hay không - ngược lại với lực trọng trường. Các luật là đối lập lẫn nhau, và chỉ bởi vì sự đối lập và tương phản của chúng mà chúng tạo ra tình huống để cho cuộc sống thành có khả năng.
Đàn ông tồn tại vì đàn bà tồn tại. Đàn ông không thể tồn tại một mình và đàn bà không thể tồn tại một mình. Chiều xuống tồn tại bởi vì chiều lên tồn tại, và hướng ra tồn tại bởi vì hướng vào tồn tại. Cuộc sống tồn tại bởi vì cái chết tồn tại. Nếu dục tồn tại thì phải có một luật có thể vượt ra ngoài dục. Và nếu dục đi xuống, thì phải có một luật đáng được thăm dò và khám phá, luật đi lên, luật giúp cho năng lượng đi lên.
Phật đã thấy rằng bạn càng trở nên nhận biết hơn, thì năng lượng lại càng tự động đi lên hơn.
Trong thân thể con người có nhiều trung tâm, và mỗi trung tâm lại thay đổi phẩm chất của năng lượng. Bạn chẳng thấy mọi ngày rằng điện có thể được đổi thành nhiều dạng thế sao? Đâu đó nó làm cho quạt chạy, đâu đó nó làm cho động cơ chạy. Chỉ cần các máy móc khác là đủ cho nó và nó có thể được dùng trong hàng triệu dạng. Trong từng con người cũng có nhiều trung tâm. Trung tâm dục là thấp nhất. Khi năng lượng đi vào trung tâm đó, nó trở thành lực sinh sản; bạn có thể cho sinh ra trẻ con. Đấy là cách sử dụng thấp nhất của năng lượng dục. Nếu nó bắt đầu đi lên cao hơn chút ít, những phẩm chất khác bắt đầu tới với nó. Khi nó tới trung tâm trái tim, nó trở thành tình yêu. Và tình yêu cho bạn một thế giới hoàn toàn khác.
Người có năng lượng đi vào trung tâm dục chẳng bao giờ biết được nhiều điều. Nếu một người đàn bà đi qua, người đó sẽ chỉ thấy dạng vật lí. Nếu năng lượng của bạn đi vào trung tâm trái tim, thì khi một người đàn bà đi qua bạn sẽ có khả năng thấy thể tinh tế của cô ấy - thể cao cấp hơn nhiều, thể đẹp hơn nhiều. Nếu một người đàn bà đi qua bên bạn và năng lượng của bạn đang đi tới trung tâm trái tim, bạn sẽ có khả năng cảm thấy trái tim cô ấy, không chỉ thân thể cô ấy. Và đôi khi việc xảy ra là một trái tim đẹp có thể tồn tại trong một thân thể rất thô kệch. Và điều tương phản lại cũng đúng: một trái tim rất xấu có thể tồn tại trong một thân thể rất đẹp.
Nếu bạn chỉ có thể thấy thân thể vật lí, bạn sẽ gặp rắc rối chẳng chóng thì chầy - bởi vì đàn ông không sống với thân thể đàn bà; đàn ông sống với trái tim đàn bà. Cuộc sống là của trái tim. Bạn có thể chọn người đàn bà trông thì đẹp đấy nhưng mà lại xấu, nếu trái tim cô ấy không đẹp, nếu dạng tinh tế của cô ấy không đẹp - thế thì bạn sẽ gặp rắc rối. Bạn có thể chọn người đàn ông trông rất đẹp trai, rất mạnh mẽ, nhưng có thể chỉ là một con vật, có thể không có cái đẹp bên trong, có thể không có phẩm chất bên trong, có thể chỉ là thân thể và không là gì khác - thế thì bạn nhất định gặp rắc rối. Chẳng chóng thì chầy bạn sẽ phải sống với con vật. Và bạn bao giờ cũng sẽ tự hỏi rằng "Điều gì đã xảy ra cho người đàn ông đẹp thế? Điều gì đã xảy ra cho người đàn bà đẹp thế?"
Nếu năng lượng của bạn vẫn còn đi lên cao hơn, thế thì đỉnh cao nhất là sahasrar - nơi nó trở thành cầu nguyện, nơi bỗng nhiên con mắt bên trong nhất của bạn mở ra và bạn không chỉ thấy thân thể, bạn có thể thấy trái tim, bạn có thể thấy linh hồn. Người có sahasrar đã mở cũng nhìn vào thế giới, nhưng thế giới này hoàn toàn khác bởi vì người đó không bao giờ thấy chỉ thân thể. Ngay cả người đó nhìn vào cây cối, người đó cũng nhìn vào linh hồn của cây cối. Dạng này không chỉ là vật - nó có đó, nhưng bây giờ nó chói sáng từ ánh sáng bên trong.
Người sống tại sahasrar của mình, sống trong một thế giới hoàn toàn khác. Bạn có thể nghĩ rằng Phật đang bước đi cùng bạn trên đường - ông ấy đang bước trên con đường khác đấy, ông ấy đang bước trong thế giới khác đấy. Ông ấy có thể chỉ bước cùng bạn, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì cả - bởi vì tầm nhìn của ông ấy là khác. Năng lượng của ông ấy ở một tầm cao khác. Ông ấy nhìn vào thế giới từ sự sáng tỏ khác.
Phật nói rằng thèm khát là thứ mạnh nhất trong cuộc đời con người, bởi vì nó là bình chứa cho mọi năng lượng của con người. Nhưng không cần phải cảm thấy nản lòng:
"Chẳng có gì như thèm khát.
Thèm khát có thể được gọi là đam mê mạnh nhất.
May mắn thay chúng ta có một thứ còn mạnh hơn.
Nếu khao khát về chân lí mà yếu hơn đam mê,
thì bao nhiêu người trong chúng ta sẽ có khả năng
theo con đường của lẽ phải?
Ông ấy nói chỉ có một điều cao hơn thèm khát, đó là khao khát chân lí. Chỉ có một điều cao hơn cuộc sống và đó là tìm kiếm chân lí. Mọi người có thể hi sinh cuộc sống của mình cho nó. Họ có thể hi sinh niềm đam mê của mình cho nó. Niềm đam mê cao nhất là về chân lí; Phật gọi điều đó là đam mê chân lí - bạn có thể gọi nó là niềm đam mê Thượng đế - chúng đều mang cùng một nghĩa.
Đó là lí do tại sao người đã sống chỉ cuộc sống dục không thể hiểu được câu chuyện của một Meera, câu chuyện của một Chaitanya, câu chuyện của Christ, Phật, Krishna - người đó không thể nào hiểu được. Đây là cái kiểu người gì vậy? Khi Jesus có đó, nhiều người đã tự hỏi: "Jesus này là cái kiểu người gì vậy? Cái loại người gì thế này?" bởi vì họ chỉ biết một cuộc sống, đó là cuộc sống của thèm khát và dục vọng. Còn con người này dường như trong một thế giới hoàn toàn khác. Dường như là toàn bộ năng lượng dục của ông ấy đã nhằm vào đâu đó cao trên bầu trời. Mục tiêu của ông ấy dường như ở đâu đó khác - nó không ở trong thế giới này. Nó là không thấy được: nó là vô hình. Bạn không thể chạm được vào nó. Bạn không thể đo được nó. Bạn không thể thấy được nó. Nhưng cuộc sống của ông ấy là từ đam mê lớn lao, cuộc sống của ông ấy là cuộc phiêu lưu lớn lao.
Phật không thiên về từ bỏ, nhớ lấy. Ông ấy thiên về biến đổi. Năng lượng đi vào dục phải được hướng tới chân lí.
Thông thường, mọi người chỉ muốn thăm dò lẫn nhau: đàn bà muốn thăm dò đàn ông; đàn ông muốn thăm dò đàn bà. Dường như là toàn bộ cuộc sống của họ chỉ là việc thám hiểm bản thể của nhau. Niềm khao khát chân lí nghĩa là người ta muốn thăm dò vào bản thể của toàn thể sự tồn tại này. Nó là niềm đam mê lớn - niềm đam mê lớn lao nhất. Và nó phải mạnh hơn dục, bằng không, Phật nói, làm sao người nào sẽ đi tới nó được?
Mọi người đều di chuyển, nhưng làm sao họ đi tới biết được niềm khao khát về chân lí này? Để tôi giải thích điều đó cho bạn. Và nhiều điều phụ thuộc vào cách bạn cảm thấy niềm khao khát về chân lí này. Bạn có thể tới bằng việc nghe tôi, bạn có thể tới bằng việc đọc sách, bạn có thể tới bằng việc thấy một con người của sáng suốt - nhưng điều đó sẽ chẳng có ích gì nhiều, bởi vì điều đó sẽ là thứ vay mượn còn niềm khao khát thì chẳng bao giờ có thể được vay mượn cả. Hoặc là nó có đó, hoặc là nó không có đó - bạn không thể giả vờ rằng bạn khao khát. Với việc giả vờ của bạn, niềm khao khát sẽ không được tạo ra, và điều đó tạo ra nhiều khổ trên thế giới.
Nhiều người tới tôi và họ nói họ muốn tìm kiếm và niềm khao khát lại không được tạo ra, và điều đó tạo ra nhiều khổ trên thế giới.
Nhiều người tới tôi và họ nói họ muốn tìm và kiếm chân lí là gì. Tôi hỏi họ chỉ mỗi một điều: Cuộc sống của bạn, như bạn đã sống nó cho tới giờ, có chứng tỏ là ảo tưởng không? Nếu nó còn chưa chứng tỏ là ảo tưởng, thế thì niềm khao khát thực về chân lí vẫn còn chưa thể nảy sinh được. Khi bạn đã thấy ra tính ảo tưởng của cuộc sống của mình, chỉ thế thì niềm khao khát thực mới nảy sinh - để biết chân lí là gì. Nếu bạn vẫn còn trong ảo tưởng của cuộc sống, nếu bạn vẫn còn bị nó bỏ bùa, nếu bạn vẫn bị nó gây ảo giác, nếu bạn vẫn trong thôi miên đó của ham muốn và mơ, thế thì nói về chân lí sẽ chỉ là một ảo tưởng khác, ham muốn khác. Điều đó sẽ chẳng ích gì.
Chân lí không thể là một trong những ham muốn của bạn được. Chân lí chỉ có thể có đó khi tất cả những ham muốn đã chứng tỏ là vô ích, và toàn bộ năng lượng của bạn đều sẵn có và bạn không biết đâu mà đi, bởi vì toàn bộ cuộc sống dường như vô nghĩa. Bạn bị mắc kẹt. Bạn cực kì thất vọng. Bạn đã thất bại và tất cả mọi giấc mơ của bạn đều đã biến mất. Bạn bị tan tành tới tận cội rễ. Bạn đang đứng đó rộn ràng với năng lượng mà chẳng biết đi đâu. Thế thì năng lượng đó trở thành cái vũng và tạo ra niềm khao khát mới trong bạn: niềm khao khát biết chân lí. Khi thế giới này đã được biết tới là như ảo tưởng, chỉ thế thì...
Cho nên kinh nghiệm thế giới này thật sâu sắc hết mức đi. Đừng bỏ trốn khỏi đâu cả - thậm chí với dục cũng không. Đừng bao giờ trốn khỏi đâu cả. Chỉ làm một điều: bất kì khi nào bạn hiện hữu và bất kì khi nào giấc mơ của bạn di chuyển, đi với tỉnh táo, nhận biết. Ngay cả bạn đi vào dục, làm cho nó thành thiền, mang tính quan sát về điều đang xảy ra. Và dần dần bạn sẽ có khả năng thấy tính ảo tưởng của nó, cái vô tích sự, cái lặp lại vô nghĩa, cái chán chường, cái đờ đẫn, cái chết cứ ngày một tới gần hơn qua nó. Bạn càng làm phí hoài năng lượng của mình, bạn lại càng tới gần cái chết hơn.
Tôi đã từng nghe:
Một người bạn của tôi kể câu chuyện này về một người bán rong đi qua một thị trấn thôn quê nhỏ ở miền Tây, thấy một ông già bé nhỏ ngồi trên một tảng đá trên hiên ngôi nhà mình. Ông già nhỏ bé trông mãn nguyện đến mức anh chàng bán rong không thể cưỡng được việc đi tới và nói chuyện với ông ấy.
"Ông trông cứ như là ông chẳng quan tâm gì tới thế giới cả," người bán rong nói với ông ta. "Công thức của ông cho sống lâu và hạnh phúc là gì?"
"Thế này," ông già nhỏ bé đáp, "Tôi hút sáu bao thuốc lá một ngày, cứ bốn tiếng tôi lại uống một phần tư chai rượu ngô, và uống sáu hòm bia một tuần. Tôi chưa bao giờ tắm táp và tôi đi chơi mọi đêm."
"Trời đất," người bán rong than, "điều đó thật vĩ đại quá!
Ông bao nhiêu tuổi rồi?"
"Hai mươi nhăm" là câu trả lời.
Bạn có thể cứ làm phí hoài năng lượng...
Mỗi bước tiến vào trong ảo tưởng đều là tiến tới cái chết. Mỗi bước đi bạn tiến vào thèm khát, bạn đã tiến thêm tới cái chết. Cho nên cẩn thận với nó và nhận biết đi. Nhận biết thực sự bạn đang muốn gì qua nó. Đấy chỉ là thói quen sao? Đấy chỉ là việc thôi miên tự nhiên sao? Đấy chỉ là bạn cứ làm điều đó bởi vì bạn không biết phải làm gì khác sao? Đấy chỉ là nghề nghiệp sao? Đấy chỉ là việc quên đi những lo toan của cuộc sống sao? Hay nó là cái gì?
Và đừng đi với bất kì định kiến nào. Đừng nghe điều các thánh nhân đã nói. Họ có thể nói điều đó là xấu, nhưng đừng nghe điều đó - và họ có thể là đúng, nhưng bạn phải tìm ra nó bằng kinh nghiệm riêng của mình. Chỉ thế, và chỉ thế thì bạn mới bắt đầu đi tới chân lí. Chỉ kinh nghiệm của bạn mới có thể đem bạn tới chân lí; không kinh nghiệm của ai khác.
Một khi bạn đã thấy chân lí của điều đó, rằng chẳng có gì trong nó cả, thì năng lượng được giải toả khỏi gánh nặng, năng lượng được giải toả khỏi những hình mẫu cũ, và năng lượng cứ tụ tập lại bên trong bạn.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một luật là lượng đổi chất đổi ở giai đoạn nào đó. Chẳng hạn, nếu bạn đun nước nó chỉ bay hơi khi nhiệt độ đạt tới một trăm độ, chưa bao giờ trước đó. Tại chín mươi độ nước có thể nóng, nhưng không bay hơi. Tại chín mươi chín độ nó rất nóng, nhưng không bay hơi. Và chỉ một độ thêm, đúng một trăm độ, và bỗng nhiên có cái nhảy, bước nhảy, và nước bắt đầu chuyển động.
Và bạn có thấy sự thay đổi không? Nước tự nhiên chảy xuống, nhưng khi nó bay hơi, nó bắt đầu bay lên - nó đã lấy một con đường khác. Mà bạn chẳng làm gì ngoài việc đun nóng nó tới nhiệt độ nào đó. Một lượng nhiệt nào đó và thay đổi phẩm chất xảy ra. Nước trở thành vô hình; hơi nước trở thành vô hình. Nước đi xuống, hơi nước đi lên.
Đích xác cùng điều đó xảy ra trong năng lượng dục: một lượng nào đó, một số lượng nào đó, phải được tích luỹ trước khi thay đổi xảy ra. Bạn phải trở thành bình chứa năng lượng, và từ số lượng cực đỉnh đó tại một khoảnh khắc nào đó có cú nhảy; năng lượng không còn đi xuống nữa - năng lượng bắt đầu đi lên, và đích xác giống như hơi nước.
Khi năng lượng đi xuống, dục là thấy rõ được. Đó là lí do tại sao các nhà khoa học không thể nào khám phá ra điều gì đã xảy ra khi năng lượng đi lên - nó trở thành vô hình. Nó trở thành phi vật chất. Nó chắc chắn chuyển động, nhưng không có lối chuyển cho nó. Nếu bạn mổ thân thể của vị phật, bạn sẽ không tìm ra lối chuyển nào cho năng lượng dục đi lên - không có lối chuyển. Lối chuyển là không cần thiết. Nếu nước chuyển xuống thì cần có kênh; nhưng khi nước trở thành hơi lại chẳng cần kênh nào cả - nó đơn giản di chuyển và trở thành vô hình. Đích xác cùng điều đó xảy ra cho năng lượng dục.
Nhận biết là nhiệt. Tại Ấn Độ, chúng ta đã gọi nó chính xác là: tap - tap nghĩa là nhiệt. Tap không có nghĩa là bạn đứng dưới mặt trời nóng; nó đơn giản nghĩa là bạn đem nhiều lửa của nhận biết vào bên trong mình. Ngọn lửa đó của nhận biết nung nóng năng lượng dục của bạn: đây là giả kim thuật bên trong - và năng lượng bắt đầu đi lên.
Trước hết dục của bạn sẽ trở thành tình yêu, và thế rồi nó sẽ trở thành thiền hay cầu nguyện. Nếu bạn theo thuật ngữ của thành tâm, bạn có thể gọi nó là cầu nguyện. Nếu bạn theo thuật ngữ khoa học hơn, bạn có thể gọi nó là thiền. Và một khi năng lượng của bạn đi lên, thế thì bạn thấy mọi thứ trong ánh sáng hoàn toàn khác.
Tôi đã từng nghe:
Một ông già nhỏ bé đang ngồi trên chiếc xe buýt kêu lầm rầm, "Dee dee dum dum, dee dee dum."
Người lái xe quay lại và để ý thấy một chiếc va li chắn lối đi. Ông ta quay về phía ông già này và nói, "Xin phiền ông chuyển giùm chiếc va li này đi cho?" còn ông già thì đáp lại, "Dee dee dum dum, dee dee dum."
Rất thất vọng, người lái xe nhảy ra và tóm lấy chiếc va li quẳng nó ra khỏi cửa sổ xe rồi nhìn trừng trừng vào ông già này và hét lên, "Bây giờ thì ông phải nói gì đây?"
Ông già nhìn vào ông ta mỉm cười và nói, "Dee dee dum dum, dee dee dum - nó không phải là va li của tôi."
Một khi bạn đã bắt đầu chuyển động, ngay cả cái chết cũng không phải là cái chết của bạn, ngay cả thân thể cũng không phải là thân thể của bạn, ngay cả tâm trí cũng không phải là tâm trí của bạn. Bạn có thể cứ hát: Dee dee dum dum.... Ngay cả khi cái chết tới gần bạn, bạn cũng có thể cứ lầm rầm nói - bởi vì va li không phải là của bạn.
Con người của nhận biết có thể chết dễ dàng thế, an bình thế. Người đó sống an bình thế, người đó chết an bình thế. Con người của bản năng dục sống bất ổn, chết bất ổn. Điều đó là chọn lựa của bạn.
Phật không ủng hộ kìm nén - ông ấy không thể thế được, mặc cho điều các nhà diễn giải Phật giáo đã nói suốt nhiều thời đại. Tôi không đồng ý với họ. Diễn giải này phải sai - bởi vì tôi biết điều đó từ kinh nghiệm riêng của mình rằng kìm nén không thể nào giúp được ai, kìm nén không bao giờ có thể trở thành biến đổi hình thái. Kìm nén lôi bạn xuống.
Vấn đề không phải là kìm nén: vấn đề là nhận biết. Tất nhiên, từ bên ngoài nó có thể giống như kìm nén. Bạn chạy xô về tiền; bỗng nhiên trên đường bạn bắt gặp một kho báu, và ai đó khác đang đi qua. Người đó cũng nhìn vào nó nhưng lại không quan tâm. Bạn sẽ nghĩ gì về người đó? Bạn sợ rằng người đó có thể tranh kho báu, người đó có thể bắt đầu đòi kho báu phải được chia thành hai phần - nhưng người đó cứ đi tiếp, người đó không bận tâm về kho báu đó. Bạn sẽ nghĩ hoặc người đó điên, hoặc người đó là người từ bỏ, người đó đã từ bỏ thế giới và kìm nén ham muốn về tiền bạc.
Bạn không thể hiểu được rằng có thể có người không thể nào thấy được cái gì ở tiền cả. Bạn sẽ nghĩ điều đó là không thể được bởi vì bạn thấy nhiều thứ trong nó thế. Cả đời bạn dường như là vô nghĩa nếu không có tiền. Tiền dường như là cả cuộc đời bạn. Làm sao bạn có thể tin được rằng có người mà tiền đối với người đó đơn giản là vô nghĩa? Chỉ hai điều là có thể: hoặc người đó ngu quá đến mức chẳng biết khác biệt giữa tiền và không tiền; hay người đó đã kìm nén ham muốn của mình - người đó đã kìm nén ham muốn của mình, tham lam của mình, tham vọng của mình.
Khi một người như Phật xuất hiện trên thế giới, mọi người diễn giải điều đó theo tâm trí riêng của mình. Ông ấy trông xa xăm thế, chỉ có hai khả năng: những người chống ông ấy, họ sẽ nói ông ấy là mất trí; những người ủng hộ ông ấy, họ sẽ nói ông ấy đã rèn kỉ luật cho cuộc đời mình, một cách khéo léo ông ấy đã vứt bỏ tham lam, thèm khát của mình. Nhưng cả hai đều sai. Cả hai phải sai bởi vì cả hai đều không có khả năng hiểu vị phật.
Bạn có thể hiểu vị phật chỉ khi bạn là vị phật; không có cách khác để hiểu. Nếu bạn muốn hiểu ai đó người đang đứng trên đỉnh núi Himalaya, bạn phải lên tới đỉnh đó - chỉ thế thì tầm nhìn của người đó mới trở thành tầm nhìn của bạn.
Tôi muốn nói rằng tất cả mọi diễn giải về Phật đều sai - sai theo nghĩa là tất cả chúng đều ngụ ý rằng dường như ông ấy dạy kìm nén. Ông ấy không dạy kìm nén. Ông ấy chỉ dạy nhận biết. Trong nhận biết, mọi sự đều thay đổi. Qua kìm nén, bạn có thể xoay xở cách nào đó nhưng mọi sự vẫn còn nguyên như cũ.
Tôi đã đọc về nhà thờ và linh mục:
Một cô gái hở ngực cố vào nhà thờ. Cha sở ngăn cô lại tại cổng. "Nhưng thưa cha sở, cha không thể ngăn con vào nhà thờ được," cô ta phản đối. "Con có quyền thiêng liêng."
"Chúng cả hai đều thiêng liêng," ông ta nói, "nhưng đấy không phải là vấn đề - con phải về nhà và mặc cái gì đó tôn kính hơn vào."
Bây giờ cô ấy nói, "Con có quyền thiêng liêng," còn ông linh mục nói, "Chúng cả hai đều thiêng liêng." Tâm trí kìm nén của ông linh mục - ông ấy phải đang nhìn vào cặp vú của cô ấy. Ông ấy nói, "Chúng cả hai đều thiêng liêng, nhưng dẫu sao con vẫn phải về nhà và mặc cái gì đó tôn kính hơn vào."
Bạn có thể kìm nén ham muốn, nhưng bạn không thể nhổ rễ nó đi được. Nó sẽ tới theo những cách tinh vi. Nó sẽ trồi lên bề mặt dưới nhiều dạng. Nó có thể nguỵ trang đến mức bạn thậm chí không có khả năng phát hiện ra nó. Người kìm nén không phải là người được biến đổi. Người đó vẫn còn như cũ - người đó chỉ xoay xở để là ai đó khác, không phải là người đó.
Phật không ủng hộ kìm nén. Phật ủng hộ biến đổi. Kìm nén là rất dễ dàng. Bạn có thể kìm nén dục của mình - đó là điều biết bao nhiêu thánh nhân đang làm. Bạn có thể vứt bỏ xã hội, bạn có thể chạy trốn khỏi phụ nữ. Bạn có thể đi tới các hang động Himalaya và ngồi đó, và bạn có thể nghĩ rằng mình đã đạt tới vô dục - nhưng điều này không phải là vô dục. Ngồi đó trong các hang động Himalaya của mình, bạn sẽ vẫn mơ về đàn bà - thậm chí còn nhiều hơn, bởi vì bạn sẽ ở xa đàn bà thế. Trí tưởng tượng của bạn sẽ trở thành phiêu diêu và mầu sắc hơn. Tất nhiên, bạn sẽ tranh đấu với nó, nhưng bằng việc tranh đấu bạn có thể buộc ham muốn vào sâu trong vô thức của mình - bạn không thể nhổ bật gốc rễ của nó được. Bởi việc tranh đấu chẳng ai đã bao giờ được thay đổi. Chỉ bằng nhận biết mà người ta mới thay đổi.
Nhận biết không phải là tranh đấu. Nhận biết là gì? Nhận biết là không chấp nhận không bác bỏ.
Có câu ngạn ngữ nổi tiếng của Tilopa: "Thực sự, bởi vì chấp nhận và bác bỏ của mình mà chúng ta không mang tính như vậy của mọi thứ" - chúng ta bỏ lỡ tính như vậy của mọi thứ. Chúng ta không thể trở nên nhận biết về thực tại nào đang đấy bởi vì chúng ta chấp nhận hay chúng ta bác bỏ. Khi chúng ta chấp nhận, chúng ta thích thú. Khi chúng ta bác bỏ, chúng ta kìm nén. Phật nói: Đừng chấp nhận, đừng bác bỏ - chỉ tỉnh táo, chỉ thấy. Nhìn, không định kiến ủng hộ hay phản đối.
Nếu bạn có thể trong trạng thái dửng dưng như vậy - trong nhận biết không đánh giá, không phán xét như thế, mọi sự bắt đầu thay đổi theo cách của chúng.
Tilopa nói:
Nó chưa bao giờ rời khỏi chỗ này
và nó bao giờ cũng hoàn hảo.
Khi bạn tìm nó,
Bạn thấy mình không thể nào thấy được nó.
Bạn không thể lấy được nó, bạn không thể gạt bỏ nó.
Khi bạn không làm cả hai - nó có đó!
Khi bạn im lặng, nó nói.
Khi bạn nói, nó im lặng.
"Bạn không thể lấy được nó, bạn không thể gạt bỏ nó - nó bao giờ cũng có đó. Khi bạn không làm cả hai điều này, nó có đó.”
Nhận biết không phải là cái gì đó bạn phải làm. Nhận biết không phải là cái gì đó bạn phải ép buộc vào mình, áp đặt lên mình. Khi bạn không làm gì, nó có đó. Việc làm của bạn là việc không làm của bạn.
May mắn thay chúng ta có một thứ còn mạnh hơn.
Nếu khao khát về chân lí mà yếu hơn đam mê,
bao nhiêu người trong chúng ta sẽ có khả năng
theo con đường của lẽ phải?
Phật nói:
"Những người nghiện với những đam mê
đều giống như người mang đuốc chạy ngược chiều gió;
tay người đó chắc chắn sẽ bị bỏng.
Bạn có thể nhìn: tay mọi người đều bị bỏng. Nhưng bạn chưa bao giờ nhìn vào tay mình. Bạn bao giờ cũng nhìn vào tay người khác và bạn nói, "Đấy, tay họ dường như bị bỏng rồi - nhưng tôi khéo hơn, tôi giỏi hơn: tôi sẽ mang bó đuốc và chạy ngược chiều gió, và tôi sẽ chỉ cho anh rằng tôi là ngoại lệ." Không ai là ngoại lệ cả. Sự tồn tại không cho phép bất kì ngoại lệ nào. Tay bạn cũng sẽ bị bỏng nếu bạn chạy, lao đi ngược chiều gió và mang bó đuốc, đuốc đang cháy. Thèm khát là chạy ngược chiều gió. Không ai ra khỏi nó mà không bị bỏng.
Nhưng mọi người cứ nhìn vào nhau. Chẳng ai nhìn vào mình cả. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nhìn vào mình bạn trở thành một sannyasin.
Tôi đã đọc:
Bà Cantor ngờ chồng mình dấm dúi với cô hầu. Khi phải đi vài ngày tới bà mẹ ốm yếu, bà ta bảo đứa con nhỏ của mình, Harvey, để mắt tới bố và cô hầu.
Ngay khi bà ấy trở về, bà ấy hỏi luôn: "Harvey, có chuyện gì xảy ra không?"
"Thế này," đứa bé nói, "Bố và cô hầu đi vào phòng ngủ và cởi quần áo và ..."
"Dừng! Dừng lại!" Bà Cantor kêu lên. "Chúng ta sẽ đợi cho tới khi bố về nhà."
Bố bị bà vợ giận dữ, cô hầu hèn hạ và cậu con lẫn lộn gặp ngay tại cổng. "Harvey, hãy kể cho mẹ điều đã xảy ra với bố và cô hầu," bà Cantor quát tháo ầm ĩ.
"Như con đã kể với mẹ đấy," Harvey nói. "Bố và cô hầu vào phòng ngủ và cởi quần áo ra."
"Rồi! Rồi! Tiếp đi, Harvey!" bà Cantor nôn nóng nói. "Rồi họ đã làm gì?"
Harvey đáp: "Thế này, mẹ ạ, họ làm cùng điều mẹ và bác Bernie đã làm khi bố đi Chicago."
Mọi người cứ nhìn, mọi người cứ thấy lỗi, khuyết điểm, cái ngu xuẩn của người khác. Chẳng ai nhìn vào mình cả. Cái ngày bạn bắt đầu nhìn vào bản thân mình bạn là sannyasin. Cái ngày bạn bắt đầu nhìn vào bản thân mình, thay đổi lớn diễn ra trên con đường. Bạn đã lấy bước đầu tiên - ngược lại thèm khát, hướng tới tình yêu; ngược với ham muốn, hướng tới vô ham muốn - bởi vì khi bạn nhìn bàn tay của mình, chúng đã bị bỏng biết bao nhiêu lần rồi, bạn đang mang biết bao nhiêu vết thương.
Nhìn vào người khác chỉ là cách tránh né nhìn vào bản thân mình. Bất kì khi nào bạn phê phán ai đó khác, quan sát đi: đấy là thủ đoạn của tâm trí để cho bạn có thể tự tha thứ cho mình. Mọi người cứ đi phê phán người khác; khi họ phê phán toàn thể thế giới họ cảm thấy rất thoải mái. Trong so sánh họ có thể nghĩ họ không tồi hơn người khác; trong thực tế, họ tốt hơn. Đó là lí do tại sao khi bạn phê phán người khác, bạn nói quá lên, bạn đi tới chính cực đoan; bạn làm ra núi từ đụn đất chuột đào; bạn cứ làm cho núi đó ngày một lớn mãi lớn mãi và lớn mãi, thế thì trái núi riêng của bạn trông rất nhỏ. Bạn cảm thấy hạnh phúc.
Dừng điều này lại! Điều này sẽ chẳng ích gì cho bạn cả. Đây chính là tự tử. Tại đây bạn đừng nghĩ về người khác. Cuộc sống của bạn là của bạn. Nghĩ về người khác sẽ chẳng có ích lợi gì. Nghĩ về chính bản thân mình đi. Suy tư về cái ngã riêng của bạn. Trở nên nhận biết hơn về điều bạn đang làm ở đây - chỉ quanh quẩn đấy sao? Hay bạn đang thực sự làm cái gì đó? Và điều duy nhất có thể dựa vào được là nhận biết. Chỉ nhận biết mới có thể mang bạn đi qua cái chết, qua cánh cửa của cái chết - không cái gì khác.
Một chuyện ngụ ngôn hay tiếp đó:
Ngọc hoàng Thượng đế phái tiên nữ đẹp tới Phật,
muốn cám dỗ ông ấy sang con đường xấu.
Nhưng Phật đã nói: "Đi đi!
Phỏng có ích gì để ta có cái túi da đầy những rác rưởi
mà các ông đã đem lại cho ta?
Thế rồi, thượng đế chân thành cúi đầu
và hỏi Phật về tinh hoa của Đạo,
trong đó Phật đã hướng dẫn,
tương truyền rằng thượng đế đã đạt tới quả dự lưu srotaapanna.
Một chuyện ngụ ngôn hay: Brahma tới Phật.... Người Hindu chẳng bao giờ tha thứ cho các phật tử vì việc bầy ra chuyện cổ tích hay thế, bởi vì người Hindu nghĩ rằng Brahma là Đấng sáng tạo thế giới. Mà phật tử thì lại nói Brahma tới Phật để được hướng dẫn về đường Đạo. Tất nhiên, như phép thử thì ông ấy đã đem đến một tiên nữ đẹp tuyệt trần.
Điều đó là có ý nghĩa bởi vì chỉ có hai kiểu người: người của dục và người của chân lí. Cho nên nếu Phật thực sự là con người của chân lí thế thì ông ấy không thể bị lừa, thế thì bạn không thể tạo ra bất kì ảo giác nào cho ông ấy. Nàng tiên đẹp nhất này sẽ chẳng có ý nghĩa gì với ông ấy cả. Và điều đó sẽ là hòn đá thử xem liệu ông ấy đã đạt tới chân lí hay chưa. Khi một người hoàn toàn vượt ra ngoài dục, chỉ thế thôi, bằng không năng lượng của người đó vẫn còn chuyển động, vẫn còn chuyển động theo hướng thèm khát, vẫn còn đi xuống.
Ngọc hoàng Thượng đế - Brahma - phái tiên nữ đẹp tới Phật,
muốn cám dỗ ông ấy sang con đường xấu.
Cám dỗ đó là phép thử, và cám dỗ đó tới ở ngay chỗ cuối cùng. Trong tất cả mọi tôn giáo trên thế giới bạn phải bắt gặp những câu chuyện giống thế này. Khi Jesus tới gần, sắp về nhà, quỉ cám dỗ ông ấy. Khi Phật đã đạt tới rất gần, thì Brahma tới và cám dỗ ông ấy. Những câu chuyện như vậy có đó trong cuộc sống của Mahavira, trong cuộc sống của mọi người đã đạt tới chân lí. Phải có ý nghĩa cho những chuyện ngụ ngôn này.
Tôi không định nói rằng điều đó đã xảy ra đích xác như nó được kể lại trong chuyện ngụ ngôn này. Đây là những chuyện ngụ ngôn tượng trưng; chúng không có sự kiện lịch sử - nhưng chúng rất có nghĩa.
Tôi đã đọc về Baal Shem, một nhà huyền môn Hasid, người sáng lập ra phái Hasid. Một hôm một đệ tử tới ông ấy và nói, "Thưa thầy, làm sao tôi có thể tránh được cám dỗ? Làm sao tôi có thể tránh được quỉ cám dỗ tôi?"
Baal Shem nhìn anh ta và nói, "Đợi đấy! Chẳng cần ông phải tránh cám dỗ nào, bởi vì ngay bây giờ cám dỗ không thể được dành cho ông - ông chưa xứng đáng với nó."
Anh ta nói, "Thầy muốn nói cái gì?"
Ông ta nói, "Cán dỗ chỉ tới vào khoảnh khắc cuối. Ngay bây giờ quỉ chẳng lo nghĩ gì về ông cả. Trong thực tế, quỉ đâu có săn đuổi ông chút nào - ông đang săn đuổi quỉ chứ - cho nên ông không phải lo về cám dỗ. Điều đó sẽ không xảy ra sớm cho ông đâu. Và khi nó xảy ra, ta sẽ chăm lo cho điều đó. Ta sẽ bảo ông phải làm gì."
Cám dỗ chỉ tới vào khoảnh khắc cuối. Tại sao? Bởi vì khi năng lượng dục tới một điểm, điểm một trăm độ, thì toàn bộ quá khứ, hàng triệu kiếp đã sống trong bản năng dục, kéo bạn lại. Quỉ không phải là người ở đâu đó - nó chỉ là quá khứ của bạn. Nhiều kiếp sống theo dục máy móc sẽ kéo bạn lại. Bạn do dự một chốc liệu có nên lấy bước nhẩy hay không.
Cũng như khi dòng sông tới đại dương nó phải ngần ngại một chốc bởi vì nó sẽ mất hút vào trong đại dương, nó phải nhìn lại với nỗi buồn: những rặng núi đẹp, những đỉnh núi tuyết phủ, những khu rừng, những thung lũng, bài ca của chim chóc, đôi bờ, con người, cuộc hành trình - quá khứ, hàng nghìn dặm đường. Và bỗng nhiên bây giờ ở đây một khoảnh khắc tới: bạn nhảy và bạn mất mãi mãi. Dòng sông phải nghĩ: "Hiện hữu hay không hiện hữu đây?" - ngần ngại, run rẩy, chấn động tới tận nền tảng.
Đó là điều cám dỗ nghĩa là gì. Khi Phật đã tới điểm mà năng lượng sẵn sàng lấy bước nhảy tối thượng và trở thành vô dục, khi ham muốn sẵn sàng tan biến vào trong vô ham muốn, khi tâm trí sẵn sàng chết và vô trí sẵn sàng sinh ra - đấy là bước nhảy lớn đến mức tự nhiên người ta phải ngần ngại. Đó là ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn này.
Phật đã nói: Đi đi!
Phỏng có ích gì để ta có túi da đầy những rác rưởi
mà các ông đã đem lại cho ta?
Khi một người đã tới điểm đó, thế thì thân thể là vô nghĩa; thế thì thân thể chẳng là gì ngoài cái túi, cái túi da, đầy rác. Trong thực tế, đấy chính là cách thân thể là thế nào. Nếu bạn không tin vào điều đó, lúc nào đó tới nhà giải phẫu và xem cái xác được mổ ra - và thế thì bạn sẽ tin Phật. Hay bạn đến bệnh viện mà xem giải phẫu tử thi, khi cả cái xác được giải phẫu ra, và thế thì bạn sẽ thấy điều ông ấy nói.
Có lần trong thành phố của tôi chuyện xảy ra: một người bị bắn chết và có cuộc giải phẫu tử thi. Bằng cách nào đó tôi đã xoay xở - tôi lúc đó chỉ là một đứa bé - bằng cách nào đó tôi đã xoay xở, tôi thuyết phục ông bác sĩ. Con ông ấy là bạn tôi cho nên tôi thành công trong việc thuyết phục ông ấy: "Bác cho phép cháu xem đi, cháu muốn xem." Ông ấy cứ khăng khăng, "Nhưng sao cháu lại muốn xem?" Tôi nói, "Cháu bắt gặp lời của Phật nói rằng thân thể chẳng là gì ngoài cái túi đầy rác rưởi. Bác cho cháu nhòm một tí!"
Ông ấy cho phép tôi, và ông ấy nói, "Thôi được, cháu có thể ở lại." Nhưng tôi nói, "Bây giờ thì chẳng cần ở lại nữa và dầu sao đi chăng nữa thì cháu cũng không thể ở lại được." Nó bốc mùi kinh quá, và dạ dầy thì để mở - chỉ toàn rác rưởi chứ không cái gì khác.
Từng đứa trẻ nên được đưa tới chỗ mổ tử thi. Phật hay phái các đệ tử của mình tới chỗ hoả thiêu, nơi các xác được đem đốt - chỉ để quan sát và suy tư ở đó. Ông ấy nói, "Chừng nào mà các ông còn chưa hoàn toàn nhận biết về thân thể là gì thì các ông sẽ không vứt bỏ ảo tưởng của mình về thân thể và các giấc mơ về thân thể." Ông ấy đúng đấy.
Phật nói: Đi đi!
Phỏng có ích gì để ta có túi da đầy những rác rưởi
mà các ông đã đem lại cho ta?
Thế rồi, Thượng đế chân thành cúi đầu
và hỏi Phật về tinh hoa của Đạo…
Hòn đá thử đã chứng tỏ rằng Phật là vàng ròng.
Thế rồi, Thượng đế chân thành cúi đầu ...
Trong huyền môn phật giáo ngay cả thần cũng thèm khát như con người - thậm chí còn hơn. Cả cuộc đời họ chẳng có gì ngoài cuộc đời của thèm khát. Brahma, Ngọc hoàng Thượng đế...
Brahma, Ngọc hoàng Thượng đế, cúi đầu
và hỏi Phật về tinh hoa của Đạo,
theo đó Phật đã hướng dẫn, tương truyền rằng
thượng đế đã đạt tới quả spotaapanna (dự lưu) - tu đà hoàn.
Srotaapanna - dự lưu nghĩa là người đã đi vào dòng - srotaapanna - dự lưu : người đã đi vào dòng - dòng của tâm thức, nhận biết, tỉnh táo. Đó là thông điệp đặc biệt của Phật: không cầu nguyện, không thánh lễ; không tu sĩ, không đền đài. Chỉ một điều là cần. Phật đã rút yêu cầu về tối thiểu; ông ấy tuyệt đối toán học. Ông ấy nói chỉ nhận biết là đủ; nếu bạn có thể nhận biết, mọi thứ sẽ tự chăm lo cho chính nó.
Hai người say đang vẩn vơ trên đường tầu hoả. Một người nói, "Tớ chưa bao giờ thấy nhiều bậc thế trong đời mình."
Người kia nói, "Tớ chẳng bận tâm về bậc, chính là đường ray thấp kia."
Điều duy nhất cần tới là bằng cách nào đó đem họ ra khỏi cái say của họ.
Hai người say khác đang trên xe lăn, người nọ quay sang người kia và nói, "Chúng ta có thể đang trong lúc tuyệt vời đây, nhưng tớ có cảm giác chúng ta lên nhầm xe buýt."
Mọi người đều đang trên xe buýt nhầm - vô ý thức là xe buýt nhầm. Thế thì bạn chẳng thấy khác biệt gì dù ở bất kì đâu. Và bất kì điều gì bạn làm cũng chẳng khác biệt gì. Trong vô ý thức của bạn, bất kì cái gì bạn làm cũng đều sai cả. Sai là cái được làm trong vô ý thức, còn đúng là cái được làm có ý thức.
Edwin Arnold đã viết một trong những cuốn sách hay nhất về Phật, Ánh sáng châu Á. Tóm tắt lại đôi dòng:
“Đây là an bình -
Chinh phục tình yêu cái ngã và thèm khát cuộc sống,
Xé toang đam mê bắt rễ sâu từ trong tâm khảm,
Làm êm dịu đi bất hoà bên trong;
Với tình yêu, đan xen kết thúc đẹp đẽ vĩnh hằng;
Với vinh quang, là chủ của cái ngã;
Với hài lòng, sống bên ngoài các thần;
Với của cải vô số, để dành kho báu dài lâu
Của phục vụ hoàn hảo được đem lại,
Các bổn phận được thực hiện
Trong từ thiện, nói năng mềm mỏng,
Và những ngày trong sạch:
Những giầu có này sẽ không phai mờ đi trong cuộc sống,
Chẳng cái chết nào dè bỉu được.
An bình này -
chinh phục tình yêu cái ngã và thèm khát cuộc sống...”
Đây là toàn bộ tinh hoa của thông điệp của Phật. An bình không phải được thực hành: nó là sản phẩm phụ của nhận biết. Lẽ phải không được thực hành: nó là sản phẩm phụ của nhận biết.
Nhận biết là phương thuốc cho mọi bệnh tật, bởi vì nhận biết làm cho bạn mạnh khoẻ, toàn thể và tất nhiên linh thiêng.