Thưa thầy kính yêu,
Xin Thầy nói thêm về pha mới của công việc của thầy? Sri Ramakrishna, Sri Raman, và ngay cả J. Krishnamurti, đều dường như một chiều. Gurdjieff có thử cách tiếp cận đa chiều không? Đấy có phải là nguyên nhân của việc ông ấy bị hiểu lầm lớn thế không?
Ajit Saraswati, nó là vậy đấy nhưng tự nhiên bị hiểu lầm nếu bạn thực sự muốn giúp mọi người. Nếu bạn không muốn giúp họ, bạn sẽ chẳng bao giờ bị hiểu lầm - họ sẽ tôn thờ bạn, họ sẽ ca ngợi bạn. Nếu bạn chỉ nói thôi, nếu bạn chỉ triết lí thôi, thế thì họ không sợ bạn. Thế thì bạn không chạm tới cuộc sống của họ.
Và điều hay là biết tới các lí thuyết phức tạp, các hệ thống ý nghĩ. Nó giúp cho bản ngã của họ, nó nuôi dưỡng bản ngã họ - họ trở thành thông thái nhiều hơn. Và mọi người đều thích thành thông thái hơn. Đó là việc nuôi dưỡng tinh vi nhất cho bản ngã.
Nhưng nếu bạn thực sự muốn giúp họ, thế thì vấn đề phát sinh. Thế thì bạn bắt đầu thay đổi các kiếp sống của họ, thế thì bạn bắt đầu xâm lấn vào bản ngã của họ; thế thì bạn bắt đầu can thiệp vào những thói quen và cơ chế cũ hàng thế kỉ của họ. Thế thì bạn tạo ra đối kháng: họ sợ bạn, họ thù địch với bạn. Và họ sẽ cố gắng bằng mọi cách có thể để hiểu sai bạn, để mô tả sai bạn.
Người một chiều là những đoá hoa đẹp, nhưng chẳng hữu dụng gì mấy. Krishnamurti đã nói liên tục trong bốn mươi năm hay hơn, và mọi người lắng nghe. Cùng những người đã nghe ông ấy trong bốn mươi năm... mà không một giọt thay đổi trong tâm thức của họ. Chắc chắn họ đã trở nên rất thông thái, giỏi biện luận, logic. Nếu bạn thảo luận với họ - họ là những người giỏi nhất để thảo luận về bất kì cái gì - họ đi vào những điều tinh tế nhất, thế giới tinh vi của ý nghĩ. Họ có thể phân tích mọi thứ: nhận biết, thiền, tâm thức... Họ đã trở nên rất hiệu quả, rất khôn lỏi, nhưng họ vẫn còn tầm thường như mọi khi, ngu xuẩn như mọi khi, chỉ với một khác biệt: bây giờ cái ngu của họ được mặc quần áo đằng sau cái gọi là tri thức mà họ đã thu được từ J. Krishnamurti. Krishnamurti vẫn còn là một hiện tượng trí tuệ, bởi vì ông ấy không bao giờ nhận rắc rối đi vào trong các kiếp sống của mọi người. Đi vào kiếp sống của mọi người là nguy hiểm - bạn chơi với lửa.
Sri Raman hoàn toàn tốt: ngồi im lặng trong ngôi đền của ông ấy, mọi người có thể tới, cúng dường hoa, tôn thờ, còn ông ấy sẽ đơn giản quan sát. Và tất nhiên ông ấy có vẻ đẹp và duyên dáng, nhưng nó là một chiều, nó không ảnh hưởng tới cuộc sống trong tính toàn bộ của nó. Nhiều nhất, mọi người có thể bị xúc động bởi điều đó về mặt tình cảm. Cũng như J. Krishnamurti làm xúc động mọi người về mặt trí tuệ, Sri Raman làm xúc động mọi người về mặt tình cảm.
Và cùng điều đó là trường hợp cho Ramakrishna. Xúc động của nhiều người bị động chạm, và họ khóc vì vui mừng. Nhưng điều đó không làm biến đổi bạn. Những giọt nước mắt của vui vẻ đó là nhất thời; trở về nhà bạn sẽ như cũ.
Gurdjieff chắc chắn là người tiên phong. Với Gurdjieff bắt đầu một khái niệm hoàn toàn mới về cuộc sống tâm linh. Ông ấy thực tế đã gọi con đường của ông ấy là "con đường thứ tư" - cũng như tôi gọi con đường của tôi là "con đường thứ tư" ông ấy cũng gọi con đường của ông ấy là "con đường thứ tư." Ông ấy bị hiểu nhầm vô cùng, bởi vì ông ấy không quan tâm tới việc truyền đạt tri thức cho bạn, ông ấy không quan tâm tới việc an ủi bạn. Ông ấy không quan tâm tới việc cho bạn những lí thuyết hay, những linh ảnh, ảo giác. Ông ấy không quan tâm tới nước mắt của bạn, tới xúc động và tình cảm của bạn. Ông ấy không quan tâm tới việc được bạn tôn thờ, ông ấy quan tâm tới việc biến đổi bạn. $ketdoan $modoan
Và biến đổi một người nghĩa là bạn phải cầm búa trong tay mình, bởi vì nhiều khúc của con người đó phải bị chặt ra. Người đó lộn ngược tới mức mọi thứ đều sai như nó đang đấy, và nó phải được đưa về đúng.
Và người đó đã đầu tư quá nhiều vào con đường sai của người đó với cuộc sống tới mức bất kì ai muốn thay đổi phong cách sống của của người đó - không chỉ ở chu vi mà ở trung tâm nữa - người đó trở nên sợ, người đó hoảng sợ. Chỉ vài người dũng cảm có thể đi vào trong thế giới của người như Gurdjieff. Vô cùng dũng cảm là cần thiết, dũng cảm để chết, bởi vì chỉ thế thì người ta được tái sinh.
Gurdjieff là bà đỡ. Ông ấy không phải là thầy giáo, ông ấy là thầy. Krishnamurti vẫn còn là thầy giáo. Raman vẫn còn là một cá nhân đẹp - chứng ngộ, nhưng là ngôi sao xa xăm, xa xôi. Bạn có thể quan sát và bạn có thể viết bài thơ hay về nó, nhưng tất cả chỉ có vậy thôi. Nó vẫn còn là một hiện tượng xa xăm. Bạn chẳng bao giờ có thể hi vọng đạt tới ông ấy, khoảng cách quá bao la. Và không có nỗ lực từ phía ông ấy để bắc cầu qua nó. Và bạn có thể làm được gì? Làm sao bạn có thể bắc cầu qua nó được? Nếu như bạn có khả năng bắc cầu cho bản thân mình tới một người như Raman, đã chẳng cần phải làm cầu. Người có khả năng đó sẽ có khả năng biến đổi bản thân mình theo cách riêng của mình; người đó sẽ không cần thầy. Chừng nào Raman chưa cố gắng làm ra chiếc cầu, chiếc cầu này vẫn là không thể có được.
Và ông ấy đứng xa ra, tách tời, lãnh đạm. Ông ấy không tham dự. Ông ấy biết mọi khổ đều là giả. Và chắc chắn nó là vậy - nhưng không phải vậy đối với những người đang trong khổ. Người thức tỉnh biết rằng người đang kêu khóc trong giấc ngủ của mình là đang thấy mơ, đúng. Khi có liên quan tới người thức điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng cho dù đấy là mơ, ác mộng, với người đang ngủ say nó là sự thực. Và người đang ngủ say không thể làm được nỗ lực nào để gắn mình với người đã thức tỉnh. Hiển nhiên, điều đó là không thể được. Người đó thậm chí không nhận biết rằng ai đó thức; người đó còn mê mải trong cơn ác mộng của mình thế. Chỉ người thức tỉnh mới có thể làm nỗ lực. Nhưng quấy rầy giấc ngủ của ai đó, cho dù người đó đang trong ác mộng, là điều nguy hiểm. Không ai muốn bị quấy rầy, không ai muốn bị can thiệp vào.
Mọi người đều có những ý tưởng kì lạ - người ngủ, người ngu, nhưng họ có ý tưởng kì lạ về tự do. Họ không có tự do; họ không thể có được. Họ không thể đảm đương được điều đó trong giấc ngủ của mình. Làm sao người ngủ có thể có tự do nào? Nhưng họ có ý tưởng, những ý tưởng vĩ đại về tự do, và một người như Gurdjieff can thiệp vào. Từ bi của ông ấy lớn hơn nhiều so với từ bi của J. Krishnamurti, Raman, và Ramakrishna.
Ramakrishna là đẹp - ca hát lời ca ngợi Thượng đế, cầu nguyện, tôn thờ, nhảy múa. Ông ấy là cái gì đó của cõi bên kia. Ông ấy nhắc nhở bạn rằng nhiều điều nữa là có thể có trong cuộc sống còn đang xảy ra cho bạn - nhưng có vậy thôi. Qua ông ấy chỉ một chút ít hồi tưởng có thể đạt tới bạn. Nhưng cuộc sống của bạn tới mức ngay cả hồi tưởng đó cũng sẽ không tạo ra bất kì chuyển hoá nào; nó sẽ bị quên mất. Bạn sẽ tận hưởng nó. Bạn sẽ thích tới con người này và nhìn ông ấy nhảy múa và cầu nguyện lặp đi lặp lại... và bạn sẽ cảm thấy thoải mái. $ketdoan $modoan
Đây là điều Phật gọi là "đếm cừu của người khác." Ông ấy là đoá hoa đẹp, nhưng bằng việc nhìn vào bông hồng bạn không thể trở thành bông hồng được; bạn cũng không thể trở thành một Ramakrishna bằng việc nhìn vào Ramakrishna. Nỗ lực lớn là cần. Bạn phải trèo lên núi bất chấp mọi hiểm nguy.
Chừng nào thầy chưa cố tiếp cận bạn trong giấc ngủ sâu của bạn, chừng nào thầy chưa khuấy động bản thể bạn, giữ bạn thật chặt và lôi bạn ra khỏi dốt nát của bạn, điều đó là không thể được, điều đó gần như không thể được. Nhưng bạn sẽ giận con người này - ai muốn bị quấy rối? Người ta đã trở nên quen với một cách sống nào đó; tâm trí bao giờ cũng thích cái cũ, cái đã biết, cái quen thuộc. Cho dù đó là khổ, dầu vậy tâm trí vẫn sợ cái mới, bởi vì với cái mới bạn phải học lại cách đối xử, cách hiện hữu. Và ai muốn học? Bạn hiệu quả thế với cái cũ, bản ngã của bạn được thoả mãn thế với cái cũ - sao bận tâm?
Và khi bạn bắt gặp một người như Gurdjieff, ông ấy làm tan nát mọi điều vô nghĩa mà bạn đã thu thập. Ông ấy làm tan nát một cách tàn nhẫn! Đôi khi ông ấy phải nói những điều không thực sự đúng, nhưng chỉ để làm tan nát ý tưởng của bạn ông ấy phải nói chúng ra.
Một người bạn đã hỏi, "Làm sao có thể có chuyện một người như Gurdjieff, một người của hiểu biết vĩ đại thế không hiểu ý tưởng về năng lượng kundalini?"
Ông ấy đã gọi nó là kundabuffer. Ông ấy rất chống ý tưởng về kundalini. Ông ấy thường nói rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho một người trong cuộc sống là việc dâng lên của kundalini. Người hỏi, một cách tự nhiên, bị hoang mang.
Nhưng bạn không hiểu ý thực của Gurdjieff. Ông ấy gọi nó là kundabuffer bởi vì điều vô nghĩa mà các nhà thượng đế học đã tạo ra trên thế giới này. Họ đã nói quá nhiều về kundalini, năng lượng rắn, và điều đó toàn là những lời nhảm nhí; họ chẳng biết gì về nó cả. Họ chỉ bịa đặt, họ chỉ hư cấu ra những lí thuyết và ý tưởng. Đấy toàn là phỏng đoán.
Thực ra, trong hàng trăm cuốn sách được viết ra về kundalini, chín mươi chín cuốn tuyệt đối vô nghĩa. Và những người đã tập hợp quanh Gurdjieff đều đã tới qua các triết lí, các giả thuyết, học thuyết thượng đế học. Ông ấy đã làm tan nát tri thức của họ; ông ấy không nói gì chống kundalini cả. Làm sao ông ấy có thể nói điều đó được? Ông ấy đã biết rõ hơn nhiều so với Blavatsky, Annie Besant, Alcott, Leadbeater - ông ấy biết rõ hơn những người này nhiều. Những người này chỉ là những chuyên gia trong việc tạo ra học thuyết, và thực sự họ là những chuyên gia lớn. Họ đã tạo ra gần như một phong trào thế giới - về hào quang và màu sắc và kundalini... những từ mới từ cổ học và truyền thuyết tâm linh cổ đại. Và họ đã tạo ra các thế giới, các thế giới tưởng tượng, quanh những từ này.
Gurdjieff là phải khi gọi nó là kundabuffer. Và Gurdjieff là phải khi nói rằng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra cho con người là việc dâng lên của kundalini. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng ông ấy đang nói cho đệ tử của ông ấy, trong hoàn cảnh đặc biệt. Ông ấy đang đập tan nát tri thức của các đệ tử mình về quyền năng kundalini - bởi vì bước đầu tiên của thầy là phá huỷ tri thức của bạn, bởi vì tri thức của bạn về cơ bản là giả, vay mượn. $ketdoan $modoan
Trước khi bạn có thể được làm quen với chân lí, cái giả dối phải bị tước bỏ đi. Đôi khi thầy phải rất tàn nhẫn, và đôi khi thầy phải nói những điều không thực như vậy. Kundalini không phải là ý tưởng sai, nhưng với chín mươi chín phần trăm mọi người, Gurdjieff là phải.
Bây giờ có những người như Gopi Krishna, người viết ra những cuốn sách về kundalini và quyền năng rắn, và thiên tài lớn tới qua nó. Điều đó thậm chí không xảy ra cho Gopi Krishna! Ông ta có loại thiên tài gì vậy? Nhiều nhất, bằng chứng duy nhất mà ông ấy nêu ra về thiên tài của mình là bài thơ nào đó tuyệt đối vô giá trị, cũng hệt như thơ trẻ con trường phổ thông viết vậy. Ông ấy cả đời đã là một thư kí. Thơ của ông ấy sặc mùi việc thư kí của cả đời ông ấy - nó khắm lặm! Nó chẳng có cái đẹp gì, nó không có vĩ đại nào - nó chẳng có gì siêu phàm.
Và bây giờ ông ấy đang đề xuất trên khắp thế giới rằng khi kundalini phát sinh quyền năng thiên tài tiềm tàng của bạn biểu lộ ra. Bao nhiêu nhà yoga đã được Giải thưởng Nobel? Và bao nhiêu nhà yoga đã đóng góp cho tri thức khoa học, nghệ thuật, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc của thế giới? Bao nhiêu người trong bạn, những người có cái gọi là kundalini đã dâng lên, đã đóng góp theo bất kì cách nào cho sự giàu có của thế giới này?
Điều Gopi Krishna đang nói tới không phải là kundalini mà là kundabuffer. Gurdjieff chắc đã đặt ông ta đúng chỗ bằng một cú. Nhưng ông ấy hấp dẫn mọi người. Mọi người đều rất bị hấp dẫn bởi những điều vô nghĩa thần bí, bởi những điều ngu xuẩn huyền bí, bởi những lời nhảm nhí bí truyền. Cứ bắt đầu nói với mọi người về luân xa, các trung tâm năng lượng, và kundalini đi qua họ, và họ tất cả đều rất chăm chú. Bạn cứ thử điều đó mà xem! Chẳng cần biết gì về nó cả - cứ bịa ra... bởi vì các nhà huyền môn Jaina đã không nói về kundalini, các nhà huyền môn Phật giáo đã không nói về kundalini, các nhà huyền môn Ki tô giáo chẳng bao giờ biết gì về nó cả, người Sufis tuyệt đối không nhận biết về năng lượng này được gọi là kundalini. Chỉ mỗi nhà yoga Hindu nói về nó.
Có cái gì đó trong nó, nhưng không đích xác là cách nó được nói cho mọi người. Tri thức nổi quanh kundalini tất cả đều là vô nghĩa, và Gurdjieff là phải khi lên án nó. Ông ấy lên án toàn thể phong trào thượng đế học. Các nhà thượng đế học rất chống Gurdjieff. Họ chẳng biết gì, nhưng họ đã tạo ra một phong trào lớn. Họ ít nhiều là những người làm chính trị, học giả, người bắt bẻ logic, nhưng không phải là các linh hồn đã hiểu ra theo bất kì cách nào.
Gurdjieff đã làm tan nát nhiều niềm tin. Ông ấy đã làm tan nát một trong những niềm tin nền tảng nhất của toàn thể nhân loại. Ông ấy nói, "Không có linh hồn. Bạn không được sinh ra với linh hồn - linh hồn phải được tạo ra bằng nỗ lực lớn lao. Và chỉ rất hiếm người có khả năng tạo ra nó. Hàng triệu người bước đi trên trái đất đều là vô linh hồn."
Bây giờ, bạn có thể tạo ra được cú sốc nào lớn hơn không? - chỉ nói với mọi người, "Bạn là người vô linh hồn. Chẳng có gì bên trong bạn cả - lỗ hổng, không ai bên trong bạn cả. Bạn chưa được sinh ra; bạn chỉ là thân thể, cái máy. Vâng, bạn có khả năng, tiềm năng để trở thành linh hồn, nhưng thế thì bạn phải làm nhiều việc vì nó, công việc lớn lao vì nó, và chỉ thế thì mới có khả năng có linh hồn. Có linh hồn là xa hoa tối thượng."
Bây giờ, suốt nhiều thời đại các tu sĩ đã từng bảo bạn rằng bạn được sinh ra với một linh hồn. Điều đó đã tạo ra một trạng thái vấn đề rất sai. Bởi vì mọi người đã được bảo mình được sinh ra với linh hồn, người đó nghĩ, "Thế thì sao bận tâm? Mình đã là linh hồn rồi. Mình bất tử. Thân thể sẽ chết đi nhưng mình sẽ sống." Gurdjieff nói "Bạn không là gì ngoài thân thể, và khi thân thể chết đi bạn sẽ chết. Chỉ thỉnh thoảng một người mới tồn tại - người đã tạo ra linh hồn trong cuộc sống của mình mới sống sót qua cái chết - không phải tất cả. Một Phật sống sót, một Jesus sống sót, nhưng bạn thì không! Bạn đơn giản sẽ chết đi, thậm chí chẳng dấu vết nào còn lại." $ketdoan $modoan
Gurdjieff định làm gì vậy? Ông ấy gây chấn động bạn tới tận gốc rễ; ông ấy đang cố lấy đi mọi an ủi của bạn và những lí thuyết ngu xuẩn điều giúp cho bạn trì hoãn làm việc với chính mình. Bây giờ, bảo mọi người, "Anh không có linh hồn nào đâu, anh chỉ là thứ thực vật, chỉ như cái cải bắp hay có thể cải hoa" - cải hoa cũng là cải bắp có giáo dục đại học - "nhưng chẳng gì nhiều hơn thế." Ông ấy thực sự là thầy tuyệt vời. Ông ấy lấy ngay đất ở phía dưới chân bạn. Ông ấy cho bạn cú sốc đến mức bạn phải nghĩ về toàn thể tình huống: bạn có định là bắp cải không? Ông ấy đã tạo ra một tình huống quanh bạn trong đó bạn sẽ phải tìm kiếm linh hồn, bởi vì ai muốn chết?
Và ý tưởng rằng linh hồn bất tử đã giúp cho mọi người tự an ủi họ rằng họ sẽ không chết, rằng cái chết chỉ là hình tướng, chỉ là giấc ngủ dài, giấc ngủ nghỉ ngơi, còn bạn sẽ được sinh ra nữa. Gurdjieff nói, "Tất cả đều vô nghĩa. Đây tất cả đều là vô nghĩa! Chết, bạn chết mãi mãi - trừ phi bạn đã tạo ra được linh hồn..."
Bây giờ thấy khác biệt này: bạn đã được bảo bạn đã có linh hồn, còn Gurdjieff thay đổi nó toàn bộ. Ông ấy nói, "Bạn chưa là linh hồn đâu, mà chỉ là một cơ hội. Bạn có thể dùng nó, bạn có thể bỏ lỡ nó."
Và tôi muốn bảo bạn rằng Gurdjieff đang dùng phương cách đó thôi. Điều đó là không đúng. Mọi người đều được sinh ra với linh hồn. Nhưng phải làm gì với những người đã dùng chân lí như thứ an ủi? Thầy lớn đôi khi phải nói dối - và chỉ thầy lớn mới có quyền nói dối - chỉ để kéo bạn ra khỏi giấc ngủ của bạn.
Chẳng hạn, bạn đang ngủ say và tôi lay bạn và lay bạn mà bạn chẳng hề nhúc nhích. Và thế rồi tôi bắt đầu kêu lên, "Cháy! Cháy!" và bạn bắt đầu chạy ra khỏi nhà. Bên ngoài chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ nói rằng không có cháy... nhưng đây là cách duy nhất để đánh thức bạn dậy.
Một khi chúng ta đã biết tới linh hồn, Gurdjieff sẽ thì thào vào tai bạn, "Bây giờ đừng lo nhé. Quên mọi điều tôi vừa nói với bạn. Nhưng điều đó là cần thiết. Nó phương cách. Tôi phải kêu lên 'Cháy!' bằng không thì bạn sẽ không thoát ra khỏi giấc ngủ của bạn."
Nhưng những người này nhất định bị hiểu lầm. Hiểu một người như Gurdjieff gần như là một việc không thể được. Bạn có thể hiểu ông ấy chỉ nếu bạn đi cùng ông ấy, nếu bạn đi cùng với ông ấy. Và công việc mà Gurdjieff đã làm là công việc rất bí mật - nó không thể nào khác được. Công việc thực có thể được làm chỉ trong trường phái bí truyền. Nó bị giấu kín, nó ở dưới đất. Nó không phải là công cộng và nó không thể được làm thành công cộng.
Vào thời Trung cổ các nhà huyền môn biến mất đằng sau bộ quần áo nhà giả kim thuật; họ phải biến mất vì người Ki tô giáo. Người Ki tô giáo đã phá huỷ mọi loại nguồn xung đột với ý thức hệ Ki tô giáo theo bất kì cách nào. Họ đã không cho phép bất kì ai thực hành bất kì cái gì khác; thậm chí nói về bất kì cái gì khác mà không được phép: "Ki tô giáo và duy nhất Ki tô giáo là con đường."
Các nhà huyền môn phải biến mất. Họ đã tạo ra lừa dối ngoạn mục, họ đã tạo ra ý tưởng về giả kim thuật. Họ bắt đầu nói, "Chúng tôi là các nhà giả kim thuật; chúng tôi chẳng liên quan gì tới tâm linh cả. Tất cả những cái đó đều là chuyện vớ vẩn. Chúng tôi đang tìm kiếm bí mật của cuộc sống bất tử, tuổi thanh xuân vĩnh hằng. Chúng tôi đang cố gắng tìm ra cách thức và phương tiện để biến đổi kim loại cơ sở thành vàng." Và chỉ để lừa công chúng họ đã làm ra các phòng thí nghiệm hoá học. Nếu bạn đi vào trong thế giới của các nhà giả kim thuật, bạn sẽ gặp những lọ và thuốc và cỏ và ống nghiệm... và bạn sẽ thấy một loại phòng thí nghiệm nơi nhiều công việc hoá học đang được tiến hành. Nhưng đây chỉ là vẻ ngoài thôi; đây không phải là công việc thực - công việc thực đã xảy ra ở đâu đó sâu bên dưới trong trường. $ketdoan $modoan
Công việc thực là tạo ra con người kết tinh, toàn vẹn, tạo ra sự thức tỉnh. Công việc thực là thiền. Nhưng Ki tô giáo không cho phép thiền. Nó nói cầu nguyện là đủ. Nó không cho phép việc tìm kiếm nội tâm. Nó nói tôn thờ Thượng đế là đủ, cứ chủ nhật nào cũng đi tới nhà thờ là đủ, đọc Kinh Thánh là đủ. Nó đã cho bạn đồ chơi - và đó là cách điều đó đã xảy ra ở các nước khác nữa.
Ở Ấn Độ nữa các nhà huyền môn đã sống trá hình.
Mới hôm nọ tôi đọc một câu chuyện Sufi - và Gurdjieff về cơ bản bắt rễ trong truyền thống Sufi. Ông ấy là một người Sufi. Ông ấy đã học các bí mật của ông ấy từ người Sufis.
Tôi đã đọc một câu chuyện Sufi:
Một đệ tử tới thầy và nói, "Tôi đang bị rắc rối. Rắc rối là ở chỗ người giàu nhất thị trấn hay đi hành hương. Ông ấy có cô con gái đẹp; và tôi có danh tiếng lớn do mọi kỉ luật tôi đã trải qua và cá tính tôi đã trau dồi. Tôi có được danh tiếng trong thị trấn tới mức ông ấy muốn tôi chăm nom cho cô con gái đẹp của ông ấy trong khi ông ấy đi hành hương. Và tôi sợ - tôi biết cám dỗ của tôi. Và cô gái này thực sự đẹp; thực ra tôi bao giờ cũng mê tít cô ấy. Tôi đã lảng tránh...! Điều này là quá thể: trong sáu hay chín tháng cô ấy sẽ sống cùng tôi. Tôi không thể tin được vào bản thân mình. Tôi phải làm gì?"
Thầy nói, "Ta biết một người biết được bí mật.
Anh đi tới người đó."
Và thầy bảo anh ta đi sang làng khác nơi một người điên sống. Anh ta nói, "Nhưng người điên đó có thể làm được gì? Tôi biết người điên đó, tôi đã nghe nói nhiều về người điên đó. Ông ta hoàn toàn điên! Làm sao ông ấy có thể giúp được tôi?"
Thầy nói, "Anh cứ đi đi, nhưng đi một cách rất quan sát. Quan sát mọi thứ đang xảy ra ở đó."
Anh ta đi tới người điên kia. Một thanh niên rất điển trai đang rót rượu và người điên này uống.
Bây giờ, các nước Mô ha mét giáo đã từng, trong nhiều thời đại, là đồng dục, nhiều lắm - nhiều tới mức chỉ thiên đường Mô ha mét giáo mới toàn loại đồng dục nam. Nó còn tiên tiến hơn bất kì thiên đường nào khác. Trong thiên đường Hindu không có chỗ cho người đồng dục nam. Trong thiên đường Ki tô giáo nữa, không, không có chút nào. Ngay cả Thượng đế của người Do Thái cũng rất chống đồng dục, giận lắm. Nhưng Thượng đế của người Mô ha mét giáo rất hiền. Không chỉ đàn bà đẹp được cung cấp cho người đức hạnh, mà cả con trai đẹp nữa.
Cậu thanh niên đẹp trai này đang rót rượu và người điên uống - người này cảm thấy căm hận lắm, kết án. Nhưng bởi vì thầy đã nói, "Quan sát và đi và hỏi ông ấy lời khuyên..." anh ta quên mất mọi vấn đề của mình. Trước hết anh ta hỏi, "Xin ông nói cho tôi biết điều gì đang xảy ra. Ông đang làm gì vậy?" $ketdoan $modoan
Người điên cười và ông ta nói, "Cậu này là con ta. Và gần đây - cốc của ta chỉ nước. Cái nó rót không phải là rượu."
Người này hỏi, "Thế thì tại sao ông giả vờ rằng ông đang uống rượu? Chẳng ai nhấm nháp nước như cách ông đang nhấm nháp cả. Hũ rượu anh ta đổ nước vào không được dùng để giữ nước - thế thì tại sao?"
Người điên cười và nói, "Để cho không ai tin cậy giao phó con gái đẹp của người đó cho ta khi người đó đi hành hương. Đây là phương cách!"
Ông ấy phải đã đọc được ý nghĩ này, ông phải đã có ngoại cảm. Ông ấy phải đã thấy thấu suốt người này. "...Để cho không ai tin cậy giao phó con gái đẹp của người đó cho ta, cho nên không ai bận tâm. Thế là ta được bỏ lại một mình. Nhưng đừng nói bí mật của ta cho bất kì ai; bằng không thì ta sẽ phải đi từ thị trấn này sang thị trấn khác. Điên khùng của ta chỉ là tin đồn do ta tạo ra. Vô tính cách của ta là tin đồn do ta tạo ra. Và nếu anh thực sự muốn làm việc với bản thân anh," người điên nói, "anh nên làm giống như vậy. Quay về đi. Bắt đầu cư xử một cách ngốc nghếch, ngu xuẩn, điên khùng, vô đạo đức - ít nhất thì cũng giả vờ! - và chẳng ai sẽ quấy rầy anh nữa."
Gurdjieff đã sống một cuộc sống rất huyền bí; nó không phải là công khai. Trường phái của ông ấy là trường phái ẩn kín. Điều gì đã xảy ra ở đó, mọi người đơn giản đoán chừng.
Và đó là điều đang sắp xảy ra trong pha mới của công việc của tôi. Công xã của tôi sẽ trở thành ẩn kín, ngầm. Nó sẽ có mặt ngoài ở bên ngoài: thợ dệt và thợ mộc và thợ gốm... đó sẽ là vẻ ngoài. Những người tới như khách thăm, chúng ta sẽ có phòng trưng bày đẹp cho họ; họ có thể mua các thứ. Họ có thể thấy tính sáng tạo của các sannyasins: tranh vẽ, sách vở, đồ gỗ... Họ có thể được chỉ cho xem xung quanh - hồ đẹp, bể bơi, khách sạn năm sao dành cho họ - nhưng họ sẽ không biết cái gì thực sự đang xảy ra. Cái sẽ xảy ra sẽ gần như tất cả đều ngầm. Nó phải ngầm, bằng không nó không thể xảy ra được.
Tôi có vài bí mật để truyền đạt cho bạn, và tôi sẽ không thích chết trước khi tôi truyền đạt chúng cho bạn - bởi vì tôi không biết bất kì ai khác bây giờ vẫn sống trong thế giới mà có thể làm được công việc đó. Tôi có những bí mật từ Đạo giáo, những bí mật từ Mật tông, những bí mật từ yoga, những bí mật từ Sufis, những bí mật từ Thiền nhân. Tôi đã sống trong hầu hết các tín ngưỡng của thế giới; tôi đã từng vẩn vơ trong nhiều kiếp rồi. Tôi đã thu thập nhiều mật từ nhiều hoa.
Và thời gian, sớm hay muộn, sẽ tới khi tôi sẽ phải ra đi - và tôi sẽ không có khả năng đi vào lại trong thân thể. Đây sẽ là kiếp sống cuối cùng của tôi. Tất cả mật ngọt tôi đã thu thập được tôi muốn chia sẻ với bạn, để cho bạn có thể chia sẻ nó với người khác, để cho nó không biến mất khỏi trái đất.
Đây sẽ là công việc rất bí mật; do đó, Ajit Saraswati, tôi không thể nói về nó được. Tôi nghĩ tôi đã nói quá nhiều rồi! Tôi không nên nói ngay cả điều này. Công việc này sẽ chỉ dành cho những người hoàn toàn hết lòng tận tuỵ.
Ngay bây giờ, chúng ta có một văn phòng báo chí lớn để làm cho thật nhiều người nhất có thể nhận biết về hiện tượng đang xảy ra ở đây. Nhưng trong công xã mới công việc thực sẽ đơn giản biến mất khỏi con mắt của thế giới. Văn phòng báo chí sẽ vận hành - nó sẽ vận hành cho chủ định khác. Mọi người sẽ cứ tới, bởi vì từ những khách thăm chúng ta phải chọn ra; chúng ta phải mời những người có thể là người tham dự, người có thể tan biến trong công xã. Nhưng công việc thực sẽ là tuyệt đối bí mật. Nó sẽ chỉ là giữa tôi và bạn. $ketdoan $modoan
Và sẽ không có mấy nói chuyện giữa tôi và bạn đâu. Càng ngày tôi sẽ càng trở nên im lặng hơn, bởi vì giao cảm thực là thông qua năng lượng, không qua lời. Khi bạn đã sẵn sàng để nhận năng lượng này trong in lặng, tôi sẽ trở thành ngày một im lặng hơn. Nhưng tôi đang giữ một kho báu lớn cho bạn. Nhạy cảm vào...
Và khi công việc của tôi đi vào ngầm và trở thành ngày một bí mật và bí ẩn hơn, tin đồn và chuyện tầm phào nhất định sẽ lan truyền trên khắp thế giới ngày một nhiều hơn. Mọi người trở nên rất nghi ngờ về bất kì cái gì bí mật, và bởi vì họ không thể tìm được ra manh mối nào, họ bắt đầu bịa đặt ra các ý tưởng của riêng họ về điều đang xảy ra ở đó. Cho nên sẵn sàng cho cả điều đó nữa đi.
Nhưng đừng lo nghĩ về điều đó. Nó sẽ là trường phái bí ẩn. Những trường phái như vậy đã tồn tại khi Zarathustra còn sống; ông ấy đã tạo ra một trường phái như vậy. Nhiều trường phái như vậy đã tồn tại ở Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng. Khi Pythagoras tới và thăm nước này ông ấy đã ghi sự kiện về những trường phái bí ẩn. Ông ấy đã được điểm đạo vào nhiều trường phái bí ẩn ở Ai Cập và ở Ấn Độ. Jesus đã được huấn luyện bởi Essenes, một trường phái bí ẩn rất bí mật.
Tất cả những điều đẹp đẽ đó và tất cả những điều vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều đã xảy ra chỉ thông qua vài người, người đặt toàn thể năng lượng của họ vào cuộc thám hiểm bên trong. Công xã của tôi sắp sửa là trường phái bí ẩn cho việc thám hiểm bên trong. Nó là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất có đó, và là điệu vũ vĩ đại nhất nữa.
Câu hỏi thứ hai
Thưa thầy kính yêu,
Chìa khoá cho câu đố này là gì?
Phật nói: nói ít đi, và im lặng cảm thấy đẹp, ta phải nói để làm gì?
Chuyện về quá khứ, mơ về tương lai,
Chuyện phiếm phù phiếm hay tranh luận lí lẽ, tất cả đều là mùi vị giả dối của lưỡi.
Im lặng là đẹp, và vậy mà...
âm thanh lách tách vui vẻ quanh chén trà
vọng theo tiếng chiêm chiếp vô tư của chim chóc- năng lượng tuôn chảy trong vũ trụ vui vẻ.
Thưa thầy kính yêu, xin nói cho tôi, chìa khoá cho câu đố này là gì?
Nirgun, đừng coi Phật Gautama quá nghiêm chỉnh. Im lặng là đẹp, chắc chắn nó là đẹp. Nhưng ai bảo bạn rằng chuyện phiếm là không đẹp? Thực ra, bạn càng tận hưởng chuyện phiếm, im lặng của bạn sẽ càng sâu sắc hơn.
Đây là các cực đối lập và chúng cân bằng lẫn nhau. Nếu bạn làm việc vất vả ban ngày, bạn sẽ ngủ giấc ngủ sâu ban đêm. Các cực đối lập: làm việc vất vả đem tới giấc ngủ sâu. Phi logic! Điều logic đáng là bạn nghỉ cả ngày, thực hành nghỉ cả ngày, và thế rồi bạn ngủ một giấc ngủ, giấc ngủ sâu trong đêm. Điều đó mới là logic - nhưng Thượng đế phi logic. $ketdoan $modoan
Điều đó dường như hoàn toàn phải: cả ngày bạn thực hành nghỉ - một cách tự nhiên bạn phải nghỉ nhiều trong đêm hơn bất kì ai khác không thực hành nó! Và người này, người đã làm chính điều đối lập - làm việc vất vả, cày bừa trên đất, đào hố trong đất, làm việc trong vườn, chẻ củi, gánh nước từ giếng - cả ngày người đó vã mồ hôi, làm việc vất vả, công việc mệt mỏi, đến tối người đó hoàn toàn mệt mỏi. Một cách logic người đó đáng ra không có khả năng ngủ được chút nào bởi vì người đó đã thực hành cái đối lập. Nhưng đây không phải là cách cuộc sống vận hành.
Cuộc sống vận hành qua các cực đối lập. Cuộc sống là không logic, cuộc sống là biện chứng. Nó là biện chứng: chính đề, phản đề và chúng cả hai cân bằng và trở thành tổng hợp. Thế thì tổng hợp lại vận hành như chính đề và tạo ra phản đề của nó... và cứ như thế mãi. Cuộc sống không phải có tính chất Aristotel mà tính chất Hegel.
Chuyện phiếm hoàn toàn tốt. Và khi bạn nói chuyện phiếm, nói chuyện phiếm cho toàn bộ vào - để cho nó là việc thiền! Dù biết hoàn toàn rõ rằng nó là chuyện tầm phào, ấy vậy mà nó vẫn có thể được tận hưởng. Thực ra, có thể tận hưởng nó nhiều hơn bởi vì nó chỉ là chuyện tầm phào! Và thế rồi rơi vào im lặng.
Tiếng líu lo của chim chóc là hay, nhưng bạn đã quan sát rằng khi đột nhiên nó dừng thì có im lặng lớn không? Im lặng này được làm sâu sắc hơn bởi tiếng hót của chim. Im lặng đi theo sau cơn bão là sâu sắc nhất, sâu lắng nhất.
Nirgun, đừng coi Phật quá nghiêm chỉnh. Ông ấy cũng có thể được coi là quá nghiêm chỉnh - ông ấy là người một chiều. Điều tôi đang nói đây... nếu bạn đã hỏi cùng câu hỏi của Phật, ông ấy sẽ không nói cùng điều đâu. Ông ấy sẽ nói, "Nirgun, bạn đang đi tới điểm đúng đấy. Dừng chuyện phiếm và dừng việc nói lại. Nói chỉ tối thiểu thôi, cái tuyệt đối cần thiết." Ông ấy đã gợi ý rất vắn tắt. Nếu điều đó có thể được thực hiện trong mười từ, thế thì đừng làm nó thành mười một từ. Nếu bạn có thể cắt bỏ từ thêm nữa, cắt bỏ đi càng nhiều càng tốt.
Nhưng kinh nghiệm riêng của tôi là ở chỗ nếu bạn cắt bỏ đi mọi chuyện phiếm của bạn, mọi việc nói của bạn, im lặng của bạn sẽ hời hợt, im lặng của bạn sẽ chỉ là một loại buồn rầu. Nó sẽ không có chiều sâu. Nó lấy được chiều sâu này từ đâu? Nó có thể lấy được chiều sâu chỉ từ cực đối lập của nó.
Nếu bạn thực sự muốn nghỉ, trước hết nhảy múa đi - nhảy muốn cho đến chối bỏ. Để mọi thớ thịt của thân thể bạn và bản thể nhảy múa, và thế rồi theo sau sẽ là việc thảnh thơi, việc nghỉ ngơi toàn bộ. Bạn không cần làm nó, nó xảy ra theo cách riêng của nó.
Tôi không nói rằng chuyện phiếm phải được tiến hành để làm hại ai đó. Thế thì nó không còn là chuyện phiếm nữa, nó là bạo hành; thế thì nó không còn là chuyện phiếm nữa, nó là cái gì đó khác được nguỵ trang như chuyện phiếm. Chuyện phiếm nên là nghệ thuật thuần tuý, không có động cơ nào - đùa chỉ vì đùa thôi, chuyện phiếm chỉ vì chuyện phiếm. Và thế thì nó sẽ giữ cho bạn vui vẻ. Và khi nó dừng lại... và bạn có thể nói chuyện phiếm được bao lâu? Có giới hạn tự nhiên cho mọi thứ. "Âm thanh lanh canh vui vẻ quanh chén trà" không thể tiếp tục mãi mãi được. Chẳng mấy chốc chén trà sẽ trống rỗng và tiếng lanh canh sẽ biến mất... và thế rồi có sự im lặng sâu lắng. $ketdoan $modoan
Điều tốt là chim chóc đã không nghe Phật, điều tốt là cây cối đã không nghe Phật.
Nirgun, tôi không muốn bạn trở thành Phật tử. Tôi biết các sư Phật giáo: họ trở thành rất nghiêm chỉnh, quá nghiêm chỉnh, tới mức cái nghiêm chỉnh của họ là một loại bệnh tật. Họ không thể cười được, họ không thể đùa được. Thực ra, nếu họ đọc bài nói của tôi về Phật và họ bắt gặp những chuyện đùa rôm rả, họ sẽ cụp mắt lại. Họ thậm chí sẽ không có năng lực đọc chúng. Toàn thể bản thể của họ sẽ rút lui, họ sẽ co lại. Họ sẽ không có khả năng tha thứ cho tôi.
Đừng quá nghiêm chỉnh. Thông điệp của tôi là thông điệp của hân hoan. Đó là chỗ tôi khác Phật. Phật là người nghiêm chỉnh; không một tượng nào tồn tại mà mà ông ấy biểu lộ việc cười hay thậm chí mỉm cười. Vâng, có các tượng Trung Quốc và Nhật Bản về Phật mà trong đó ông ấy được biểu lộ mỉm cười hay đôi khi cười ha hả - đôi khi thậm chí còn cười bụng, bụng ông ấy rung lên. Nhưng đấy là chư phật Trung Quốc và Nhật Bản.
Thực ra, nếu bạn thấy tượng Trung Quốc về Phật và tượng Ấn Độ về Phật, bạn sẽ không thể quan niệm được mối quan hệ gì giữa hai tượng này; chúng khác nhau toàn bộ thế. Phật Ấn Độ rất nghiêm chỉnh. Thân thể ông ấy kiểu lực sĩ: ông ấy có bộ ngực lớn và cái bụng rất, rất thóp - chẳng có bụng chút nào. Và nếu bạn thấy Phật Trung Quốc thì nó chính là cái đối lập. Bạn sẽ không thấy ngực lớn chút nào, nó hoàn toàn mất đi bởi vì cái bụng to thế. Và bạn có thể thấy ngày cả trong những tượng đá cẩm thạch rằng bụng đang rung lên với tiếng cười. Khuôn mặt ông ấy khác toàn bộ, nó tròn và cho bạn cảm giác của đứa trẻ. Khuôn mặt Phật Ấn Độ rất La Mã - nó được làm ra sau khi Alexander đã tới thăm Ấn Độ - nó là khuôn mặt Hi Lạp và La Mã. Các đường nét không phải Ấn Độ. Nhìn lại vào tượng Phật Ấn Độ, các đường nét không phải người Ấn Độ. Alexander và cái đẹp của ông ấy đã gây ấn tượng cho mọi người nhiều tới mức họ đã áp đặt khuôn mặt của Alexander lên thân thể Phật.
Và ông ấy rất nghiêm nghị, hoàn toàn nghiêm nghị. Bạn không thể nào quan niệm nổi ông ấy cười. Nhưng khi Phật giáo tới Trung Quốc nó gặp một triết lí rất sâu sắc - cực đối lập. Biện chứng đã xảy ra ở đó. Phật giáo trở thành chính đề và Đạo giáo trở thành phản đề: sự gặp gỡ của Phật và Lão Tử. Tượng Phật Trung Quốc là sự pha tạp, nó một nửa là Phật Gautam và một nửa là Lão Tử - chúng xoắn xuýt với nhau. Cái bụng đó thuộc về Lão Tử, tiếng cười đó thuộc về Lão Tử, và cái im lặng thuộc về Phật. Nó đã là cuộc gặp gỡ vĩ đại nhất đã từng xảy ra trên thế giới. Từ nó đã sinh ra một hiện tượng có ý nghĩa nhất, sâu sắc nhất trong tất cả lịch sử: Thiền.
Thiền không phải là Phật giáo không là Đạo giáo, hay nó là cả hai cùng lúc. Đó là cuộc gặp gỡ kì lạ. Thực ra, Lão Tử và Phật, nếu họ đã gặp nhau về mặt vật lí, chắc sẽ chẳng đồng ý với nhau ở điểm nào. Lão Tử là con người của tiếng cười. Ông ấy hay đi từ làng này sang làng khác cưỡi trên lưng trâu - phải trông như anh hề. Và ông ấy gần như bao giờ cũng cười, lăn lộn trên đất - cười vào toàn thể cái nực cười của sự tồn tại, cười vào cái ngớ ngẩn của cuộc sống.
Phật và Lão Tử là các cực đối lập. Có thể đó là lí do tại sao cả hai triết lí này đã trở nên hấp dẫn nhau. Cả hai đều không đầy đủ - sự gặp gỡ đã làm cho chúng thành đầy đủ hơn. Lão tử sẽ không đồng ý với Thiền mà Phật cũng không đồng ý với Thiền. $ketdoan $modoan
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Trên trời, trong quán cà phê, Phật, Khổng Tử và Lão Tử, cả ba đang ngồi đó, tán gẫu. Và một người đàn bà, bà chủ quán cà phê, một người đàn bà đẹp, đi tới. Bà ấy mang nước quả cuộc sống tới. Phật lập tức nhắm mắt lại. Ông ấy nói, "Ta không thể nhìn vào điều đó được! Điều đó không xứng để nhìn vào - sống là khổ. Sinh là khổ, sống là khổ, chết là khổ. Bỏ nó khỏi tầm nhìn của ta; bằng không ta không thể mở mắt ra được!"
Khổng Tử hấp háy nửa mắt - ông ấy tin vào phương tiện vàng, trung đạo, chỉ một nửa thôi - nhìn bằng nửa con mắt và nói, "Tôi không thể phủ nhận nó mà không nếm nó." Ông ấy là con người của nhiều hiểu biết khoa học hơn. "Làm sao các ông có thể nói được điều gì chừng nào các ông chưa thực nghiệm? Các ông không nên tuyên bố những điều như vậy ngay lập tức. Cho nên," ông ấy nói, "cho tôi một ngụm xem sao." Ông ấy nếm nó và ông ấy nói, "Phật phải đấy: nó đắng lắm, nó là khổ, và tôi hoàn toàn đồng ý và tôi là một nhân chứng cho Phật. Nhưng tôi sẽ lại nói rằng Phật là sai - không nếm nó, không cái gì nên được nói ra. Mặc dầu ông ấy là phải - tôi có thể tán thành ông ấy, theo chứng kiến của tôi thì ông ấy là phải - nhưng theo chứng kiến của riêng ông ấy thì ông ấy không phải."
Lão Tử cầm lấy cả hũ và trước khi bà chủ có thể nói được gì, ông ấy đã tu cạn nó trong một ngụm. Ông ấy tu hết cả hũ và ông ấy trở nên bị say đến mức ông ấy bắt đầu nhảy múa. Ông ấy chẳng nói ra lời - đắng hay ngọt, khổ hay lạc. Khi ông ấy chút ít trở với nhận biết của mình, Phật và Khổng Tử hỏi ông ấy, "Ông nói gì đây?"
Ông ấy nói, "Chẳng có gì để nói cả. Cuộc sống phải được uống say tới tính toàn bộ của nó, chỉ thế thì người ta mới biết. Và khi người ta biết, chẳng có gì mà nói. Nó không thể được đặt vào bất kì phân loại nào. Khổ hay lạc đều là những phân loại - cuộc sống ở ngoài mọi phân loại. Nhưng người ta nên biết nó trong tính toàn thể của nó, và tôi chỉ biết nó trong tính toàn thể của nó. Ông thậm chí không nếm nó. Khổng Tử mới chỉ nếm nó, nhưng người ta không nên quyết định từ một phần về cái toàn thể. Chỉ ta mới có thể nói nó là gì, nhưng ta không định nói bởi vì điều đó không thể nói được. Nếu các ông thực sự muốn biết, ta có thể gọi hũ khác. Uống nó toàn bộ và nhảy múa - đó là cách duy nhất!"
Đó là cách duy nhất để biết bất kì điều gì.
Sự gặp gỡ của Phật giáo và Đạo giáo là hiện tượng kì lạ nhất trên thế giới. Nhưng nó nhất định xảy ra; có sự tất yếu chắc chắn trong nó bởi vì các cực đối lập thế hấp dẫn lẫn nhau, cũng như cực âm và dương của nan châm hay điện âm và dương hút nhau.
Phật giáo đã đi từ Ấn Độ vào Trung Quốc. Đạo giáo chưa bao giờ đi sang Ấn Độ, bởi vì Đạo giáo đã say xỉn hoàn toàn thế với cực lạc, với vui vẻ - ai bận tâm? Phật giáo đã du hành, phải du hành. Cái nghiêm chỉnh trở thành rất, rất nặng nề. Một khi Phật đã qua rồi, một khi ánh sáng đã tắt rồi, thế thì nó giống như tảng đá đè lên ngực các tín đồ - nó trở thành quá nặng. Họ phải đi để tìm ra cái gì đó không nghiêm chỉnh để cân bằng nó.
Nirgun, đừng nghiêm chỉnh về điều đó. Tận hưởng chuyện phiếm của bạn đi, tận hưởng những điều nhỏ bé của cuộc sống, những vui vẻ nhỏ bé của cuộc sống.
Chúng tất cả đều đóng góp cho việc làm giầu có bản thể bạn. Và bao giờ cũng nhớ: không nghiêm chỉnh là một trong những phẩm chất nền tảng nhất của người tôn giáo thực. $ketdoan $modoan
Một thanh niên chân thành đi tới một giáo sĩ già hiểu biết để xin lời khuyên. "Vấn đề là sự thèm muốn dục của con. Khi con bắt tay đàn bà là nó khuấy lên - ngay cả khi con đi ngang qua một người đàn bà xinh trên phố nó cũng bị khuấy động. Nó quấy rầy con bởi vì con yêu vợ con lắm."
"Đừng lo, con ta," giáo sĩ nói. "Chẳng thành vấn đề gì chỗ con tạo ra thèm muốn chừng nào mà con vẫn ăn tối ở nhà."
Ông giáo sĩ này là người khôn ngoan, không nghiêm chỉnh, coi cuộc sống là trò đùa. Các sannyasins của tôi phải coi cuộc sống là rất vui đùa - thế thì bạn có thể có cả hai thế giới cùng nhau. Bạn có thể có cái bánh và ăn nó nữa. Và đó là nghệ thuật thực. Thế giới này và thế giới kia, âm thanh và im lặng, yêu và thiền, ở cùng mọi người, có quan hệ, và ở một mình. Tất cả những điều này đều phải được sống cùng nhau theo kiểu đồng thời; chỉ thế thì bạn mới biết chiều sâu nhất của bản thể bạn và chiều cao nhất của bản thể bạn.
Câu hỏi thứ ba
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy nói gì về phát biểu nổi tiếng của Friedrich Nietzsche rằng Thượng đế chết rồi?
Neeraj, Friedrich Nietzsche nói Thượng đế chết rồi - điều đó nghĩa là trước đây ngài đã sống. Như tôi biết, ngài chưa bao giờ sống cả. Làm sao Thượng đế có thể chết được nếu như ngài chưa bao giờ sống? Thượng đế không phải là người, cho nên ngài không thể sống và ngài không thể chết được. Với tôi, Thượng đế là bản thân cuộc sống! Thượng đế là đồng nghĩa với sự tồn tại; do đó bạn không thể nói Thượng đế sống hay Thượng đế chết. Thượng đế là cuộc sống! Và cuộc sống là vĩnh viễn... nó là sự liên tục, nó vĩnh hằng, không bắt đầu, không kết thúc.
Nietzsche thực sự nói rằng Thượng đế mà mọi người tôn thờ đã trở thành không liên quan. Nhưng ông ấy đã bị quen với việc đưa ra những phát biểu đầy kịch tính. Thay vì nói: "Thượng đế mà mọi người đã tôn thờ mãi cho tới nay không còn có liên quan nữa," ông ấy nói: "Thượng đế chết rồi." Và theo một cách nào đó, phát biểu đầy kịch tính này xuyên thấu vào tâm thức mọi người hơn. Nếu như ông ấy đã nói điều đó theo cách triết lí nó có thể đã bị trệch mục tiêu, nhưng nó đã trở thành phát biểu quan trọng nhất được đưa ra trong cả trăm năm này. Không phát biểu nào khác có ý nghĩa như vậy, hoặc có tác động như vậy lên suy nghĩ, hành vi, cuộc sống của con người.
Thượng đế của người Ki tô giáo chết rồi, Thượng đế của người Do Thái chết rồi - đó là điều Nietzsche đã nói. Nhưng đã có biết bao nhiêu thượng đế và tất cả đều đã mất đi trong mòn mỏi. Nếu bạn làm ra một danh sách bạn sẽ ngạc nhiên biết bao nhiêu thượng đế đã được tôn thờ. Một người đã làm ra bản danh sách đó. Tôi đã đọc bản danh sách này - thậm chí không một cái tên nào mà ông ấy nhắc tới đã được biết đến. Gần năm mươi thượng đế ông ấy nhắc tới. Các thượng đế của người Ai Cập không có đó - thậm chí ngay ở Ai Cập không ai biết tới họ. Đã có thời vì những thượng đế đó mà cả con người cũng phải bị hiến tế, chiến tranh diễn ra, những cuộc viễn chinh, giết người, hãm hiếp; làng mạc bị đốt nhân danh những thượng đế đó. Bây giờ thậm chí cái tên cũng không được biết tới. Tôi đã đọc toàn bộ danh sách; ngoài năm mươi người này không một cái tên nào được biết tới. Đã có nhiều thượng đế được con người bịa ra, và khi những người này trở nên mệt mỏi vì những thượng đế này, họ liền bịa ra trò chơi mới và họ ném trò chơi cũ đi. $ketdoan $modoan
Những thượng đế này cứ được sinh ra rồi chết đi, nhưng đây không phải là Thượng đế thật. 'Thượng đế thật' đơn giản nghĩa là cuộc sống - aes dhammo sanantano - luật không hề cạn của sự tồn tại. Làm sao nó có thể chết được? Không có cách nào. Hình dạng thay đổi...
Hình như Thượng đế đã tới thăm đường ngầm New York mới gần đây. Ai đó đã viết nguệch ngoạc lên tường: "Thượng đế chết rồi - Nietzsche kí," và phía dưới nó được viết : "Nietzsche đã chết rồi - Thượng đế kí."
Điều đó dường như còn đúng hơn nhiều. Nhưng thậm chí một thông báo còn hay hơn cho bạn:
Một đường ngầm London có thông báo tin mừng này: "Thượng đế chết rồi, nhưng đừng lo nhé - Mary lại có thai rồi!"
Câu hỏi cuối cùng
Thưa Thầy kính yêu, Thầy có thể nói điều gì đó về mặc cảm và sợ không?
Latifa, sợ là tự nhiên, mặc cảm là bịa đặt của các tu sĩ. Mặc cảm là nhân tạo. Sợ là sẵn có, và nó rất bản chất. Không có sợ bạn sẽ không có khả năng sống sót chút nào. Sợ là thông thường. Chính bởi vì sợ mà bạn sẽ không đưa tay mình vào lửa. Chính bởi vì sợ mà bạn sẽ đi bộ bên phải hay bên trái, bất kì cái gì là luật lệ nước bạn. Chính bởi vì sợ mà bạn sẽ tránh chất độc. Chính bởi vì sợ mà khi xe tải bóp còi, bạn chạy ngay ra khỏi đường.
Nếu trẻ con không sợ, không có khả năng nào cho nó sống sót. Sợ của nó là biện pháp bảo vệ cuộc sống. Nhưng bởi vì khuynh hướng tự nhiên này để bảo vệ bản thân người ta... và chẳng có gì sai trong nó cả - bạn có quyền bảo vệ bản thân bạn. Bạn có cuộc sống quí giá thế để bảo vệ, và sợ đơn giản giúp bạn. Sợ là thông minh. Chỉ kẻ ngu mới không có sợ, người khờ không có sợ; do đó bạn phải bảo vệ người ngốc, bằng không họ sẽ tự thiêu họ hay họ sẽ nhảy ra khỏi toà nhà, hay họ sẽ đi vào biển mà không biết bơi hay họ có thể ăn rắn... hay bất kì cái gì họ có thể làm!
Sợ là thông minh - cho nên khi bạn thấy rắn bò qua đường, bạn ù té chạy khỏi đường. Điều đó không phải là hèn nhát, điều đó đơn giản là thông minh. Nhưng có hai khả năng...
Sợ có thể trở thành bất thường, nó có thể trở thành bệnh hoạn. Thế thì bạn sợ những thứ mà không cần phải sợ - mặc dầu bạn có thể tìm ra biện luận ngay cả cho nỗi sợ bất thường của mình. Chẳng hạn, ai đó sợ đi vào trong nhà. Một cách logic bạn không thể chứng minh rằng người đó sai được. Người đó nói, "Cái gì đảm bảo cho ngôi nhà này sẽ không đổ?" Bây giờ, các nhà đều được người ta biết là sẽ đổ cho nên ngôi nhà này cũng sẽ đổ. Mọi người đã bị đè nghiến bởi nhà đổ. Không ai có thể cho lời bảo đảm tuyệt đối rằng ngôi nhà này sẽ không đổ - động đất có thể xảy ra... bất kì cái gì đều có thể! Người khác sợ - người đó không thể đi du lịch được bởi vì có tai nạn tàu hoả. Ai đó khác sợ - người đó không thể đi trong xe ô tô, có tai nạn ô tô. Và ai đó khác sợ máy bay...
Nếu bạn trở nên sợ theo cách này, đây không phải là thông minh. Thế thì bạn nên sợ cả cái giường của mình nữa, vì gần chín mươi bẩy phần trăm mọi người chết trong giường của họ - cho nên đó là chỗ nguy hiểm nhất để mà ở. Một cách logic bạn nên rời xa giường nhiều nhất có thể được, đừng bao giờ gần nó. $ketdoan $modoan
Nhưng thế thì bạn sẽ làm cho cuộc sống của bạn thành không thể được.
Sợ có thể trở thành bất thường, thế thì nó là bệnh hoạn. Và bởi vì khả năng này, các tu sĩ đã dùng nó, các chính khách đã dùng nó. Đủ mọi loại kẻ áp bức đã dùng nó. Họ làm cho nó thành bệnh hoạn, và thế thì việc bóc lột bạn trở thành rất đơn giản. Tu sĩ làm cho bạn sợ địa ngục. Cứ nhìn vào kinh sách mà xem - với vui nào mà họ tả toàn cảnh tra tấn, với thực sự hứng thú lớn lao. Kinh sách mô tả thật chi tiết, rất chi tiết từng cảnh và mọi cảnh tra tấn.
Adolf Hitler phải đã đọc những kinh sách này; ông ta phải đã tìm thấy những ý tưởng lớn từ những kinh sách này mô tả về địa ngục. Bản thân ông ta không phải là thiên tài sáng tạo đến mức phát minh ra các trại tập trung và đủ mọi loại tra tấn. Ông ta phải đã tìm thấy chúng trong các kinh sách tôn giáo - chúng đã có đó rồi, các tu sĩ đã làm công việc này. Ông ta chỉ thực hành điều các tu sĩ đã thuyết giảng. Ông ta thực sự là người tôn giáo đấy!
Các tu sĩ chỉ nói về địa ngục đang chờ đợi bạn sau cái chết. Ông ta nói, "Sao chờ lâu thế? Ta sẽ tạo ra địa ngục ở đây bây giờ. Các ông có thể nếm mùi của nó."
Tôi đã nghe nói rằng có lần một người chết, xuống địa ngục, gõ cửa. Quỉ nhìn anh ta - anh ta có vẻ là người Đức - quỉ hỏi anh ta, "Anh từ đâu tới vậy?"
Người này nói, "Từ Đức."
Quỉ nói, "Vậy thì không cần tới đây đâu - anh đã sống nó rồi! Bây giờ anh có thể lên cõi trời. Và anh sẽ thấy chỗ của chúng ta rất chán bởi vì anh đã có một ấn bản địa ngục được cải tiến hơn nhiều lắm. Chúng tôi vẫn còn sống trong thời đại xe bò kéo - cách tra tấn cũ. Anh biết những dụng cụ, cách thức, phương tiện tinh vi hơn nhiều."
Phòng khí ga vẫn chưa được biết tới ở địa ngục. Trong một phòng khí ga, mười nghìn người, trong vài giây, có thể trở thành khói. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng mặc dầu chúng ta đang sống trong thế kỉ hai mươi, con người vẫn là con vật. Hàng nghìn người tới xem. Kính được lắp khít, cố định, một chiều. Bạn có thể thấy điều đang xảy ra bên trong, nhưng người bên trong không thể thấy được ai đang nhìn từ bên ngoài.
Hàng nghìn người sẽ đứng ngoài quan sát qua lớp kính: mọi người đang biến mất trong làn khói - đơn giản biến mất trong làn khói - hàng nghìn người chết trong vài giây. Và những người đang tận hưởng ở bên ngoài, bạn có thể gọi họ là con người được không? Nhưng nhớ lấy, điều đó không liên quan gì tới nước Đức cả, điều này là như vậy trên khắp thế giới. Con người đích xác như nhau ở mọi nơi.
Các tu sĩ trở nên nhận biết rất sớm rằng bản năng sợ trong con người có thể được khai thác. Con người có thể bị làm cho sợ đến mức người đó sẽ quì dưới chân tu sĩ và sẽ nói với họ, "Xin cứu chúng con! Chỉ cha mới có thể cứu được chúng con." Và tu sĩ sẽ nhận cứu họ nếu họ đi theo tu sĩ; nếu họ tuân theo các nghi lễ do tu sĩ qui định, tu sĩ sẽ cứu họ. Và từ nỗi sợ mọi người đã đi theo tu sĩ, và đủ mọi loại ngu xuẩn, mê tín.
Chính khách cũng trở nên nhận biết ngay rằng có thể làm cho mọi người rất sợ. Và nếu bạn làm cho họ sợ, bạn có thể chi phối được họ. Chính từ sợ mà quốc gia tồn tại. Nỗi sợ nước Mĩ giữ cho người Nga làm nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản, và nỗi sợ của nước Nga làm cho người Mĩ thành nô lệ cho chính phủ. Sợ lẫn nhau... người Ấn Độ sợ người Pakistanis, và người Pakistanis sợ người Ấn Độ. Đấy là một thế giới ngu xuẩn thế! Chúng ta sợ lẫn nhau, và bởi vì nỗi sợ của chúng ta mà chính khách trở nên quan trọng. Ông ấy nói, "Chúng tôi sẽ cứu bạn ở đây, trên thế giới này," và tu sĩ nói, "Chúng tôi sẽ cứu bạn ở thế giới bên kia." Và họ âm mưu cùng nhau. $ketdoan $modoan
Chính nỗi sợ tạo ra mặc cảm - nhưng không phải là bản thân nỗi sợ. Nỗi sợ tạo ra mặc cảm qua các tu sĩ và chính khách. Các tu sĩ và chính khách tạo ra trong bạn bệnh hoạn, run rẩy. Và một cách tự nhiên, con người tinh tế thế và mong manh thế, con người trở nên sợ. Và thế thì bạn có thể bảo người đó làm bất kì cái gì và người đó sẽ làm nó - biết hoàn toàn rõ rằng điều đó là ngu xuẩn, biết rất rõ sâu bên dưới rằng tất cả đều vô nghĩa, nhưng ai biết...? Từ nỗi sợ, con người có thể bị buộc phải làm bất kì cái gì.
Một nữ thanh niên không thể kìm mình khỏi việc ho và hắt hơi trong nhà hát mới đến hỏi bác sĩ cách chữa trước khi đi xem đêm đầu tiên. "Đây, uống cái này," ông ấy nói, đưa cho cô ta chiếc cốc. Cô ta uống nó, mồm méo xệch, và hỏi cái gì đấy, cứ tưởng tượng một kiểu thuốc ho vị khó nuốt nào đó.
"Đấy là liều kép của nước Diêm vương," ông ta trả lời. "Bây giờ cô sẽ không dám hắt hơi hay ho đâu."
... Bạn không hiểu nó. Bạn chưa bao giờ nếm nước Diêm vương - thử đi, và bạn sẽ không dám hắt hơi hay ho nữa. Làm một thực nghiệm: bạn có thể hỏi Ajit Saraswati về nước Diêm vương, chỉ thế thì bạn mới hiểu được chuyện cười này. Nó rất có tính tồn tại. Bởi vì bạn đã không hiểu được nó nên tôi sẽ phải kể câu chuyện khác:
Một sáng, một con gấu cái đột kích vào ca bin của Joe, cào rách mọi thứ, ăn mọi thứ, xé mọi thứ, và nhẹ nhàng bỏ đi.
Joe đuổi theo vết nó, bắn nó, và thế rồi để ý thấy nó giống đàn bà thế, anh ta bèn thoả mãn dục tính của mình với cái xác thú của nó. Ngay lúc đó anh ta để ý một thợ săn khác nấp trong các cành cây của cây gần đó. Nhận ra hành động của mình đã bị quan sát, Joe chĩa súng vào người này, bắt anh ta trèo xuống và nói, "Anh đã bao giờ làm tình với gấu chưa?"
Và thợ săn kia nói, "Không, nhưng tôi định thử."
Con người có thể bị buộc phải làm bất kì cái gì - chỉ để cứu bàn thân mình. Và bởi vì bệnh hoạn, cái mà các tu sĩ đã tạo ra trong bạn, là phi tự nhiên, bản tính của bạn nổi dậy chống nó, và thỉnh thoảng bạn làm điều gì đó chống nó - bạn làm điều gì đó tự nhiên - thế thì mặc cảm phát sinh.
Latifa, mặc cảm nghĩa là bạn có một ý tưởng phi tự nhiên trong tâm trí bạn về cuộc sống phải như thế nào, cái gì phải được làm, và thế rồi một hôm bạn thấy bản thân mình tuân theo tự nhiên và bạn làm điều tự nhiên. Bạn đi ngược lại ý thức hệ. Bởi vì bạn đi ngược lại ý thức hệ, mặc cảm phát sinh, bạn xấu hổ. Bạn cảm thấy bản thân mình rất kém cỏi, không có giá trị.
Nhưng bằng cách cho mọi người những ý tưởng phi tự nhiên bạn không thể biến đổi họ được. Do đó, các tu sĩ đã có khả năng khai thác mọi người, nhưng họ đã không có khả năng biến đổi mọi người. Họ không quan tâm tới việc biến đổi bạn nữa; toàn thể ý tưởng của họ là giữ cho bạn bao giờ cũng bị nô lệ. Họ tạo ra lương tâm trong bạn. Lương tâm của bạn không thực là lương tâm của bạn - nó do các tu sĩ tạo ra. Họ nói, "Cái này sai". Bạn có thể biết từ cốt lõi sâu nhất của bản thể mình rằng dường như chẳng có gì sai trong nó cả, nhưng họ nói nó là sai. Và họ cứ thôi miên bạn từ chính thời thơ ấu của bạn. Việc thôi miên đi sâu, thấm sâu vào bạn, chìm sâu vào bạn, trở thành gần như mọi phần của bản thể bạn. Nó giữ bạn lại. $ketdoan $modoan
Họ đã bảo bạn dục là sai - nhưng dục là hiện tượng tự nhiên tới mức bạn bị hấp dẫn về nó. Và chẳng có gì sai trong việc bị hấp dẫn vào đàn bà hay đàn ông. Đấy chỉ là một phần của tự nhiên. Nhưng lương tâm bạn nói, "Điều này sai." Thế là bạn kìm mình lại. Một nửa của bạn đi tới người đàn bà này, một nửa của bạn kéo bạn trở lại. Bạn không thể ra được quyết định gì; bạn bao giờ cũng bị phân chia, chia chẻ. Nếu bạn quyết định đi cùng với người đàn bà này, lương tân bạn sẽ hành hạ bạn: "Mình đã phạm tội lỗi." Nếu bạn không đi cùng người đàn bà này, bản tính bạn sẽ hành hạ bạn: "Em làm anh thèm muốn quá."
Bây giờ bạn trong trói buộc kép. Bất kì điều gì bạn làm bạn sẽ khổ. Và đó là điều các tu sĩ bao giờ cũng muốn - để cho bạn khổ, bởi vì bạn càng khổ bạn càng hay tới ông ấy xin lời khuyên. Bạn càng khổ, bạn càng tìm kiếm cứu rỗi.
Bertrand Russell là tuyệt đối đúng rằng nếu con người được cho tự do toàn bộ, tự nhiên - là tuyệt đối phải rằng nếu con người được cho tự do toàn bộ, tự nhiên - tự do với cái gọi là lương tâm và đạo đức - và nếu con người được giúp để trở thành sinh linh tự nhiên, tích hợp - thông minh, hiểu biết, sống cuộc sống theo ánh sáng riêng của mình, không theo lời khuyên của ai đó khác - thì cái gọi là các tôn giáo sẽ biến mất khỏi thế giới.
Tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy. Cái gọi là các tôn giáo chắc chắn sẽ biến mất khỏi thế giới nếu mọi người không khổ; họ sẽ không tìm cứu vớt. Nhưng Bertrand Russell tiếp tục và ông ấy nói bản thân tôn giáo sẽ biến mất khỏi trái đất. Tại đó tôi không đồng ý với ông ấy. Cái gọi là tôn giáo sẽ biến mất, và bởi vì cái gọi là tôn giáo sẽ biến mất nên sẽ có, lần đầu tiên trên thế giới, một cơ hội cho tôn giáo tồn tại. Người Ki tô giáo sẽ không có đó, người Hin du sẽ không có đó, người Mô ha mét giáo sẽ không có đó - chỉ thế thì một loại tính tôn giáo mới lan rộng trên trái đất. Mọi người sẽ sống theo tâm thức riêng của họ. Sẽ không có mặc cảm, không ăn năn, bởi vì những điều này không bao giờ làm thay đổi mọi người. Mọi người vẫn còn như vậy; họ cứ thay đổi việc chộp bắt bên ngoài của họ, hình dạng của họ. Về bản chất, chẳng cái gì thay đổi qua mặc cảm, qua nỗi sợ, qua cõi trời, qua địa ngục. Tất cả những ý tưởng này đều thất bại hoàn toàn.
Bây giờ là lúc nhận ra rằng mọi tôn giáo cũ đã thất bại. Vâng, họ đã tạo ra vài người tuyệt vời - một Phật ở đây và một Jesus ở đây - nhưng từ hàng triệu và hàng triệu con người, thỉnh thoảng ai đó đã nở hoa. Nó là ngoại lệ, nó không thể được tính. Nó không nên được tính tới. Chư Phật có thể được đếm trên đầu ngón tay.
Nếu người làm vườn trồng mười nghìn cây và chỉ một cây nở hoa vào mùa xuân, bạn có gọi người đó là người làm vườn không? Thế còn chín nghìn chín trăm chín mươi chín cây kia thì sao? Nếu cây này đã nở hoa, nó phải đã nở hoa mặc cho người làm vườn có hay không. Công lao không thể thuộc về ông ấy được - ông ấy phải đã bỏ lỡ nó bằng cách nào đó.
Chúng ta đã sống trong một loại thế giới rất sai; chúng ta đã tạo ra một loại tình huống sai. Mọi người chỉ cứ ca tụng hời hợt - người Hindu trở thành người Ki tô giáo, người Ki tô giáo trở thành người Hindu, và chẳng cái gì đã bao giờ thay đổi. Tất cả vẫn còn nguyên như cũ.
Gái điếm được cải tạo đang đưa ra bằng chứng với Đội quân cứu tế ở góc phố và đêm thứ bảy, nhấn mạnh bài nói của mình bằng việc đánh lên chiếc trống đồng lớn.
"Tôi đã từng là một kẻ tội lỗi!" cô ta hô (bùm!) "Đã từng là người đàn bà xấu (bùm!) Tôi đã uống rượu! (bùm!) Cờ bạc! (bùm!) Đĩ điếm! (bùm! bùm!) Đã từng đi đêm thứ bảy và nổi cơn tam bành! (bùm!) Bây giờ tôi làm gì vào các đêm thứ bảy? Tôi đứng ở góc phố này, đánh vào cái trống đéo mẹ này!"
Đủ cho hôm nay.
Xem Chương 3