Thưa Thầy kính yêu, Tính tươi mát tới từ đâu?
Prem Naren, nó không tới từ đâu cả; nó bao giờ cũng ở đây. Sự tồn tại bản thân nó là tươi mát rồi. Sự tồn tại là tươi mát bởi vì nó bao giờ cũng bây giờ và ở đây. Nó không bị nặng gánh bởi quá khứ, nó không thu thập bụi nào từ quá khứ. Nó không bao giờ cũ.
Thời gian không gây tác động nào lên sự tồn tại. Thời gian không tồn tại khi có liên quan tới sự tồn tại. Thời gian chỉ tồn tại đối với tâm trí; nó là phát minh của tâm trí. Thực ra, thời gian và tâm trí là đồng nghĩa. Dừng tâm trí lại, và thời gian dừng lại.
Jesus được ai đó hỏi, "Cái gì là điều có tính duy nhất nhất trong vương quốc của ông về Thượng đế?" Và Jesus nói, Sẽ không còn thời gian nữa." Một câu trả lời rất bất ngờ: Sẽ không còn thời gian nữa. Điều đó sẽ là điều có tính duy nhất nhất về vương quốc của Thượng đế - bởi vì không có tâm trí, làm sao có thể có thời gian được?
Thời gian không bao gồm, như vẫn thường được quan niệm, ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Thời gian chỉ bao gồm hai thời: quá khứ và tương lai thôi. Hiện tại không phải là một phần của thời gian; hiện tại là bên ngoài thời gian. Và hiện tại bao giờ cũng tươi mát. Hiện tại là một phần của vĩnh hằng. Hiện tại là việc xuyên thấu của vĩnh hằng vào trong thế giới mơ của thời gian, là tia sáng đi vào trong bóng tối của tâm trí.
Quá khứ chưa bao giờ tươi mát cả - không thể thế được, hiển nhiên. Nó bao giờ cũng bẩn thỉu, nó bao giờ cũng bốc mùi - bốc mùi của cái chết, bốc mùi của tất cả những cái mục nát, bốc mùi của truyền thống, bốc mùi của xác chết. Quá khứ là nghĩa địa. Và tương lai không là gì ngoài phóng chiếu của quá khứ đã chết. Và từ quá khứ chết đó tương lai không thể sống động được - thứ chết chỉ có thể phóng chiếu ra thứ chết thôi. Tương lai của bạn là gì? - quá khứ được sửa đổi, được tô sửa đây đó; tốt hơn chút ít, tinh vi hơn chút ít, thoải mái hơn chút ít, nhưng nó là cùng quá khứ đó. Bạn khao khát lặp lại nó. Tương lai của bạn chẳng có gì mới về nó, nó không thể có được.
Tâm trí không thể quan niệm được về cái mới. Nó bất lực khi có liên quan tới cái mới và cái tươi mát và cái trẻ trung. Nó chỉ có thể di chuyển bên trong thế giới nhỏ bé của cái quen thuộc, cái đã biết - và cái đã biết là quá khứ. Tương lai không là gì ngoài ham muốn lặp lại nó - theo cách tốt hơn, tất nhiên rồi. Do đó tương lai cũng không tươi mát. Hiện tại là tươi mát.
Naren, bạn hỏi tôi, "Tính tươi mát tới từ đâu?" Tính tươi mát chưa bao giờ tới và chưa bao giờ đi. Nó bao giờ cũng ở đây, bạn ở đây và bây giờ, và bạn đột nhiên tươi mát, được tắm trong vĩnh hằng, được mưa rào xuống bằng cái gì đó vô thời gian. Gọi nó là Thượng đế, gọi nó là vương quốc của Thượng đế, gọi nó là niết bàn, hay bất kì cái gì bạn muốn cũng được. Tất cả những cái tên đó đều nói tới cùng điều không thể đặt tên được. Tất cả những từ đó đều cố gắng diễn đạt cái không thể nào diễn đạt được.
Đẩy tâm trí con người sang bên đi. Và với điều đó tôi ngụ ý, đẩy quá khứ sang bên và đẩy tương lai sang bên, và nhìn. Chính khoảnh khắc này... và toàn thể cõi trời giáng xuống bạn. Bạn được tràn ngập. Chim cất tiếng hót và tiếng hót của chúng tươi mát; chúng không lặp lại tiếng hót cũ. Chúng không có ý niệm nào về hôm qua và chúng không hót cho tương lai. Chúng không diễn tập cho ngày mai. Và cây cối tươi mát. Tất cả đều tươi mát ngoại trừ con người. $ketdoan $modoan
Cho nên đừng hỏi, "Tính tươi mát tới từ đâu?" Hỏi, "Đờ đẫn này, tanh lợm này, tính chết chóc này tới từ đâu?" Bởi vì tính chết chóc này tới và đi, Tính tươi mát bao giờ cũng có đó - nó là chính bản chất của sự tồn tại. Nó là sự hiện diện của Thượng đế.
Thiền không là gì ngoài cách thức, phương pháp, để kết nối bạn với cái vĩnh hằng, để đưa bạn ra ngoài thời gian, ra ngoài cái được sinh ra và chết đi, để đưa bạn ra ngoài tất cả các biên giới, để đưa bạn tới cái không thể quan niệm nổi và cái không thể biết nổi. Và nó không xa xôi gì, nó ở gần như nó có thể vậy. Ngay cả nói nó ở gần cũng không đúng bởi vì nó đích xác là chính bản thể bạn, nó là bạn. Tính tươi mát là linh hồn bạn.
Tâm trí bạn là chán, hoàn toàn chán. Thoát khỏi tâm trí đi. Ít nhất trong vài khoảnh khắc mỗi ngày, gạt tâm trí sang bên, hoàn toàn trần trụi không tâm trí. Và thế thì bạn sẽ biết nó trào lên bên trong bạn - tính tươi mát bạn đang hỏi ấy. Nó tới từ đâu vậy? Nó tới từ cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn - và nó không thực sự tới đâu. Bỗng nhiên bạn thấy nó bao giờ cũng trong cảnh ngộ rồi. Nó bao giờ cũng có đó như dòng chảy ngầm, dưới đất, ẩn đằng sau nhiều, nhiều tầng kí ức, mơ mộng, ham muốn.
Phật nói: Vô ham muốn và biết. Vô ham muốn, và bạn sẽ đạt tới cõi giới ở bên ngoài sinh và tử, và bạn sẽ đi vào trong cái vô biên.
Nhưng tại sao con người không đi vào trong bản thể riêng của mình, cái ở gần thế? Con người sẵn sàng đi lên mặt trăng, con người sẵn sàng đi bất kì nơi đâu! Con người sẵn sàng đi lên các vì sao, nhưng không đi vào trong bản thể riêng của mình. Tại sao? Phải có lí do sâu sắc nào đó đằng sau nó. Lí do là: đi vào bên trong bản thân mình bạn sẽ phải đánh mất bản thân mình. Và người ta sợ việc mất bản thân mình. Người ta níu bám, người ta muốn vẫn còn là bản thân người ta. Người ta không muốn mất căn cước của mình. Nó là căn cước rất nghèo nàn và giả nữa, nhưng dẫu sao, có cái gì đó vẫn tốt hơn là không cái gì. Đó là logic của chúng ta.
Chúng ta không biết chúng ta là ai, cho nên chúng ta níu bám lấy thân thể, níu bám lấy tâm trí, níu bám lấy bất kì cái gì đã được trao cho chúng ta - ước định, người Cơ đốc giáo, người cộng sản, người Hindu, người Mô ha mét giáo. Chúng ta níu bám lấy tất cả những cái đã từng bị áp đặt lên chúng ta, bởi vì nó cho chúng ta cảm giác ấm cúng dường như chúng ta biết bản thân mình: "Tôi là người cộng sản," điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi. "Tôi là người Cơ đốc giáo," điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi. "Tôi là người Ấn Độ," "Tôi là người Đức", điều đó trở thành việc tự hiểu biết của tôi.
Bạn không là người cộng sản, không là người Cơ đốc giáo, không là người Ấn Độ, không là người Đức. Tâm thức của bạn không thể bị giới hạn vào những cái nhãn ngu xuẩn như vậy. Tâm thức của bạn vô hạn thế, nó không thể bị hàm chứa trong bất kì từ nào được. Nó bao la như bản thân bầu trời vậy.
Nhưng bạn sợ đi vào trong cái bao la đó. Cái bao la đó dường như giống cái trống rỗng, hư không. Và người ta níu bám lấy căn cước tuỳ tiện, nhỏ bé riêng của mình. Do đó có nỗi sợ đi vào trong bản thân mình.
Phật nói: Biết bản thân ông. Socrates nói: Biết bản thân ông. Họ tất cả đều nói: Biết bản thân ông. Tất cả những người thức tỉnh đều chỉ có một thông điệp: Biết bản thân ông. Chúng ta lắng nghe và vậy mà chúng ta không lắng nghe. Chúng ta cứ đi trên cùng lối mòn cũ rích, chúng ta cứ sống theo cùng cách thức khổ cũ. Và lí do là, cách thức khổ, cũ rích đó có một điều để cho bạn - bản ngã. $ketdoan $modoan
Và nếu bạn đi vào trong bạn sẽ phải trả giá. Giá là, bạn sẽ phải làm mất bản ngã của mình.
Sweeney gặp Brecon trên đường. "Cậu đi đâu đấy?" anh ta hỏi.
"Tớ đi tới Connemara đây," Brecon đáp.
"Cậu ngụ ý cậu đi tới Connemara, they ý Thượng
đế sao?"
"Không, tớ đi tới Connemara, dù Thượng đế có muốn hay không."
Bởi vì lời nhận xét quá tự tin này Brecon bị biến thành con ếch và bị bỏ vào trong một cái ao trong nhiều ngày. Khi anh ta đã làm xong việc chấp phạt Brecon được đổi lại về dạng ban đầu của mình. Trở về nhà, anh ta bắt đầu đóng gói đồ đạc của mình lần nữa.
"Bây giờ cậu định đi đâu?" Sweeney hỏi. "Tớ đi tới Connemara."
"Cậu ngụ ý cậu đi tới Connemara, they ý Thượng đế sao?"
"Không!" Brecon la lên. "Tớ đi tới Connemara hoặc trở về ao ếch!"
Người ta không thể bỏ bản ngã của mình được. Tốt hơn cả là thành ếch! Người ta sẵn sàng là bất kì cái gì. Chúng ta đã trở thành đá. Chúng ta chỉ dường như là sống - chín mươi chín phần trăm chúng ta là chết.
Vâng, chúng ta thở và chúng ta ăn và chúng ta sinh sản, nhưng chúng ta không sống.
Nếu bạn sống động bạn sẽ không hỏi câu hỏi, "Tính tươi mát này tới từ đâu?" Bạn sẽ biết; sẽ không cần hỏi câu hỏi này. Bạn sẽ kinh nghiệm nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nó đang nảy sinh trong bạn.
Đó là cách tôi cảm thấy. Đó là cách mọi chư phật bao giờ cũng cảm thấy. Nó không tới từ đâu cả; nó đơn giản trào lên bên trong bạn, và từng khoảnh khắc. Nó chưa bao giờ như cũ. Nó tươi mát như giọt sương sáng sớm mặt trời lên. Cái đẹp của nó là vô cùng và phúc lành của nó là lớn lao.
Nhưng chẳng cái gì mà không có giá cả. Bạn sẽ phải mất bản ngã, bạn sẽ phải mất ý niệm của mình về mình là ai. Ngay chỗ đầu tiên, nó là giả. Bạn không thực sự mất cái gì cả, chỉ là một ý niệm, một ý niệm rất không bản chất. Nhưng, được lặp lại thường xuyên thế, ý niệm này đã trở nên bắt rễ rất sâu trong bạn; bạn đã trở nên bị nó thôi miên.
Bản ngã không là gì ngoài thôi miên sâu. Và thiền là quá trình giải thôi miên. Nó là quá trình đem bạn trở lại trạng thái hồn nhiên đó, nơi bạn còn chưa bị thôi miên.
Do đó, Jesus nói đi nói lại: Chừng nào ông chưa giống trẻ nhỏ ông sẽ không vào trong vương quốc của Thượng đế của ta. Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy ngụ ý bạn phải được dỡ bỏ ước định lần nữa, bạn phải được giải thôi miên.
Từng xã hội đều thôi miên bạn. Các xã hội này tồn tại trên chiến lược thôi miên. Người Hindu nghĩa là người đã bị thôi miên theo cách nào đó, người đã được bảo rằng Vedas do Thượng đế viết ra và rằng chỉ Vedas mới chứa chân lí, rằng Kinh Thánh và Korans tất cả đều vô nghĩa. Nếu bạn lặp lại nó trong nhiều thế kỉ, nó bắt đầu đi ngày một sâu hơn vào trong bản thể bạn, nó trở thành một phần của bạn. Thế thì bạn bắt đầu lặp lại nó - bạn trở thành chiếc máy hát. Thế thì bạn vận hành chỉ như "Tiếng nói của Thầy"; bạn không còn thực sự là con người. $ketdoan $modoan
Mọi xã hội trong quá khứ, cho tới nay, đã từng vô nhân đạo với con người. Chúng ta vẫn chưa có khả năng tạo ra văn minh thực. Đây tất cả đều là những phương pháp rất nguyên thuỷ để kiểm soát mọi người - xấu xí, bạo hành, phản con người, nhưng tất cả các xã hội đều đã làm nó. Thậm chí đã không có tới một ngoại lệ.
Điều thực sự đáng ngạc nhiên là làm sao thỉnh thoảng vẫn có một người thoát khỏi bầu khí hậu cầm tù của chúng ta - làm sao Gautam Siddhartha đã trốn đi và trở thành vị phật, làm sao Jesus đã trốn đi khỏi những người Do Thái và trở thành một christ, làm sao Thánh Francis đã xoay xở...
Phép màu lớn nhất trên thế giới là được thông minh tới mức không người nào, không xã hội nào, không quốc gia nào, không nhà thờ nào, có thể thôi miên bạn được.
Công việc của tôi ở đây bao gồm việc giải thôi miên bạn. Do đó, mọi xã hội sẽ chống lại tôi. Thận trọng với nó! Ở cùng tôi là nguy hiểm - mọi chính phủ sẽ chống lại bạn. Và điều này phải được biết tới và được chấp nhận. Điều này phải đơn giản được chấp nhận, bởi vì điều này đang sắp là hoàn cảnh rồi. Tôi càng bắt đầu làm việc sâu trên bạn nhiều hơn... Nó mới chỉ là bắt đầu của công việc: tôi đang chuẩn bị nền tảng để cất cánh.
Một khi việc giải thôi miên bắt đầu vận hành trong hàng nghìn người, mọi xã hội, mọi chính phủ, mọi bang, mọi nhà thờ, đều sẽ chống lại tôi và người của tôi - bởi vì điều này chưa bao giờ được thực hiện trước đây. Đây là việc nổi dậy vĩ đại nhất đã từng được thử nghiệm! Đây là cách mạng thực.
Và nếu bạn trải qua cuộc cách mạng này bạn sẽ biết tính tươi mát này tới từ đâu. Nó tới từ cốt lõi bên trong nhất của riêng bạn. Thượng đế không phải là ở bên ngoài bạn; nó là chính trung tâm của bạn, chính nền tảng của bạn. Tính tươi mát tới từ nó, cuộc sống tới từ nó, tình yêu tới từ nó, phúc lạc tới từ nó. Mọi điều có ý nghĩa - thơ ca và âm nhạc - chúng tất cả nảy sinh từ nó.
Và khi điệu vũ tới từ bên trong, nó có phẩm chất hoàn toàn khác của nó: nó là tâm linh, nó là thiêng liêng.
Câu hỏi 2
Thưa Thầy kính yêu,
Sao Phật Gautama cứ khăng khăng rằng sống bao giờ cũng là khổ?
Dharmendra, bởi vì nó là vậy thôi! Cuộc sống như bạn biết nó là khổ. Phật không nói về cuộc sống của ông ấy, bởi vì bạn biết gì về cuộc sống của ông ấy? Đó không phải là khổ hoàn toàn; đó là phúc lạc hoàn toàn, đó là phúc lạc tối thượng. Nhưng cuộc sống mà bạn biết thì là khổ. Nó có cần bằng chứng nào không? Bạn đã không quan sát bản thân bạn rằng nó là khổ sao? Bạn có cần vị Phật để nhắc nhở bạn không?
Và ngay cả khi vị phật nhắc bạn, bạn đâu có cảm thấy thoải mái. Bạn cảm thấy bị xúc phạm, cứ dường như cuộc sống của bạn bị kết án. Ông ấy không kết án cuộc sống của bạn đâu - chư phật chưa bao giờ kết án cái gì cả. Họ đơn giản nói bất kì cái gì đang là hoàn cảnh. Nếu bạn mù, họ nói bạn mù. Nếu bạn chết, họ nói bạn chết. Họ đơn giản phát biểu sự kiện này - và họ phát biểu sự kiện này bởi vì có khả năng vượt ra ngoài nó.
Phật cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là khổ bởi vì cuộc sống có thể phúc lạc vô cùng. Nhưng chừng nào bạn chưa hiểu điều đầu tiên bạn sẽ không hiểu điều thứ hai. $ketdoan $modoan
Đầu tiên bạn phải rất, rất nhận biết rằng cuộc sống của bạn là khổ, nhiều tới mức sống theo cách thức cũ trở thành không thể được cho dù chỉ trong một khoảnh khắc. Khi bạn thấy nhà của bạn cháy, làm sao bạn có thể cứ sống trong nó được? Bạn sẽ chạy, bạn sẽ thoát ra khỏi nhà! Bạn sẽ quên mọi kho báu của mình. Bạn sẽ không mang những món đồ yêu thích của mình, những bức tranh đẹp, công trình nghệ thuật, hay bất kì cái gì bạn yêu thích. Bạn sẽ quên tất cả về những bộ sưu tập tem bưu điện của mình và an bum ảnh của mình. Thậm chí bạn sẽ quên vợ mình, chồng mình, con mình. Bạn sẽ nhớ tới họ khi bạn ra khỏi ngôi nhà.
Phật thường hay kể một câu chuyện:
Có một ông già, tám mươi tuổi, bị mù trong tuổi già của mình. Bạn bè ông ấy, các lang y của ông ấy, gợi ý ông ấy rằng mắt ông ấy có thể được chữa lành, nhưng ông già này là một triết gia, nhà logic, một học giả lớn. Ông ấy nói, "Tôi cần mắt để làm gì? Tôi có mười hai đứa con - điều đó nghĩa là hai mươi bốn con mắt; mười hai vợ của chúng - điều đó nghĩa là thêm hai mươi bốn con mắt nữa; vợ tôi - thêm hai mắt nữa; và biết bao nhiêu con của con tôi... Tôi có nhiều mắt thế, sao tôi cần đôi mắt cho bản thân mình? Trong nhà này có ít nhất một trăm con mắt; nếu hai mắt bị thiếu thì cũng chẳng thành vấn đề gì cả. Nhu cầu của tôi là được chăm sóc."
Logic của ông ấy có vấn đề trong nó. Ông ấy làm im bặt các bạn bè và lang y của mình. Nhưng một đêm ngôi nhà bắt lửa. Cả trăm con mắt trốn hết - họ quên tất cả về ông già này. Vâng, họ đã nhớ, nhưng họ nhớ chỉ khi họ đã an toàn ở ngoài. Bỗng nhiên họ nhớ rằng ông già này còn đang trong nhà. Bây giờ phải làm gì? Và ngọn lửa lớn tới mức bây giờ họ không thể đi vào được. Và ông già này đang cố gắng tìm đường ra, loạng choạng, bị bỏng đây đó. Và thế rồi ông ấy nhớ rằng logic của ông ấy là tuyệt đối ngu xuẩn.
Vào những lúc cần thực sự, chỉ con mắt riêng của bạn mới có thể có ích. Nhưng lại quá trễ rồi: ông ấy chết, ông ấy bị thiêu sống.
Khi Phật cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là dukkha - khổ, phiền não, đau đớn - ông ấy đơn giản nhắc bạn rằng ngôi nhà của bạn đang cháy và mắt bạn vẫn còn mù. Đến lúc rồi - chuẩn bị đi! Mắt bạn có thể được chữa lành. Có thể tìm ra cách thoát khỏi ngọn lửa này. Bạn có thể vẫn cứu được bản thân mình, tất cả chưa phải là đã mất. Do đó mới có việc khăng khăng này.
Không phải ông ấy là người bi quan đâu - như nhiều người ở phương Tây đặc biệt đã kết án ông ấy, và cả ở phương Đông nữa. Mọi người nghĩ rằng Phật là người bi quan, nói cuộc sống là khổ. Ông ấy không phải là người bi quan - không phải là người bi quan theo cùng cách như Arthur Schopenhauer bi quan. Schopenhauer là người bi quan: "Cuộc sống là khổ và không có cách nào thoát ra khỏi nó. Bạn phải chịu đựng nó, chẳng cái gì có thể được làm về nó cả. Con người là nạn nhân bất lực."
Người ta nói rằng khi Schopenhauer đọc công trình của Phật Gautam lần đầu tiên ông ấy đã nghĩ, "Người chứng ngộ này đồng ý với mình!"
Bây giờ, không người chứng ngộ nào đã bao giờ có thể đồng ý với những người chưa chứng ngộ; điều đó là không thể được. Hoặc bạn đồng ý với họ hoặc bạn không đồng ý với họ, nhưng họ chưa bao giờ đồng ý với bạn cả. Họ không thể đồng ý được. Làm sao người có mắt đồng ý với người mù về ánh sáng được? - hay ngay cả về bóng tối? $ketdoan $modoan
Nhớ một điều: người mù chẳng biết gì về ngay cả bóng tối, nói gì tới ánh sáng! Bởi vì để thấy bóng tối cần có mắt. Bạn có thể cho rằng người mù sống trong bóng tối - bạn nhầm hoàn toàn. Họ chẳng biết gì về bóng tối cả. Bởi vì bạn nhắm mắt và bạn cảm thấy bóng tối, cho nên bạn nghĩ người mù phải sống trong bóng tối - nhưng họ không có mắt để nhắm. Và chừng nào bạn chưa biết tới ánh sáng bạn không thể biết được bóng tối; chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Mắt được cần tới cho cả hai.
Schopenhauer hoàn toàn sai - Phật đã không đồng ý với ông ấy. Tất nhiên, Phật có thể diễn giải theo cách mà ông ấy có vẻ như là một triết gia bi quan. Ông ấy không là người bi quan cũng không là triết gia. Ông ấy thậm chí không là người lạc quan - bởi vì bi quan và lạc quan cả hai đều thuộc vào thế giới của người mù.
Người vô vọng hi vọng. Người mù nghĩ sớm hay muộn họ sẽ đạt tới đôi mắt. Trong đêm tối của linh hồn mình, bạn níu bám lấy hi vọng rằng phải có bình minh. Để chịu đựng được khổ hiện thời bạn phải tạo ra một loại thái độ lạc quan nào đó để cho bạn có thể hi vọng vào ngày mai tươi đẹp - mặc dầu nó chẳng bao giờ tới cả. Nhưng trong hi vọng, bạn có thể chịu đựng được. Ít nhất bạn cũng có thể làm phai đi nỗi khổ của mình một chút ít, bạn có thể né tránh việc bị nó quấy rối quá nhiều. Bạn có thể vẫn còn bận bịu ở đâu đó khác. Bạn có thể giữ cho mắt mình nhắm với phiền não hiện tại.
Phật muốn đem bạn tới thực tại của sự tồn tại của bạn. Ông ấy là con người rất trần tục, rất thực chứng. Ông ấy là người thực tế, ông ấy không phải là người lí tưởng hoá. Ông ấy chẳng liên quan gì tới bi quan và chẳng liên quan gì tới lạc quan cả. Ông ấy đơn giản cố gắng lay bạn dậy. Đó là cách nện búa vào đầu bạn. Đó là lí do tại sao ông ấy cứ khăng khăng lặp đi lặp lại rằng cuộc sống là khổ.
Quan sát cuộc sống của bạn, và bạn sẽ thấy những bằng chứng và bằng chứng, và nhiều hơn được cần tới, nhiều bằng chứng hơn bạn có thể xoay xở ra. Thực ra, bạn sẽ thấy rằng sự khăng khăng của Phật không phải là tới mức như nó phải vậy đâu, rằng ông ấy rất nhân hậu, rất hào phóng.
Để tôi nhắc bạn về các nguyên tắc của Peter:
Nguyên tắc thứ nhất của ông ấy: Bất kì cái gì bắt đầu tốt đều kết thúc xấu; bất kì cái gì bắt đầu xấu đều kết thúc xấu hơn.
Nguyên tắc thứ hai của ông ấy: các mong đợi tiêu cực cho kết quả tiêu cực; mong đợi tích cực cho kết quả tiêu cực.
Bất kì điều gì bạn làm, cách này hay cách nọ, mọi thứ đều chấm dứt trong thất bại, mọi thứ đều chấm dứt trong thất vọng. Dầu vậy bạn vẫn cảm thấy bị Phật xúc phạm sao?
Hai kẻ vô công rồi nghề nghỉ ngơi trên cùng ghế dài trong công viên và nảy ra cuộc đối thoại. Cuối cùng họ xoay sang cách từng người trong họ đã đi tới tình cảnh bi đát thế.
Người này giải thích, "Anh đang nhìn vào một người chưa bao giờ nhận một lời khuyên nào từ bất kì người nào."
"Điều đó chẳng phải là ngẫu nhiên hay sao?" người kia đáp. "Anh đang nhìn vào một người đã nhận lời khuyên của mọi người đấy!" $ketdoan $modoan
Làm bất kì cái gì bạn muốn làm, nhưng bạn sẽ kết thúc theo cùng cách thôi. Mọi thứ đều kết thúc trong khổ, mọi thứ đều kết thúc trong chết. Mọi người làm nỗ lực cực kì lớn lao, nhưng bạn có thể làm được gì? - mọi nỗ lực của bạn đều mang định mệnh thất bại, bởi vì bạn không làm điều nền tảng mà có thể đem lại thay đổi triệt để. Bạn không tạo ra ý thức. Đó là biến đổi triệt để duy nhất của cuộc sống: từ khổ tới phúc lạc. Bạn làm mọi thứ khác ngoại trừ thiền. Bạn sẽ kiếm tiền và bạn sẽ trở nên ngày một quyền hơn và bạn sẽ có mọi thứ mà thế giới có thể cung cấp.
Và nhớ: tôi không chống lại thế giới. Và tôi không nói đừng kiếm tiền và tôi không nói đừng làm nhà đẹp. Nhưng nhớ: những thứ này trong bản thân chúng không thể làm cho cuộc sống của bạn thành cuộc sống của vui vẻ. Vâng, nếu bạn có tính thiền thế thì nhà đẹp sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác. Vườn đẹp, ao trong vườn của bạn...
Mukta mới làm một cái ao ngay bên cạnh phòng tôi, cái ao thực đẹp với thác nước nhỏ. Nếu bạn có tính thiền, thế thì kinh nghiệm cực kì đẹp là chỉ nhìn nước nhảy múa trên đá, chỉ nhìn đã, chỉ cảm thấy đường viền của đá, rêu sẽ bắt đầu bám lên chúng. Thế thì mọi thứ là đẹp nếu bên trong trái tim bạn là nhận biết; bằng không mọi thứ là xấu.
Không phải là thiền nhân đi vào cõi trời đâu - không, cõi trời đi vào trong người có tính thiền đấy. Thiên đường không phải là nơi chốn địa lí, nó là kinh nghiệm tâm lí. Thiền nhân có thể tận hưởng mọi thứ - chỉ người đó mới có thể tận hưởng được. Người đó không phải là kẻ từ bỏ. Chỉ người đó mới biết cách thưởng thức cái đẹp của mọi thứ, cách kinh nghiệm sự hiện diện vô cùng của sự tồn tại khắp xung quanh. Bởi vì người đó hiện hữu, người đó biết cách yêu, cách sống.
Nhưng cuộc sống của bạn sẽ là hết khổ này tới khổ khác. Nó sẽ là dây chuyền dài những khổ.
Berkowitz, người bán hàng, trong khi lái xe đi qua sa mạc Negev, thấy một người A rập nằm trên cát. Berkowitz chạy xô tới bên người này và nâng người này lên. Người A rập thì thào, "Nước, effendi, nước!"
"Đây là số mệnh!" Berkowitz kêu lên. "Ông may đấy! Tôi ngẫu nhiên có trong va li của mình tuyển tập cà vạt đẹp nhất mà ông đã từng thấy!"
"Không!" người A rập rên lên. "Nước, nước!" "Những cà vạt này ông có thể thấy ngay bây giờ ở khách sạn King - mười lăm đô là một chiếc. Với ông, chỉ mười đô la thôi."
"Xin ông, effendi, tôi cần nước!"
"Trông đây, ông dường như là người tốt. Tôi đã nổi tiếng khắp vùng Negev là Abbie Thật thà. Bất kì loại cà vạt nào ông thích - lụa, len, khăn choàng, crếp - ông có thể có cái ông muốn - tám đô la mỗi thứ!"
"Tôi cần nước!"
"Thôi được, ông mặc cả cứng đấy. Cứ nói điều ông muốn, cứ theo chọn lựa của ông đi, hai chiếc mười đô!"
"Xin ông cho tôi nước!"
"A, ông muốn nước à?" Berkowitz nói. "Sao ông không nói thế? Mọi thứ ông phải làm là bò trăm rưởi mét tới đụn cát, rẽ thẳng bốn trăm mét. Ông sẽ tới câu lạc bộ kim tự tháp của Poppy; ông ấy sẽ cho ông mọi thứ nước ông muốn." $ketdoan $modoan
Người A rập bò chậm chạp sang đụn cát, quay sang phải, và với sức lực cuối cùng của mình đi tới cửa câu lạc bộ. Poppy, người chủ, đang đứng ở trước cổng.
"Nước, nước!" người A rập cầu xin.
"Ông muốn nước à? Ông tới đúng chỗ rồi. Tôi có nước giếng, nước khoáng, bất kì thứ nước nào ông muốn tôi đều có bên trong. Điều duy nhất là ông không thể đi vào trong mà không có cà vạt."
Phật đúng: trong cuộc sống của bạn, bất kì điều gì bạn làm, bạn nhất định gặp khổ. Và khi thời gian trôi qua, ngày một nhiều khổ hơn, bởi vì cuộc sống bắt đầu tuột khỏi ngón tay bạn, cái chết bắt đầu phủ bóng đen lên bạn. Và bạn trở nên rất căng thẳng - cuộc sống đang tuột dần đi và bạn vẫn chưa đạt tới đâu cả. Bạn bắt đầu chạy, bạn đặt tất cả những cái bạn có vào lâm nguy... nhưng duy nhất chết là cao trào của điều bạn gọi là sống. Làm sao chết có thể là cao trào của sống được? Nếu chết là cao trào của sống thế thì sống hoàn toàn vô dụng - không chỉ vô dụng mà còn là trò đùa rất xấu xa lên con người. Thế thì Thượng đế không thể là đấng sáng tạo được - thế thì quỉ phải đang chịu trách nhiệm. Và điều đó đích xác dường như là hoàn cảnh này.
Kinh Cựu Ước nói Thượng đế tạo ra thế giới trong sáu ngày. Và rồi sao? Rồi dường như quỉ đang cai quản điều đó! Kể từ đó trở đi, Thượng đế đã không được nghe tới nữa; vì thế rồi quỉ chịu trách nhiệm.
Cuộc sống của bạn là trò đùa độc ác, cứ dường như lực ác nào đó đang giở thủ đoạn với bạn. Cũng giống như trẻ nhỏ hành hạ sâu bọ, bạn đang bị hành hạ bởi lực không biết nào đó - cứ dường như lực không biết nào đó đang thích hành hạ bạn, cứ dường như Thượng đế là kẻ tàn bạo!
Phật đúng: cuộc sống của bạn đơn giản chứng minh không chỉ bạn sai, mà nó thậm chí còn chứng minh rằng Thượng đế bạn tôn thờ phải sai. Nó không chỉ chứng minh bạn sai, nó chứng minh các giáo hoàng của bạn và các shankaracharyas của bạn sai. Nó chứng tỏ cái gọi là tôn giáo của bạn sai, bởi vì họ không giúp vào việc thay đổi phẩm chất cuộc sống của bạn. Họ không thay đổi cách nhìn của bạn, họ không thay đổi sáng suốt của bạn. Họ không mang thêm nhạy cảm và nhận biết cho bạn để cho bạn có thể sống trên bình diện mới, trên tầm cao mới, trong sự tràn đầy mới.
Phật nhấn mạnh bởi một lí do nào đó. Lí do là: nếu bạn lắng nghe ông ấy và nếu bạn trở nên nhận biết rằng cuộc sống của bạn là khổ, bạn nhất định hỏi ông ấy, "Thưa ngài, thế thì chúng tôi phải làm gì?"
Phật có con đường; ông ấy có thể chỉ ra cho bạn con đường. Ông ấy chẩn đoán bệnh của bạn, bởi vì ông ấy có chìa khoá có thể biến đổi ốm bệnh của bạn thành khoẻ mạnh, điên khùng của bạn thành tỉnh táo.
Câu hỏi 3
Thưa Thầy kính yêu,
Buồn cười thế về việc thầy lái bài nói của thầy vào chiếc xe Rolls Royce?
Có câu chuyện dài đằng sau điều đó! Tôi lái xe... Tôi tới trong chiếc xe Impala, và những người như bạn bắt đầu viết thư cho tôi nói rằng, "Đây là xe của thợ ống nước!" $ketdoan $modoan
Tôi bảo Laxmi, "Đổi nó đi!" Thế là cô ấy mua chiếc Buick - và mọi người bắt đầu viết cho tôi rằng "Đây là chiếc xe của ma cô!"
Thế là tôi bảo Laxmi, "Đổi nó đi!" Thế là cô ấy bắt đầu mặc cả mua chiếc xe Lincoln Continental. và mọi người viết cho tôi, "Điều này tốt đây - đây là xe của tổng thống!"
Tôi nói, "Điều đó còn tồi hơn - tồi hơn được lái trong xe của thợ nước hay xe của ma cô!" Thế là tôi bảo Laxmi, "Bây giờ, với người nghèo như tôi, chỉ chiếc Rolls Royce là có tác dụng!"
Bây giờ, xin đừng đưa ra phản đối gì với nó... bởi vì đi từ nhà Lão Tử tới Phòng Phật, máy bay trực thăng sẽ không có tác dụng. Đừng tạo ra rắc rối cho tôi!
Câu hỏi 4
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi biết rằng tôi ổn thoả như tôi đang vậy, nhưng làm sao tôi có thể chắc rằng người khác biết điều đó nữa?
Deva Kamma, tôi biết cách bạn đang cảm thấy!
Alan, một người đàn ông của các quí bà thực, chạy xô vào trong nhà thờ Cơ đốc giáo. Anh ta trượt vào trong phòng thú tội và nói, "Thưa cha, thưa cha, con vừa mới làm tình với một người đàn bà hai mươi nhăm lần!"
"Con có gia đình chưa?"linh mục hỏi.
"Chưa," Alan nói, "và con là người Do Thái, không phải là người Cơ đốc giáo, nhưng con phải nói cho ai đó!"
Bạn bắt đầu nói với mọi người! Họ sẽ nghĩ bạn điên bởi vì đây là thế giới rất kì lạ: nếu bạn nói về khổ của bạn không ai coi bạn điên cả. Nếu bạn bắt đầu nói rằng "Tôi cực kì hạnh phúc, cực lạc! Tôi cảm thấy vô cùng lớn lao, kì dị!" thế thì mọi người bắt đầu nghĩ bạn nổi điên, cái gì đó sai với bạn.
Mới hôm nọ một bức thư gửi tới tôi nói rằng "Sarvesh lại sắp nổi cơn điên rồi." Và mọi điều mà con người đáng thương này đã làm chỉ là diễn đạt cực lạc của anh ta. Thấy chỗ công xã mới anh ta trở nên cực lạc tới mức mọi người nghĩ là anh ta phát rồ.
Trong thế giới này điên khùng là ổn thoả. Lành mạnh là khó, bởi vì đa số mọi người đều là người điên khùng. Là lành mạnh thực sự khó.
Không ai sẽ tin vào bạn, Kamma, và mọi người sẽ cười bạn. Và điều đó xảy ra: khi bên trong bạn cảm thấy vui vẻ lớn và mọi thứ dường như khớp hoàn hảo, chạy rù rù, bạn muốn rằng người khác phải biết điều đó. Nó là sản phẩm phụ tự nhiên thôi - bằng không chư phật sẽ vẫn còn im lặng. Sao Phật Gautama đã nói tất cả? Sao Mahavira đã nói? Khi ông ấy chưa chứng ngộ ông ấy đi lên núi non; khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy quay lại thế giới. Và điều này bao giờ cũng là hoàn cảnh: mọi người đã đi lên núi non, vào rừng, vào rừng thẳm, để đi tìm chân lí. Họ phải đi vào trong im lặng, nhưng khi họ đạt tới họ chạy xô về, họ đã không để mất một khoảnh khắc nào. Họ đã chạy xô về bãi chợ để hô to từ nóc nhà! $ketdoan $modoan
Nhưng thế thì có nguy hiểm. Nguy hiểm là ở chỗ mọi người sẽ nghĩ bạn điên. Nguy hiểm là ở chỗ họ sẽ nghĩ bạn là kẻ gây phiền hà. Nguy hiểm là ở chỗ họ sẽ nghĩ rằng bạn có thể tạo ra rắc rối trong xã hội, bởi vì vài người khác có thể trở nên quan tâm tới ý niệm của bạn.
Không phải ngẫu nhiên mà Socrates bị giết, Jesus bị giết, Mansoor bị giết. Xã hội bảo vệ bản thân nó và sự lành mạnh của nó - cái gọi là sự lành mạnh của nó, mà thực sự không lành mạnh chút nào.
Cho nên, Kamma này, nếu bạn sẵn sang nhận mạo hiểm, cứ nói điều đó cho mọi người, đừng sợ. Đó là cách duy nhất họ sẽ đi tới biết về điều đó. Nhưng nhớ: thế thì bạn phải chấp nhận một cách vui vẻ bất kì cái gì họ làm với bạn. Thế thì đừng đổ trách nhiệm lên tôi - tôi cảnh báo bạn ngay bây giờ. Bây giờ bắt đầu quảng cáo đi!
Malcolm G. Krebbs là người cuối cùng của những người già cổ hủ cứ tin vào làm kinh doanh mà không cần quảng cáo, và giống như nhiều người khác ông ấy thấy rằng triết lí của mình đã không có tác dụng nữa. Thế là cuối cùng ông ấy đi tới một hãng quảng cáo, nhưng với mối nghi ngờ lớn lao. Ông Krebbs không thể nào xoay xở mà hiểu được nguyên lí đằng sau việc quảng cáo cho tới khi người điều hành tài khoản của ông ấy giải thích điều đó cho ông ấy như thế này: "Làm kinh doanh mà không quảng cáo cũng giống như nháy mắt với một cô gái trong bóng tối - ông biết ông đang làm gì, nhưng chẳng ai khác biết cả."
Và đó là cách bạn đang cảm thấy đấy, Kamma, ngay bây giờ. Bạn có thể cứ nháy mắt trong bóng tối - chẳng ai sẽ biết. Đi vào chỗ sáng và nháy mắt... và thế rồi chịu hậu quả!
Nhưng người của tôi sẽ không nhận điều đó một cách tồi tệ đâu. Họ đang dần dần, dần dần trở nên nhận biết về hiện tượng như vậy. Họ sẽ chấp nhận bạn - nhưng bên ngoài công xã sẽ có rắc rối cho bạn, cho nên thận trọng. Người của tôi sẽ hiểu. Nếu họ có thể hiểu được tôi - đến mức này, người đi xa tới mức này - nói gì về bạn, Kamma? Bạn chỉ là người mới bắt đầu!
Dugan, người phát thư tại gần Hyannisport trong chuyến đi đầu tiên của mình tới New York, thấy bảng hiệu Leo lên cầu thang và tiết kiệm bốn mươi đô la về bộ com lê mới. Người Ai len trèo lên và lập tức được cho xem một số áo quần kém chất lượng do Spiegal, người bán hàng năng nổ mời, Dugan đã từ chối cắn câu.
Spiegal biết rằng Zimmer, ông chủ, đang quan sát mình, cho nên anh ta làm nỗ lực đặc biệt với bộ quần áo tiếp. Spiegal xoay khách hàng quanh chiếc gương kêu lên, "Vừa khít khìn khịt! Ông trông như ngôi sao điện ảnh!"
Khi người Ai len lại nói không, Zimmer tiếp quản, đưa vài bộ com lê vải séc mầu thanh thiên và bán hàng trong năm phút. Khi Dugan đi rồi, ông chủ nói, "Anh xem bán dễ thế, anh có biết bán được lúc nào không? Ông ta tới ngay bộ com lê đầu tiên tôi chỉ cho ông ta đấy."
"Ấy à," Spiegal đồng ý, "nhưng ai đã làm cho ông ta hoa mắt chóng mặt?"
Ở đây tôi đang làm cho mọi người của tôi hoa mắt chóng mặt thế... bạn đừng lo, bạn có thể nói bất kì cái gì! Nhưng bên ngoài công xã thì phải thận trọng chút ít. Đừng cười to. Đừng đáng yêu thế, đừng ôm nhau và hôn nhau nhiều thế... $ketdoan $modoan
Điều đó gần như bao giờ cũng xảy ra: bạn càng đi sâu hơn, vui vẻ lớn thế càng ngày nảy sinh, và với vui vẻ, như sản phẩm phụ, có ham muốn chia sẻ. Nhưng không có cách khác - bạn phải chia sẻ.
Bắt đầu chia sẻ đi, trước hết với những người khùng của tôi - theo cách đó bạn sẽ học được nghệ thuật này - và thế rồi nếu bạn cảm thấy rằng bạn đủ tin tưởng, thế thì bắt đầu chia sẻ với người lạ, người ngoài; những người không có ý niệm nào về thiền là gì; những người không có ý niệm đi vào bên trong nghĩa là gì, biết tới bản thân mình nghĩa là gì, im lặng nghĩa là gì, trống rỗng là gì. Họ có những ý niệm rất kì lạ. Họ nghĩ tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ. Tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của thượng đế, bởi vì thiền không có nghĩa nào khác ngoài sự trống rỗng.
Trước tiên, bắt đầu nói với những người có thể hiểu được ngôn ngữ của bạn, và thế rồi nói to trên nóc nhà. Tôi là người tin tưởng vững chắc vào quảng cáo, đừng lo nghĩ nhé!
Một mục sư tin tưởng vững chắc vào quảng cáo đã treo một biển hiệu dựng đứng ngay trước nhà thờ của mình, biển hiệu tuyên bố: Nếu ông mệt mỏi vì tội lỗi, mời vào!
Tuy nhiên, một thành viên mạnh dạn nào đó của giáo đoàn của ông ấy, người cũng tin tưởng vào quảng cáo, viết nguệch ngoạc một thông điệp phụ: "Nếu ông không mệt mỏi, gọi Grandview 9-6001."
Câu hỏi 5
Thưa Thầy kính yêu,
Chức năng của thầy là gì ở đây như người thầy?
Geeto, đó là câu hỏi khó, bởi vì tôi phải làm nhiều điều thế - không làm chúng, đó là phần khó nhất của nó! Tôi chưa bao giờ rời khỏi phòng mình, nhưng tôi phải làm nhiều điều, quan niệm được, không quan niệm được.
Nhưng chức năng cơ bản của thầy là buộc mọi người phải ra khỏi vô ý thức của họ. Đó là việc bạc bẽo, bởi vì bạn phải đánh họ mạnh - ý niệm của họ, khái niệm của họ, tầng lớp trung lưu của họ, triết lí tư sản. Và mọi điều họ đã nghĩ là vĩ đại, mọi điều họ đã nghĩ là đúng, bạn phải cứ nói với họ rằng nó tất cả đều vô nghĩa, rằng nó chỉ là chuyện tào lao! Và tất nhiên họ cảm thấy bị tổn thương.
Rizzutti đang ngồi trong quán rượu bên cạnh nhà. Cạnh anh ta là McIntyre ngồi, người đã uống khá đủ bia và đang nhìn chằm chằm vào chiếc cốc trống rỗng của mình.
Anh ta quay sang Rizzutti và hỏi, "Này, anh đã đổ cốc bia vào tôi đấy à?"
"Tuyệt đối không!" người Italia trả lời.
McIntyre quay sang người ngồi bên kia của mình. "Thưa ông, ông có tình cờ đổ cốc bia lên đùi tôi không đấy?"
"Không!" người này cắn cảu.
"Chính là điều tôi đã nghi ngờ," người Ai len nói. "Nó là việc bên trong rồi!"
Bạn đang vô ý thức như vậy đấy. Bạn thậm chí không biết điều gì đang xảy ra cho mình như việc bên trong! Ngay cả điều đó cũng phải được đem vào sự chú ý của bạn. Và bạn cố gắng thoát khỏi việc nhìn bất kì chân lí nào, bởi vì nó sẽ làm tan tành nhiều ý niệm cũ của bạn, và bạn đã trở nên thân thiết, quen thuộc với chúng. Bạn cảm thấy ấm cúng khi được bao quanh bởi cái vô nghĩa cũ của mình. $ketdoan $modoan
Bất kì khi nào bạn bị buộc phải nhìn một ý niệm mới bạn đều rùng mình - bởi vì đó không chỉ là vấn đề nhìn thấy một ý niệm mới. Cho phép một ý niệm mới vào trong bản thể bạn và bạn sẽ phải thay đổi toàn bộ cách nhìn của mình, bởi vì thế thì bạn sẽ bắt đầu thấy rằng khái niệm mới này, cách nhìn mới này, không khớp với bất kì cái gì cũ cả.
Tôi đã nghe một câu chuyện về bá tước Keyserling - cháu ông ấy đang ở đây, một sannyasin. Bá tước Keyserling đã là một trong những nhà tư tưởng Đức nổi tiếng nhất. Ông ấy đã du hành xa ở phương Đông; ông ấy bị say mê bởi phương Đông. Cháu ông ấy phải có cái gì đó của bá tước Keyserling trong mình, do đó anh ấy đã tới tôi.
Khi bá tước Keyserling ở Trung Quốc, một người bạn tặng ông ấy một cái hộp rất đẹp, cổ hai nghìn năm, nhưng với một điều kiện phải được hoàn thành trong hai nghìn năm: rằng mặt hộp phải hướng về phương Đông. Một mảnh công trình nghệ thuật đẹp, một công trình nghệ thuật lớn! Với điều kiện đó, trong hai nghìn năm bất kì ai sở hữu nó đều đã tuân theo điều đó.
Bá tước Keyserling nhất trí với điều đó. Ông ấy đặt chiếc hộp trong phòng khách hướng về phương Đông, nhưng thế thì toàn thể phòng khách bị mất cân đối. Cái hộp trông kì dị, cho nên toàn thể phòng khách phải được kê lại. Nhưng thế thì toàn thể phòng khách không còn khớp với ngôi nhà nữa! Nhưng bá tước Keyserling là con người của lời hứa - ông ấy đã đổi toàn thể ngôi nhà của mình... nhưng thế thì vườn lại không khớp, cho nên ông ấy đã phải đổi vườn. Và thế rồi ông ấy trở nên sợ, bởi vì khi ông ấy đổi vườn, ngôi nhà lại không khớp với hàng xóm. Bây giờ, ông ấy chẳng thể làm được gì với hàng xóm!
Thế rồi ông ấy đã viết một bức thư cho người đã cho ông ấy cái hộp này, "Xin ông nhận lại cái hộp này lại đi - tôi không biết làm sao tôi có thể hoàn thành được điều kiện này. Tôi sẽ phải thay đổi toàn thế giới! Bây giờ là hàng xóm, thế rồi đến thị trấn, thế rồi đến quận, thế rồi đến tỉnh, thế rồi đến quốc gia... Điều này thì quá nhiều!"
Nếu bạn bắt đầu thấy chỉ một tia sáng, một ánh sáng mới, bạn sẽ phải thay đổi toàn thể thế giới của mình.
Người bạn viết cho bá tước Keyserling, "Đừng lo, đó đích xác là thông điệp này: rằng ngay cả một cái hộp nhỏ cũng có thể làm thay đổi toàn thể thế giới của ông. Nó là một biểu tượng Đạo cổ điển; thông điệp được chứa trong nó. Ông đã hiểu thông điệp này."
Cho phép một sáng suốt nhỏ của vị phật trong bạn và bạn sẽ không bao giờ còn như cũ. Đó là chức năng của tôi ở đây như người thầy: cho bạn cái gì đó mà sẽ không khớp với bạn nhưng cái đó sẽ có ý nghĩa vô cùng cho bạn tới mức bạn sẽ sẵn sàng thay đổi vì nó, tới mức bạn sẽ sẵn sàng liều mọi thứ vì nó.
Người coi vườn bách thú đi hướng tới chuồng căng gu ru đúng quãng giờ cho ăn thì, rất đỗi ngạc nhiên, con căng gu ru nhảy qua hàng rào cao ba mét và nhảy lò cò đi mất hút. Người coi vườn bách thú hoảng hốt lao tới chuồng và đối diện với một người đàn bà đang đứng trước chuồng.
"Có chuyện gì vậy?" ông ta hỏi.
"Tôi không có khái niệm nhút nhát," bà ấy đáp. "Mọi điều tôi làm là cù nó một chút." $ketdoan $modoan
"Này, thưa bà," ông ta đáp, "Tôi đoán bà phải cù tôi tốt hơn vào cùng chỗ đó - tôi là người phải bắt nó lại bây giờ!"
Chức năng của tôi là cù bạn vào đúng chỗ - bởi vì đó là cuộc hành trình dài, lâu dài, cuộc hành hương, và bạn sđịnh bắt giữ Thượng đế. Ít hơn điều đó sẽ không thoả mãn cho bạn.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao tôi không được chứng ngộ sớm? Sao có nhiều chậm trễ thế?
Sagaram, nguyên nhân phải ở trong bạn. Thực ra, bạn là nguyên nhân đấy. Bạn không cố hiểu điều tôi đang nói. Bây giờ chứng ngộ đã trở thành đối tượng của ham muốn của bạn - và chứng ngộ xảy ra chỉ khi không ham muốn nào còn lại. Và khi tôi nói không ham muốn tôi đích xác ngụ ý không ham muốn - tuyệt đối vô ham muốn. Ham muốn chứng ngộ vẫn là ham muốn. Nếu bạn cứ ham muốn chứng ngộ nó sẽ không xảy ra, không sớm không muộn. Nó chưa bao giờ sẽ xảy ra. Bạn sẽ phải vứt bỏ ham muốn.
Thấy ra vấn đề này đi, bởi vì tâm trí tinh ranh và ngu xuẩn tới mức nó có thể cứ láu cá hơn. Bạn thậm chí có thể nói, "Thôi được rồi, thế thì tôi sẽ vứt bỏ ham muốn này - nhưng liệu có đảm bảo rằng khi tôi vứt bỏ tất cả ham muốn này, kể cả ham muốn chứng ngộ nữa, liệu có đảm bảo rằng tôi sẽ trở nên chứng ngộ không?" Bạn lại bỏ lỡ vấn đề lần nữa: điều đó không thể được đảm bảo. Và vứt bỏ ham muốn để đạt tới chứng ngộ không phải là vứt bỏ chút nào - ham muốn đang lại tới từ cửa sau. Bạn không đạt tới chứng ngộ bởi vì bạn muốn đạt tới chứng ngộ, và nó không phải là cái gì đó có thể được muốn, có thể được ham muốn. Bạn không thể tham vọng được về nó.
Thế thì cái gì cần được làm? Cố hiểu cái vô tích sự của ham muốn. Cố gắng thấy rằng ham muốn là thủ phạm, rằng ham muốn cứ đem bạn đi xa khỏi khoảnh khắc hiện tại. Chính ham muốn đang không cho phép bạn có tính thiền. Chính ham muốn cứ tạo ra tâm trí và cứ tạo ra cản trở cho thiền. Tâm trí là cản trở cho thiền. Chính ham muốn cứ tạo ra thời gian và thời gian ngăn cản cái vĩnh hằng, trở thành tảng đã chắn giữa bạn và cái vĩnh hằng.
Thấy ra vấn đề đi - đơn giản thấy nó! Vấn đề không là phải vứt bỏ nó. Chỉ cần thấy ra vấn đề, rằng ham muốn là địa ngục của bạn. Thấy nó, ham muốn biến mất, bởi vì nếu bạn thấy nó một cách rõ ràng, toàn bộ, một trăm phần trăm, làm sao bạn có thể cứ ham muốn thêm nữa? Nó sẽ tuột khỏi bàn tay bạn theo cách riêng của nó. Và trong chính khoảnh khắc đó là chứng ngộ. Khoảnh khắc đó là chứng ngộ.
Chứng ngộ không phải là cái gì đó sẽ tới bạn từ đâu đó khác. Ham muốn bị vứt bỏ, và bạn là vị phật. Khác biệt duy nhất giữ bạn và vị phật là ham muốn.
Điều đã xảy ra cho Gautam Siddhartha đích xác theo cùng cách này. Trong sáu năm ông ấy cũng đã, Sagaram này, liên tục khao khát về chứng ngộ và đã không thể nào đạt tới nó được. Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng gian nan, và gian nan hơn bất kì người nào đã từng làm. Ông ấy đã liều tất cả. Ông ấy đã là chiến binh, một kshatriya - người chỉ biết cách chiến đấu. Ông ấy đã tranh đấu với Thượng đế, với sự tồn tại. Ông ấy đã muốn chinh phục chân lí, ông ấy đã muốn trở thành người chinh phục. Và sau sáu năm nỗ lực gian khổ ông ấy đã chẳng đạt tới đâu cả, thậm chí không tiến được một li gần chân lí hơn lúc ông ấy bắt đầu. $ketdoan $modoan
Một đêm trăng tròn ngồi dưới gốc cây, ông ấy bắt đầu nhìn lại. Sáu năm đã trôi qua kể từ lúc ông ấy từ bỏ gia đình, cung điện, vương quốc. Mọi điều được viết trong kinh sách ông ấy đều đã làm và mọi điều các thầy giáo ông ấy tới hỏi đã bảo ông ấy làm ông ấy đều đã làm hết - và ông ấy đã làm điều đó với tính toàn bộ.
Bây giờ chẳng còn gì hơn để làm cả. Toàn thể dự án này đã thất bại.
Thế rồi đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rằng "Mặc dầu mình đã tìm kiếm chân lí, mình đã tìm kiếm Thượng đế, mình vẫn là con người cũ - cùng bản ngã ấy, cùng ham muốn ấy, cùng tham vọng ấy: tham vọng chinh phục, tham vọng được thắng lợi. Mình vẫn là con người cũ; sáu năm này chẳng cái gì đã thay đổi. Các đối tượng của ham muốn đã thay đổi - chúng không còn là thứ trần tục, chúng là về thế giới khác - nhưng điều đó tạo ra khác biệt gì? Ham muốn vẫn là ham muốn, dù trần tục hay thế giới khác, điều đó không thành vấn đề. Ham muốn vẫn là ham muốn; bản chất của nó là một."
Thấy điều đó và thấy cái vô tích sự của nó, tối hôm đó ông ấy đã vứt bỏ... hay sẽ tốt hơn nên nói rằng ham muốn tự nó đã vứt bỏ bản thân nó. Tối hôm đó khi trăng đã lên, một con người hoàn toàn mới đã nảy sinh trong ông ấy: tâm thức vô ham muốn, con người vô tham vọng, không đòi hỏi điều gì. Mắt ông ấy lần đầu tiên đã trong trẻo, quang đãng, không khói của ham muốn. Ngọn lửa của ông ấy đã cháy sáng. Đêm đó ông ấy đã ngủ lần đầu tiên trong đời không mơ, bởi vì một khi ham muốn biến mất, mơ biến mất. Mơ là phản xạ của ham muốn của bạn.
Và sáng hôm sau ngay trước khi mặt trời mọc, ông ấy đã mở mắt ra. Chẳng có gì để làm ngày hôm đó, mọi thứ đều đã chấm dứt. Ông ấy không còn quan tâm tới thế giới này, ông ấy không còn quan tâm tới thế giới khác. Ông ấy vẫn còn trong khoảnh khắc; không có dự án nào để làm. Ông ấy đã hoàn toàn trống rỗng.
Ông ấy nhìn vào mặt trời đang lên... và đó là khoảnh khắc ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Chứng ngộ là gì? - sáng suốt rằng ham muốn là vô tích sự, rằng tham vọng là ốm yếu. Thế rồi bỗng nhiên bạn bị ném trở lại khoảnh khắc hiện tại. Ở trong khoảnh khắc hiện tại là được chứng ngộ. Ở bây giờ và ở đây là được chứng ngộ.
Bạn tất cả đều là chư phật – đang mơ mộng, ham muốn. Hiểu ham muốn và buông bỏ nó đi.
Đủ cho hôm nay.